Đẩy Mạnh Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục


Làm rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy, UBND huyện, xã về trách nhiệm quản lí đối với sự nghiệp giáo dục địa phương. Nâng cao năng lực quản lí của cán bộ Phòng GD - ĐT. Phân công cán bộ phụ trách theo dõi, chỉ đạo theo địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra các trường tiểu học biên giới, nhất là những trường có nhiều khó khăn yếu kém.

Sở GD - ĐT hướng dẫn các Phòng GD - ĐT thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lí giáo dục trên địa bàn. Phân cấp rõ trách nhiệm về thẩm quyền quản lí các mặt công tác: Tổ chức cán bộ, kế hoạch, quản lí tài chính, thanh tra, kiểm tra trường học.

3.3.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục‌


3.3.7.1. Quan điểm.


Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục. Đây không phải là một giải pháp tình thế khi đất nước còn nghèo, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn eo hẹp mà là một đường lối chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục nhằm làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.

Phương hướng mục tiêu phát triển giáo dục tiểu học phải hướng vào việc thức hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương. Do vậy, trường tiểu học không thể tách khỏi cộng đồng. Để có điều kiện phát triển giáo dục, phải làm giáo dục bằng sức mạnh cộng đồng, phát huy sức mạnh của các lực lượng tổng hợp, tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

3.3.7.2. Nguồn lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo bao gồm cấp ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân xã thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện ở địa phương trong đó có giáo dục và xã hội hóa giáo dục trên địa bàn. Dựa trên cơ sở Nghị quyết, chủ trương, quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục của cấp trên, các cấp lãnh đạo ở xã, ấp

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 16


đề ra kế hoạch, Nghị quyết xã hội hóa giáo dục phù hợp với quan điểm, điều kiện cụ thể của địa phương đồng thời lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, quần chúng thực hiện kế hoạch, Nghị quyết xã hội hóa giáo dục.

- Giáo dục là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy các cấp ủy Đảng, Hội đồng Nhân dân, úy ban Nhân dân các xã phải coi GD - ĐT là công việc hàng đầu, phải bàn, và phải đầu tư công sức, nguồn lực cân xứng, phải được bàn định đầu tiên trong chương trình công tác. Sự đầu tư này thể hiện ở cả nguồn ngân sách xã và các nguồn lực khác, chăm lo cải thiện đời sống giáo viên tại địa phương, chăm lo cơ sở vật chất trường học, Ưu tiên dành quĩ đất để mở rộng phát triển trường học.

- Các lực lượng xã hội tạo ra những tác động tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ bao gồm môi trường giáo dục gia đình, môi trường xã hội và môi trường trường học.

+ Gia đình là tế bào xã hội, đảm bảo bền vững của cơ cấu xã hội. Gia đình là môi trường nuôi dưỡng con người từ tấm bé cho đến trưởng thành, là một trong những môi trường chính yếu hình thành và phát triển nhân cách con người. Do vậy phải phát huy mặt tích cực của gia đình để tham gia vào công tác giáo dục như: Tạo điều kiện cho trẻ em đến trường, chăm lo sự học hành ở nhà của chúng và đóng góp trong điều kiện có thể để góp phần phát triển giáo dục ở địa phương.

+ Nhà trường là môi trường văn hóa giáo dục ở địa phương, nơi trực tiếp tiến hành công tác giáo dục và phối hợp với các môi trường xã hội, gia đình để làm công tác giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường từ cảnh quan, cơ sở hạ tầng, nền nếp kỉ cương, không khí học tập, niềm vui của trẻ đến trường, quan hệ tình cảm lành mạnh, trong sáng, 'Tất cả vì học sinh thân yêu", "Kính thầy, yêu bạn". Ngược lại nhà trường cũng là nơi tiếp nhận sự tham gia, giám sát


đánh giá của gia đình và xã hội về chất lượng giáo dục, về môi trường sư phạm một cách trực tiếp và gián tiếp.

+ Các tổ chức xã hội là nguồn lực quan trọng trong công tác xã hội hóa giáo dục được thể hiện bằng sự phối hợp của liên ngành chức năng trong xã hội. Tùy theo từng hoạt động giáo dục mà các ngành có thể tham gia các phần việc theo chức năng của mình. Những ngành có phối hợp thường xuyên là Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Bộ đội biên phòng... Sự phối hợp liên ngành không đơn thuần là một hành động nhất thời mà phải được xác định trong một chương trình dài hạn, được xây dựng trên cơ sở mục tiêu giáo dục, những định hướng phát triển phù hợp với tình hình đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, trên một địa bàn dân cư nhất định. Sự huy động các lực lượng xã hội trên đây sẽ tạo ra môi trường xã hội cần thiết cho công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục ngoài nhà trường nói riêng. Đưa công tác giáo dục vào từng cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.

- Tiềm năng về tinh thần, vật chất phục vụ cho công tác giáo dục.


Các di tích lịch sử, những địa danh, khu bảo tồn văn hóa là chỗ làm sống lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhà trường cần phải biết khai thác, giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân. Truyền thống đó chính là giá trị vật chất, tinh thần được nhiều thế hệ tạo nên, có tác dụng giáo dục giúp thế hệ trẻ lĩnh hội được bản sắc dân tộc mình, vươn lên trở thành chủ nhân của đất nước, có trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển sự phồn vinh của dân tộc.

Tiềm năng kinh tế cơ sở vật chất của địa phương luôn tiềm tàng. Song để khai thác được tiềm năng này, cần có những phương thức thích hợp để vận động sự đóng góp của quần chúng cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Hình thức huy động rất đa dạng tùy theo khả năng kinh tế của địa phương và sự đóng góp


của mọi người theo điều kiện có thể được. Nhà trường cần phải cố các biện pháp tổ chức hoạt động xã hội hóa giáo dục phù hợp với hoàn cảnh thực tế địa phương.

- Xác định nhân tố nhà trường (Ban giám hiệu, lực lượng giáo viên, học sinh) là nhân tố nòng cốt trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục. Hiệu trưởng trường tiểu học phải có năng lực tổ chức điều hành các hoạt động xã hội. Do vậy cần nâng cao năng lực quản lí điều hành của hiệu trưởng, am hiểu tình hình đặc điểm tâm lí xã hội địa phương là điều rất cần thiết cho việc vận động nhân dân tham gia công tác giáo dục.

3.3.7.3. Biện pháp.


- Tăng cường năng lực hoạt động của hội đồng giáo dục. Tổ chức đại hội giáo dục bầu ra hội đồng giáo dục cấp cơ sở, dựa trên phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và mục tiêu nhiệm vụ của ngành GD - ĐT, đại hội giáo dục đề ra kế hoạch tiến hành thực hiện xã hội hóa giáo dục.

- Hội đồng giáo dục cần có chương trình kế hoạch hành động cụ thể, xây dựng lề lối làm việc; xác định mối quan hệ giữa các tổ chức và phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi thành viên trong hội đồng, các lực lượng xã hội.

- Nâng cao tính chủ động của gia đình về giáo dục con cái và phối hợp với nhà trường, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Gia đình là trường học đầu tiên và lâu dài về phương diện thời gian và là môi trường gần gũi nhất về phương diện không gian đối với đối tượng trong nhà trường tiểu học. Đây là điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến sự học tập và phát triển của học sinh. Vì vậy gia đình phải luôn củng cố thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ em. Để tăng cường năng lực cho gia đình, địa phương nên tổ chức các lớp bồi dưỡng về tri thức nuôi dạy con ở thôn xóm và cần có một địa điểm tư vấn về giáo dục trẻ em ở địa phương.


- Cần tiến hành sơ kết, tổng kết hoạt động xã hội hóa giáo dục rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện. Nêu gương người tốt, việc tốt và khen thưởng những cá nhân có thành tích nổi bậc trong công tác xã hội hóa giáo dục.


KẾT LUẬN‌


Giáo dục được coi là bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế hiện đại và ngày càng vươn lên trở thành yếu tố hàng đầu tạo động lực bên trong cho phát triển kinh tế. Giáo dục tiểu học đặt cơ sở ban đầu rất quan trọng, in đậm nét cả cuộc đời đi học của một con người, là nền giáo dục phổ cập gắn liền với hầu hết dân cư trong cộng đồng. Sẽ là thiệt thòi cho những ai nếu không bước qua ngưỡng cửa của nhà trường tiểu học.

Giáo dục tiểu học hình thành tri thức, kĩ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống giúp cho người học có được hành vi tốt đẹp trong mối quan hệ xã hội, hấp thụ nền văn hóa phong phú trong thời đại ngày nay. Có được tri thức khoa học về tự nhiên và xã hội, làm cho cuộc sống tốt hơn.

Phát triển giáo dục tiểu học không thể tách khỏi các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, của từng địa phương. Giáo dục tiểu học ở Tây Ninh từ sau khi có Nghị quyết Đại hội lần thứ vu của Đảng đã có nhiều chuyển biến tích cực, thỏa mản được nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động, trong đó giáo dục tiểu học ở các xã biên giới đã được phát triển. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của tỉnh, giáo dục tiểu học vùng biên giới còn nhiều mặt hạn chế, chất lượng còn thấp, thiếu các điều kiện tác động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa có các giải pháp khả thi để thúc đẩy giáo dục phát triển. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đang gặp nhiều khó khăn, việc quản lí trường học còn lỏng lẻo, xã hội hóa giáo dục chưa mạnh, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chưa được tới nơi, tới chốn. Kể từ khi có Nghị quyết 02/TU của Tỉnh ủy Tây Ninh về việc xây dựng huyện, xã biên giới vững mạnh, giáo dục ở các xã biên giới mới thực sự được quan tâm đầu tư, đã bố trí đủ số lượng giáo viên tiểu học và chấm dứt tình trạng học 3 ca, 100% trường học được xây dựng bán kiên cố, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.


Mặc dù tỉnh đã quan tâm đầu tư các nguồn lực nhằm giảm bớt khó khăn, thiệt thòi về giáo dục ở vùng biên giới nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất của trường tiểu học vì qui mô quá rộng lổn của bậc học. Bên cạnh đó đời sống của dân cư biên giới còn nhiều thiếu thốn về tinh thần lẫn vật chất, tình hình biên giới chưa thật ổn định đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển giáo dục tiểu học.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học trong giai đoạn mới, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở bậc tiểu học giai đoạn 2002- 2007 theo tinh thần Nghị quyết 40/QH của Quốc hội khóa IX. Căn cứ thực trạng giáo dục tiểu học ở các xã biên giới và tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, chương trình hành động của Tỉnh ủy Tây Ninh thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác giáo dục- đào tạo. Ngành GD - ĐT tỉnh cần có các giải pháp khả thi để phát triển qui mô số lượng và chất lượng giáo dục tiểu học ở các xã biên giới đó là:

- Qui hoạch mạng lưới trường tiểu học các xã biên giới.


- Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tạo cơ sở vững chắc xóa bỏ tận gốc nạn mù chữ.

- Thực hiện giáo dục toàn diện, xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc

gia và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn quốc gia.


- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đủ về số lượng và chất lượng.


- Đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, cải thiện các hoạt động giáo dục.


- Tăng cường công tác quản lí giáo dục.


- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.


Các giải pháp trên cần có quan điểm, tư tưởng để định hướng phát triển, có nguồn lực đảm bảo cho giải pháp khả thi và được tiến hành bằng các biện pháp phù hợp với yêu cầu đề ra.


Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, giáo dục tiểu học các xã biên giới sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, tác động đến quá trình phát triển, nâng cao chất lượng dạy và học. Kết quả này sẽ mang lại chất lượng mới cho sự nghiệp giáo dục tiểu học vùng biên giới ở tỉnh Tây Ninh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023