Định Hướng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ Giai Đoạn 2011-2020


- Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ĐTNN còn chưa được chú trọng

+ Công tác thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu xác định hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án, chưa nói đến đảm bảo lợi ích quốc gia. Do vậy, đã có những quyết định cấp phép không phù hợp với quy hoạch và có những quyết định về chính sách ưu đãi đối với nhà ĐTNN không phù hợp với pháp luật. Đặc biệt, công tác thẩm định công nghệ trong dự án FDI chưa được qu an tâm đúng mức. Trong hoạt động FDI, n hà đầu tư thường chú trọng hàng đầu đến lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố khác, trong khi đó quy định của pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về công nghệ. Thực tế qua thẩm định các dự án FDI cho thấy, với xu thế đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồ sơ dự án đầu tư ngày càng đơn giản, nội dung giải trình công nghệ thường rất sơ sài (nhiều trường hợp không có giải trình công nghệ), nên cơ quan thẩm định công nghệ không có đủ cơ sở để xem xét, đánh giá. Mặt khác, khi phân cấp đầu tư, hầu hết các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh, thành phố lại không gửi hồ sơ dự án hỏi ý kiến các Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầu tư đưa vào máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường,… thì không có cơ chế để ngăn chặn ngay từ đầu, đến khi hậu kiểm thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả.

+ Việc quản lý sau cấp phép cũng chưa chặt chẽ và không được tiến hành thường xuyên. Nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai, nhưng không kịp thời làm rõ nguyên nhân để có các phương án hỗ trợ, khắc phục dẫn tới tình trạng lãng phí thời gian, tài sản, đất đai.

- Sự liên kết, phối hợp giữa các Bộ, ngành; giữa cấp trung ương với địa phương; giữa các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ trong quản lý hoạt động FDI còn nhiều bất cập, chưa được qui định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng

Vai trò liên kết giữa các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và được đánh giá là vùng KTTĐ có khả năng liên kết vùng kém nhất so với vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ miền Trung. Hiện nay, các tỉnh, thành phố trong toàn vùng mới chỉ có mối quan hệ liên kết về mặt hành chính, chủ yếu kết nối với nhau về kết cấu hạ tầng. Tình trạng phát triển kinh tế - xã hội mang tính cục bộ địa phương, mang nặng tính tự phát, không theo quy hoạch và định hướng chung của vùng là khá phổ biến. Ngoài ra, cơ chế chính sách đặc thù cho vùng đến nay vẫn chưa được xây dựng, làm cho vùng chưa thể tận dụng và phát huy hết những lợi thế riêng có của


mình để thực hiện sứ mệnh to lớn của vùng là tạo tác động lan tỏa và lôi kéo các vùng kinh tế khác cùng phát triển.

Công tác điều phối của các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ chưa được quan tâm một cách đúng mức nên dẫn đến kết quả hoạt động điều phối còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động, chưa phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác điều phối; sự phân công, hợp tác liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa hợp lý, vẫn để tình trạng đầu tư trùng lắp, chồng chéo.

- Năng lực phản ứng chính sách ở các cấp còn yếu, nên chậm luật hóa những vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn hoạt động FDI như hành vi chuyển giá, hành vi vi phạm pháp luật BVMT, hành vi gian lận thương mại,... dẫn đến hiệu quả FDI đạt được chưa cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn hạn chế; cơ cấu

lao động theo ngành còn nhiều bất hợp lý [2]

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 16

- Về chất lượng nguồn nhân lực:

Như mục 3.1.2.1 đã nhận định, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng có dân cư đông đúc, có nguồn lao động dồi dào với lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đông đảo hơn so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Mặc dù vậy, chất lượng nguồn nhân lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể là:

+ Trình độ nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng trong hiện tại cũng như trong tương lai gần

Vùng KTTĐ Bắc Bộ là địa bàn tập trung nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng, đặc biệt là các lĩnh vực cơ khí chế tạo, khai thác than (chiếm 90% năng lực cả nước), vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, điện, điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm ,...

Như vậy, để đáp ứng mục tiêu phát triển KT -XH trong vùng, trong những năm tới đây, vùng KTTĐ sẽ có nhu cầu rất lớn về lao động, đặc biệt là nguồn lao động có kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao. Tuy vậy, cho đến nay, vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn chưa có kế hoạch xây dựng những cơ sở đào tạo nghề đúng tầm cho toàn vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng như cho vùng Đồng bằng sông Hồng và cho cả miền Bắc.

+ Kỹ năng mềm của người lao động còn thiếu

Bên cạnh sự thiếu hụt về trình độ tay nghề, người lao động ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn thiếu kỹ năng cơ bản quyết định sự thành công trong công việc, đó là kỹ năng mềm. Mặc dù vậy, các kỹ năng mềm cần có ở người lao động trong thời đại ngày nay như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng học và tự học, khả năng lắng nghe, thái độ cầu tiến, khả năng tổ chức và sắp xếp công việc,... dường như


người lao động không được trang bị thông qua nội dung chương trình đào tạo nghề. Trong khi đó, bản thân người lao động lại không có sức ép để tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết đó. Điều này đã tạo nên tính trì trệ, thiếu sáng tạo, thiếu tự chủ, thiếu tinh thần trách nhiệm ở người lao độn g. Những tính cách này hoàn toàn không phù hợp với môi trường làm việc hiện nay, môi trường làm việc của một nền kinh tế tri thức.

+ Tác phong và ý thức làm việc của người lao động còn kém

Do chịu ảnh hưởng của nền sản xuất nông nghiệp nên tác phong làm việc công nghiệp vẫn chưa được hình thành ró nét ở người lao động vùng KTTĐ Bắc Bộ. Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế hiện đang là rào cản lớn làm nản lòng các nhà ĐTNN.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do năng lực cung ứng lao động qua đào tạo nghề của mạng lưới đào tạo nghề trong vùng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác đào tạo nghề trong vùng hiện vẫn chưa gắn với thực tế sử dụng, nhiều lao động sau khi tốt nghiệp đến làm việc tại doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn thiếu và lạc hậu; chương trình, nội dung đào tạo chưa theo kịp yêu cầu... Đây là những cản trở không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng.

- Về cơ cấu lao động theo ngà nh: Cơ cấu lao động theo ngành của vùng hiện

đang thể hiện nhiều bất hợp lý, cụ thể như sau:

+ Nguồn nhân lực tập trung khá đông ở khu vực nông thôn và làm việc trong khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng nguồn nhân lực nông thôn cao trong đó chyếu chưa qua đào tạo sẽ gây áp lực lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cũng như ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của vùng (xem mục 3.1.2.1).

+ Nguồn nhân lực trong công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở những ngành có năng suất thấp, sử dụng lao động thủ công là chí nh. Các ngành kỹ thuật, công nghệ cao, các ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng như vật liệu mới, tự động hóa, công nghệ sinh học... rất thiếu lao động.

+ Nguồn nhân lực có trình độ cao (trình độ đại học và trên đại học) chủ yếu tập trung trong lĩnh vực đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, lĩnh vực Đảng, Nhà nước và đoàn thể và tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Các lĩnh vực này hiện đang sử dụng 60% nhân lực có t rình độ sau đại học của vùng. Nguồn nhân lực qua đào tạo ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán... ngày


càng đông, trong khi đó, nguồn lao động qua đào tạo ở các lĩnh vực kỹ thuật có xu hướng ngày một giảm (xem mục 3.1.2.1).

Tất cả những biểu hiện trên dẫn đến hiện tượng mất cân đối trong phát triển

các ngành trong vùng, xuất hiện tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” nguồn nhân lực qua đào tạo ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đáp ứng yêu cầu của các nhà ĐTNN vnguồn nhân lực chất lượng cao và là thách thức cho việc thu hút FDI vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Năm là, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém

Mặc dù vùng KTTĐ Bắc Bộ có kết cấu hạ tầng tương đối thuận tiện hơn so với

các vùng khác trong cả nước, song vẫn còn kém xa so với yêu cầu phát triển. Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị mặc dù đã được nâng cấp, cải tạo phần lớn, nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu mở rộng qui mô phát triển các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế như dịch vụ cảng biển, vận chuyển kho bãi, du lịch, công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển, phát triển các khu kinh tế, khu công nghệ cao, phát triển các đô thị hạt nhân.

Phần lớn công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm có tính liên kết vùng và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; một số dự án đầu tư có tính đột phá trong phát triển kinh tế nhằm tạo giá trị gia tăng cao, phát triển nguồn nhân lực cao chậm triển khai... đã hạn chế vai trò động lực của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Việc phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không; đặc biệt là xây dựng cảng nước sâu, mạng lưới đường cao tốc; hệ thống giao thông nội đô Hà Nội, hệ thống cấp, thoát nước cho các thành phố tuy có triển khai nhưng chậm và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Các tuyến đường quan trọng liên kết vùng như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Thái Nguyên; đường cao tốc tuyến Hà Nội - Lào Cai; đường xe điện ng ầm, đường sắt nội đô Hà Nội và nối đường sắt Hà Nội - Hoà Lạc chậm xây dựng.

Sáu là, các ngành công nghiệp hỗ trợ ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn chưa phát triển

đảm bảo cho FDI theo hướng PTBV

Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng với quá trình CNH, HĐH đất nước. Nó được xem như là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển


và thu hút ĐTNN. Thế nhưng đến nay, đây vẫn được xem là điểm yếu lớn nhất trong nền kinh tế nước ta.

Theo kết quả khảo sát được công bố tháng 12/2012 của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) về khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) của Nhật Bản tại Việt Nam, sức cung ứng địa phương của các doanh nghiệp Nhật Bản về nguyên liệu và linh kiện phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam chỉ đạt mức 28,7%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia lớn khác ở châu Á. Chẳng hạn mức cung ứng địa phương tại Trung Quốc đạt 59,7% và Thái Lan là 53,0%.

Nếu chỉ xét riêng trong ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam, hiện chỉ có khoảng gần 300 doanh nghiệp cung ứng đủ sức để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô, Việt Nam chỉ có khoảng 50 nhà cung cấp phụ tùng có đủ năng lực để tham gia vào các chuỗi cung ứng cho các tập đoàn sản xuất ôtô lớn. Dù trong thời gian qua, chúng ta đã có nhiều ưu đãi nhằm nội địa hóa ngành công nghiệp sản xuất ôtô nhưng đến nay trên 90% linh kiện sản xuất ôtô đều phải nhập khẩu. Đây là một con số rất thấp nếu đem so sánh với con số 400 nhà cung cấp của Malaysia và 2.500 nhà cung cấp của Thái Lan.

Hiện nay, đa số các nguyên phụ liệu ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu từ nước

ngoài, nguồn trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Chẳng hạn như bông, hàng năm chúng ta cần khoảng 400.000 tấn, nhưng trong nước chỉ đá p ứng được 3.000 tấn (chiếm tỷ lệ 0,75%); xơ nhân tạo cần 400.000 tấn, nhưng trong nước chỉ đáp ứng được 120.000 tấn (30%); vải sợi cần 6 tỷ mét/năm, nhưng trong nước chỉ đáp ứng được 800 triệu mét, phụ liệu dệt may phải nhập khẩu 70%, 100% máy móc, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm dùng cho dệt, kéo sợi đều phải nhập khẩu...

Sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ khiến cho tỉ lệ nội địa hóa

ngành công nghiệp của Việt Nam hiện rất khiêm tốn. Hiện nay tỉ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp Việt Nam chỉ ở mức 13,1%. Trong khi đó tỉ lệ này ở Indonesia là 20,6%, Thái Lan và Malaysia trên 22%.

Sự kém phát triển của ngành công nghệp hỗ trợ ở Việt Nam là do các nguyên nhân sau đây:

- Thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước: Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg do Thủ tướ ng Chính phủ ban hành ngày 22-2-2011 vchính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ được coi là lời tuyên bố ủng hộ chính thức đầu tiên của Chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên từ đó đến nay,


chưa có một chính sách mới nào để cụ thể hóa sự hỗ trợ đó đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp được đề cập đến trong Quyết định này còn rất chung chung, được ghi tại Điều 4 như sau: “Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xem xét áp dụng cơ chế ưu đãi thích hợp. Chủ đầu tư xây dựng dự án theo quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các cơ chế ưu đãi thích hợp, t rình Hội đồng thẩm định dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định” . Do đó, chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tới được các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn và vẫn đang trong tình trạng loay hoay tìm hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Khó khăn nhất của các DNN&V vẫn là vốn, trong đó có khoảng 30% DNN&V vay được vốn từ ngân hàng, 90% là không tiếp cận vốn vay ưu đãi; 42% doanh nghiệp không thể vay được vốn; 71% doanh nghiệp vay vốn với lãi suất cao trên 17% [111].

- Năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

Các doanh nghiệp Việt Nam bị các doanh nghiệp Nhật đánh giá quá quen với môi trường được bao cấp, không quen với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt cả về sản xuất cũng như dịch vụ. Điều này dẫn đến sản xuất công nghiệp phụ trợ Việt Nam khó phát triển. Cụ thể khi doanh nghiệp Nhật tiếp cận với nhà sản xuất Việt Nam và đưa ra mẫu sản phẩm không cùng mẫu sản xuất có sẵn để sản xuất thử thì doanh nghiệp Việt Nam nản chí ngay vì ngại mất thời gian, không thực hiện... Vì thế, hầu hết các nguyên liệu và linh kiện công nghiệp đều phải nhập khẩu.


Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ


4.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2011-2020

4.1.1. Cơ sở hình thành định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng

phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

4.1.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Bối cảnh quốc tế

+ Thuận lợi:

Tình hình kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi giai đoạn khủng hoảng năm 2008, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng. Dòng vốn FDI toàn cầu được đánh giá là đã vượt qua đáy của sự suy giảm và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang nổi tiếp tục là điểm đến của các nhà ĐTNN, trong đó có Việt Nam. Theo khảo sát PCI - Doanh nghiệp có vốn ĐTNN năm 2011 của Dự án AUSAID/VCCI, những yếu tố được các nhà ĐTNN đánh giá là hấp dẫn ở Việt Nam vẫn là sự ổn định chính trị xã hội, nguồn lao động giá rẻ và các ưu đãi đầu (ưu đãi về thuế và đất đai).

Sự kém hấp dẫn do công suất của nền kinh tế đã vượt quá nhu cầu bởi hậu quả của việc đầu tư “nóng” và chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc đã khiến cho luồng vốn FDI trên thế giới có xu hướng chuyển hướng sang các nước ASEAN láng giềng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng đón nhận dòng vốn FDI của thế giới.

Lĩnh vực đầu tư trên thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc và hướng mạnh vào phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực viễn t hông và công nghệ thông tin. Lĩnh vực này ở Việt Nam tuy còn nhiều bất cập trong cả trong chính sách điều hành lẫn thực thi, nhưng vài năm trở lại đây đã bắt đầu có tín hiệu khả quan với sự xuất hiện của các tập đoàn công nghệ cao như tập đoàn Intel, Foxconn,... Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho vùng KTTĐ Bắc Bộ trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này do vùng được đánh giá là có lợi thế về chất lượng nguồn lao động hơn so với các vùng KTTĐ khác trong cả nước.


+ Khó khăn, thách thức:

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng.

Việc tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước càng trở thành phổ biến. Nền kinh tế tri thức đang trở thành xu thế phát triển mới, do đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới tuy đã có dấu hiệu vượt qua khủng hoảng kinh tế nhưng sự phục hồi còn diễn ra chậm và vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Do đó, vẫn còn có nhiều khó khăn, trở ngại đối với các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia trong việc triển khai các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Theo kết quả Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009 - 2011 vừa công bố của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), 79% các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đang phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính, 85% các tập đoàn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu trong khi con số này chỉ là 40% theo WIPS 2008-2010. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia (MNCs, một nguồn FDI lớn) bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của suy thoái ki nh tế dẫn tới các chính sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị trường chứng khoán đi xuống và giảm lợi nhuận của các tập đoàn. Thêm vào đó, các MNCs còn phải đối mặt với những thay đổi khó lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phó với khủng hoảng.

Trong bối cảnh đó, cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN trên thế giới và trong khu vực sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc đã và đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư nhằm cạnh tranh thu hút ĐTNN từ các nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Điều này tạo nên thách thức lớn đối với Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022