Vòng Quay Vốn Tín Dụng Ngắn Hạn Của Vietinbank - Cn 12

nhiên, nguồn vốn này vẫn chưa được khai thác hết tiềm lực của mình với hệ số tổng dư nợ cho vay trên vốn huy động và dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động biến động qua các năm. Cụ thể:

Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động: đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động trong ngắn hạn của ngân hàng. Qua ba năm chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần. Năm 2013, chỉ tiêu này là 0.445 lần nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động của chi nhánh có

0.445 đồng tham gia vào dư nợ tín dụng ngắn hạn. Đến năm 2014 chỉ tiêu này giảm nhẹ còn 0.443 lần nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động của chi nhánh có 0.443 đồng tham gia vào dư nợ tín dụng ngắn hạn. Sang năm 2015, chỉ tiêu này tiếp tục giảm, cứ 1 đồng vốn huy động của chi nhánh còn có 0.424 đồng tham gia vào dư nợ tín dụng ngắn hạn. Điều này có nghĩa là ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí, ngân hàng cần tăng cường dư nợ hoặc giảm nguồn vốn huy động nhằm hạn chế tình trạng ứ đọng vốn. Mặt khác, điều này cũng cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng, không phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển trong hoạt động tín dụng ngắn hạn.

Dư nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàng trong cho vay ngắn hạn, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức tham gia của nguồn vốn vào dư nợ ngắn hạn càng nhiều. Qua ba năm chỉ tiêu này có xu hướng biến động không ổn định. Năm 2013 cứ 1 đồng vốn thì ngân hàng cho vay ngắn hạn 0.395 đồng. Năm 2014 chỉ tiêu này có sự gia tăng nhẹ, cứ 1 đồng vốn thì ngân hàng cho vay ngắn hạn 0.399 đồng. Năm 2015, chỉ tiêu này giảm còn 0.387 lần nghĩa là cứ 1 đồng vốn thì ngân hàng cho vay ngắn hạn 0.387 đồng. Điều này thể hiện sự chuyển biến trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng nhằm mục tiêu tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn.


Bảng 4.9: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Vietinbank - CN 12


Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

Doanh số thu nợ ngắn hạn (1)

Tỷ đồng

5008.19

4725.36

5670.43

(282.83)

945.07

Doanh số cho vay ngắn hạn (2)

Tỷ đồng

5092.87

4982.99

5730.44

(109.88)

747.45

Dư nợ ngắn hạn bình quân (3)

Tỷ đồng

1456.3

1671.44

1922.37

215.14

250.93

Hệ số thu nợ ngắn hạn (1)/(2)

%

98.34

94.83

98.95

(3.51)

4.12

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (1)/(3)

Vòng

3.44

2.83

2.95

(0.61)

0.12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh 12 - 7

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)

Hệ số thu nợ ngắn hạn: chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Do các khoản vay ngắn hạn thường có thời gian vay từ 1 năm trở xuống nên ngân hàng thu hồi vốn khá nhanh. Tại ngân hàng Công Thương chi nhánh 12, hệ số thu hồi nợ có xu hướng tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2013, hệ số thu nợ ngắn hạn khá cao đạt 98.34% nghĩa là do tình hình kinh doanh khá ổn định nên khách hàng trả nợ khá nhanh chóng. Đến năm 2014, hệ số thu nợ giảm 3.51% so với năm 2013 còn 94.83% do một số khách hàng xin gia hạn nợ. Năm 2015, hệ số thu nợ được cải thiện, đạt tỷ lệ cao do năm này các ngành kinh doanh có hiệu quả nên việc thu hồi nợ tốt, thêm vào đó ngân hàng xử lý được nợ tồn đọng của những năm trước. Nhìn chung hệ số này qua các năm tương đối cao tất cả nhờ vào thành quả đôn đốc, giám sát, theo dõi của cán bộ tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh.

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn: phản ánh hiệu quả đồng vốn đầu tư thông qua tính luân chuyển của nó, cũng như đo lường thời gian thu hồi nợ vay ngắn hạn là nhanh hay chậm. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong ba năm 2013- 2015 có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm, mà có sự giảm sau đó tăng trở lại. Năm 2013, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đạt mức cao nhất là 3.44 vòng nhưng năm 2014 chỉ còn 2.83 vòng, giảm 0.61 vòng so với năm 2013. Đến năm 2015, chỉ tiêu này tăng thêm 0,12 vòng so với năm 2014, đạt 2.95 vòng. Tuy có sự giảm sút vào năm 2014 nhưng nhìn tổng thể thì vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn qua các năm của chi nhánh so với toàn hệ thống thì khá tốt. Tại chi nhánh, công tác phân tích tín dụng, lựa chọn doanh nghiệp để cho vay, định kỳ hạn nợ, gia hạn nợ vay, kiểm tra, kiểm soát đã luôn được coi trọng. Đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng đến là ngành công nghiệp chế biến và thương mại- dịch vụ, các công ty này có thời gian thu hồi vốn khá nhanh. Kết quả trên thể hiện rõ sự nỗ lực và năng lực của cán bộ ngân hàng, cũng như thể hiện chiến lược phát triển phù hợp của ngân hàng.


Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự an toàn

Bảng 4.10: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn của Vietinbank - CN 12


Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

Dư nợ cho vay ngắn hạn (1)

Tỷ đồng

1548.96

1793.91

2050.83

244.95

256.92

Dư nợ ngắn hạn quá hạn (2)

Tỷ đồng

26.82

35.38

31.08

8.56

(4.3)

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn (2)/(1)


%


1.73


1.97


1.52


0.24


(0.45)

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Quy

mô nợ quá hạn càng lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn càng nhiều, doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả phần vốn vay dẫn đến không trả được nợ hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ cùng các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến chất lượng tín dụng thấp.

Trong số dư nợ cho vay quá hạn thì dư nợ ngắn hạn quá hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ có điều này là do dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 56.03% - 60.51% tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh có sự tăng giảm qua ba năm. Năm 2014, tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn là 1.97% tăng 0.24% so với năm 2013 là 1.73% nguyên nhân là do trong năm này có một số khách hàng kinh doanh không hiệu quả xin gia hạn nợ làm cho dư nợ quá hạn gia tăng. Sang đến năm 2015, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 1.52% giảm được 0.45% so với năm 2014 do ngân hàng bằng các biện pháp kiên quyết, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng pháp luật, tiếp tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ nên chi nhánh đã thu hồi được một phần nợ quá hạn, xử lý được nợ tồn đọng của những năm trước. Nhìn chung qua ba năm, tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn của chi nhánh có sự biến động tăng giảm nhưng luôn nằm ở mức dưới 3% theo quy định của Nhà Nước chứng tỏ việc thu hồi vốn của chi nhánh tốt, chất lượng cho vay được nâng cao.


Bảng 4.11: Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của Vietinbank - CN 12


Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

Tổng dư nợ cho vay (1)

Tỷ đồng

2559.79

2992.3

3660.41

432.51

668.11

Dư nợ cho vay ngắn hạn (2)

Tỷ đồng

1548.96

1793.91

2050.83

244.95

256.92

Dư nợ xấu cho vay (3)

Tỷ đồng

20.65

28.37

28.62

7.72

0.25

Dư nợ xấu cho vay ngắn hạn (4)

Tỷ đồng

15.52

20

18.84

4.48

(1.16)

Tỷ lệ nợ xấu (3)/(1)

%

0.81

0.95

0.78

0.14

(0.17)

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (4)/(2)

%

1

1.11

0.92

0.11

(0.19)

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn đã quá một kì gia hạn nợ. Đối với các khoản nợ này việc thu hồi vốn là rất khó khăn, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro, thậm chí rủi ro mất vốn là rất cao. Dư nợ xấu cho vay ngắn hạn có xu hướng biến động tăng giảm qua ba năm giống với dư nợ ngắn hạn quá hạn. Từ 15.52 tỷ đồng năm 2013 tăng thêm 4.48 tỷ đồng và đạt mức 20 tỷ đồng vào năm 2014. Nguyên nhân là do sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, một vài nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi suy thoái của nền kinh tế không có khả năng trả nợ làm cho tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn gia tăng đạt tỷ lệ cao nhất vào năm 2014 là 1.11%. Sang năm 2015, tình hình hoạt động kinh doanh đã dần ổn định trở

lại, ngân hàng cũng tích cực thực hiện các công tác thu hồi nợ nên dư nợ xấu cho vay ngắn hạn cũng được cải thiện, giảm được 1.16 tỷ đồng so với năm 2014 đạt 18.84 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 0.92%.

Có thể thấy tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn chiếm 3/4 tổng nợ xấu nguyên nhân là bởi ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Tình hình nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy sẽ đe dọa tính thanh khoản của ngân hàng trong tương lai. Tóm lại, tuy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng có giảm nhưng vẫn vượt mức tỷ lệ an toàn cho phép 0.75% (theo thông tư 13/2010 của NHNN), ngân hàng cần thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế các khoản nợ quá hạn và nợ xấu, tiếp tục nâng cao chất lượng các khâu thẩm định, kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ.


Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời

Bảng 4.12: Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn của Vietinbank - CN 12


Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

Dư nợ cho vay ngắn hạn (1)

Tỷ đồng

1548.96

1793.91

2050.83

244.95

256.92

Lợi nhuận thu từ cho vay ngắn hạn (2)

Tỷ đồng

114.79

134.69

161.98

19.9

27.29

Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn (2)/(1)

%

7.41

7.51

7.9

0.1

0.39

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các khoản vay ngắn hạn đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều khoản thu cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ này càng cao càng tốt. Để có được điều này thì ngân hàng cần phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình cho vay, tiến hành thu nợ và giải quyết tốt vấn đề nợ quá hạn.

Qua bảng số liệu 4.12 ta thấy, lợi nhuận thu từ cho vay ngắn hạn năm 2013 đạt 114.79 tỷ đồng với tỷ lệ sinh lời tương ứng là 7.41% . Năm 2014 lợi nhuận này tiếp tục gia tăng thêm 19.9 tỷ đồng đạt 134.69 tỷ đồng với tỷ lệ sinh lời là 7.51%. Sang đến năm 2015, lợi nhuận thu từ cho vay ngắn hạn đạt mức cao nhất qua ba năm là 161.98 tỷ đồng, tăng thêm 27.29 tỷ đồng so với năm 2014. Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn trong năm này đạt 7.9%, tăng 0.39%.

Trong những năm gần đây, kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh 12 không ngừng khởi sắc và đạt được những thành tựu đáng kể. Nền kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng cũng dần được hồi phục, lạm phát được điều chỉnh ở mức hợp lý. Công cuộc đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu của ngân hàng trong những năm gần đây đạt hiệu quả tích cực giúp củng cố thêm niềm tin của khách hàng vào hoạt động của Vietinbank chi nhánh 12. Điều này là một trong những lý do góp phần không nhỏ vào hiệu quả tín dụng và kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua.

4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA VIETINBANK- CHI NHÁNH 12‌

4.4.1 Những kết quả đạt được‌

Trong ba năm gần đây 2013- 2015, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh 12 có hoạt động huy động vốn tốt, không ngừng tăng trưởng qua các năm. Bên cạnh đó chi nhánh còn có các sản phẩm tín dụng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của nhiều khách hàng.

Trong những năm qua, cho vay ngắn hạn của chi nhánh 12 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cho vay ngắn hạn không những tăng trưởng về quy mô mà còn nâng cao dần về chất lượng. Điều này thể hiện rõ nhất khi đến năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng, vòng quay vốn cho vay tăng, tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn đều giảm. Chứng tỏ tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả, phát huy tác dụng từ các chính sách mà chi nhánh cũng như toàn hệ thống đề ra. Các cá nhân, hộ gia đình hay các doanh nghiệp vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, đem lại ngày càng nhiều thu nhập. Đạt được kết quả trên là do ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh đã nỗ lực hết mình trong công việc; thực hiện nhiều chính sách, biện pháp đúng đắn phù hợp với từng thời kỳ phát triển với phương châm “An toàn và hiệu quả” cộng với các chính sách hợp lý của NHNN và Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế.


4.4.2 Hạn chế và nguyên nhân‌

Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được, do vẫn còn một vài sai sót riêng lẻ ở các khâu do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiệu quả tín dụng ngắn hạn của chi nhánh vẫn chưa được như mong muốn của Ban lãnh đạo ngân hàng. Những mặt hạn chế đó là:

- Quy trình nghiệp vụ cho vay nhiều lúc bị bỏ qua, đặc biệt là trong khâu thẩm định tín dụng. Áp lực về thời gian thẩm định dự án đến từ cả hai phía lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn, đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn trong quá trình thẩm định. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng khó có thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, dẫn đến những rủi ro.

- Chưa đa dạng hóa trong lĩnh vực cho vay, các khoản tín dụng ngắn hạn của chi nhánh chủ yếu vẫn còn tập trung vào tín dụng ngắn hạn từng lần và tín dụng ngắn hạn theo hạn mức. Đây là hai nghiệp vụ ngắn hạn mang tính chất thụ động, ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, không có sự chủ động trong hoạt động cho vay. Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn thấu chi và luân chuyển cũng đã được áp dụng tuy nhiên quy mô còn thấp.

- Nhiều khách hàng chưa xây dựng được phương án sử dụng vốn vay hợp lý, sử dụng vốn vay không hiệu quả, dẫn đến thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận nhưng ở mức quá thấp không đủ để trả nợ ngân hàng.

- Hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, công tác thẩm định của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, việc kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không vẫn là một vấn đề nan giải cần được khắc phục trong những năm tới.


Nguyên nhân tồn tại những hạn chế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Quy trình thực tế còn nhiều thiếu sót: ngân hàng Công Thương đã lập ra sổ tay tín dụng nhằm mục đích chuẩn hóa các khái niệm, các bước cần có trong quy trình tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy vậy việc áp dụng các chi tiết của quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ trên lý thuyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình cho vay trong sổ tay tín dụng, nhiều bước thực hiện dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định, từ đó làm giảm chất lượng món vay.

- Những thông tin chủ yếu do khách hàng cung cấp nên việc thẩm định khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tính đúng đắn và chính xác do vấn đề thiếu thông tin.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: dùng vốn kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn…

- Khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp kém: trong quá trình hoạt động, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà các dự án kinh doanh không thuận lợi. Các doanh nghiệp hoạt động không tốt, không tận dụng được vốn vay từ ngân hàng. Có thể do năng lực quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của nhà lãnh đạo còn hạn chế, không thích ứng được với những thay đổi của thị trường hoặc từ những biến động bất lợi trên thị trường.

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực do vậy sổ sách kế toán doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng phần lớn chỉ mang tính hình thức. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu doanh nghiệp cung cấp sẽ thiếu tính thực tế và xác thực.

- Đạo đức của khách hàng: một vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng là ý chí trả nợ của khách hàng, khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ vay thậm chí có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng.

4.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌

4.5.1 Phân tích mô tả‌

Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 220 phiếu, khảo sát những khách hàng đã và đang vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng Vietinbank- chi nhánh 12. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 220. Sau khi kiểm tra, có 20 phiếu không đạt yêu cầu bị loại ra (chủ yếu do thông tin trả lời không đầy đủ). Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 200 phiếu câu hỏi có phương án trả lời hoàn chỉnh.

Đối tượng

Bảng 4.13: Thống kê đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ


Đối tượng

Số lượng

Tỷ lệ %

Cá nhân

93

46.5

Doanh nghiệp

107

53.5

Tổng

200

100

(Nguồn: xử lý SPSS)

Trong tổng số 200 phiếu câu hỏi khảo sát hợp lệ thu về, có 107 khách hàng được khảo sát thuộc đối tượng doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 53.5%, còn lại 93 khách hàng là cá nhân, chiếm 46.5%.

Khách hàng cá nhân

Giới tính

Bảng 4.14: Thống kê số lượng khách hàng cá nhân giới tính


Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

35

37.63

Nữ

58

62.37

Tổng

93

100

(Nguồn: xử lý SPSS)

Trong tổng số 93 khách hàng cá nhân tham gia trả lời khảo sát, có 58 khách hàng là nữ, chiếm tỷ lệ 62.37%, còn lại 35 khách hàng là nam, chiếm 37.63%. Với văn hóa người Việt thì phụ nữ là người nắm giữ chi tiêu trong gia đình nên việc đến ngân hàng và giao dịch với ngân hàng thường do người phụ nữ đảm nhiệm nên tỷ lệ khách hàng nữ cao hơn khách hàng nam là điều dễ hiểu.

Nghề nghiệp

Bảng 4.15: Thống kê số lượng khách hàng cá nhân theo nghề nghiệp


Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

Cán bộ, công nhân viên

34

36.56

Công nhân

12

12.9

Kinh doanh,buôn bán

30

32.26

Nông dân

6

6.45

Khác

11

11.83

Tổng

93

100

Về nghề nghiệp, trong tổng số 93 phiếu khảo sát thì có đến 34 phiếu là công nhân viên, nhân viên văn phòng, chiếm 36.56%; xếp thứ hai là nhóm đối tượng buôn bán kinh doanh với 30 người, chiếm 32.26%. Số còn lại thuộc các đối tượng là công nhân, nông nhân và một số người có nghề nghiệp khác chiếm tổng số 29 người, chiếm tỷ lệ lần lượt là 12.9%, 6.45% và 11.83%.

Mức thu nhập hàng tháng

Bảng 4.16: Thống kê số lượng khách hàng cá nhân theo mức thu nhập hàng tháng


Mức thu nhập hàng tháng

Số lượng

Tỷ lệ %

<= 5 triệu

38

40.86

Từ 6 - 10 triệu

44

47.31

Từ 11 – 20 triệu

9

9.68

> 20 triệu

2

2.15

Tổng

93

100

(Nguồn: xử lý SPSS)

Mức thu nhập ở đây có thể là của một cá nhân và cũng có thể là tổng thu nhập của một gia đình do nhu cầu vay vốn ngắn hạn có thể được sử dụng để chi tiêu cho cá nhân hoặc cho cả gia đình nhưng chỉ do một người đứng tên vay vốn. Nhóm đối tượng có thu nhập từ 6 – 10 triệu đồng là 44 người, chiếm tỷ lệ 47.31%, đây cũng chính là nhóm có số lượng đông nhất trong quá trình thu thập phiếu điều tra. Thứ hai là nhóm có mức thu nhập <= 5 triệu đồng với 38 người, chiếm 40.86%. Nhóm xếp thứ ba là nhóm có thu nhập từ 11 – 20 triệu đồng có 9 người, chiếm 9.68%. Còn lại là nhóm có thu nhập cao > 20 triệu đồng chiếm 2.15%. Nhìn chung, các đối tượng khách hàng cá nhân được khảo sát đều là những khách hàng có thu nhập ổn định và ở mức khá cao.

Mục đích sử dụng vốn

Bảng 4.17: Thống kê số lượng khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn


Mục đích sử dụng vốn

Số lượng

Tỷ lệ %

Nông nghiệp

7

7.53

Bất động sản

8

8.6

Sản xuất kinh doanh

32

34.41

Tiêu dùng cá nhân

44

47.31

Khác

2

2.15

Tổng

93

100

(Nguồn: xử lý SPSS)

Trong số 93 khách hàng cá nhân được khảo sát thì có tới 44 khách hàng vay vốn ngắn hạn với mục đích tiêu dùng cá nhân, chiếm 47.31%, sau đó là nhóm khách hàng vay với mục đích kinh doanh có 32 người, chiếm tỷ lệ 34.41%. Còn lại là các khách hàng sử dụng vào các hoạt động như bất động sản, nông nghiệp và một số mục đích sử dụng khác chiếm tỷ lệ lần lượt là 8.6%, 7.53% và 2.15%.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí