Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Tại Một Số Doanh Nghiệp Khác


một mạng lưới thu gom, xử lý lọc dầu thải và lọc nhiên liêu diesel (lọc thải) để bảo vệ môi trường.

Hệ thống thu gom lọc thải này là một hệ thống đặc biệt và rất hữu ích trong việc xử lý phân tách lọc thải giúp bảo vệ môi trường, đồng thời có thể tận thu khối lượng không nhỏ kim loại và dầu phế thải để tái sinh.

Mạng lưới xử lý lọc thải hiện tại đang hoạt động tại tất cả các đại lý của Toyota, tất cả vật chất thu được từ việc xử lý đều được tái chế hoặc tái sử dụng bởi các công ty địa phương.

Toyota Việt Nam đã giúp các đại lý của mình thiết bị cắt lọc dầu từ năm 2002 và các đại lý thường xuyên sử dụng thiết bị này để xử lý lọc thải bằng cách cắt và phân tích lõi lọc và vỏ lọc.

Kết quả thu được là hàng trăm lít dầu thải và hàng trăm kilogam kim loại, và chúng đều có thể làm nguyên liệu để tái chế thay vì vất bỏ làm ô nhiễm môi trường. Cùng với việc tái chế dầu thải, việc thu gom và xử lý lọc thải là một hoạt động góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho công ty thu gom, tái chế tận thu nguồn nguyên liệu.

Chương trình thu hồi, tái chế để tái sử dụng dung môi hữu cơ: Dung môi hữu cơ trong xưởng sửa chữa chủ yếu là từ dung môi pha sơn, chất tẩy rửa khi chuẩn bị bề mặt sơn và cặn sơn. Chúng có thể chứa acetone, toluene, methylene chloride, xylene hoặc hóa chất hữu cơ. Hầu hết dung môi hữu cơ có thể bay hơi tốt, có khả năng cháy và độc. Ở dạng khí chúng có khả năng tác động lại ánh sáng mặt trời làm xuy yếu tầng ôzôn và làm ung thư phổi. Dung môi hữu cơ cũng có thể làm ô nhiễm một khối lượng lớn nước.

Tất cả các loại dung môi thải kể trên đều nằm trong danh sách chất thải nguy hại theo luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005. Từ tháng 11 năm 2004, Toyota Việt Nam đã phát triển một mạng lưới thu gom dung môi hữu cơ thải tại tất cả các đại lý trên toàn quốc và tái chế bởi các máy tinh lọc dung môi. Tinh chế dung môi hữu cơ thải có thể làm giảm khối lượng dung môi mới


phải mua, đồng thời cũng là cách xử lý phù hợp đối với chất thải nguy hại góp phần bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Chương trình thu hồi và tái chế ga điều hòa HFC/CFC: Tất cả các phương tiện sản xuất trước năm 1991 đều sử dụng loại ga làm lạnh CFC-12 trong hệ thống điều hòa và từ sau năm 1995 hầu hết các phương tiện sản xuất và ra sử dụng ga làm lạnh HFC-134a thay thế. Các loại ga làm lạnh CFC làm suy yếu tầng ôzôn và chúng cũng là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Việc dùng loại ga làm lạnh HFC-134a là an toàn cho tầng ôzôn nhưng chúng cũng gây ra hiệu ứng nhà kính.

Là những loại ga làm lạnh có hại đến môi trường như vậy nên cần giảm thiểu lượng sử dụng và tìm hiểu kĩ những khả năng ảnh hưởng đến môi trường của mỗi loại ga làm lạnh trước khi sử dụng chúng. Đồng thời việc thu hồi và tái chế ga làm lạnh trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa là yêu cầu bắt buộc bởi luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, Nhật Bản và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Toyota Việt Nam đã thúc đẩy thu gom và tái chế ga làm lạnh bởi các khóa đào tạo kỹ thuật viên cho các đại lý của Toyota trong bảo dưỡng, sửa chữa thay thế phụ tùng trong hệ thống điều hòa. Đồng thời công ty cũng giúp đỡ thiết bị thu hồi và tái chế ga lạnh cho tất cả các đại lý Toyota Việt Nam từ năm 1999. Đến thời điểm này có nhiều đại lý tự mua thêm những thiết bị có chức năng tương tự do việc mở rộng kinh doanh, nhu cầu khách hàng nhưng đặc biệt là vì mục đích bảo vệ môi trường.

Môi trường trong vấn đề Marketing của một số doanh nghiệp tại Việt Nam - 8

Chương trình thu hồi chai, can nhựa đã qua sử dụng: Chai, can nhựa đã qua sử dụng trong xưởng sửa chữa thường là can chứa dầu hộp số, nước làm mát hoặc là chai dầu phanh, chai dầu hộp số tự động… nhưng số lượng lớn nhất vẫn là can nhựa chứa dầu động cơ đã sử dụng. Việc thu hồi và tái sử dụng hoặc tái chế can chai, can nhựa đã qua sử dụng là góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên.


Từ năm 2002 đến thời điểm hiện nay, tại đại lý của Toyota Việt Nam, hàng ngàn kilogam can, chai nhựa đã được thu gom và tái chế bởi sự hợp tác với các công ty có giấy phép thu gom: cho mạng lưới của Toyota Việt Nam phía Nam, can và chai nhựa được thu gom và tái chế bởi công ty nhựa Đạt Hòa; cho mạng lưới của đại lý Toyota Việt Nam phía Bắc, được thu gom và tái chế bởi công ty nhựa Ngôi Sao, một công ty có chức năng thu gom nhựa thải, mà Toyota Việt Nam hợp tác và ủy nhiệm.

Hơn thế nữa, để giảm thiểu khối lượng can nhựa chứa dầu động cơ, chúng tôi cũng khuyến khích các đại lý của mình trong việc sử dụng dầu động cơ chứa trong thùng phi thay cho thói quen sử dụng dầu động cơ chứa trong can. Kết quả là hiện nay, hầu hết các đại lý đang sử dụng dầu động cơ chứa trong thùng phi khi thay dầu cho khách hàng.

Những nỗ lực và thành công của Toyota Việt Nam đã nhận được nhiều giải thưởng và bằng khen của chính phủ cũng như nhiều tổ chức khác. Tháng 8 năm 2006, TMV vinh dự được trao giải thưởng “Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc” do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với 53 thương vụ Việt Nam tại nước ngoài trao tặng. Tháng 1 năm 2006, TMV vinh dự nhận được giải thưởng Rồng vàng (giải thưởng của báo Thời báo kinh tế Việt Nam) cho sản phẩm có chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng lần thứ năm liên tiếp (2001 – 2005). Tháng 9 năm 2005, Chủ tịch nước đã trao tặng TMV Huân chương Lao động hạng ba do những đóng góp tích cực đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và các hoạt động văn hóa khác nhân dịp TMV kỉ niệm 10 năm thành lập và hoạt động tại Việt Nam và nhiều giải thưởng khác.


4. Môi trường trong vấn đề marketing tại một số doanh nghiệp khác

4.1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam


Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được Bộ thương mại tặng bằng khen cho những hoạt động bảo vệ môi trường “xanh - sạch - đẹp”. Đây không chỉ là thành tích nhất thời của Petrolimex trong lĩnh vực này mà là kết quả của cả một quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong toàn công ty.

Từ khi có chỉ thị 36/CT/TW của Bộ chính trị ngày 25/6/1998 về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước”, Tổng công ty đã quán triệt tinh thần của chỉ thị đến từng cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, biến các nội dung yêu cầu của chỉ thị thành những chương trình hành động cụ thể, tiếp tục chương trình bảo vệ môi trường đã thực hiện từ 1996-2000, đầu tư bổ sung các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao khả năng ứng cứu sự cố môi trường như: tự động hóa các khâu, đo bể lắp mái phao cho các bể chứa, đồng thời nâng cấp hệ thống kho dầu, tuyến ống dẫn chính, hệ thống cầu cảng, phao neo. Tổng công ty còn trang bị 7870 m phao quây dầu, 14 bộ bơm hút dầu tràn (Skimmer), 480 hộp giấy thấm dầu, 9000 lít chất phân tán dầu… để ứng cứu sự cố dầu tràn cho hầu hết các cảng trọng điểm của Tổng công ty: B12 (Quảng Ninh), Thương Lý (KV3), Nghi Hương (Nghệ Tĩnh), Thuận An (Huế), Mỹ Khê-Nại Hiên (KV5)… Ngoài ra, Petrolimex còn lắp đặt 27 thiết bị xử lý nước thải ở các kho xăng dầu đầu mối: Nhà Bè (KV2), Thuận An (Huế), tổng kho xăng dầu miền tây (Hậu Giang)…, đầu tư đóng mới tàu chở phao và ứng cứu tràn dầu, PCCC di động tại Nhà Bè, thay thế dần các phương tiện vận tải thuỷ, bộ hết niên hạn sử dụng, trang bị đầy đủ các thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh môi trường, triển khai áp dụng bộ Luật an toàn hàng hải (ISM code) đối với tàu biển chở dầu.

Bên cạnh đó Petrolimex còn rất chú trọng công tác nghiên cứu đào tạo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


- Phối hợp với viện công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải nhiễm dầu, tại công ty xăng dầu B12 - Quảng Ninh, đạt giải thưởng VIFOTECH 2001

- Phối hợp với Trung tâm công nghệ môi trường ECO (Bộ quốc phòng) sản xuất thiết bị xử lý nước thải SS - OST - R15C, nước thải đạt tiêu chuẩn loại B; Phối hợp với SEEN thiết kế chế tạo thiết bị xử lý nước thải bằng phương pháp hóa cơ, nước thải đạt loại A theo tiêu chuẩn Việt Nam.

- Phối hợp với hãng VIT (Nga) xử lý cặn bùn dầu bằng chất thấm dầu Enretech.

- Nghiên cứu áp dụng thành công sơn phản nhiệt các bể chứa xăng dầu nhằm hạn chế sự bay hơi của xăng dầu, giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố cháy nổ.

- Phối hợp các hãng có nhiều kinh nghiệm về bảo vệ môi trường như TRIMAR, The Mariner, BP, Texaco, Idemitsu Korerneas tổ chức các buổi hội thảo cho các cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường trong toàn ngành; thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước do các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế và khu vực tổ chức.

4.2. Công ty Dệt may Hòa Thọ

Công ty Dệt may Hòa Thọ đã có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục “căn bệnh cố hữu” của ngành dệt - ô nhiễm môi trường công nghiệp. Là một doanh nghiệp dệt may có quy mô lớn nhất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, công ty Dệt may Hòa Thọ trong những năm qua luôn được đánh giá là doanh nghiệp không chỉ ổn định, tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh mà còn làm tốt công tác bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Tại khâu kéo sợi có hệ thống điều hòa không khí, trạm lạnh và phòng tách lọc bụi bông riêng biệt nhằm hạn chế sinh nhiệt và bụi bông trong không


gian. Đối với nhà máy sợi, khi dự án nhà máy 11.000 cọc sợi đưa vào hoạt động từ năm 2000 đến nay, cường độ lao động của công nhân không chỉ giảm mà môi trường làm việc cũng cải thiện rất nhiều. Việc đầu tư các thiết bị hạn chế sinh nhiệt, hệ thống điều hoà không thông gió, đặc biệt khi công ty đưa vào sử dụng các thiết bị phun sương di động, trạm lạnh lọc bụi 20 lần/giờ và phòng tách lọc bông bụi riêng đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp – vốn là căn bệnh cố hữu của ngành dệt may lâu nay.

Quan trọng nhất là công tác tuân thủ, tự quan trắc và lập báo cáo định kỳ, công ty đã chắp hàng tốt và đúng thời hạn. Mặc dù là đơn vị hoạt động xen lẫn trong khu dân cư nhưng hệ thống sản xuất kín, đảm bảo an toàn, chưa xảy ra sự cố nào về môi trường, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vì thế đến nay vẫn chưa có khiếu kiện nào của người dân khu vực.

Theo lãnh đạo công ty dệt may Hòa Thọ, chính những cố gắng trong việc đầu tư cho công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã góp phần quan trọng trong chiến lược nâng cao sức cạnh tranh chất lượng sản phẩm của công ty. [26]

4.3. Công ty TNHH Luks xi măng Thừa Thiên Huế (LUKVAXI)

Công ty TNHH Luks xi măng Thừa Thiên Huế (LUKVAXI) ra đời năm 1992 trên cơ sở liên doanh giữa công ty sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế với tập đoàn Luks Industrial HongKong.

Xác định chất lượng là sự sống còn của công ty, nhất là trong điều kiện nước ta đang chuẩn bị hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, toàn công ty đã tập trung vào việc xây dựng và từng bước thực hiện chính sách chất lượng. Nhờ phát huy nội lực cùng với sự giúp đỡ của các ngành hữu quan như

Sở Khoa học và công nghệ, trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT và các ngành chức năng nên chỉ sau hai năm thực hiện, đầu tháng 4 năm 2000, công ty đã nhận được giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực sản xuất và cung ứng xi măng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9002 : 1994 do tổ chức PSB (Singapore) và QUACERT


cấp. Công ty trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.

Không dừng lại ở việc nhận được giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, càng không coi việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 là cái mốt nên công ty đã tích cực thúc đẩy các hoạt động duy trì thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng. Hội đồng ISO của công ty vẫn thường xuyên kiểm tra, giám sát cùng với bộ phận QA (đảm bảo chất lượng) thường xuyên theo dõi nghiêm ngặt, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm, đảm bảo chất lượng từng lô xi măng do công ty sản xuất, cung ứng cho khách hàng. Để công tác kiểm tra chất lượng có hiệu quả, công ty đã đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm chất lượng sản phẩm. Đến nay, phòng thí nghiệm của công ty đã được chứng nhận là phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, trở thành một trong một số phòng thí nghiệm hiếm hoi được VILAS công nhận trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Những ngày đầu hoạt động công ty đã gặp phải một số vấn đề nổi cộm về môi trường. Để khắc phục và đạt được các mục tiêu trên, công ty đang thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000. Giải pháp cụ thể đã và đang được thực hiện bao gồm: Giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên, trên cơ sở đó tự giác thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, phương tiện xử lý môi trường và vệ sinh công nghiệp; Cung cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện xử lý môi trường; Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong và ngoài nhà máy; Thường xuyên giám sát các chỉ tiêu môi trường, đặc biệt là nồng độ bụi, tiếng ồn và nước thải; Dành một nguồn lực thích hợp để thực hiện chương trình bảo vệ môi trường.

Bên cạnh việc hợp đồng định kỳ hàng năm với bên ngoài để quan trắc các thông số về môi trường lao động, công ty đã mua sắm các thiết bị đo đạc


tiếng ồn, bụi… để chủ động trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đáp lại nỗ lực của công ty, ngày 18 tháng 12 năm 2001, công ty được cấp chứng nhận ISO 14000. [10]

Tuy nhiên, đến năm 2006, công ty phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của công ty gây ra ở địa phương. Việc sản xuất xi măng của nhà máy gây ra ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi và ô nhiễm nguồn nước cho người dân sống ở khu vực quanh nhà máy. Mặc dù nhà máy có hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhưng không hiểu sao hàng ngày vẫn thải ra một lượng bụi khá lớn làm ô nhiễm môi trường. Trong năm 2004, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã tiến hành làm việc với nhà máy để giải quyết chuyện này và công ty cũng đã cam kết khắc phục. Theo đó, nhà máy đã khắc phục ô nhiễm nguồn nước nhưng bụi thì vẫn còn. Hơn nữa, từ cuối năm 2005, tỉnh Thừa Thiên – Huế không liên doanh nữa, giao lại toàn bộ nhà máy xi măng này cho phía Hồng Kông thì nhà máy này nâng công suất từ 750 nghìn tấn/năm lên 1,2 triệu tấn/năm nên lượng bụi thải ra càng lớn làm ô nhiễm môi trường trầm trọng. [12]

Thông qua trường hợp của LUKSVAXI có thể thấy được vai trò quan trọng của chiến lược marketing đối với hoạt động của doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi phải xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể có tính đến tác động của yếu tố môi trường. Và vấn đề môi trường phải được doanh nghiệp quán triệt thấu đáo trong suốt quá trình hoạt động chứ không chỉ coi đó như tiền đề để có được chứng nhận quốc tế về môi trường nhằm quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của chính doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích lâu dài của chính mình chứ không thể coi đó là một giải pháp tình thế nhằm đối phó với cơ quan chức năng và là một công cụ marketing để đối phó với thị trường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022