đổi, bổ sung trên, nhìn chung pháp luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã cởi mở, thông thoáng hơn và có sức thu hút hơn so với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. Cùng với việc ban hành luật, Chính phủ Việt Nam còn ban hành nhiều nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành nhiều thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về thực hiện pháp luật đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những cố gắng tập trung vốn đầu tư ở mức độ có thể cho các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản để cải thiện một bước kết cấu hạ tầng nhằm tạo sức cạnh tranh lớn hơn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngoài ra, từ năm 1991 trở đi, Chính phủ Mỹ đã từng bước nới lỏng và đi đến xoá bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994. Đây là một dấu mốc được đánh giá là đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam, và tất nhiên là đối với cả quá trình thu hút FDI. Với sự kiện này, các nhà cung cấp FDI trên thế giới, trong đó có cả các nhà cung cấp FDI có tiềm lực rất lớn của Mỹ, đã không còn gặp phải một trong những rào cản lớn đã từng khiến họ phải ngần ngại ngay từ khi ấp ủ ý định đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Vì vậy, có thể nói, đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần tạo nên những thành công của Việt Nam trong việc thu hút FDI vào những năm 1991 – 1996.
Mặt khác, về phía các nhà đầu tư nước ngoài, sau vài năm, tuy là một khoảng thời gian không dài nhưng có thể nói là tạm đủ để tìm hiểu về khả năng đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư đã có điều kiện tiếp nhận đầy đủ hơn, hiểu biết hơn về chính sách, pháp luật, thủ tục đầu tư cũng như môi trường chính trị – xã hội của Việt Nam. Những hiểu biết đó chính là cơ sở và đồng thời trong một chừng mực nào đó cũng là động lực thúc đẩy các chủ đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Dòng FDI vào Việt Nam trong thời kỳ 1988 – 1996 quả là rất ấn tượng. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, tình hình thực hiện dự án không phải bao giờ cũng thuận chiều với sự tăng trưởng của vốn FDI đăng ký. Trên thực tế, trong thời gian 1988 – 1996, đã có 425 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đạt 2920,3 triệu USD, trong đó phần lớn các dự án tăng vốn là các dự án trong những năm 1991 – 1995. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng tăng vốn đầu tư này là do nhiều dự án đã triển khai, đi vào hoạt động được một thời gian đã bắt đầu đưa lại hiệu quả cao và lại có triển vọng để phát triển trong tương lai nên đã được các nhà đầu tư tiếp tục tăng vốn để duy trì và phát triển sản xuất.
Trái lại, trong thời gian này cũng có tới 297 dự án với tổng vốn đăng ký 2689 triệu USD phải giải thể và 18 dự án với tổng vốn đăng ký 245 triệu USD bị hết hạn và rút giấy phép đầu tư. Có nhiều nguyên nhân đã được các nhà nghiên cứu đưa ra để giải thích cho tình trạng này. Chẳng hạn, có thể kể đến một số nguyên nhân chính yếu như: các nhà đầu tư nước ngoài không đủ năng lực tài chính hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh luật pháp Việt Nam; hay là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp của Việt Nam không đủ năng lực tài chính và trình độ quản lý để tham gia hợp tác đầu tư với đối tác nước ngoài; thêm nữa là sự biến động phức tạp của thị trường và giá cả khiến cho mọi tính toán ban đầu của dự án bị đảo lộn; hệ thống chính sách, pháp luật đầu tư chưa ổn định, thiếu đồng bộ, minh bạch, rò ràng làm cho việc hiểu luật chưa nhất quán và dẫn tới các tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án; việc xem xét, thẩm định và cấp giấy phép của phía Việt Nam chưa thực sự chặt chẽ;…[34, tr. 42].
Tính chung, trong thời kỳ 1991 – 1996, tổng vốn FDI đã thực hiện đạt 10067 triệu USD, chiếm 40,46% tổng số vốn đăng ký. Tỷ lệ thực hiện dự án như trên nhìn chung là chưa cao lắm nhưng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, điều
đáng nói là, trong cơ cấu vốn thực hiện, chiếm phần lớn vẫn là vốn từ nước ngoài. Theo thống kê, trong thời gian này, vốn thực hiện của phía nước ngoài là 8619 triệu USD, chiếm 85,62% tổng số vốn FDI thực hiện. Trong khi đó, vốn của phía Việt Nam là 1448 triệu USD, chiếm 14,38% tổng vốn FDI thực hiện. Điều này không chỉ phản ánh khá trung thực mà còn phù hợp với năng lực hiện có của các bên. Trên thực tế, Việt Nam thời kỳ này vẫn chưa thoát hẳn ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, nguồn vốn tích luỹ của Việt Nam vì thế là rất hạn chế. Năng lực tài chính có hạn đã làm cho Việt Nam chỉ có thể đóng góp một lượng tài chính rất hạn chế trong các dự án FDI, thông thường vào khoảng 30% vốn pháp định, và chủ yếu lại là góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, với tiềm lực kinh tế mạnh, họ chính là lực lượng đóng góp chủ yếu nguồn vốn cho các dự án FDI. Vì vậy, vốn thực hiện các dự án FDI đại bộ phận là vốn từ nước ngoài thì không có gì là khó hiểu.
Xem xét mối tương quan giữa số dự án và số vốn FDI đăng ký đầu tư trong những năm 1991 – 1996, có thể thấy quy mô trung bình dự án FDI thời gian này đã có những biến tương đối đáng chú ý so với 3 năm đầu Việt Nam thu hút vốn FDI (1988 – 1990). Năm 1991, quy mô trung bình 1 dự án FDI đạt 8,76 triệu USD/dự án, cao hơn năm 1990 chỉ 0,99 triệu USD. Đến năm 1994, con số này cũng chỉ đạt 10,98 triệu USD. Tuy nhiên bước sang những năm 1995 – 1996, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của tổng vốn đầu tư, quy mô trung bình 1 dự án FDI đã có bước tiến đáng kể khi lần lượt đạt 17,65 triệu USD/dự án (1995) và 26,15 triệu USD/dự án (1996). Và với 26,15 triệu USD/dự án, năm 1996 trở thành năm có quy mô trung bình dự án lớn nhất trong cả thời kỳ 1988 – 1996, qua đó tiếp tục ghi dấu thêm những kỷ lục mới cho năm được xem là đỉnh cao của làn sóng FDI lần thứ nhất ở Việt Nam. Mặc có những tiến triển đáng kể
trong 2 năm 1995 – 1996, nhưng nhìn chung trong cả thời kỳ 1988 – 1996, quy mô trung bình dự án FDI ở Việt Nam vẫn được đặc trưng bởi cụm từ quy mô trung bình và nhỏ.
2.1.2. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế
Cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế là loại cơ cấu quan trọng bậc nhất trong cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Về đại thể, cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế là sự hợp thành của các khu vực, các ngành kinh tế có tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữa các khu vực này có quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau.
Xét về cấu thành, theo cách phân loại thông thường, cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế gồm 3 bộ phận chủ yếu là: khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản, khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ, trong đó mỗi khu vực có vị trí, vai trò khác nhau.
Quan sát diễn biến của cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế trong thời gian 1988 – 1996, có thể thấy nổi lên là sự phân hoá rò nét của dòng FDI chảy vào các khu vực kinh tế, nhất là giữa khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản với hai khu vực kinh tế còn lại là công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Nói một cách cụ thể hơn, trong khi công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là hai khu vực tập trung chủ yếu dòng FDI vào Việt Nam thì khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản, trái lại, chỉ thu hút được rất ít luồng vốn FDI.
Trước hết, về phía cực của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, tuy mức độ hấp dẫn của hai khu vực này có khác nhau, thậm chí đôi khi có sự chênh lệch lớn, qua các năm; song tính chung trong cả thời kỳ 1988 – 1996, có thể nói mức độ hấp dẫn của hai khu vực về cơ bản là không có sự khác biệt lớn.
Dù vậy, nếu đánh giá một cách chính xác vai trò của 2 khu vực này trong cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế thì cần phải khẳng định ngay rằng dịch vụ là khu vực đóng vai trò quan trọng nhất. Trong những năm 1988 – 1996, khu vực này đã thu hút được 528 dự án có tổng vốn đăng ký 13089,1 triệu USD, chiếm 28,27% số dự án và 48,52% số vốn đăng ký vào tất cả các khu vực kinh tế. Tuy nhiên, trong nội bộ ngành dịch vụ, nguồn vốn FDI lại có sự phân bổ không đồng đều giữa các phân ngành. Dẫn đầu là các ngành dịch vụ (không kể dịch vụ khách sạn, du lịch; dịch vụ giao thông vận tải, bưu điện; tài chính ngân hàng; văn hoá, y tế, giáo dục) với 164 dự án có tổng vốn đăng ký 6940,2 triệu USD, chiếm 31,06% số dự án và 53,02% số vốn đăng ký vào khu vực dịch vụ. Tiếp đó là các ngành khách sạn, du lịch (34,28% số dự án và 28,21%), giao thông vận tải, bưu điện (20,08% và 15,33%), văn hoá, y tế, giáo dục (10,04% và 2,11%) và tài chính, ngân hàng (4,55% và 1,33%).
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành kinh tế 1988 – 1996
Dự án | Vốn đầu tư | |||
Tổng (số dự án) | Tỉ trọng (%) | Tổng (triệu USD) | Tỉ trọng (%) | |
Nông – lâm – thuỷ sản | 288 | 15,42 | 1394,6 | 5,17 |
Nông – lâm | 214 | 11,46 | 1086,8 | 4,03 |
Thuỷ sản | 74 | 3,96 | 307,8 | 1,14 |
Công nghiệp – xây dựng | 1052 | 56,32 | 12490,5 | 46,31 |
Công nghiệp dầu khí | 33 | 1,77 | 1504,6 | 5,58 |
Công nghiệp nặng | 344 | 18,42 | 4202,3 | 15,58 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Vốn Đầu Tư Ở Việt Nam Trước Đổi Mới Và Sự Cần Thiết Trong Việc Thu Hút Nguồn Vốn Fdi Cho Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Việt Nam
- Sự Hình Thành Và Hoàn Thiện Từng Bước Của Luật Đầu Tư Nước Ngoài – Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào
- Biến Đổi Cơ Cấu Vốn Fdi Trong Thời Gian Khởi Động Và Từng Bước Tăng Trưởng Mạnh Của Fdi Ở Việt Nam (1988 – 1996)
- Biến Đổi Cơ Cấu Vốn Fdi Phân Theo Vùng Lãnh Thổ
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Phân Theo Vùng Lãnh Thổ Thời Kỳ 1988 – 1996 13
- Biến Đổi Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Thời Gian Suy Giảm Của Fdi Ở Việt Nam (1997 – 2000)
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
492 | 26,34 | 3801,6 | 14,09 | |
Xây dựng10 | 183 | 9,79 | 2982,0 | 11,06 |
Dịch vụ | 528 | 28,27 | 13089,1 | 48,52 |
Khách sạn, du lịch | 181 | 9,69 | 3692,1 | 13,69 |
Dịch vụ khác11 | 164 | 8,78 | 6940,2 | 25,73 |
GTVT, Bưu điện | 106 | 5,67 | 2006,0 | 7,44 |
Tài chính, Ngân hàng | 24 | 1,28 | 174,3 | 0,65 |
Văn hoá, Y tế, GD | 53 | 2,84 | 276,5 | 1,03 |
Nguồn: Niên giám thống kê 1996, tr. 188
Ở một cực khác, khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản lại chỉ thu hút được 288 dự án có tổng vốn đăng ký là 1394,6 triệu USD, chiếm 15,42% số dự án và 5,17% số vốn đăng ký vào Việt Nam. Rò ràng, con số đó là quá thấp đối với một nước nông nghiệp và có thế mạnh về nông nghiệp như Việt Nam. Hơn nữa, nông nghiệp còn là khu vực được Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương ưu tiên, khuyến khích đầu tư và xem là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế thời kỳ Đổi mới. Mặt khác, xem xét sự phân bổ của dòng FDI trong nội bộ khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản, lại thấy có hiện tượng tập trung với mức độ cao nguồn vốn FDI vào ngành nông – lâm nghiệp với 214 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư là 1086,8 triệu USD, chiếm 74,31% số dự án và 77,93% số vốn đăng ký vào toàn khu vực. Trong khi đó, mặc dù ngành thuỷ sản vốn là ngành có tiềm năng lớn của Việt Nam với trên 3260 km đường bờ biển, và vùng
9 Bao gồm cả công nghiệp thực phẩm.
10 Bao gồm cả xây dựng khu chế xuất.
11 Bao gồm cả xây dựng văn phòng và căn hộ
nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa lên đến trên 1 triệu km2, cùng rất nhiều sông hồ, diện tích mặt nước; đồng thời lại là ngành mang lại giá trị cao, nhưng cũng chỉ thu hút được 74 dự án có tổng vốn đăng ký 307,8 triệu USD, tương đương với 25,69% số dự án và 22,07% số vốn đăng ký của toàn bộ khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản.
Sự phân bổ không đồng đều các dự án và vốn FDI đăng ký đã kéo theo sự khác biệt về quy mô trung bình dự án giữa các khu vực kinh tế. Theo đó, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực dịch vụ có quy mô vốn đăng ký bình quân 1 dự án cao nhất với 24,79 triệu USD/dự án, gấp 2,09 lần khu vực công nghiệp – xây dựng và gấp 5,12 lần khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản. Điều này có lẽ không có gì là khó hiểu, bởi các dự án FDI trong khu vực này chủ yếu tập trung vào những ngành đòi hỏi vốn lớn như: xây dựng khu đô thị mới, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch, khu văn phòng, căn hộ, hạ tầng khu công nghiệp, các quần thể khách sạn, khu vui chơi, cảng biển, mạng lưới viễn thông,… Tiếp sau khu vực dịch vụ là khu vực công nghiệp – xây dựng với quy mô trung bình 1 dự án đạt 11,87 triệu USD. Cuối cùng, quy mô dự án thấp nhất là thuộc về khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản chỉ đạt mức 4,84 triệu USD/dự án do đặc trưng của ngành sản xuất vật chất này không đòi hỏi nguồn vốn lớn như dịch vụ hay công nghiệp – xây dựng.
2.1.3. Biến đổi cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, về cơ bản, là cách thức nhà đầu tư ở một nước có thể và được phép áp dụng để chuyển đổi quyền sở hữu vốn (bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào) của mình thành quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế ở một nước khác [40, tr. 54].
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã quy định có 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép áp dụng ở Việt Nam, đó là: hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh. Những quy định có tính pháp lý này chính là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư của Việt Nam, tất nhiên chủ yếu là trên phương diện các yếu tố cấu thành hơn là cơ cấu tỷ trọng của các yếu tố đó.
Theo đó, cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư tính đến trước năm 1995 (năm mà lần đầu tiên Việt Nam đã tiếp nhận thêm các dự án FDI theo hình thức đầu tư mới) gồm có 3 bộ phận là: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh, trong đó vai trò, vị trí của các bộ phận này là không như nhau.
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư thời kỳ 1988 –1996
Dự án | Vốn đầu tư | |||
Số lượng (Dự án) | Tỷ trọng (%) | Giá trị (Triệu USD) | Tỷ trọng (%) | |
Tổng số | 1976 | 100 | 26472,7 | 100 |
100% vốn nước ngoài | 606 | 30,67 | 4263,9 | 16,11 |
Liên doanh | 1230 | 62,25 | 19224,9 | 72,62 |
Hợp doanh | 138 | 6,98 | 2311,1 | 8,73 |
BOT | 2 | 0,10 | 672,8 | 2,54 |
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 6/2004)
.....