Tự chủ về mua sắm theo phân cấp
Tự chủ quyết định giá dịch vụ
UBND: phương hướng hoạt động, nhân sự, tài chính, đầu tư
Sở TT-TT: nội dung chương trình
Đài PT-TH: Qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Ban giám đốc
Phòng chức năng theo nhóm: Xây dựng chương trình Hậu cần/ Kỹ thuật
Bộ phận hành chính
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Tổ Chức Ở Lĩnh Vực Công
- Hướng Nghiên Cứu Về Tổ Chức Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
- Ảnh Hưởng Của Cơ Chế Quản Trị Tại Các Đài Phát Thanh Truyền Hình Cấp Tỉnh Đối Với Mô Hình Nghiên Cứu
- Quá Trình Thiết Kế Đo Lường Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Ksnb
- Bộ Đo Lường Chính Thức Các Thành Phần Của Hệ Thống Ksnb
- Chỉ Mục Đo Lường Chính Thức Về Mục Tiêu Kiểm Soát
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Các đơn vị dịch vụ
Tự chủ về bộ máy và nhân sự
Tự chủ về chi hoạt động theo qui chế chi tiêu nội bộ
62
Cơ cấu tổ chức Đài PT-TH
Phân cấp quản lý Đài PT-TH
Kiểm tra, giám sát Đài PT-TH
Các chính sách của mỗi Đài PT-TH
Qui trình, thủ tục liên quan mua sắm, chi tiêu, nhân sự Qui chế làm việc
Qui chế khen thưởng Công tác kiểm tra nội bộ Hệ thống các báo cáo
Mục tiêu kiểm soát
Các nhiệm vụ chính trị Tuân thủ qui định QLNN Hiệu quả hoat động
Nâng cao đời sống CBVC
2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu báo cáo
Mục tiêu tuân thủ
Biến kiểm soát
Mục tiêu kiểm soát
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Xuất phát từ những đặc trưng về cơ chế quản trị tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, có thể thấy các Đài là những đơn vị sự nghiệp công lập, tuy được giao những quyền tự chủ nhất định về nhân sự, tài chính và đầu tư; nhưng mọi hoạt động phải tuân thủ theo các qui định pháp luật đối một đơn vị công lập. Với những đặc thù đó, đánh giá tính hữu hiệu hệ thống KSNB cần phải dựa trên các nguyên tắc của INTOSAI, có kết hợp với những nguyên tắc của COSO và các đặc thù của ngành phát thanh truyền hình. Mô hình khung thể hiện tổng quát qua sơ đồ dưới đây:
Giám sát
Thông tin và truyền thông
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam
(Nguồn: Phát triển của tác giả)
2.2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Tính hữu hiệu của KSNB được xem xét không chỉ là các mục tiêu kiểm soát đạt được hay không mà còn liên quan đến các thành phần của hệ thống có tồn tại hay không, và nếu tồn tại thì có vận hành hay không (COSO, 2013). Xuất phát từ
quan điểm trên, để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, luận án thực hiện qua hai bước.
Bước thứ nhất là đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB có tồn tại hay không và nếu có thì có vận hành hữu hiệu không? Để đánh giá ở bước này, dựa trên mô hình nghiên cứu đã trình bày ở hình 2.3, giả thuyết để đánh giá được xây dựng như sau:
Nhóm giả thuyết thứ nhất: Các yếu tố cấu thành nên thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam đều tồn tại và đều vận hành hữu hiệu.
Ở bước thứ hai, sau khi chứng minh được các thành phần của hệ thống KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam vận hành hữu hiệu, nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của chúng đối với mục tiêu kiểm soát. Trên cơ sở các lý thuyết đã trình bày ở chương 1 và đặc điểm về cơ chế quản trị tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong bước thứ hai như sau.
Tác động của thành phần môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là thành phần quan trọng nhất trong 5 thành phần của hệ thống KSNB vì nó ảnh hưởng đến các thành phần còn lại. Nhiều nghiên cứu trước đây của Jokipii (2006), Amudo (2009), Ofori (2011), Sultana và Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014) đã cho thấy môi trường kiểm soát ảnh hưởng thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát. Ở lĩnh vực phát thanh truyền hình, hoạt động của các Đài không chỉ vì hiệu quả từ khi các Đài chuyển sang cơ chế tự chủ mà còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Môi trường kiểm soát ở các Đài PT-TH có những đặc trưng rất riêng, như việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo phải theo các qui trình của Đảng và Nhà nước; lãnh đạo (người đứng đầu và trưởng các bộ phận) phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đạo đức, chính trị, chuyên môn; các tiêu chuẩn về tuyển dụng phải theo qui định của Bộ nội vụ; cơ cấu tổ chức của các Đài (đề cập ở trên) có điểm tương đồng để đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được thực thi tốt theo quy định. Do vậy, môi trường kiểm soát cũng được kỳ vọng có quan hệ thuận chiều với mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tinh tại Việt Nam:
Giả thuyết H1: Thành phần môi trường kiểm soát có tác động thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Tác động của thành phần đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro bao gồm nhận diện các rủi ro và đưa ra các giải pháp để quản trị rủi ro, qua đó các mục tiêu kiểm soát mới có thể đạt được. Nhiều nghiên cứu trước đây của Jokipii (2006), Amudo (2009), Ofori (2011), Sultana và Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014) đã xem xét đến mối quan hệ này và đã chứng minh mối quan hệ thuận chiều giữa thành phần đánh giá rủi ro và mục tiêu kiểm soát. Ở lĩnh vực phát thanh truyền hình, vấn đề đánh giá rủi ro cũng không kém phần quan trọng. Đó là kỹ thuật phát thanh truyền hình thay đổi nhanh chóng do tác động của khoa học kỹ thuật; đó là các vấn đề về mức độ tác động của các chương trình phát sóng đối với tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; đó còn là đánh giá ảnh hưởng của các mạng xã hội và vai trò của PT-TH đối với tuyên truyền các chủ trương của nhà nước. Nếu người quản lý tại các Đài PT-TH cấp tỉnh luôn đánh giá, phòng ngừa các rủi ro thì mục tiêu kiểm soát của Đài có thể đạt được. Vì vậy, giả thuyết đặt ra là:
Giả thuyết H2: Thành phần đánh giá rủi ro có tác động thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Tác động của thành phần hoạt động kiểm soát
Khung lý thuyết của INTOSAI xem thành phần hoạt động kiểm soát là các thủ tục, các qui định cụ thể trong công tác kiểm soát nội bộ. Nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu Jokipii (2006), Amudo (2009), Ofori (2011), Sultana và Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014) ở lĩnh vực công và tư đều đã chứng minh mối quan hệ thuận chiều giữa hoạt động kiểm soát với mục tiêu kiểm soát. Ở các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, nội dung này thể hiện qua các qui định phân quyền về sử dụng nguồn lực, mua sắm tài sản và nhiều hoạt động khác. Các qui trình mua sắm, hay tuyển dụng đều được thể hiện trong các văn bản luật (Luật đầu tư công, Luật quản lý và sử dụng tài sản công, Luật viên chức…); và đó là cơ sở để mỗi Đài xây dựng qui chế hoạt động của đơn vị. Đây được xem là một nền tàng để các cá
nhân và bộ phận trong mỗi Đài PT-TH thực hiện các hoạt động theo đúng qui định pháp luật. Nếu một đơn vị xây dựng các thủ tục kiểm soát và vận hành chúng một cách hữu hiệu thì các mục tiêu về tính hữu hiệu và hiệu quả của Đài, tính tin cậy của BCTC và tính tuân thủ các qui định pháp luật đều có khả năng đạt được. Vì vậy, giả thuyết được xây dựng là:
Giả thuyết H3: Thành phần hoạt động kiểm soát có tác động thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Tác động của thành phần Thông tin và truyền thông
Nhiều nghiên cứu trước đây của Jokipii (2006), Amudo (2009), Ofori (2011), Sultana và Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014) trong khu vực công và khu vực tư đều đã chứng minh mối quan hệ của thành phần thông tin và truyền thông có tác động thuận chiều với mục tiêu kiểm soát. Trong bối cảnh của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam chuyển sang cơ chế tự chủ, thông tin từ bộ phận kế toán được kỳ vọng góp phần vào việc quản lý tài sản công được tốt hơn. Ngoài ra, các qui định của Nhà nước trong hoạt động phát sóng, các tài liệu định mức trong hoạt động phát thanh truyền hình…,nếu được truyền thông kịp thời đến các bộ phận chức năng ở các Đài sẽ góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra là:
Giả thuyết H4: Thành phần thông tin và truyền thông có tác động thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Tác động của thành phần giám sát
Hoạt động giám sát ở các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam có những đặc thù riêng trong bối cảnh ở Việt Nam. Do liên quan đến hoạt động phát thanh truyền hình nên hoạt động giám sát ở các Đài ngoài các qui định nội bộ liên quan đến Ban thanh tra nhân dân hay giám sát từ phía tổ chức Đảng; công tác giám sát còn liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước, như: UBND các tỉnh/thành hay Sở thông tin truyền thông. Nhìn chung, mục tiêu của các hoạt động giám sát đều nhằm đảm bảo các quá trình mua sắm, sử dụng tài sản và phát sóng các nội dung chương trình đều tuân thủ theo các qui định của Nhà nước nói chung và của từng Đài nói riêng.
Nếu hoạt động truyền thông và giám sát càng hữu hiệu thì các mục tiêu kiểm soát của Đài PT-TH cấp tỉnh kỳ vọng sẽ đạt được. Do vậy, giả thuyết đặt ra là:
Giả thuyết H5: Thành phần giám sát có tác động thuận chiều đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Các giả thuyết trên còn được xem xét trong mối quan hệ với các biến kiểm soát. Trong mô hình nghiên cứu, các biến kiểm soát được dự tính có ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát là giới tính, khu vực hoạt động, thâm niên công tác.
Cơ sở để lựa chọn các biến kiểm soát là dựa vào các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Jokipii (2006), Ofori (2011), Sanusi và cộng sự (2015), Channar và cộng sự (2015), Aziz và cộng sự ( 2015),…Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù của từng quốc gia ở từng thời điểm và từng ngành nghề, lĩnh vực mà biến kiểm soát đưa vào để xem xét tác động của chúng đối với mục tiêu kiểm soát.
Giới tính luôn là nhân tố được xem xét trong các nghiên cứu về xã hội học. Ở nước ta, vai trò của nữ giới đối với công tác quản lý ngày càng được nâng cao, theo đó các cấp khi thực hiện công tác cán bộ đều quan tâm đến qui hoạch cán bộ nữ. Đây cũng không phải là ngoại lệ với các Đài PT-TH cấp tỉnh. Thực tế qua khảo sát thì phái nữ ngày càng chiếm nhiều vị trí quan trọng trong công tác quản lý. Tuy nhiên, vì mục tiêu hoạt động của các Đài với các nguyên tắc của Nhà nước đã qui định nên trong công tác KSNB, giới tính được kỳ vọng không có tác động đến mục tiêu kiểm soát.
Khu vực hoạt động trong nghiên cứu này được chia thành ba khu vực là Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Cũng tương tự như vấn đề giới tính, dù hoạt động trên địa bàn nào thì cán bộ quản lý và nhân viên tại các Đài phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý chung đã được Nhà nước thiết lập. Mặc dù trong thời gian qua có một số hiện tượng tiêu cực trong quản lý tài sản, định giá dịch vụ,... của một số Đài PT-TH cấp tỉnh trong nước, nhưng thiết nghĩ đó cũng chỉ là hiện tượng cá biệt. Cũng có ý kiến cho rằng, con người ở khu vực Miền Trung luôn làm việc có tính nguyên tắc nên ít có hiện tượng xé rào trong công tác quản lý so với hai khu vực còn lại. Do vậy, việc đưa khu vực hoạt động của các Đài PT-TH cấp tỉnh là
biến kiểm soát để kiểm tra thêm có tác động của yếu tố vùng miền đối với mục tiêu của kiểm soát.
Thâm niên công tác được dự tính có ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát vì lý do người có thâm niên càng lâu càng có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo lập môi trường kiểm soát, dự tính các nguy cơ đối với hoạt động của Đài, và do vậy ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát.
2.3. Thiết kế đo lường các biến
Đo lường biến trong mô hình nghiên cứu được tiếp cận theo những hướng
sau:
Sử dụng có tính kế thừa các biến số đã được nghiên cứu trước đây. Theo
cách tiếp cận này, người nghiên cứu sử dụng các biến tương tự của các nghiên cứu trước đây để sử dụng trong nghiên cứu của mình. Cách tiếp cận này đảm bảo tính so sánh của các nghiên cứu qua thời gian. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về xã hội học, mỗi địa phương, mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nên việc áp dụng nguyên bản đo lường trước sẽ có những hạn chế nhất định.
Xây dựng biến số với các chỉ mục có sự điều chỉnh. Cách tiếp cận này nhằm giải quyết những hạn chế của cách tiếp cận trên. Theo đó, bộ đo lường của nghiên cứu trước được dùng để tham khảo. Bằng các kỹ thuật phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nội dung đo lường sẽ được điều chỉnh về nội hàm cho gắn với bối cảnh nghiên cứu.
Xây dựng bộ đo lường hoàn toàn mới. Cách tiếp cận này thường áp dụng với các nghiên cứu khám phá mà ở đó chưa có những nghiên cứu về lĩnh vực này. Trước tiên, người nghiên cứu phải vận dụng lý thuyết để xác định nội hàm của khái niệm. Sau đó, áp dụng các kỹ thuật chuyên gia, các trải nghiệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu để thiết kế các ý tưởng ban đầu cho bộ thang đo. Trên cơ sở đó, các chỉ mục biểu hiện cho khái niệm cần đo lường được thiết lập. Qua nhiều bước trao đổi và thảo luận, các chỉ mục đo lường sẽ được dần hoàn thiện trước khi đi vào nghiên cứu chính thức.
Trên cơ sở những nguyên lý về đo lường đã đề cập ở trên, để đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, luận án kế thừa khung lý thuyết của INTOSAI, có quan tâm đến khung lý thuyết COSO (2013) cùng với các nghiên cứu trước đây làm nền tảng. Lý do là các Đài PT-TH cấp tỉnh hiện nay ở Việt Nam vừa là các đơn vị sự nghiệp công lập, vừa là những đơn vị được giao quyền tự chủ hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Việc kết hợp cả hai khung lý thuyết này và kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây sẽ có tính khoa học và thực tiễn.
Khung thiết kế bộ đo lường tính hữu hiệu của KSNB đuợc thực hiện theo các buớc sau:
Buớc 1: Để thiết kế bộ đo lường tính hữu hiêụ của KSNB, Luận án dựa vào các đo lường của các nghiên cứu truớc, nội hàm của khung lý thuyết INTOSAI và COSO (2013) và đặc thù về công tác kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh. Mục tiêu kiểm soát hướng đến ba nội dung: Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật và các quy định. Các thành phần của của hệ thống KSNB về cơ bản sử dụng các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức.
Buớc 2: Trên cơ sở xem xét các nghiên cứu trước về đo luờng, Báo cáo COSO (2013), Báo cáo INTOSAI trong lĩnh vực công và đặc thù về công tác kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, Tác giả hình thành nên ý tuởng để xây dựng bảng câu hỏi ban đầu.
Buớc 3: Từ ý tuởng về xây dựng bảng câu hỏi ban đầu, kết hợp với phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành PT-TH để hình thành nên bảng câu hỏi chính thức.
tế.
Buớc 4: Sau khi có bảng câu hỏi chính thức, tiến hành thu thập số liệu thực
Buớc 5: Sau khi thu thập số liệu xong, tiến hành kiểm định độ tin cậy của
thang đo.