Một Số Kinh Nghiệm Quốc Tế Trong Việc Phát Triển Kcn-Kcx Nhằm Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.


6/ Các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư.


Như đã nói, các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư là “phần mềm” trong sản phẩm của các KCN – KCX. Tuỳ theo đặc điểm và khả năng cụ thể mà quy mô, phạm vi, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của một KCN - KCX có khác nhau. Thông thường, các dịch vụ hỗ trợ ở một KCN - KCX hiện đại và hoàn chỉnh gồm những dịch vụ trước khi nhận giấy phép đầu tư (khảo sát môi trường đầu tư, thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp nguyên liệu, tư vấn lập dự án, xin cấp phép,…) và các dịch vụ sau khi cấp phép (đăng ký thành lập doanh nghiệp, thiết kế xây dựng nhà máy, tư vấn xuất nhập khẩu, kiểm toán, bảo hiểm, vận tải, đào tạo,y tế, an ninh, …).

Ngoài các dịch vụ trên, các KCN - KCX cũng là nơi mà các nước chủ nhà tập trung các điều kiện thuận lợi khác về những tiện nghi ăn ở, sinh hoạt, giải trí, giáo dục … đảm bảo cho cuộc sống của các nhà đầu tư, gia đình họ và lao động tại KCN – KCX.

Nói chung, các KCN - KCX thực hiện thu phí đối với hầu hết các dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hay ở một số giai đoạn, các KCN - KCX có thể có miễn phí dịch vụ nhằm khuyến khích và hấp dẫn các nhà đầu tư.

1.3. Vai trò của khu KCN - KCX trong việc thu hút FDI.


KCN - KCX là một trong những công cụ quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước chủ nhà, trong đại đa số trường hợp, đêàu coi các KCN-KCX như là một cầu nối trung gian để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó tăng cường hoạt động đầu tư nước ngoài của những khu vực khác trong nước. Việc mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN-KCX sẽ có tác động quan trọng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đối với những nền kinh tế có trình độ phát triển thấp, việc tạo ra những sản phẩm công nghiệp thay thế sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới là điều không dễ dàng. Cần phải có những điều kiện cần thiết, trước hết là vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có trình độ cao… KCN-KCX được coi là công cụ quan trọng và hữu hiệu nhất để thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật, sản xuất hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời là cửa ngò giao lưu với thị trường thế giới.

-Vai trò quan trọng nhất của KCN-KCX là tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, chứa đựng những yếu tố hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mục tiêu lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận, nghĩa là giảm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư vào các KCN-KCX, các nhà đầu tư được hoạt động trong một môi trường thuận lợi hơn so với các khu vực khác, đó là điều kiện quan trọng giúp họ nhanh chóng đạt được mục đích đặt ra khi quyết định địa điểm đầu tư. Môi trường đầu tư là hệ thống các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mà hoạt động đầu tư cần đến và các nước cần đảm bảo cho các nhà đầu tư. Những điều kiện này mang tính chất tổng hợp, liên quan đến nhiều mặt hoạt động, trong đó các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách quản lý và cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể tạm so sánh cơ chế hình thành và hoạt động của môi trường đầu tư tương tự như hoạt động của một chiếc computer: môi trường đầu tư bao gồm môi trường cứng và môi trường mềm. Môi trường cứng do các yếu tố tự nhiên và vật chất – kỹ thuật tạo nên. Môi trường mềm được hình thành bởi các điều kiện kinh tế – xã hội, bao gồm hệ thống chính sách luật pháp và cơ chế quản lý. Trong khi các điều kiện vật chất kỹ thuật, mà chủ yếu là hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi xã hội và dịch vụ sinh hoạt được hình thành và là kết quả hoạt động trực tiếp

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 4


của con người, thì điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên của đất nước tồn tại ngoài tác động của bàn tay con người. Tuy nhiên việc lựa chọn địa điểm để xây dựng KCN – KCX là do con người, những nhà hoạch định chính sách quyết định. Những điều kiện kinh tế, xã hội, trước hết là chế độ chính sách, xã hội ổn định, sự hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý đơn giản, có hiệu qủa cao... là những yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư mềm. Môi trường đầu tư không phải là yếu tố bất biến mà nó là nó là yếu tố thay đổi và cần luôn luôn được hoàn thiện. Điều đó không chỉ liên quan đến hệ thống chính sách, pháp luật và quản lý đã được hình thành mà còn liên quan trực tiếp đến việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật... nhằm tạo ra môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn, hấp dẫn hơn các nhà đầu tư. Tại các KCN-KCX, môi trường đầu tư được xây dựng và hoàn thiện là để dành riêng phục vụ các nhà đầu tư nói chung gồm các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.


- Một trong những vai trò khác nữa của KCN - KCX là KCN - KCX có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội cao. Đây là khu vực tập trung có sức thu hút lớn đối với lực lượng lao động trẻ, có kỹ thuật, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi cho toàn khu vực lãnh thổ có các KCN-KCX này. Đó là những ảnh hưởng tích cực, nhưng đồng thời cũng có những biến đổi kinh tế xã hội tiêu cực tại khu vực lân cận do sự phát triển của các khu công nghiệp – khu chế xuất đem lại, ví dụ như sự di dân ồ ạt, du nhập những tệ nạn xã hội… Đồng thời KCN - KCX cũng tạo nên sự liên kết về nhiều mặt từ sản phẩm đầu vào đến khâu tiêu thụ và các dịch vụ phụ trợ giữa các doanh nghiệp trong KCN-KCX với các cơ sở kinh tế trong nước, trước hết là khu vực xung quanh KCX (như mạng lưới y tế, thương nghiệp, hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, giao thông liên lạc, điện nước, giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống dịch vụ...)

Việc hình thành các khu công nghiệp – khu chế xuất tạo nên sự thay đổi một cách căn bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong cũng như ngoài khu vực xung quanh. Đây chính là cơ sở để hình thành các khu đô thị, các thành phố công nghiệp trong tương lai. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp – khu chế xuất về cơ bản là đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tất cả các doanh nghiệp được thành lập nằm trong KCN - KCX nhìn chung đều có sức cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp khác trong nước do được đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý năng động…


1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển KCN-KCX nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đứng trên giác độ đánh giá khả năng thu hút đầu nước ngoài để nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước điển hình trong khu vực, có thể khái quát tập trung theo hai chỉ tiêu phân tích là kinh nghiệm quy hoạch vùng chiến lược phát triển và kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính sách điều hành, quản lý.

1.4.1. Kinh nghiệm quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng và phát triển các KCN-KCX:

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thành công của các nước khu vực châu Á là xây dựng KCN-KCX tại các vùng mà về mặt kinh tế, thương mại đã là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Nằm trên tuyến đường hàng hải phát triển sôi động, qua hệ thống các cảng Hồng Kông, Singapore, Cao Hùng, Penang, Osaca, Yokohama... khu vực này có hệ thống hạ tầng và giao thông, đặc biệt là đường thuỷ rất phát triển. Có thể coi Malaysia là một điển hình thành công trong việc lựa chọn đúng địa điểm hoạch định sự ra đời các KCX trong giai đoạn đầu tiên những năm thập kỷ 60 –70 và KCN-KCX giai đoạn hai, bắt đầu từ năm 1971. Đó cũng chính là giai đoạn đất nước Malaysia thực hiện chương trình phát triển công nghiệp. Yêu cầu xây dựng các khu mậu dịch tự do được khởi xướng và hoạt động rất thành công tại bang Penang, là nơi có địa thế đặc biệt thuận lợi về giao thông, về cơ sở hạ tầng so với các khu vực khác lúc đó của Malaysia. Tính đến cuối thập kỷ 90, lực lượng lao động hoạt động tại Penang chiếm 52% tổng số lao động của toàn bộ các KCN-KCX Malaysia; trên ½ số nhà máy công nghiệp của Malaysia nằm tại Penang và toàn bộ diện tích đất công nghiệp tại các khu KCN-KCX của Penang đã được sử dụng hết. Không chỉ các khu KCN-KCX của Penang, mà đa số các KCN- KCX của Malaysia đều được quy hoạch một cách hợp lý, do đó chi phí phát


triển hạ tầng được coi là thấp nhất trong khu vực. Hàn Quốc và Đài Loan cũng có nhiều ví dụ tương tự. Sau hơn 30 năm, Đài Loan có 95 KCN-KCX, tổng diện tích hơn 13.000 ha đã hoàn thành và 19 KCN với diện tích hơn 19.800 ha đang trong quá trình xây dựng. 9.400 nhà máy với hơn 350.000 lao động trực tiếp, là nguồn động lực quan trọng cho sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp Đài loan. Thành công nhất: KCX Cao Hùng (60ha); Nam Tử (98 ha); Đài Trung (25 ha). Sau 27 năm hoạt động 3 KCX này đã thu được 20 tỷ USD lợi nhuận và tạo việc làm cho 96.000 lao động. Tính riêng sau 10 năm hoạt động đầu tiên, lợi tức ròng thu được tại 3 khu là gần 380 triệu USD, cao hơn tổng chi phí đã bỏ ra để xây dưnïg và phát triển cơ sở ha ïtầng .

Trung Quốc cũng là một quốc gia thu được nhiều thành công với chủ trương phát triển vùng kinh tế ven biển - một bộ phận không tách rời của chính sách mở cửa nền kinh tế ra bên ngoài và đã lựa chọn một cách hợp lý địa điểm xây dựng những đặc khu kinh tế tại một loạt những “thành phố ven biển”. Khu vực này có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó tiềm năng to lớn nhất được tính đến đầu tiên là các nhà đầu tư Hoa Kiều, các công ty xuyên quốc gia tại Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Tính đến cuốùi năm 1999, 5 đặc khu kinh tế tiêu biểu nhất của Trung Quốc gồm Thẩm Quyến (327,5 km2); Chu Hải (15,2 km2); Sán Dầu (56,2 km2); Hạ Môn (131 km2) và cả đảo Hải Nam rộng 34.500 km2 đã thu hút được 60,5 tỷ USD vốn FDI, đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 59,14 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ví dụ riêng về khu Thẩm Quyến: do có vị trí đặc biệt phù hợp với chiến lược hình thành các đặc khu kinh tế mở, Thẩm Quyến là địa phương đã được lựa chọn để đẩu tư phát triển cơ sở hạ tầng trở thành một khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Từ một làng đánh cá chỉ có hơn 4.000 dân năm 1978 khởi đầu được xây dựng thành một Đặc khu có diện tích 327,5 km2, sau 10 năm Thẩm


Quyến đã trở thành một thành phố hiện đại có diện tích 2.000 km2 với hơn 2,5 triệu dân, thu hút hơn 1,8 tỷù USD FDI, doanh số xuất khẩu hàng năm hiện nay trên 50 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người cao gấp hơn 2 lần so với thu nhập bình quân cả nước.

Không phải tất cả các nước khi thành lập các KCN-KCX đều gặt hái được thành công. So với những nguyên nhân thất bại khác, thất bại của nhiều nước do lựa chọn sai địa điểm là bài học dễ dàng nhận thấy nhất. KCX Bataan của Philippin thành lập năm 1972 là một ví dụ. Do đặt ở một vị trí biệt lập, một khu ven biển có núi đá kém phát triển, chi phí xây dựng hạ tầng KCX này bị đội lên rất cao. Phải xây dựng một con đường nối liền với Manila để vận chuyển hàng hoá. Thêm vào đó, chi phí để cung cấp nhà ở cho công nhân từ nơi khác di chuyển đến cũng rất tốn kém. Do đó sau 10 năm hoạt động Bataan mới thu hút được 20.000 việc làm trực tiếp, bằng một nửa con số dự kiến; tổng lợi tức thu được là 82 triệu USD so với 192 triệu USD đã chi tiêu để xây dựng hạ tầng. Thực tế cho thấy không có khả năng nào làm cho Bataan có thể cho thuê được hơn ½ diện tích đất và có thể định trước được thời hạn hoàn vốn chi phí. Giống như vậy, KCX Kandla (Ấn Độ) được thành lập từ rất sớm (1966) nhưng đã thất bại do địa điểm bất tiện. Không có sân bay quốc tế, không có cảng, tất cả phụ thuộc vào Bom Bay cách xa những 800 km nên Kandla đã không thu được kết quả như dự kiến. Philippin và Ấn Độ đã thất bại tại các KCX trên là do Chính phủ muốn thúc đẩy phát triển công nghiệp ở những khu vực này nên đã cố gắng tập trung tài chính xây dựng các KCX, bất chấp những bất lợi về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội

1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách quản lý nhà nước đối với các KCN

-KCX:


Yếu tố quan trọng làm nên thành công về phát triển KCN-KCX ở một số nước châu Á, trong khi một số nước khác lại thất bại, có thể nói là phụ


thuộc vào toàn bộ các khuyến khích và phương tiện dành cho các nhà đầu tư nước ngoài của nước chủ nhà. Những biện pháp này bao gồm tổng hợp những khuyến khích về tài chính, thuế… và việc quản lý điều hành có hiệu lực trong các KCN-KCX. Một trong những điều quan trọng các nhà đầu tư trông chờ ở các KCN-KCX là tệ quan liêu giấy tờ sẽ được giảm đến mức thấp nhất so với các khu vực khác trong nước. Ơû những KCN-KCX nào càng thành công thì ở đó càng ít nạn giấy tờ và càng được quản lý tốt, và ngược lại. Ơû hầu hết các KCN-KCX hoạt động thành công mọi công việc chỉ được giải quyết thông qua "một cửa", có nghĩa là thủ tục xin duyệt và cấp giấy phép hải quan rất đơn giản cho xuất nhập khẩu và tất cả các công việc khác. Ví dụ, giám đốc KCN-KCX Masan ở Hàn Quốc có đủ quyền lực để giám sát các cơ quan khác nằm trong khu như hải quan, điện lực, bưu điện… Ở Trung Quốc, KCX Shen zhen được coi là mẫu mực thành công vì nó đã thu hút được tỷ lệ cao trong đầu tư công nghiệp, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Ban lãnh đạo khu được quyền tự quản ở trình độ tương đối cao. Ban Quản lý khu Shen zhen được quyền trực tiếp giao dịch với chính phủ trung ương và có thể vượt qua khâu chính quyền thành phố Shen zhen và chính quyền tỉnh Quảng Châu. Đây là những kinh nghiệm mà Việt Nam nên lưu ý để rút ra những bài học cho riêng mình.

- Những kinh nghiệm của Thái Lan trong việc xây dựng các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo vùng quy hoạch cũng rất quan trọng, đáng để Việt Nam nghiên cứu và học tập. Thái Lan bắt đầu phát triển mô hình KCN-KCX từ những năm 1970. Đó là mô hình KCN tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, KCX và các khu dịch vụ. Tính đến cuối tháng 12 năm 2001 Thái Lan có 55 KCN tập trung với tổng diện tích 14.000 ha được phân bố theo ba vùng chính. Vùng I bao gồm Bangkok và 5 tỉnh lân cận, có 11 KCN với diện tích gần 2.800 ha. Vùng II, gồm 12 tỉnh tiếp theo có 19 KCN với 5.300 ha. Vùng III gồm 58 tỉnh còn lại, có 25 KCN diện tích

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí