Thực Trạng Chính Sách Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Và Fdi Tại Vn

chi nhánh ở nước ngoài nhằm mục tiêu tránh thuế, phối hợp chia sẻ thông tin thuế, quản lý việc hình thành cơ sở thường trú… Việc thực hiện các hành động này đòi hỏi sự phối hợp ở nhiều mức độ khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu nhằm đối phó một cách hiệu quả với các hành vi BEPS.

4.2 Thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI tại VN

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển đạt được nhiều thành quả tích cực về thu hút FDI trong giai đoạn 2009-2019, khi dòng vốn FDI hàng năm tăng gần 1000% trong suốt 10 năm qua. FDI đã thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế chủ đạo và đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, trung bình ở mức 6,5-7%/năm của Việt Nam trong suốt thập kỷ vừa qua. FDI đã tạo ra nguồn lực cho chính phủ và việc làm cho người dân. Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam trở thành một thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, hệ thống các hiệp định thương mại tự do đã ký kết cũng giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình tiếp cận các thị trường khác. Đây là những yếu tố có thể giúp Việt Nam trở thành trung tâm thu hút đầu tư trong khu vực. Trong suốt thời kỳ từ năm 1988 đến năm 2019, vốn FDI thu hút vào Việt Nam đã thực hiện trung bình được khoảng hơn 7 tỷ USD/năm, bình quân khoảng 2,2 triệu USD/người dân. Trong đó, giai đoạn 2011-2019 thu hút được nhiều dự án và tổng vốn đăng ký FDI nhất (Bảng 4.2).

Bảng 4.2 Kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam qua các thời kỳ


Giai đoạn

Số dự án

Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)

Tổng vốn thực hiện (Triệu USD)

Tổng số

33.921

454.019,0

211.472,9

1988-1999

3.164

42.729,3

18.269,5

2000-2010

10.473

171.643,3

60.876,7

2011-2019

20.495

239.646,4

132.326,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 16

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)

Tuy nhiên, giai đoạn 1988-2019, vốn FDI thực hiện bằng khoảng 47% vốn đăng ký. Trong đó, vốn FDI đến từ các nước có công nghệ trung bình và không nắm giữ công nghệ cao chiếm tỷ trọng lớn, trong khi nguồn vốn từ các nước phát triển hàng đầu thế giới chưa thật sự hiệu quả: vốn FDI từ Mỹ là 2,7%, từ Đức khoảng 0,6%, từ Anh đạt khoảng 1%, từ Pháp khoảng 0,9%, còn chủ yếu đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc (35%).

Do đó, nếu không chọn lọc, chỉ thu hút vốn FDI từ các quốc gia không nắm giữ công nghệ cao, thì Việt Nam sẽ không có công nghệ cao và chỉ thu hút vốn FDI vào lĩnh vực thương mại và lĩnh vực chỉ có công nghệ trung bình.

Đối với các khoản thu ngân sách nhà nước, thu từ doanh nghiệp có vốn FDI cũng ngày càng tăng, từ khoảng 10,8% năm 2010 tăng lên khoảng 14,6% năm 2020 (Bảng 4.3). Đây được xem là xu thế tốt, song vẫn chưa tương xứng với tiềm lực thực tế của khu vực FDI vì vấn đề quản lý thuế đối với FDI còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong lĩnh vực xuất khẩu, khu vực FDI góp phần quan trọng, từ mức chiếm khoảng 54,2% năm 2010 tăng lên khoảng 70,6% năm 2015 và trên 71% năm 2020. Như vậy, khu vực FDI cũng đóng góp lớn vào gia tăng độ mở của nền kinh tế.

Bảng 4.3 Đóng góp của FDI về thu ngân sách nhà nước và xuất khẩu của Việt Nam


Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2019

So sánh giai đoạn 2010 -2019

1. Thu ngân sách nhà nước, giá hiện hành

Nghìn tỷ đồng

599,9

1.020,5

1.551,1


- Riêng thu từ doanh nghiệp có vốn FDI

Nghìn tỷ đồng

64,9

141

210,2

+ 148,3

% so tổng thu ngân sách nhà nước

%

10,8

13,9

13,6

+ 2,8%

2. Tổng giá trị xuất khẩu

Tỷ USD

72,2

162,0

264,2


- Riêng của khu vực FDI

Tỷ USD

39,1

114,4

179,2

+ 140,1

% so tổng số

%

54,2

70,6

67,8

+ 13,6%

Nguồn: Tác giả xử lý theo số liệu của Tổng cục thống kê

Về chính sách thuế nhằm thu hút FDI, Việt Nam có nhiều điều chỉnh và thay đổi trong giai đoạn 2009 -2019. Thay đổi quan trọng nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh về thuế và thu hút đầu tư là chủ trương giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông theo luật định. Mức thuế suất này được điều chỉnh giảm xuống 25% kể từ ngày 01/01/2009 theo Luật Thuế TNDN (sửa đổi) năm 2008. Giai đoạn này, các doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi 10%, 15% và 20% tùy theo lĩnh vực đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được hưởng ưu đãi về thu nhập miễn thuế đối với một số khoản thu nhập do từ hợp đồng nghiên cứu khoa học, từ sản xuất sản phẩm thử nghiệm… Sau các lần sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông được giảm từ 25% xuống 22% (từ

1/1/2014) và xuống 20% (từ 1/1/2016). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013 đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư trong khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi) và dự án đầu tư mở rộng. Tiếp theo, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, ngành nghề thuộc diện ưu đãi thuế như: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản (không áp dụng ưu đãi đối với lĩnh vực chế biến lâm sản); sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các dự án sản xuất có quy mô vốn lớn và công nghệ cao. Thay đổi quan trọng về ưu đãi đầu tư từ năm 2013 là chuyển việc ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi sang ưu đãi cho thu nhập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. Thực tế, dù áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN nhưng so với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI vẫn có một số lợi thế về vốn, công nghệ sản xuất hiện đại. Vì vậy doanh nghiệp FDI vẫn được hưởng một số ưu đãi về thuế như trong lĩnh vực công nghệ cao, bảo vệ môi trường, chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp hỗ trợ.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển giá, trốn thuế vẫn là vấn đề nan giải. Để khắc phục tình trạng này Chính phủ đã ban hành nghị định 20/2017/NĐ - CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, vẫn đang tiếp tục sửa đổi bổ sung, nhằm vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy trong thời gian qua chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đã có tác động tích cực đến các doanh nghiệp FDI. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam vừa có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh vừa giúp tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Tuy nhiên, FDI tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như hiện tượng doanh nghiệp chuyển giá, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường; tác động lan tỏa và liên kết giữa khu vực ĐTNN và khu vực trong nước chưa được như kỳ vọng; định hướng thu hút ĐTNN theo ngành, đối tác còn hạn chế; tuy đã có thu hút được nhiều công nghệ tốt nhưng chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ cao, côngnghệ nguồn và chuyển giao công nghệ…

4.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1 Mối quan hệ nhân quả giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI

Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế TNDN và FDI. Đây là mối quan hệ hai chiều, trong đó thể hiện qua sự tác động của thuế TNDN đến FDI, và sự ảnh hưởng của FDI (dưới vai trò của thiên đường thuế) ảnh hưởng đến cơ sở thuế TNDN. Do đó, trước tiên luận án sẽ tiến hành đánh giá mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều giữa hai cặp biến này. Quan hệ nhân quả Granger giữa thuế TNDN và FDI được kiểm định cho mối quan hệ giữa các biến:

(i) Mối quan hệ giữa số thu thuế TNDN, cơ sỏ thuế TNDN và dòng FDI vào các quốc gia đang phát triển.

(ii) Mối quan hệ giữa cơ sở thuế TNDN và dòng FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát triển.

4.3.1.1 Kiểm định sự phụ thuộc giữa các quốc gia

Kiểm định được thực hiện trước tiên để xác định việc tồn tại mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực (Urbain & Westerlund, 2006). Luận án sử dụng thống kê nhân tử Lagarane thông qua các thống kê Pesaran (2004), Friedman (1937) và Frees (1995) được sử dụng cho mô hình các yếu tố tác động cố định (Hoyos & Sarafidis, 2006; Blackburne & Frank, 2007) trong quá trình kiểm tra sự phụ thuộc giữa các quốc gia.

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự phụ thuộc giữa các quốc gia


BIẾN PHỤ THUỘC

BIẾN ĐỘC LẬP

Kiểm định CD (Pesaran, 2004)

Kiểm định Friedman (1973)

Kiểm định Frees (1995)

LFDI

TAXINCOME; RINCOME

36.517*** (Pr = 0.000)

152.091*** (Pr = 0.000)

8.067

RINCOME

LFDI; RHAVE

9.334*** (Pr = 0.000)

48.722** (Pr = 0.022)

3.933

*, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Stata Kết quả kiểm định cho thấy có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết về sự độc lập giữa các quốc gia ở mức ý nghĩa 1% ở cả ba kiểm định được đề xuất. Phát hiện này đòi hỏi các kiểm định nghiệm đơn vị đối với dữ liệu dừng phải tính đến sự phụ thuộc giữa

các quốc gia trong dữ liệu bảng.

4.3.1.2 Kiểm định tính dừng cho dữ liệu bảng

Do kiểm định nhân quả Granger yêu cầu các chuỗi dừng, nên các biến tham gia sẽ được kiểm định tính dừng cho dữ liệu bảng. Tác giả kiểm tra tính dừng của các biến theo các kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF), Phillips-Perron (PP) và Im- Pesaran-Shin (IPS). Giả thuyết H0 của kiểm định này là tồn tại nghiệm đơn vị, có nghĩa các biến không dừng.

Bảng 4.5: Kiểm định tính dừng cho dữ liệu bảng


Biến

ADF


PP


IPS


Hệ số

Hệ số và xu thế

Hệ số

Hệ số và xu thế

Hệ số

Hệ số và xu thế

LFDI

-9.103***

-9.461***

-4.266***

-4.962***

-2.9385***

-5.791***

RHAVE

-11.063***

-12.026***

-4.137***

-4.811***

-2.6931***

-4.721***

RINCOME

-10.754***

-11.497***

-6.409***

-7.711***

-3.3547***

-6.052***

TAXINCOME

-7.963***

-8.070***

-2.811***

-3.614***

-2.8837***

-5.531***

*, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa thông kê 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Stata Kết quả kiểm định tính dừng được thể hiện trong Bảng 4.5, các kiểm định về tính dừng của tất cả các biến đều dừng ở bậc gốc cho tất cả các kiểm định không xu thế và

có xu thế.

4.3.1.3 Kiểm định đồng liên kết của Wasterlund đối với dữ liệu bảng

Tiếp theo, dựa trên kiểm định đồng liên kết của Westerlund (2008), luận án kiểm tra các mối quan hệ dài hạn giữa các biến vì sự phụ thuộc cắt ngang xuất hiện trong phân tích kinh tế lượng của tập dữ liệu. Quá trình kiểm định đồng liên kết sẽ giúp xác định luôn cả độ trễ thích hợp mà qua đó hai biến có tính đồng liên kết tốt nhất.

Để lựa chọn độ trễ tối ưu cho kiểm định Granger, tác giả dựa theo đề xuất của Atukeren (2007) và Hartwwig (2009) sử dụng các tiêu chuẩn AIC (Akaike’s information Criterion) và SIC (Schwaz Information Criterion). Theo các tiêu chuẩn này, các biến đều có độ trễ tối ưu là 1.

Bảng 4.6: Kiểm định đồng liên kết Westerlund Biến phụ thuộc: LFDI (Độ trễ =1)

Biến độc lập

Gt

Ga

Pt

Pa

RINCOME

-4.395***

-19.796***

-15.576***

-16.874***

AXINCOME

-4.324***

-24.577***

-20.970***

-25.065***

Kết quả cho thấy giả thuyết không có đồng liên kết đối với biến phụ thuộc: LFDI và biến RINCOME bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%, đồng thời giả thuyết không có đồng liên kết đối với biến phụ thuộc: LFDI và biến TAXINCOME cũng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, có mối quan hệ trong dài hạn giữa FDI với hai biến cơ sở thuế thu nhập và biến số thu thuế thu nhập nói trên trong mẫu nghiên cứu 32 quốc gia đang phát triển.

Bảng 4.7: Kiểm định đồng liên kết Westerlund Biến phụ thuộc: RINCOME (Độ trễ =1)

Biến độc lập

Gt

Ga

Pt

Pa

LFDI

-5.339 ***

-18.266 ***

-17.488 ***

-16.125 ***

RHAVE

-7.599 ***

-18.601 ***

-21.276 ***

-19.195 ***

*, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa thông kê 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Stata Bảng 4.7 cho thấy: Giả thuyết không có đồng liên kết đối với biến phụ thuộc RINCOME và biến LFDI bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%, đồng thời Giả thuyết không có đồng liên kết đối với biến phụ thuộc RINCOME và biến RHAVE cũng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, có mối quan hệ trong dài hạn giữa FDI với hai biến cơ sở thuế thu nhập (là thu nhập của FDI), và biến FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang

phát triển trong mẫu nghiên cứu.

4.3.1.4 Kiểm định mối quan hệ nhân quả

Kiểm định mối quan hệ nhân quả của Dumitrescu & Hurlin (2012) được trình bày ở Bảng 4.8 với cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa các biến: số thu thuế và FDI, cơ sở thuế và FDI, thu nhập FDI (cơ sở thuế TNDN) và thiên đường thuế.

Bảng 4.8: Kiểm định mối quan hệ nhân quả


GIẢ THUYẾT

W-Stat.

Zbar-Stat

TAXINCOME LFDI

1.625

2.502** (p-value = 0.012)

LFDI TAXINCOME

4.278

13.113*** (p-value = 0.000)

RINCOME LFDI

3.173

8.694*** (p-value = 0.000)

LFDI RINCOME

4.550

14.203*** (p-value = 0.000)

RHAVE RINCOME

2.260

5.041*** (p-value = 0.000)

RINCOME RHAVE

3.191

8.766*** (p-value = 0.000)

Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả cụ thể:

Đối với số thu thuế TNDN (TAXINCOME): tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa số thu thuế TNDN và FDI. Kết quả này ủng hộ các nghiên cứu của Aslam (2015) và Bayar & Ozturk (2018), cho rằng cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng thu thuế TNDN.

Đối với cơ sở thuế TNDN (RINCOME): cơ sở thuế tính thuế TNDN chính là thu nhập của doanh nghiệp FDI, kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu nhập của FDI. Điều này đúng với các lý thuyết về FDI và thực tiễn các hiệp định miễn giảm thuế có liên quan đến việc tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Azémar & Dharmapala, 2019). Ngược lại, trong các kế hoạch tránh thuế, các MNCs đã tìm cách giảm thu nhập FDI tại các quốc gia đang phát triển, trực tiếp gây xói mòn cơ sở thuế thu nhập (BEPS).

Vai trò của dòng FDI từ thiên đường thuế vào các nước đang phát triển: kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ hai chiều FDI từ thiên đường thuế (RHAVE) và cơ sở thuế TNDN (RINCOME). Kết quả này hoàn toàn tương đồng với Crivelli E, De Mooij R, Keen M., (2016) và Richard Bolwijn, Bruno Casella and Davide Rig (2018) nhấn mạnh sự dịch chuyển nguồn vốn FDI thông qua trung tâm tài chính nước ngoài (OFC), đặc biệt là các thiên đường thuế, đã gây ra tình trạng xói mòn cơ sở thuế BEPS.

Như vậy, kết quả mối quan hệ nhân quả giữa các biến về thuế và về FDI như trên sẽ là cơ sở để luận án tiếp tục thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo về mối quan hệ giữa thuế và FDI.

4.3.2 Tác động của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến FDI

4.3.2.1 Kết quả ước lượng

Các kết quả ước lượng ở mẫu nghiên cứu được thể hiện trong ba cột tương ứng với các mô hình tác động của thuế đến FDI gồm: suất luật định (cột 1), thuế suất hiệu quả (cột 2), và số thu thuế TNDN (cột 3) trong Bảng 4.9. Khi xét đến tính phù hợp của mô hình ước lượng, trong quá trình phân tích các biến cho thấy, sẽ có hiện tượng nội sinh của biến độc lập và biến phụ thuộc (LFDI), hoặc hiện tượng nội sinh giữa các biến độc lập, nên tác giả đã sử dụng phương pháp GMM để làm giảm vấn đề này. Trong phương pháp GMM, biến công cụ được sử dụng thường liên quan đến dân số hoặc lao động (Sachs & Warner, 1997; Frankel & Romer, 1999) trong phân tích các nhân tố tác

động đồng thời đến FDI. Với những đặc điểm của mô hình như trên, có thể khẳng định về tính phù hợp của phương pháp ước lượng được sử dụng (dif-GMM).

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI



BIẾN

MÔ HÌNH

THUẾ SUẤT LUẬT ĐỊNH (1)

MÔ HÌNH

THUẾ SUẤT HIỆU QUẢ (2)

MÔ HÌNH

SỐ THU THUẾ TNDN (3)

RTAXINC

-3.927***



TAXPRO


-0.038***


TAXINCOME



0.028***

DLGFDI

0.786***

0.785***

0.339***

GDP

-0.002*

-0.012***

-0.012***

LABOR

2.507***

2.902***

1.061**

POPULA

-4.064***

-0.690

-2.314**

INFLAT

-0.0025***

-0.005***

-.0045***

PROPRI

0.002***

0.001*

0.003***

GOINTEG

-0.006***

-0.001*

-0.010***

TRADE

-0.006***

-0.001**

-0.014***

Số quan sát

256

256

256

Số biến công cụ

30

30

28

Số quốc gia

32

32

32

Kiểm định AR (2)

0.560

0.183

0.380

Kiểm định Sargan

0.209

0.487

0.638

Kiểm định Hansen

0.703

0.725

0.556

Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Stata

Kết quả cho thấy thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả tác động ngược chiều đến FDI. Điều này phù hợp với kỳ vọng của giả thuyết thứ nhất của luận án, về chính sách cạnh tranh thuế TNDN trong qua trình thu hút FDI, các quốc gia luôn giảm thuế suất thuế TNDN, vì đây là chính sách được các nhà đầu tư quan tâm và dễ dàng thu hút FDI nhất. Kết quả này cũng hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của Devereux & ctg (2002); Demekas (2007), Sato (2012), khi chỉ ra rằng trong tất cả các tình huống sử dụng thuế suất luật định hoặc thuế suất hiệu quả đều có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. So với kết quả của Tomonori Sato (2012) việc giảm một điểm phần trăm thuế suất thuế luật định làm tăng khoảng 2,4% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước sở tại, kết quả của luận án có hệ số cao hơn, là 3,92%.

Tuy vậy, khi so sánh tương quan sự ảnh hưởng của hai loại thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả, kết quả của luận án cho thấy thuế suất luật định có hệ số tác động lớn hơn, chứng tỏ độ co giãn với FDI lớn hơn so với thuế suất hiệu quả. Đây cũng là nhận định trong các nghiên cứu của Nicod`eme (2001), Bénassy-Quéré & ctg (2003),

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023