Đánh Giá Chung V Ề Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hư Ớng Phát Triển Bền Vững Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ


biến nông, lâm sản, thực phẩm thuộc công nghệ lạc hậu; 5 lĩnh vực còn lại (cơ khí; sản xuất vật liệu xây dựng; điện, điện tử; dệt may, da giầy, giấy; lĩnh vực khác ), trình độ công nghệ đều chỉ đạt mức trung bình. Với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp như vậy cần một lượng lớn lao động, phù hợp với việc sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh và tạo công việc cho người dân tại các vùng đã chuyển đất cho các khu công nghiêp, các cụm công nghiệp.

- Về ảnh hưởng tiêu cực của khu vực FDI đến PTBV đến môi trường ở vùng KTTĐ Bắc Bộ

Thông thường ảnh hưởng của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng đến ô nhiễm môi trường bao gồm 2 mặt: (1) Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh (2) Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe, đời sống của cộng đồng. Ảnh hưởng tới sản xuất có thể được xác định một cách gián tiếp thông qua mức giảm hiệu quả sản xuất của đơn vị sản xuất khác và rất khó đánh giá. Còn ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái (ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí) và đời sống của cộng đồng được thể hiện ở việc môi trường sống bị xấu đi và làm cho sức khỏe của người dân bị giảm sút.

Ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, các vụ vi phạm pháp luật BVMT của khu vực FDI gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất có thể kể đến như:

Nước thải có chất độc hại của Công ty sản x uất phanh Nissan Việt Nam, khu công nghiệp Khai Quang và Công ty cổ phần Prime Yên Bình chảy vào khu đồng trũng có diện tích 55.752m2 thuộc thôn Phổ, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến cây trồng không phát triển được, biến nơi đâ y thành cánh đồng hoang suốt từ năm 2005 đến năm 2009. Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc đã cùng với đại diện các doanh nghiệp có nước thải đổ ra cánh đồng và người dân có ruộng tại cánh đồng bị ô nhiễm thống nhất phương án đền bù thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ xử lý các giếng nước và điều trị bệnh cho người dân bị ô nhiễm môi trường nước gây ra, tổng kinh phí đền bù lên tới 701.390.000 đồng. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng xử phạt hành chính 3 đơn vị này với số tiền là 38,5 triệu đồng.

Nước ở bãi chôn rác Núi Bông do Công ty môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) quản lý chảy vào hồ Đồng Vọ gây chết 2000kg cá p hải bồi thường 20 triệu đồng [57].

Dễ dàng có thể nhận thấy, nhiều vụ vi phạm luật BVMT của các doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường không chỉ làm thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà còn có


nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người dân trong vùng. Các loại bệnh thông thường đến các bệnh nan y như: ung thư, viêm não, viêm gan B, bại liệt... ngày càng tăng trong khu dân cư sống gần các khu vực có khói bụi, khí thải, nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp thải ra. Nguồn nước thải chứa chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ôxy trong nước, các loài thuỷ sinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hoá chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thuỷ sinh và đi vào chuỗi thức ăn trong hệ sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Có thể kể ra một số trường hợp vi phạm luật BVMT điển hình gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Nguồn nước thải chưa qua xử lý với hàm lượng Chrome 6 - một chất độc nhất trong số các kim loại (cùng với Asen và Thủy ngân) của Công ty Cổ phần công nghiệp Tungkuang (tại Hải Dương) được thải ra sông Giẽ có nồng độ cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn, có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp nước sạch cho 3.000 hộ dân địa phương. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người dân đa ng sinh sống bên dòng sông Giẽ.

Khói bụi, khí thải của Công ty Ximăng Chinfon trong một sự cố xảy ra vào

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 15

cuối năm 2010 tại Hải Phòng đã khiến một lượng bụi lanh -ke khổng lồ ào ra môi trường với nồng độ đậm đặc, phủ kín toàn bộ khu vực xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân sống gần nhà máy.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

3.3.1. Những kết quả đạt được

- Về lĩnh vực kinh tế

+ Cơ cấu đầu tư FDI phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng tập trung nhiều vào những ngành mà vùng có ưu thế về lao động như dệt may, da giày,... và cả những ngành mà vùng chưa có lợi thế cạnh tranh về vốn và công nghệ như viễn thông, xe máy, điện tử, ô tô,.. .

+ Cơ cấu đầu tư FDI theo đối tác đầu tư cũng có những chuyển biến tích cực với sự xuất hiện ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại vùng, trong đó có không ít những nhà ĐTNN có tiềm lực cả về tài chính và công nghệ.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã góp phần bổ sung vốn cho tổng đầu tư xã hội, góp phần quan trọng vào xuất khẩu, góp phần tăng thu n gân sách địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ.


- Về lĩnh vực xã hội

+ Khu vực FDI đã góp phần tạo việc làm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ, có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Nhiều doanh nghiệp FDI trong vùng không chỉ tạo việc làm trực tiếp cho lao động Việt Nam mà còn thu hút cả lao động nước ngoài.

+ Một số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, thực hiện các hoạt động phân phối sản phẩm hỗ trợ cũng được hình thành.

+ Cách thức quản lý hiện đại của một số doanh nghiệp FDI như công ty Honda,

Toyota, Ford, ... có tác dụng rõ rệt trong việc chuyển tải cách quản lý tiến bộ cho lao động Việt Nam.

- Về lĩnh vực môi trường

Qua hoạt động thanh tra và kiểm tra cho thấy, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã quan tâm nhiều hơn đến công tác BVMT, thực hiện khá đầy đủ việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); đăng ký bản Cam kết BVMT; đề án BVMT; đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định và đã có ý thức hơn trong việc tuân thủ pháp l uật về BVMT. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư kinh phí cho công tác BVMT, nhằm làm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

3.3.2. Những hạn chế của FDI theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

- Về lĩnh vực kinh tế

+ Cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI còn mất cân đối, chưa phù hợp với chủ trương khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành, lĩnh vực. Cơ cấu FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; số lượng dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế, do đó, chưa có đóng góp tích cực cho phát triển nông - lâm - thủy sản, ảnh hưởng đến sự bền vững về an ninh lương thực của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

+ Đóng góp của FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ vào tăng trưởng kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng. Công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn ở mức trung bình và thấp, cá biệt có trường hợp sử dụng công nghệ lạc hậu.

+ Có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế ở các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ gây thất thu ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế ở các doanh nghiệp FDI.


- Về lĩnh vực xã hội

+ Việc làm tạo ra của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn chưa tương xứng và thiếu tính ổn định.

+ Thu nhập bình quân hàng tháng của người l ao động không tương xứng với thời gian và cường độ lao động . Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khu vực doanh nghiệp FDI cao hơn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng lại thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước.

+ Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động còn thiếu thốn, chất lượng cuộc sống kém.

+ Tranh chấp lao động và đình công có xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở vùng.

- Về lĩnh vực môi trường

+ Công tác BVMT trong các doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn chưa được các chủ đầu tư quan tâm một cách thỏa đáng. Phần lớn các doanh nghiệp trong vùng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, có lượng chất thải lớn, khó xử lý và có nhiều chất độc hại, nhưng lại chưa có thiết bị xử lý chất thải, hoặc có nhưng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về xử lý chất thải BVMT, hoặc có nhưng chỉ mang tính chất đối phó, không đưa vào hoạt động.

+ Hiện tượng vi phạm pháp luật BVMT là khá phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành

phố trong vùng. Điều này đ ã làm phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

+ Một số nhà ĐTNN tỏ ra xem thường sức khỏe con người và môi trường sống của Việt Nam, nhiều lần vi phạm pháp luật BVMT, gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân, bất chấp sự kiểm tra, cảnh báo, xử phạt của các cấp chính quyền ở vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Do đó, xét về khía cạnh môi trường, có thể khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI trong vùng KTTĐ Bắc Bộ chưa đảm bảo sự phát triển bền vững.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, hệ thống luật pháp và các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ và nhất quán

- Về hệ thống luật pháp:

Luật ĐTNN tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987, được bổ sung sửa đổi lần lượt vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, Việt Nam ban hành Luật


Đầu tư chung, áp dụng cho cả DNTN và doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù, hệ thống pháp luật về ĐTNN được liên tục sửa đổi và đã có những tiến bộ rõ rệt, phù hợp với thông lệ quốc tế, song trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc dự toán và lên phương án kinh doanh; đồng thời tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau cho các cơ quan quản lý trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng như hướng dẫn doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Mặt khác, trong khi Luật đầu tư ngày càng trở nên thông thoáng thì các văn bản hướng dẫ n của các Bộ, ngành, địa phương lại thiếu tính minh bạch, rõ ràng, thậm chí chồng chéo, không thống nhất với nhau, khiến cho các DNNN lúng túng, không biết phải tuân thủ theo văn bản nào, qui định nào.

- Về các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nư ớc ngoài:

+ Chính sách nội địa hóa về cơ bản chưa thành công trong việc phát triển mối liên kết giữa ĐTNN với đầu tư trong nước. Điều này được thể hiện ở mối liên kết giữa DNNN với DNTN ở cả hai khâu cung cấp và tiêu thụ sản phẩm đều rất lỏng lẻo.

+ Chính sách ưu đãi xuất khẩu bằng cách hoãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu

cho nguyên liệu làm cho những ngành may mặc, da giày phát triển tốt, mà không cần phải phát triển các ngành phụ trợ. Do đó, kết quả nội địa hóa ở những ngành này là rất thấp.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp đã không đạt được kết quả như mong đợi do những khó khăn về vấn đề sở hữu đất đai và do tính chất sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của nền nông nghiệp trong nước.

+ Chính sách về lao động, quan hệ lao động còn một số bất cập. Chính sách tiền lương hay thay đổi nhưng không có lộ trình. Quy định mức lương tối thiểu thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến đình công.

+ Chính sách về thu hút và chuyển giao công nghệ chưa đạt mục tiêu mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư có công nghệ cao, công nghệ nguồn. Bên cạnh đó, chính sách về thu hút công nghệ còn nhiều bất cập như: chính sách ưu đãi chưa đủ sức hấp dẫn; quy định về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản p hẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển khó thực hiện; ...

+ Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT nói chung chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước .


Luật ĐTNN trong suốt thời gian từ 1987 đến nay và các văn bản luật BVMT đã có một số điều khoản đề cập đến khía cạnh môi trường như: khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào những lĩnh vực BVMT sinh thái, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; không cấp phép ĐTNN vào các lĩnh vực và địa bàn gây thiệt hại đến môi trường sinh thái,... Tuy nhiên, các văn bản này chưa thiết lập được các cơ chế mang tính khuyến khích cụ thể cho các hoạt động ĐTNN bền vững về môi trường, mà còn dừng ở mức chung chung như: khuyến khích sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, BVMT sinh thái. Yêu cầu cụ thể nhất trong văn bản này là Chủ đầu tư phải giải trình Đánh giá tác động môi trường của dự án trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.

Nội dung của các điều khoản trong các văn bản về môi trường chưa rõ ràng, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường địa phương thiếu năng lực giúp các doanh nghiệp ĐTNN giải đáp những thắc mắc về các q ui định pháp luật về môi trường là yếu tố cản trở doanh nghiệp ĐTNN thực hiện tốt các qui định trong Luật.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về môi trường còn thiên về khâu tiền kiểm (nhà đầu tư phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện qui trình đầu tư đối với các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường), chưa chú trọng đến hậu kiểm; thiếu chế tài xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật BVMT.

Hai là, công tác qui hoạch của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả gắn với yêu cầu phát triển bền vững của vùng, chưa xây dựng được chiến lược thu hút FDI theo hướng PTBV

Xác định được tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với các vùng KTTĐ,

Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các đề án quy hoạch phát triển cho các vùng KTTĐ, đánh dấu một bước quan trọng trong việc khẳng định sự hình thành của các vùng KTTĐ, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ. Mặc dù vậy, các đề án quy hoạch đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ hiện còn nhiều hạn chế.

- Qui hoạch chưa thực sự hiệu quả gắn với yêu cầu phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ. Cụ thể là:

+ Trong quy hoạch tổng thể, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quy hoạch ngành của vùng KTTĐ Bắc Bộ mớ i chỉ đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển KT-XH mà vùng phải đạt được trong từng thời kỳ cụ thể. Nội dung quy hoạch chưa dự báo và giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với an ninh xã hội và môi trường, cũng như vấn đề phân b ổ các nguồn lực, phân công hiệu quả lao động xã hội giữa các địa phương trong việc đảm bảo mục tiêu PTBV của cả vùng.


+ Quy hoạch vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn theo quan điểm địa hành chính và mở rộng theo chiều rộng. Điều này được thể hiện trong cả quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành. Quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành được xây dựng độc lập với nhau và vẫn theo quan điểm “cát cứ riêng” của từng địa phương trong vùng.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn thiếu tính đồng bộ; thiếu sự phối kết hợp giữa các tỉnh trong vùng, chưa thực sự gắn kết hiệu quả kinh tế Trung ương với địa phương, thiếu sự phân công cụ thể theo chức năng và lợi thế so sánh của từng địa phương.

- Thiếu định vị vị trí của dòng vốn FDI trong các qui hoạch của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cho là vấn đề của cả nền kinh tế, có ảnh hưởng và tác động phức tạp đối với cả nền kinh tế nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng. Vì vậy, việc định vị rõ vị trí của nguồn vốn FDI trong thực hiện các quy hoạch sẽ là cơ sở cho mục tiêu, nội dung hoạt động của các cơ quan XTĐT; tạo tiền đề cho dòng vốn FDI phát triển đúng hướng và góp phần nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, cho đến nay, vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn chưa có qui hoạch riêng cho FDI theo từng vùng, ngành, lĩnh vực và sản phẩm; chưa xây dựng được cho vùng chiến lược thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo những giai đoạn cụ thể ,... Hoặc qui hoạch đi sau thực tiễn đầu tư (như qui hoạch sân golf) nên khi kết quả của FDI vào một lĩn h vực nào đó không đúng qui hoạch đã gây nên những quan ngại về hiệu quả kinh tế và môi trường nói chung.

Do quan điểm phát triển theo chiều rộng và thiếu tính khoa học trong việc xây dựng quy hoạch gắn với chiến lược thu hút FDI theo hướng PTBV nên các vùng KTTĐ nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng đã thiếu sự chọn lọc trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn vốn FDI; không có chính sách hay quan điểm ưu tiên các nhà đầu tư, các đối tác đầu tư có tiềm lực tài chính, có trình độ khoa học công nghệ cao; thiếu sự định hướng và dẫn dắt dòng vốn FDI đảm bảo mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực mà vùng có lợi thế phát triển. Kết quả là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua mang tính ồ ạt, không dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. C òn có những dự án FDI được cấp phép không phù hợp với qui hoạch không những gây tổn thất, lãng phí về các nguồn lực, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và sự liên kết, phối hợp trong việc sử dụng các nguồn lực cho hoạt độn g đầu tư.


Ba là, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn bất cập

- Thực hiện việc phân cấp quản lý đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế Phân cấp, ủy quyền trong hoạt động FDI đã phát huy tính năng động, sáng tạo

của các địa phương, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế dẫn đến tình trạng vận dụng chưa đúng. Nhiều địa phương đã đưa ra quy chế riêng, ưu đãi riêng, phá vỡ thế cân bằng, tạo cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương. Kết quả là việc phân cấp đầu tư mang tính “đại tr à, dàn đều”, mà chưa tính đến đặc thù của từng địa phương về năng lực quản lý, trình độ cán bộ, quy mô nền kinh tế địa phương, ... Tình trạng cạnh tranh trong thu hút FDI cũng đã dẫn đến một số địa phương cấp phép cho các dự án tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng và khai thác tài nguyên không hiệu quả, chưa chú ý tới an ninh quốc phòng, bất chấp chất lượng dự án và lợi ích quốc gia.

Năng lực thẩm định của cán bộ một số địa phương đối với dự án FDI lớn rất hạn chế, nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không đảm bảo các điều kiện cần thiết, thậm chí cùng thời gian đã có các dự án xi măng, sắt thép quy mô lớn được nhiều địa phương cấp phép không phù hợp với quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ. Về phía các bộ ngành, sự thiếu công khai quy hoạch phát triển ngành trên từng vùng lãnh thổ và địa phương... cũng khiến cho phân cấp không đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Việc phân cấp quản lý FDI thực hiện trong bối cảnh hệ thống luật pháp còn chồng chéo, thiếu đồng bộ; thiếu quy hoạch chi tiết ngành và sản phẩm; thiếu nội dung phân cấp phù hợp với đặc thù của từng địa phương, vùng lãnh thổ.

Chưa làm tốt cơ chế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, cùng với việc chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp đối với nhiệm v ụ đã được cấp phép; chưa có chế tài xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến phân cấp. Ngoài ra, hạn chế rõ nhất của mô hình phân cấp quản lý hoạt động FDI là Trung ương không kịp thời nắm được tình hình, diễn biến thực tế hoạt động FDI trên phạm vi cả nước. Còn có hiện tượng các tỉnh, thành phố không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về kết quả thu hút FDI ở địa phương mình. Do vậy, đã xảy ra tình trạng cấp phép phá vỡ qui hoạch, hoạt động XTĐT chồng chéo, không hiệu quả. Một số địa phương đã ban hành và thực hiện các qui định về ưu đãi đầu tư trái pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích chung. Một hạn chế nữa là không tập trung và xử lý ngay được các vụ việc lớn xảy ra trong hoạt động FDI, nhất là các vụ việc vượt quá thẩm quyền của địa phương liên quan đến chức năng của nhiều Bộ, ngành ở Trung ương [68].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022