Khó Khăn Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ


máy xi măng ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng; sét cao lanh và silic cát phục vụ cho công nghiệp thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn tập trung ở Vân Đồn - Quảng Ninh và Cát Bà - Hải Phòng.

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế du lịch với tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái đồng bằng, rừng núi, bờ biển và biển đảo, trong đó ở nhiều nơi có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ mát bãi biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia, quốc tế như vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Ba Vì, Suối Hai, Tam Đả o. Ngoài ra còn rất nhiều các bãi biển, danh thắng và hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền thống... tạo khả năng phát triển du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

+ Với bờ biển chạy dài, có một số vũng, vịnh, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tiềm năng xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu có trọng tải lớn, phát triển khu kinh tế du lịch ven biển và biển đảo. Ngoài ra, vùng còn có nguồn lợi thủy sản phong phú, tiềm năng sa khoáng sản dồi dào và triển vọng khai thác dầu khí để phát triển các ngành công nghiệp khai thác biển.

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ có dải đất chuyển tiếp giữa Miền núi Trung du Bắc Bộ với Đồng bằng sông Hồng thuận tiện cho việc phân bố các khu công nghiệp, các đô thị mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất nông nghiệp.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Vùng KTTĐ Bắc Bộ có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ và chất lượng khá tốt.

+ Hệ thống đường bộ: bao gồm các đường quốc lộ số 1, 2, 3 5, 6, 10, 18, chạy qua các tỉnh trong vùng. Ngoài ra còn có các đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã có kết cấu mặt đường bê tông hoặc bê tông nhựa, đường liên thông cũng có tới khoảng 70% là bê tông gạch vỡ, bê tông đá sỏi, số còn lại là đường cấp phối và 100% số xã có đường ô tô đến tận trụ sở UBND xã. Hệ thống giao thông đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại của dân cư từ nơi này đến nơi khác và vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

+ Hệ thống đường thuỷ: vùng KTTĐ Bắc Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 375km với khoảng 675km2 mặt nước biển và có hệ thốn g cảng biển gồm: 2 cụm cảng lớn Hải Phòng, Quảng Ninh với 28 cảng, trong đó có 3 cảng tổng hợp là Hải Phòng, Cái Lân và Đình Vũ cho tàu có trọng tải 10.000 - 50.000 DWT ra vào thuận tiện; 6 cảng tổng hợp địa phương; 19 cảng chuyên dùng với công suất 20 tri ệu tấn/năm.

+ Hệ thống đường hàng không: Vùng KTTĐ Bắc Bộ có 2 sân bay. Năm 2010, sân bay quốc tế Nội Bài đã vận chuyển 9,5 triệu lượt hành khách, tăng 20% so với năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.


2009. Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ xây dựng đường cất hạ cánh mới để có thể tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn như A380, B777; sân đỗ tiếp nhận 88 máy bay và sau khi hoàn thành nhà ga T2, sẽ xây dựng nhà ga T3, T4 để có thể tiếp nhận 50 triệu hành khách một năm. Sân bay quốc tế Cát Bi Hải Phòng đã quy hoạch, xây dựng mở rộng để đến 2025 có thể tiếp nhận 2 triệu lượt khách và 17000 tấm hàng hoá một năm.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 10

+ Hệ thống đường sắt: vùng KTTĐ Bắc Bộ có trục đường sắt Hải Phòng - Hà

Nội, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - TP Hồ Chí Minh chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hành khách, hàng hoá từ địa phương này đến địa phương khác trong vùng và các địa phương khác trong cả nước.

- Về qui mô và trình độ phát triển

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ có qui mô lớn thứ hai trong các vùng KTTĐ của cả nước, chỉ đứng sau vùng KTTĐ phía Nam. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 11,94%/năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân các vùng KTTĐ và vùng KTTĐ phía Nam), trong đó thu nhập bình quân đầu người của vùng năm 2010 là 31,2 triệu đồng/người ( vùng KTTĐ phía Nam đạt 45,5 triệu đồng/người , vùng KTTĐ miền Trung đạt 20,9 triệu đồng/người , vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long đạt 25,4 triệu đồng/người ). Tổng thu ngân sách giai đoạn 2006-2011 của vùng KTTĐ Bắc Bộ chiếm tỷ trọng 35,1% so với cả nước (chỉ thấp hơn vùng KTTĐ phía Nam có tỷ trọng thu ngân sách cao nhất chiếm 45,4% so cnước ). Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt 17,056 tỷ USD chiếm 23,61% so với cả nước ( vùng KTTĐ phía Nam đạt 35,931 tỷ USD chiếm 60,08%). Tính đến tháng 12/2012, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã thu hút được 3.779 dự án, với tổng vốn đăng ký 43,8 tỷ USD chiếm 22,13% so cả nước (chỉ xếp sau vùng KTTĐ phía Nam với 8.189 dự án với tổng vốn đăng ký , đạt 98,98 tỷ USD, chiếm 50,01% so cả nước) [16].

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng tập trung nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều quy mô theo lao động và vốn khác nhau. Các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo số lao động đến 31/12/20 10 là 78.474 doanh nghiệp, trong đó có 569 doanh nghiệp có từ 300 đến 499 lao động; 384 doanh nghiệp có từ 500 đến 999 lao động; 288 doanh nghiệp có từ 1000 đến 4999 lao động và chỉ có 29 doanh nghiệp có trên 5000 lao động. So với vùng KTTĐ phía Nam chỉ bằng hơn 63% tổng số và 59,5% số doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên. Phân theo quy mô vốn có 17.036 doanh nghiệp có vốn từ 10 tỉ đồng đến 50 tỷ đồng; 4053 doanh nghiệp có vốn từ 50 tỉ đồng đến dưới 500 tỉ đồng và 674 doanh nghiệp có vốn trên 500 tỉ đồng. Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỉ đồng đến dưới 50 0 tđồng của vùng


KTTĐ phía Nam nhiều gấp gần 1,7 lần và số doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng gấp 1,8 lần so với vùng KTTĐ Bắc Bộ [84 và tính toán của tác giả]1.

+ Cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ chuyển dịch theo hướng tiến bộ, trong đó tỷ trọng của ngành công nghiệp năm 2011 là 47,1%; nông -lâm - thủy sản là 15,2% và dịch vụ là 37,7% [84 và tính toán của tác giả]. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi trong phát triển công nghiệp với các ngành nổi bật như: lắp ráp điện tử bán dẫn, tin học, nhiệt điện , khai thác than, thép, cơ khí chế tạo, đóng và lắp ráp phương tiện giao thông đường thủy, lắp ráp ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng cao cấp, dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm, rượu bia. Ngành dịch vụ và du lịch của vùng cũng rất phát triển, đặc biệt là dịch vụ tài chính, ngân hàng.

- Về khả năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

+ Về số lượng lao động: Vùng KTTĐ Bắc Bộ có tổng dân số năm 2011 là 14.686 nghìn người với mật độ dân số gần 942 người/km2, trong khi đó mật độ dân số cả nước là 266 người/km2, vùng KTTĐ phía Nam cũng chỉ có 578 người/km 2. Dân sđô thị là 5401,4 nghìn người chiếm 3 6,8%, mức bình quân cả nước là 31,8%, nông thôn là 9284,6 nghìn người chiếm tỷ lệ 63,2% tổng dân số cả vùng, so với tỉ lệ 68,2% của cả nước. Hầu hết các tỉnh trong vùng có tốc độ tăng dân số năm 2011 thấp hơn 1%, riêng Quảng Ninh tăng 1,14%, Hà Nội tăng 1,39% bình quân cả vùng không cao hơn tỷ lệ tăng dân số cả nước 1,05%. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2005 là 7.634,4 nghìn người, năm 2011 là 8303 nghìn người, tăng 8,7% so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 1,45%. Căn cứ tỷ lệ lao động đang làm việc so với dân số thì số lượng lao động làm việc ở thành thị năm 2005 khoảng 2.210,4 nghìn người, nă m 2011 khoảng 2885,7 nghìn người , tăng 30,5% so với năm 2005, bình quân tăng 5,1%/năm; lao động đang làm việc ở nông thôn năm 2005 có khoảng 5424,1 nghìn người, năm 2011 khoảng 5417,3 nghìn người , giảm 6800 người. [ 84 và tính toán của tác giả].

+ Về chất lượng nguồn lao động: Đây là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu khoa học, nhiều trường đại học, cao đẳng, 29 trường cao đẳng nghề và hơn 161 cơ sở đào tạo nghề, trong đó trung cấp kỹ thuật chiếm 35%; nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, nên hội tụ nhiều cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ khoa học, chuyên môn, kỹ thuật giỏi của cả nước, kiều bào nước ngoài, chuyên gia cao cấp từ các nước trên thế giới và khu vực. Chỉ tính riêng các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân là cán bộ giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng năm học 2011-2012 trong vùng



1 Đây là những số liệu chính thức trong Niên giám thống kê, còn trên thực tế, số doanh nghiệp và qui mô doanh nghiệp thay đổi liên tục, nhất là năm 2012, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Theo Báo cáo của Cục Quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 31 -12-2012, số doanh nghiệp trong cả nước dừng hoạt động và giải thể lên tới 31,5% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập.


đã tới 29.720 người chiếm 35,3% của cả nước và bằng 13 0,6% của vùng KTTĐ phía Nam. Số bác sĩ, dược sĩ cao cấp, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư công tác trong các cơ sở y tế là 8.618 người bằng 15,9% so với cả nước và bằng 7 6,8% của vùng KTTĐ phía Nam; 4.953 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học; hàng trăm nghìn giáo viên trung học và cán bộ thuộc các bộ, ngành, cơ quan đoàn thể Trung ương, cán bộ các địa phương, cá c tập đoàn, doanh nghiệp... có trình độ đại học, trên đại học. Ngoài ra, trong vùng còn có hơn 753.049 sinh viên cao đẳng, đại học và 118.321 sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp. Đây là lực lượng dự bị đông đảo sẵn sàng bổ sung cho đội ngũ lao độn g chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng. Trong khi đó, số sinh viên đại học, cao đẳng của vùng KTTĐ phía Nam chỉ có 454.542 người bằng 60,3% và số sinh viên trung cấp chuyên nghiệp là 113.831 người, bằng 96,2% của vùng KTTĐ Bắc Bộ [84 và tính toán của tác giả].

Nhìn chung, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ cao ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đông đảo hơn so với các vùng kinh tế khác trong cả nước.

+ Về các cơ sở đào tạo và nghiên cứu: So với các vùng kinh tế khác, vùng KTTĐ Bắc Bộ có trình độ dân trí và tỷ lệ lao động được đào tạo cao hơn hẳn. Đồng thời, vùng KTTĐ Bắc Bộ còn là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu khoa học cấp quốc gia như: Viện khoa học và công nghViệt Nam, Viện khoa học xã hội và nhân văn quốc gia và các Viện và trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành như: Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, Viện ứng dụng công nghệ, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện khoa học sở hữu trí tuệ, Viện đánh giá khoa học và công nghệ, Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng, Trung tâm nghiên cứu phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Trung tâm tin học, Viện khoa học giáo dục, Viện toán cao cấp, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,... Nhiều Viện nghiên cứu của các bộ, ngành, các viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ của các tập đoàn kinh tế... Ngoài ra còn có các viện nghiên cứu khoa học trực thuộc các tỉnh, thành phố trong vùng. Số lượng cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghcủa Trung ương và địa phương, toàn vùng có trên 600 cơ sso với 1200 cơ strong cả nước , chiếm trên 50%. Tóm lại, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tiềm năng nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ lớn nhất, hơn hẳn các vùng KTTĐ khác trong cả nước. Đây là đặc điểm nổi trội cho phát triển kinh tế tri thức và PTBV của vùng.

3.1.2.2. Khó khăn và thách thức đặt ra đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Hệ thống cơ chế chính sách chưa phản ánh một cá ch đầy đủ và cụ thể về các tính chất và đặc thù của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Còn thiếu những chính sách qui định rõ


những lĩnh vực được khuyến khích phát triển và những lĩnh vực cần hạn chế phát triển đối với vùng; các chính sách đào tạo nguồn nhân lực; các chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư về thuế, về giá thuê đất và các chính sách trợ cấp khác để khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào các vùng khó khăn.

- Sự liên kết, phối hợp vùng còn kém hiệu quả, thể hiện ở mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội và thu hút FDI trong nội bộ từng vùng chủ yếu mới được tiến hành một cách tự phát, nhỏ lẻ trên một vài lĩnh vực. Việc triển khai hợp tác phát triển kinh tế - xã hội chưa được hoạch định theo định hướng, chiến lược chung của toàn vùng. Các cấp, các ngành địa phương và đơn vị cơ sở chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của hợp tác đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, của vùng và cả nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi tỉnh, địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, sự thiếu liên kết, phối hợp vùng trong thu hút và quản lý hoạt động FDI còn dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao. Đầu tư chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành, vùng nên có sự chồng chéo, lãng phí, sản phẩm trùng lặp, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép lẫn nhau để thu hút FDI [79, tr.125].

- Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng đất chật người đông, quỹ đất tính trên đầu người

thấp nhất cả nước, mật độ dân cư rấ t cao, dân số nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp,... chính là những thách thức cho vùng trong việc tổ chức sản xuất lớn, hiện đại; quản lý và khai thác có hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đây cũng là những thách thức không nhỏ trong việc thu hút và kêu gọi ĐTNN.

- Mặc dù vùng KTTĐ Bắc Bộ được đầu tư khá lớn từ các nguồn ngân sách trung ương và địa phương cho các hoạt động đào tạo và dạy nhưng chất lượng lao động qua đào tạo nghề vẫn ở mức thấp, chưa xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của vùng về số lượng nguồn lao động. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực của vùng sẽ là rào cản lớn trong việc thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, những ngành công nghiệp mũi nhọn. Bên cạnh đó, tác phong công nghiệp trong lao động và sinh hoạt chưa được hình thành một cách rõ nét. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

- Vùng KTTĐ Bắc Bộ tập trung nhiều dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Do đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiệp và do quá trình đô thị hóa ngày càng tăng và đã đến mức báo động. Đây chính là thách thức lớn đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ giữa một bên là tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế , mở rộng qui mô phát triển công nghiệp với một bên là mục tiêu PTBV về môi trường.


3.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2003 ĐẾN NAY

3.2.1. Khái quát tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

3.2.1.1. Về số lượng, vốn đăng ký và qui mô dự án FDI

- Về số lượng dự án FDI:

Số lượng dự án FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -7/2012 có xu hướng gia tăng, song thiếu tính ổn định. Năm 2003, vùng KTTĐ Bắc Bộ thu hút được 181 dự án FDI, năm 2004 số lượng dự án FDI giảm nhẹ so với năm 2003 là 8%. Giai đoạn 2004-2008, số lượng dự án FDI ở vùng KTTĐ bắt đầu tăng trở lại và đạt mức cao nhất vào năm 2008 với 511 dự án. Mặc dù vậy, tốc độ tăng số dự án FDI trong giai đoạn này không ổn định: năm 2005 tăng 32,3%; năm 2006 tăng 51,5%; năm 2007 tăng 43%; năm

2008 tăng 6,7%; giảm mạnh vào năm 2009 (giảm 23,5% so với năm 2008); năm 2010

tăng nhẹ 3,3% và giảm 3,7% vào năm 2011.

Lũy kế từ 1/1/2003 đến 20/7/2012, vùng KTTĐ Bắc Bộ có 3.239 dự án FDI còn hiệu lực. Nếu so sánh với các vùng KTTĐ khác, giai đoạn 2003-7/2012, vùng KTTĐ Bắc Bộ thu hút được nhiều gấp 8,8 lần số dự án FDI vào vùng KTTĐ miền Trung (364 dự án) và chỉ bằng ½ số dự án FDI vào vùng KTTĐ phía Nam (6.245 dự án). (xem biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1: So sánh số dự án FDI ở 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị tính: triệu USD


1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

891

934

624

624

625

579

610

450

500

479

511

391

408

404

389

181

221

335

167

20

12

25

30

57

49

39

43

59

161

30

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Vùng KTTĐ Bắc Bộ

Vùng KTTĐ phía Nam

Vùng KTTĐ miền Trung

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012 .


- Về vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện:

Vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Bắc Bộ trong giai đoạn 2003-2011 có sự biến động không đều. Nếu như năm 2003, vốn FDI đăng ký vào vùng đạt mức 1.634 triệu USD thì đến năm 2004 lại chỉ đạt 980 triệu USD, giảm 40% so với năm 2003. Giai đoạn 2004-2008, lượng vốn FDI đăng ký vào vùng tăng rất nhanh với kết quả năm sau cao hơn năm trước và đạt mức kỷ lục vào năm 2008 với 8.795 triệu USD. Năm 2009, lượng vốn FDI đăng ký giảm xuống chỉ còn 856 triệu USD, giảm 90,3% so với năm 2008. Trong hai năm tiếp theo, vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Bắc Bộ lại tiếp tục tăng trở lại với 3.503 triệu USD (2010) và 4.488 triệu USD (2011) (xem biểu đồ 3.2). Như vậy, giai đoạn 2003- 2011, vùng KTTĐ Bắc Bộ thu hút được 34.620 triệu USD vốn FDI.

So với vốn FDI đăng ký, vốn FDI thực hiện ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt được tương đối thấp với tốc độ tăng chậm. Tính chung cho cả giai đoạn 2003 -2011, số vốn FDI thực hiện giải ngân ở vùng là 11,5 triệu USD, đạt 33.3% so với vốn FDI đăng ký trong cùng giai đoạn, trung bình đạt mức 1,3 triệu USD/năm. Năm 2009, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn FDI đăng ký ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt mức cao nhất là 195%; tỷ lệ này thấp nhất vào năm 2007 vói 14,7%.

Biểu đồ 3.2: Vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2011

Đơn vị tính: triệu USD


10000

9000

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

7863

8795

4488

3503

2904

3593

2537

1634

1669

2238

980

396

588

779

1157

1661

511

856

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn đầu tư đăng ký Tổng vốn thực hiện

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012.

Như vậy, có thể khẳng định lượng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Bắc Bộ là rất khả quan, song nếu so sánh với các vùng KTTĐ khác trong cả nước, vùng


KTTĐ Bắc Bộ thu hút được lượng vốn FDI đăng ký nhiều hơn so với vùng KTTĐ miền Trung (10.481 triệu USD) và thấp hơn so với vùng KTTĐ phía Nam (73.701 triệu USD). Kết quả này được biểu diễn qua biểu 3.3 dưới đây:

Biểu đồ 3.3: So sánh tổng vốn FDI đăng ký ở 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn 2003-7/2012

Đơn vị tính: triệu USD


25,000

23,004

20,000

15,000

10,777

10,000

9,374

8,795

7,863

7,612

6,433

4,798 4,488

5,570

5,000

1,855

1,634

72

3,290

2,904

3,593

3,503

980

39

2,655

105

1,485 1,503

1,385

856

3,134

1,922

270

589

235

0

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Vùng KTTĐ Bắc Bộ

Vùng KTTĐ phía Nam

Vùng KTTĐ miền Trung

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012


- Về qui mô dự án FDI:

Biểu 3.4 dưới đây cho thấy q ui mô các dự án FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012 ch yếu là qui mô vừa và nhỏ với mức bình quân là 11 triệu USD/dự án (vùng KTTĐ phía Nam là 12 triệu USD/dự án và vùng KTTĐ miền Trung là 29 triệu USD/dự án). Bình quân vốn đăng ký FDI vào một dự án hoạt động đạt mức thấp nhất vào năm 2009 với khoảng 2 triệu USD/dự án, cao nhất là năm 2008 với 17 triệu USD/dự án. Trong khi đó, vùng KTTĐ phía Nam đạt qui mô bình quân dự án cao nhất vào năm 2006 (19 triệu USD/dự án) và năm 2008 (25 triệu USD/dự án); vùng KTTĐ miền Trung có qui mô bình quân dự án cao nhất vào các năm 2006 (50 triệu USD/dự án); 2007 (26 triệu USD/dự án); 2008 (28 triệu USD/dự án) và năm 2010 (112 triệu USD/dự án). Như vậy, dễ dàng nhận thấy, vùng KTTĐ phía Bắc và vùng KTTĐ phía Nam tuy chiếm số lượng dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký cao hơn so với vùng KTTĐ miền Trung, song lại có qui mô bình quân dự án thấp hơn so với vùng KTTĐ miền Trung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022