8
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Như vậy, kết quả ước tính của tác giả cho thấy: thu nhập trước và sau thuế TNDN của DN FDI giảm tương ứng là 880 tỷ USD và 704 tỷ USD dưới ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế với tỷ trọng là 49%. Điều này cũng giải thích hiện tượng xói mòn cơ sở thuế TNDN do FDI từ thiên đường thuế gây ra, bởi vì thu nhập trước thuế TNDN là cơ sở để tính số thu thuế TNDN. Từ đó, cho thấy tác động ngược chiều của dòng FDI từ thiên đường thuế đến thu nhập của FDI chứng tỏ mục đích dịch chuyển lợi nhuận từ các quốc gia đang phát triển sang các thiên đường thuế trong các kế hoạch tránh thuế của FDI. Điều này cũng giải thích nguyên nhân dòng FDI từ thiên đường thuế tiếp tục đổ vào các nước đang phát triển, mặc dù thu nhập từ FDI tại các quốc gia này suy giảm. Do đó, tổn thất thuế TNDN với thuế suất luật định được xác định là 185 tỷ USD,
và tổn thất thuế TNDN với thuế suất hiệu quả được xác định là 132 tỷ USD trong giai đoạn nghiên cứu. Qua đó, kết quả cũng cho thấy, tổn thất thuế TNDN với thuế suất luật định cao hơn tổn thất thuế TNDN với thuế suất hiệu quả, vì so với thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả được tính trên số thuế TNDN thực thu của các DN FDI, trong đó đã được loại trừ các khoản ưu đãi, miễn giảm và tài trợ mà nhà đầu tư được hưởng. Đây cũng chính là sự xói mòn cơ sở thuế TNDN trong chính sách thuế TNDN nhằm thu hút FDI của các quốc gia đang phát triển.
Tóm lại, hiện tượng xói mòn cơ sở thuế TNDN dẫn đến số thu thuế TNDN tổn thất được luận án giải thích bởi hai lý do: Một là, ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế (tỷ trọng này đang có xu hướng tăng ở các quốc gia đang phát triển) do nguy cơ dịch chuyển lợi nhuận của FDI đến nơi có thuế suất thấp hơn. Hai là, những khoản ưu đãi, miễn giảm và tài trợ cho nhà đầu tư FDI trong sách thuế TNDN của các quốc gia đang phát triển.
Kết quả của luận án tương đồng với một số nghiên cứu gần đây về đo lường xói mòn cơ sở thuế và tổn thất thuế TNDN do tác động của FDI từ thiên đường thuế, dù dữ liệu khác nhau và phương pháp tính toán còn nhiều tranh luận. Tuy vậy, hầu hết các tác giả đều nhận thấy rằng việc chuyển dịch lợi nhuận của FDI đến các thiên đường thuế đã khiến các khoản thất thu thuế liên quan là tương đối cao ở hầu hết các quốc gia được nghiên cứu và trên hầu hết các nhóm thu nhập (Bảng 4.14 trình bày tổng hợp các kết
quả nghiên cứu của các tác giả trước và của luận án)
Bảng 4.14: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tổn thất thuế TNDN do xói mòn cơ sở thuế TNDN
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU | SỐ QUỐC GIA | SỐ THUẾ TNDN TỔN THẤT (TỶ USD) | |
Bolwijin & ctg (2018) | (2009 - 2012) | 32 | 89 |
Janský (2019) | (2009 - 2016) | 79 | 125 |
Tørsløv & ctg (2018) | (2013 - 2016) | 37 | 165 |
Cobham & Janský (2019a) | (1994 – 2012) | 34 | 133 |
Clausing (2016) | (1983 -2012) | 25 | 280 |
KẾT QUẢ LUẬN ÁN | (2009 -2019) | 32 | 185 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dòng Vốn Fdi Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển So Với Thế Giới
- Thực Trạng Chính Sách Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Và Fdi Tại Vn
- Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Thuế Suất Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Và Fdi
- Hợp Tác Quốc Tế Về Thuế Chống Xói Mòn Cơ Sở Thuế
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Thuế Suất Thuế Tndn Và Fdi
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất lợi nhuận của FDI theo mô hình còn có tốc độ tăng trưởng GDP, lực lượng lao động và chỉ số minh bạch chính phủ cho kết quả ngược chiều và có ý nghĩa thống kê. Số lượng lao động cao hơn sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn và hạn chế dòng vốn FDI vì lao động tỷ lệ với tiền lương (Lankes & Venables, 1996; Nunes &ctg, 2006), nên nhiều nghiên cứu cho thấy lực lượng lao động quyết định dòng chảy FDI một cách tiêu cực (Wheeler & Mody, 1992; Kumar, 1994; Sahoo, 2006). Trong khi đó, minh bạch chính phủ thấp ở các quốc gia đang phát triển có thể đóng vai trò “bôi trơn”, giúp doanh nghiệp FDI tiết kiệm được chi phí hành chính, thời gian chờ đợi và tận dụng các ưu đãi (Heckelman & ctg, 2010, Castro & ctg, 2013). Ngược lại, chỉ số quyền tài sản có tác động tích cực đối với thu nhập FDI do việc bảo vệ quyền sở hữu càng cao thì FDI càng chủ động trong việc tạo ra các giá trị hàng hóa trong quá trình sản xuất và đầu tư (Kraay & Mastruzzi, 2004).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Luận án đã trình bày kết quả thực nghiệm của các mục tiêu nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuế và FDI tại các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2009 -2019. Kết quả cho thấy chính sách thuế tác động đến FDI rõ ràng và toàn diện bởi thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả, và số thu thuế TNDN của các quốc gia. Cụ thể, tác động ngược chiều của thuế suất thuế TNDN cho thấy sự cạnh tranh trong cuộc “chạy đua về đáy” thuế suất nhằm thu hút FDI. Tuy nhiên, luận án đã phát hiện mối quan hệ phi tuyến của thuế suất luật định và FDI, đây là điểm mới của tác giả so với các nghiên cứu khác. Điểm chuyển (điểm ngưỡng) của thuế suất luật định cho thấy không nên ủng hộ việc giảm thuế suất về đáy của các quốc gia, và hy vọng về hàm ý chính sách mới cho việc thu hút FDI mà không làm giảm nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, kết quả tác động tích cực của số thu
thuế TNDN qua tỷ trọng thuế TNDN trên GDP cũng cho thấy các quốc gia hoàn toàn có thể thu hút FDI mà vẫn tăng nguồn thu thông qua mở rộng cơ sở thuế.
Bên cạnh đó, chương 4 đã trình bày và phân tích kết quả thực nghiệm của các mô hình phân tích ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến xói mòn cơ sở thuế tại 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 – 2019, và cho kết quả dòng FDI từ thiên đường thuế tác động ngược chiều đến thu nhập của FDI. Từ đó, cho thấy FDI gây xói mòn cơ sở thuế tại các quốc gia đang phát triển vì thuế thu nhập có cơ sở tính thuế là thu nhập (hay lợi nhuận) của FDI. Mặt khác, tác động ngược chiều của dòng FDI từ thiên đường thuế đến thu nhập của FDI chứng tỏ mục đích dịch chuyển lợi nhuận trong các kế hoạch tránh thuế của các công ty đa quốc gia.
Chương 4 cũng trình bày thực trạng chung về FDI, chính sách thuế TNDN đối với FDI, và hiện tượng BEPS tại các quốc gia đang phát triển. Cùng với kết quả nghiên cứu thực nghiệm, những thực trạng này làm cơ sở để luận án đưa ra một số hàm ý chính sách ở phần tiếp theo cũng là chương cuối cùng của luận án.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 5
Chương này đã tóm lược lại các kết quả thực nghiệm chính gắn với mục tiêu nghiên cứu của luận án. Từ đó, luận án đưa ra một số các hàm ý về mặt chính sách thuế nhằm thu hút FDI, trong đó chú trọng đến vấn đề mở rộng cơ sở thuế TNDN và xem xét thuế suất luật định, đặc biệt xu hướng về mức thuế suất chung toàn cầu. Bên cạnh dó, các giải pháp hạn chế xói mòn thuế do hiện tượng BEPS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển. Mặt khác, luận án cũng khuyến nghị tiêu chí sàng lọc dòng vốn FDI nên được áp dụng đầu tiên trong quá trình thu hút FDI của các quốc gia đang phát triển, trong đó Việt Nam. Cần tìm những nhà đầu tư có uy tín, có trách nhiệm xã hội, và sàng lọc những nhà đầu tư tới từ 'thiên đường thuế' với mục đích để né tránh thuế hoặc trốn thuế có thể gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế là chìa khoá để giải quyết vấn đề chính sách thuế trong môi trường kinh tế toàn cầu hoá ngày nay. Tác giả hy vọng rằng các gợi ý này có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trong quá trình thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
5.1 Tổng kết nghiên cứu
Luận án: “Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển” đã thực hiện được các kết quả cụ thể như sau:
(1) Luận án đã trình bày các khung lý thuyết tổng quan về FDI, thuế TNDN, hiện tượng xói mòn cơ sở thuế, cũng như vai trò của thiên đường thuế đến việc dịch chuyển lợi nhuận của FDI gây nên xói mòn thuế. Ngoài ra, tác giả cũng đã tổng hợp một cách có hệ thống các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thuế TNDN đến FDI, cũng như các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến thuế thu nhập, nổi bật là ảnh hưởng của dòng vốn FDI từ thiên đường thuế đến thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển. Từ đó, tác giả đã xây dựng các mô hình thực nghiệm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển cho dữ liệu bảng gồm 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 -2019.
(2) Luận án đã chứng minh mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển bằng phân tích lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả này cho thấy luận án đã giải quyết được khe hổng nghiên cứu mà mục tiêu luận án đã để ra.
(3) Với mục tiêu thứ nhất, kết quả luận án cho thấy chính sách thuế tác động đến FDI rõ ràng và toàn diện bởi thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả, và số thu thuế TNDN của các quốc gia. Cụ thể, tác động ngược chiều của thuế suất thuế TNDN cho thấy sự cạnh tranh trong cuộc “chạy đua về đáy” thuế suất nhằm thu hút FDI. Hơn nữa, luận án đã phát hiện mối quan hệ phi tuyến của thuế suất luật định và FDI, đây là điểm mới của tác giả so với các nghiên cứu khác. Kết quả thực nghiệm của luận án cho thấy thuế suất luật định tác động ngược chiều đến FDI tại các quốc gia đang phát triển theo quan hệ phi tuyến tính, nghĩa là sau một thời gian, việc tăng thuế suất sẽ lại tác động tích cực đến FDI. Điểm chuyển (điểm ngưỡng) của thuế suất luật định theo kết quả của tác giả là 23,5%, gợi ý chính sách về điều chỉnh thuế suất TNDN cho việc thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, kết quả tác động tích cực của số thu thuế TNDN qua tỷ trọng thuế TNDN trên GDP cũng cho thấy các quốc gia hoàn toàn có thể thu hút FDI mà vẫn tăng nguồn thu thông qua mở rộng cơ sở thuế.
(4) Với mục tiêu thứ hai, luận án đã phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của FDI đến xói mòn cơ sở thuế qua mô hình gồm biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận FDI (cũng là cơ sở thuế TNDN) và biến độc lập là dòng FDI từ 34 thiên đường thuế vào 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009-2019. Kết quả cho thấy vốn FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát triển ảnh hưởng ngược chiều đến cơ sỏ thuế TNDN, gây nên hiện tượng xói mòn thuế tại các quốc gia này. Đồng thời, luận án cũng xác định tổn thất thuế TNDN do sự dịch chuyển lợi nhuận của FDI sang các thiên đường thuế, với số thuế TNDN bị tổn thất do xói mòn thuế tại 32 quốc gia đang phát triển là 185 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2009 - 2019. Kết quả này của nghiên cứu cũng được so sánh với các nghiên cứu gần đây, bên cạnh đó luận trình bày thực trạng chính sách thuế TNDN đối với FDI tại các quốc gia đang phát triển, nhằm cho thấy mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của đề tài tương đối phù hợp với tình hình thực trạng xói mòn thuế tại các quốc gia
5.2 Hàm ý chính sách
5.2.1 Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
5.2.1.1 Mở rộng cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp
Bên cạnh những ưu điểm của chính sách thuế TNDN nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thuế TNDN còn nhiều hạn chế do cơ sở thuế TNDN có tác động quan trọng đến việc đảm bảo số thu cho NSNN. Luận án cho thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa thuế TNDN và FDI, theo đó nếu thuế TNDN giảm nhằm thu hút FDI thì FDI là nguyên nhân làm tổn thất thuế TNDN. Hơn nữa, cơ sở thuế TNDN căn cứ trên thu nhập chịu thuế của FDI và chịu tác động của nhiều yếu tố như cơ cấu dòng FDI vào các quốc gia và các kế hoạch tránh thuế chủ quan của DN FDI. Do đó, để đảm bảo nguồn thu từ thuế TNDN, các quốc gia nên xem xét mở rộng cơ sở thuế TNDN trên các phương diện sau:
Cơ sở thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển còn phụ thuộc vào mức ưu đãi thuế cao, diện ưu đãi thuế rộng và dàn trải đã làm suy giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, các chính sách về ưu đãi còn phức tạp và ưu tiên nhiều cho các doanh nghiệp FDI. Do đó, để thực hiện ưu đãi thuế có hiệu quả hơn tại các quốc gia đang phát triển, chính sách thuế TNDN nên hướng đến:
- Đối tượng được hưởng ưu đãi thuế: việc quy định quá nhiều trường hợp được miễn giảm thuế làm cho cơ sở thuế bị xói mòn và tính công bằng theo đó cũng bị giảm sút. Vì vậy, việc xác định cơ sở thuế phải gắn với phạm vi đối tượng đánh thuế và không đánh thuế, xác định ngưỡng đánh thuế và chính sách miễn thuế. Hiện nay, ưu đãi thuế theo đối tượng là địa bàn đầu tư ít phát huy tác dụng trong thực tế. Các địa bàn kém phát triển vẫn gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư do những hạn chế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc mở rộng cơ sở thuế thu nhập bằng cách thu hẹp đối tượng miễn thuế cũng làm gia tăng gánh nặng thuế TNDN. Do đó, việc mở rộng cơ sở thuế bằng cách xóa bỏ những trường hợp miễn thuế có thể ảnh hưởng đến những chính sách kinh tế - xã hội nhất định của Nhà nước, điều này cho thấy, khi lựa chọn mở rộng cơ sở thuế cần có các giải pháp đồng bộ để xử lý vấn đề công bằng trong đánh thuế các sắc thuế khác và chính sách chi ngân sách.
- Hình thức ưu đãi thuế TNDN: Những hình thức ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư dài hạn cần được ưu tiên đẩy mạnh. Ưu đãi thuế nên chuyển từ ưu đãi dựa trên thu nhập tính thuế (như miễn, giảm thuế TNDN khi DN hoạt động có lãi) sang ưu đãi
thông qua hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng, áp dụng hình thức giảm trừ nghĩa vụ thuế hoặc giảm trừ thu nhập chịu thuế theo quy mô thực hiện của dự án đầu tư. Việc áp dụng hình thức miễn giảm thuế có kỳ hạn chỉ được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất vật chất thay vì kinh doanh thương mại và phải kết hợp với quy định về chuyển lỗ phù hợp mới có thể phát huy được tác dụng mong muốn. Thay vì miễn giảm thuế có kỳ hạn, có thể sử dụng các ưu đãi thuế cho đầu tư thông qua việc áp dụng một số biện pháp như: chiết khấu đầu tư, khấu trừ thuế đầu tư, kết hợp với quy định về chuyển lỗ. Vì vậy, trong tương lai, có thể thay thế việc miễn giảm thuế có thời hạn bằng hình thức khấu trừ thuế đầu tư - tức là cho phép khấu trừ một tỷ lệ % nhất định trên tổng giá trị tài sản mới đầu tư trực tiếp vào số thuế TNDN phải nộp trong năm tính thuế. Hình thức ưu đãi này có tác dụng tương tự như việc Nhà nước hỗ trợ trực tiếp một phần vốn cho DN, tương ứng với khả năng tạo vốn và tạo thu nhập trên cơ sở kinh doanh có lãi và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
5.2.1.2 Điều chỉnh thuế suất TNDN
Thuế suất luật định TNDN có nhiều ưu điểm trong mắt các nhà đầu tư FDI vì ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập kinh doanh. Nghiên cứu của luận án cũng cho thấy thuế suất thuế thuế TNDN tác động tiêu cực đến FDI (cả thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả), tuy nhiên thuế suất luật định tác động theo hiệu ứng phi tuyến. Điểm chuyển (điểm ngưỡng) của thuế suất luật định cho thấy các quốc gia đang phát triển không nên tiếp tục việc giảm thuế suất về đáy nhằm thu hút FDI vì điều này làm giảm nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, luận án cho thấy kết quả tác động tích cực của số thu thuế TNDN qua tỷ trọng thuế TNDN trên GDP, vì vậy các quốc gia có thể thu hút FDI mà vẫn tăng nguồn thu thông qua mở rộng cơ sở thuế.
Đối với các quốc gia đang phát triển, cuộc đua về việc hạ thấp thuế suất giữa các quốc gia và việc xói mòn cơ sở thuế TNDN thật sự không mang lại sự ổn định và tăng trưởng lâu dài cho các quốc gia. Do đó, hiện nay một số quốc gia đang phát triển đã đồng ý đề xuất thuế suất tối thiểu cho các tập đoàn toàn cầu (mức đề nghị là 15%) do các nền kinh tế lớn khởi xướng thỏa thuận (vào tháng 6/2021). Có thể thấy, các thỏa thuận thúc đẩy kế hoạch về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ tác động đến các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam:
(i) Hiệp định thuế mới này có thể làm giảm khả năng thu hút các công ty nước ngoài của các quốc gia đang phát triển bằng các chính sách ưu đãi thuế. Bởi vì, nếu thuế suất này được áp dụng, những chính sách ưu đãi thuế mà các công ty nước ngoài đang được hưởng sẽ không còn hiệu lực. Chẳng hạn, hiện nay tại Việt Nam, đối với công ty công nghệ cao đủ điều kiện, sẽ dược hưởng thuế suất ưu đãi là 10% trong 15 năm, đồng thời, miễn thuế 4 năm; giảm 50% trong 9 năm tiếp theo (thuế suất thuế TNDN phổ thông của Việt Nam là 20%), nếu thuế suất toàn cầu dưới mức này sẽ gây bất lợi cho chính sách thu hút FDI tại Việt Nam.
(ii) Đối với việc phân bổ thuế cho các quốc gia, thị trường, nếu các quốc gia có thị trường nội địa tương đối lớn, như Việt Nam, thì thuế suất toàn cầu có thể có lợi nguồn thu thuế, vì nó sẽ cho phép các quốc gia được quyền đánh thuế (dù còn hạn chế ở một mức độ nhất định) đối với các công ty công nghệ và thương mại điện tử có số thu thuế lớn tại những thị trường này.
(iii) Mức thuế DN tối thiểu toàn cầu mới có thể ảnh hưởng đến việc cơ cấu các giao dịch trong đơn vị thành viên của các công ty đa quốc gia, vì các công ty này thường sử dụng cơ chế giá nội bộ để quản lý các nghĩa vụ thuế trên toàn cầu. Giao dịch trong nội bộ của các công ty đa quốc gia là một lĩnh vực mà các cơ quan chức năng tại các quốc gia đang phát triển quan tâm bởi các hoạt động chuyển giá và lạm dụng lỗ hổng trong phát luật thuế hiện nay rất phức tạp.
Như vậy, thỏa thuận về thuế DN tối thiểu toàn cầu sẽ có ảnh hưởng và tác động đến hoạt động chống chuyển giá nhằm thu hẹp lỗ hổng trong chính sách thuế TNDN đối với FDI và đảm bảo nguồn thu thuế tại các quốc gia đang phát triển, kể cả Việt Nam. Kết quả thực nghiệm của luận án cho thấy thuế suất luật định tác động ngược chiều đến FDI tại các quốc gia đang phát triển theo hình parapol, nghĩa là sau một thời gian, việc tăng thuế suất sẽ lại tác động tích cực đến FDI. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển nên xem xét một mức thuế sàn cho nhóm các quốc gia đang phát triển, vì có thể khiến một số quốc gia tự tin hơn rằng họ có thể tăng thuế suất của chính họ cao hơn mức tối thiểu mà không có nguy cơ làm xói mòn cơ sở thuế quốc gia của họ. Điều này giúp giảm thiểu quy mô và mức độ các công ty có thể chuyển lợi nhuận sang các nước có quy định mức thuế suất thấp hơn. Với vấn đề này, luận án xác định giá trị điểm chuyển của thuế suất luật định giai đoạn 2009 – 2019 tại các quốc gia đang phát triển là 23,5%, cao hơn mức