Bài Học Kinh Nghiệm Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Đối Với Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ


biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư. Chính sự chuyên môn hóa và tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà ĐTNN có quốc tịch khác nhau. Để thu hút các nhà ĐTNN, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài.

Một đặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của Thái

Lan đó là Chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan đã thành lập Ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hiện nay, Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị - phụ tùng

- linh kiện và dịch vụ. Một ví dụ điển hình về sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan đó là trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Từ chỗ từng bước nội địa hóa phụ tùng, đến nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ôtô với linh kiện - phụ tùng được sản xuất tại chỗ. Mặc dù chỉ có 15 nhà máy lắp ráp, nhưng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng. Chính phủ Thái Lan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996): 40% đối với xe tải nhỏ, 54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải được sản xuất trong nước.

Hiện nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đ ã phát triển đáp ứng yêu cầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà ĐTNN đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này không những đã kéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ng ay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính các nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một nền kinh tế thành công nhất trong việc thu hút FDI ở trong khu vực và trên thế giới. Quá trình thu hút FDI của Trung Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn: (i) Giai đoạn thăm dò (1979 -1985); (ii) Giai đoạn phát triển ổn định (1986- 1991); (iii) Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992-2000) và (iv) Giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (2001- nay). Trong đó, giai đoạn từ khi Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO đến nay đã tạo ra những lợi thế mới về thu hút FDI ở nước này, trung bình mỗi năm Trung Quốc có thể thu hút được 60 tỷ USD FDI.

Năm 2003, theo đánh giá của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước nhận được FDI lớn nhất thế giới. Cụ thể là, trong năm này, FDI của các nước thuộc OECD - bao gồm các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh và Ý- là 384 tỉ USD (giảm 28% so với năm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

2002). Riêng Trung Quốc thu hút 53 tỉ USD so với Pháp 47 tỉ, Anh 14,6 tỉ, Đức 12 tỉ (giảm 65%). Trong khi đó, Ấn Độ - nền kinh tế số 3 châu Á - chỉ nhận được 4 tỉ USD FDI nhưng vẫn còn hơn Nga với... 1 tỉ USD - một "thành tích" tệ hại nhất của nước này kể từ giữa những năm 90. Riêng Mỹ cũng thụt lùi khi năm qua thu hút được 40 tỉ USD so với 72 tỉ một năm trước đó và 167 tỉ năm 2001 [105]. Đến năm 2005, Trung Quốc đạt con số FDI tới 100 tỷ USD (trong khi suốt thập kỷ 90, tổng FDI vào Trung Quốc chưa đầy 250 tỷ USD). Lĩnh vực dịch vụ vượt lĩnh vực chế biến và trở thành "động lực" thu hút FDI của Trung Quốc trong giai đoạn tới. Gần đây nhất, năm 2012, Báo cáo mới nhất của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cũng nhận định Trung Quốc đã trở thành quốc gia thu hút lượng FDI nhiều nhất thế giới, với lượng FDI chảy vào Trung Quốc trong 6 tháng năm 2012 đạt 59,1 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ so với

60.9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái; trong khi đó tại Mỹ lượng FDI giảm tới 39% và chỉ đạt 57,4 tỷ USD. Còn tính chung toàn cầu, FDI giảm 8% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 668 tỷ USD (VnExpress, 25-10-2012).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 9

Để thu hút thành công nguồn vốn FDI và từng bước vươn lên vị trí số một trên thế giới trong thu hút FDI, Trung Quốc đã trải qua nhiều lần điều chỉnh chính sách thu hút FDI phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt, giai đoạn từ 2006 đến nay .

Vào tháng 3/2006, Quốc Hội Trung Quốc đã công bố các mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh nhu cầu chuyển từ cách tiếp cận “phát triển bằng bất kỳ giá nào” của những năm gần đây sang thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Vào tháng 11/2006, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã công bố chính sách về FDI trong Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010, trong đó nhấn mạnh nhu cầu chuyển sang cách tiếp cận “chất lượng hơn là số lượng” trong thu hút FDI. Điều này cho thấy các mục tiêu trong thu hút FDI của Trung Quốc sẽ đồng bộ với các mục tiêu tổng quát của bản kế hoạch. Dưới đây là một số điều chỉnh chính sách đối với FDI của Trung Quốc theo hướng nâng cao chất lượng FDI:

Thứ nhất, đầu tư công phu và có trọng điểm vào việc x ây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và các qui định pháp lý có liên quan đến hoạt động FDI

Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà ĐTNN bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật ĐTNN, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghề được phép đầu tư được mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư.


Trung Quốc cũng công bố rộng rãi, công khai các kế hoạch phát triển kinh tế và tập trung hướng dẫn ĐTNN vào các ngành được khuyến khích phát triển.

Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư.

Thứ hai, chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng

Trung Quốc có thể nói là nền kinh tế thành công nhất trong việc xây dựng các đặc khu kinh tế nhằm thu hút các nhà ĐTNN. Mục tiêu xây dựng các đặc khu kinh tế của Trung Quốc là thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nâng cao trình độ kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng quan hệ với nước ngoài, phát triển kinh tế trong nước. Các nhà đầu tư khi vào sản xuất kinh doanh tại các đặc khu kinh tế (Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải, Hạ Môn và Hải Nam) được hưởng chế độ đặc biệt. Tùy theo đặc điểm và vị trí địa lý của từng đặc khu mà Trung Quốc có các chiến lược phát triển và chính sách ưu đãi khác nhau. Ví dụ, đặc khu Thâm Quyến, do liền kề với Hồng Công, nên rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Ở đây, nếu các doanh nghiệp sản xu ất những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao thì sẽ được miễn thuế sử dụng đất trong 5 năm đầu và giảm 50% trong những năm tiếp theo. Hoặc như ở đặc khu Chu Hải, nếu các doanh nghiệp có vốn FDI đang áp dụng công nghệ cao hoặc các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp thì được miễn trả tiền thuê đất. Các đặc khu kinh tế này được trao quyền giống như chính quyền cấp tỉnh trong việc điều tiết kinh tế và ban hành các văn bản quy định điều chỉnh.

Tại các đặc khu kinh tế, Trung Quốc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầ ng, phát triển đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng. Nhà nước cho phép địa phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để khuyến khích nhà ĐTNN tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi mới DNNN.

Với những chính sách đầu tư thông thoáng, linh hoạt cùng với nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và có chất lượng, các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã thu hút được một số lượng rất lớn các nhà ĐTNN. Hệ quả tất yếu là FDI vào trong nước tăng, trang thiết bị được nâng cấp hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động kinh tế được cập nhật, mức sống của người dân tại các đặc khu này được nâng cao. Đây là bài học kinh nghiệm đối với các vùng kinh tế khác ở Trung Quốc cũng như các nước khác trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư.

Thứ ba, chú trọng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI

Để tận dụng hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ khu vực FDI tới các doanh nghiệp trong ngành sản xuất trong nước, Trung Quốc đã tăng cường khuyến khích đầu tư của


các công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây để nâng cấp kết cấu kỹ thuật và ngành nghề, phát triển các ngành kỹ thuật cao. Với phương châm “dùng thị trường để đổi lấy kỹ thuật” , Trung Quốc đã đòi hỏi nghiêm túc việc chuyển giao bí quyết công nghcủa các nhà đầu tư từ Đức và Nhật Bản khi cho phép họ tham gia những dự án đầu tiên về đường sắt cao tốc, lập ra cơ sở sản xuất với hàng ngàn kỹ sư cao cấp để ứng dụng công nghệ mới, nên chỉ sau mấy năm hợp tác với nước ngoài, Trung Quốc đã sản xuất đượ c trang thiết bị, làm chủ được công nghệ, chẳng những có thể tự lực xây dựng được nhiều tuyến đường sắt trong nước có vận tốc trên 300km/h, mà còn bắt đầu chào hàng để xuất khẩu sang các nước khác với giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ động th u hút các nhà ĐTNN thành lập các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ (R&D) ngay trên đất nước mình, bằng cách cung cấp môi trường tốt để thu hút như: loại trừ thuế và các loại thuế nhập khẩu khác cho các thiết bị, sản phẩm xây dựng phòng thí nghiệm và hỗ trợ công nghệ sử dụng cho thí nghiệm. Nhiều doanh nghiệp FDI đã thiết lập các Trung tâm R&D độc lập ở Trung Quốc như: Microsoft, Motorola, Intel, Hon da, Siemens, Nortel,...

Thứ tư, chú trọng sàng lọc dự án FDI

+ Về cơ cấu FDI theo ngành: Theo NDRC, vấn đề chính trong thu hút FDI là chất lượng của dòng vốn FDI - khuyến khích thu hút FDI vào những ngành có giá trị gia tăng cao, giảm việc thu hút đầu tư không có kế hoạch của các chính quyền địa phương và áp dụng những tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn đối với các dự án đầu tư FDI. Chính phủ cũng khuyến khích đầu tư vào những ngành sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc những dự án có liên quan đến nghiên cứu và triển khai (R&D). Chính phủ sẽ tập trung ít hơn vào việc thu hút các dự án FDI đầu tư vào hoạt độn g chế tác lắp ráp và chế biến hàng xuất khẩu có giá trị thấp.

Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, các dự án đầu tư FDI không chỉ được nghiên cứu kỹ về các tác động môi trường mà còn được khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực BVMT. Theo đó, các nhà chức trách sẽ cố gắng thu hút FDI nhằm bổ sung cho nguồn vốn trong nước đầu tư vào các cơ sở xử lý chất thải (chi phí cho hoạt động này thường khiến các DNTN và các nhà chức trách địa phương không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về môi trường). Ngoài ra, Trung Quố c còn khuyến khích các dự án FDI phát triển hạ tầng giao thông, logistics, cải thiện công nghệ trong nông nghiệp. Mặt khác, Trung Quốc cấm hoặc hạn chế các doanh nghiệp hủy hoại môi trường, sử dụng nhiều năng lượng và các nguyên liệu thô,... FDI trong lĩnh vực khai mỏ cũng bị hạn chế.

+ Về cơ cấu FDI theo vùng: Khuyến khích phát triển hợ p tác giữa các vùng, khu vực của Trung Quốc. Để hạn chế sự mất cân đối vùng, miền trong phân bố FDI,


Trung Quốc đã khuyến khích các dự án vào khu vực phía Tây và miền Trung. Theo đó, danh mục đầu tư được khuyến khích cho những khu vực này đã được mở rộng trong Danh mục sửa đổi đầu tư vào miền Trung và miền Tây năm 2008. Những ưu đãi về thuế vẫn được áp dụng đối với khu vực này, trong khi giảm ưu đãi thuế nói chung ở những vùng khác.

+ Vcơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Trung Quốc hạn chế ĐTNN vào ớc

này thông qua hình thức M&A và mong muốn tiếp nhận các hình thức đầu tư mới (GI) để tạo ra nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ hơn tới nền kinh tế.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Một là, đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp và kịp thời điều chỉnh chính sách

về đầu tư sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng của đất nước trong từng thời kỳ

Để tăng cường thu hút FDI, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động FDI phù hợp với thông lệ quốc tế và tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư.

Chính sách ưu đãi đầu tư cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào ngành

nghề, lĩnh vực theo định hướng mới đồng thời phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng địa phương, chấm dứt tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả.

Hai là, làm tốt công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI của vùng KTTĐ gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững

Công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải được hình thành và xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của vùng; căn cứ và o thực trạng FDI của vùng trong định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ; định hướng, mục tiê u của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011-2020; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và xu thế phát triển của FDI thế giới sau khủng hoảng kinh tế.

Ba là, chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả trong việc phân cấp q uản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để đảm bảo hiệu quả của việc phân cấp cần có cần có sự phối hợp chặt chẽ và phân định trách nhiệm rõ ràng giữa cấp trung ương và địa phương trong phân cấp quản lý các hoạt động FDI. Đồng thời, quá trình phân cấp cần đi kèm với việc nâng cao khả năng của địa phương trong việc thẩm định và quản lý các dự án FDI.


Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững vùng KTTĐ

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động FDI phải được tiến hành thườ ng xuyên nhằm theo dõi quá trình triển khai thực hiện dự án FDI từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và trong suốt quá trình hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu, tiến độ và hiệu quả của dự án… Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát còn giúp cho các nhà quản lý phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm, yếu kém; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Năm là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đầu tư trực

tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ

Để có thể thu hút được nhiều dòng vốn FDI chất lượng hơn trong tương lai, vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải có những chính sách linh hoạt và dài hạn hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể là, trong những năm tới, vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải:

- Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của các nhà ĐTNN.

- Coi trọng chính sách giáo dục - đào tạo và việc xây dựng chính sách giáo dục phải phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực của nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Hthống giáo dục phải linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năn g khiếu của học sinh, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của mình.

Sáu là, chủ động, tích cực phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu PTBV ở vùng KTTĐ

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cần phải được coi là khâu đột phá nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI và từng bước tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hóa ở các ngành công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn, đảm bảo mục tiêu PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

Bảy là, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có chất lượng cao ở vùng KTTĐ

Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và chất lượng cao là một trong những trụ cột của sự phát triển, tạo nên sự kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và giữa vùng KTTĐ Bắc Bộ với các vùng kinh tế khác, tạo điều kiện t huận lợi cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là tạo thuận lợi trong việc thu hút và triển khai các dự án FDI.


Chương 3

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

3.1. TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Sự hình thành các vùng KTTĐ đã được chính thức hóa khi các Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng KTTĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các Quyết định số 747/1997/QĐ -TTg, Quyết định 1018/1997/QĐ -TTg và Quyết định 44/1998/QĐ-TTg vQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng KTTĐ quốc gia đến năm 2010, bao gồm vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ Trung Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong đó, theo Quyết định số 1018/1997/QĐ -TTg, vùng KTTĐ Bắc Bộ nằm trên lãnh thổ đồng bằ ng sông Hồng và vùng núi Đông Bắc được xác định bao gồm 5 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên.

Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 . Trong Quyết định này, quy mô của vùng KTTĐ Bắc Bộ đã được mở rộng thêm 3 tỉnh gồm Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

Tngày 1/8/2008, sau khi có Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp th3, Quốc hội khóa XII về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hoà Bình). Như vậy, kể từ năm 2008, vùng KTTĐ Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố là: Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã được hợp nhất để trở thàn h một phần của Thủ đô Hà Nội ). Vùng KTTĐ Bắc Bộ có tổng diện tích tự nhiên trên 15.593,9 km2, bao gồm cả 3 vùng sinh thái: vùng núi, trung du, đồng bằng và có địa hình phức tạp, là nơi tập trung đông dân cư với dân số năm 2010 là 14.476,8 nghìn người. Diện tích tự nhiên bình quân đầu người của vùng KTTĐ Bắc Bộ là 1077m2, chỉ bằng 28,2% so với diện tích tự nhiên bình quân đầu người của cả nước là 3808,4m 2 [84, tr.55, 58, 316]. Đây là trung tâm chính trị, văn hóa


và khoa học - công nghệ lớn nhất và đầu mối giao lưu quốc tế tập trung nhất của cả nước, trong đó hạt nhân là Thủ đô Hà Nội.

3.1.2. Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

3.1.2.1. Tiềm năng, lợi thế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biệt: có Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; có các cửa ra biển lớn để phục vụ cho cả vùng Bắc Bộ, cả phía Tây - Nam Trung Quốc, phía Bắc Lào, Thái Lan. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là đầu mối giao thương bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng không của cả vùng, cả nước với quốc tế. Ngoài các cụm cảng biển quan trọng nhất cả nước như các cảng lớn Hải Phòng và cảng Cái Lân, vùng KTTĐ Bắc Bộ còn có sân bay quốc tế Nội Bài, có các đường quốc lộ, đường sắt, đường sông toả đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Vùng KTTĐ Bắc Bộ có mặt tiền hướng ra biển Đông, có vị trí chiến lược đặc biệt qua n trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng cho cả vùng lớn và cả nước.

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng là cái nôi của ngành công nghiệp cả nước trước năm 1975. Đến nay, vùng đã hình thành một số khu công nghiệp lớn và tiêu biểu của cả nước. Các ngành công nghiệp chủ chốt của vùng như sản xuất xi -măng, đóng tàu, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, luyện cán thép, điện tử, tin học, chế biến lương thực, thực phẩm chất lượng cao... do các doanh nghiệp FDI của các nhà ĐTNN quản lý, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm. Vùng còn là trung tâm sản xuất điện năng lớn nhất miền Bắc với các nhà máy nhiệt điện lớn như Uông Bí, Phả Lại, Hòn Gai... , là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá lớn nhất nước với vùng mỏ than Quảng Ninh.

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ tuy không có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại khoáng sản quan trọng như: than đá tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh với trữ lượng đã tìm kiếm khoảng 3,5 tỉ tấn than antraxit (chiếm 98% so với cả nước) và tài nguyên dự báo khoảng 10,5 tỉ tấn. Tuy nhiên, các mỏ than khá phân tán, đa phần nằm sâu trong lòng đất nên khai thác khó khăn, hiệu quả khai thác không cao. Ngoài than antraxit, còn phát hiện than abitum với tài nguyên dự báo khoảng 210 tỉ tấn, tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, còn có đá vôi, loại vật liệu chủ yếu cho công nghiệp sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng, có trữ lượng lớn đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy xi măng Hoàng Thạch ở Hải Dương và khu nhà

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí