Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cho Vay Ngắn Hạn Của Ngân Hàng Thương Mại:

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

- Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo:


Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi khách hàng không thể trả được nợ. Căn cứ vào giá trị của TSĐB mà khách hàng đưa ra, NHTM sẽ xác định lượng vốn có thể cho vay tối đa.

Một NHTM có tỷ lệ cho vay có TSĐB cao chứng tỏ các khoản cho vay của NHTM đó luôn được đảm bảo tốt.

d. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay


- Cho biết một đồng cho vay bình quân thu được bao nhiêu đồng lãi.

- Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát chi phí trong cho vay của Ngân hàng và mức độ sinh lời từ cho vay.

- Thu nhập từ lãi chính là phần chênh lệch thu từ lãi trừ chi phí trả lãi huy động.

- Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao do kiểm soát tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận.

* Tỷ lệ thu nhập:

Ta có thể xem xét chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập


- Cho biết tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trong tổng nguồn thu của

Ngân hàng.

- Các nguồn thu của Ngân hàng bao gồm: thu lãi từ cho vay, thu từ tiền gửi các

tổ chức tín dụng, thu từ dịch vụ, thu từ hoạt động đầu tư và các khoản thu khác.

- Đánh giá xem thu nhập từ hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng thế nào trong tổng thu nhập của Ngân hàng.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại:

Hoạt động cho vay ngắn hạn là hoạt động diễn ra trực tiếp giữa 2 chủ thể: Ngân hàng là người cho vay và khách hàng là người đi vay. Tuy nhiên hoạt động này lại diễn ra giữa môi trường đó là các chính sách Nhà nước, nền kinh tế, pháp luật. Do đó để đánh giá đúng hiệu quả cho vay ngắn hạn ta cần xét đến 3 bên có liên quan đó là:

1.3.3.1 Về phía ngân hàng:

* Một là chính sách tín dụng ( cho vay):

- Khái niệm và vai trò:

Chính sách cho vay của NHTM là một hệ thống các văn bản phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng ( cho vay) và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

- Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng: Bao gồm các vấn đề liên quan đến tín dụng nói chung đều được đưa ra trong chính sách tín dụng như là quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề,…

Đối với mỗi Ngân hàng hoạt động tín dụng luôn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập, cơ cấu tài sản, nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro và rất phức tạp. Bởi vậy để đạt được hiệu quả trong tín dụng thì Ngân hàng phải có được một chính sách tín dụng nhất quán, kiểm soát tốt rủi ro, phù hợp được với hệ thống Ngân hàng nhằm phát huy được các thế mạnh, khắc phục điểm yếu, phòng ngừa rủi ro tốt và đảm bảo phát triển bền vững cho Ngân hàng.

Chính sách tín dụng là cơ sở để cán bộ A/O ( tín dụng hay cho vay) căn cứ để đánh giá và ra các quyết định cho vay và danh mục cho vay.

Một chính sách tín dụng được đánh giá là tốt khi và chỉ khi hoạt động cho vay của Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao được chất lượng và ngược lại một chính sách tín dụng yếu có thể khiến cho Ngân hàng xảy ra nhiều rủi ro gây ra thua lỗ có thể dẫn đến phá sản. Và một chính sách tín dụng được coi là hoàn thiện nếu nó được xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của Ngân hàng trong từng thời kỳ, thực hiện được vai trò định hướng được cho hoạt động tín dụng và đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Các nội dung của chính sách tín dụng:

- Chính sách khách hàng: Cho phép Ngân hàng có thể xác định được một

danh mục hợp lý đối với từng loại đối tượng khách hàng khác nhau.

Bao gồm các nội dung về đối tượng khách hàng, yêu cầu về mặt pháp lý từ đó xác định được các khách hàng cho vay trọng yếu và hạn chế đối với từng đối tượng khách hàng.

- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Do cho vay là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro và luôn được NHTW kiểm soát chặt chẽ. Do đó để đáp ứng tiêu chuẩn về mặt pháp lý, Ngân hàng thiết lập chính sách vĩ mô và giới hạn đối với từng đối tượng khách hàng để giảm thiểu rủi ro, tổn thất.

- Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Mỗi Ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách lãi suất và phí suất khác nhau nhằm đảm bảo an toàn và nguồn thu, lợi nhuận của mình. Đối với mỗi đối tượng khác nhau Ngân hàng sẽ có chính sách lãi suất và phí khác nhau.

- Chính sách đảm bảo: Là các quy định về các trường hợp cần đảm bảo bằng tài sản, các đảm bảo đối với mỗi loại tín dụng, danh mục các đảm bảo được Ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ phần trăm được vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo.

- Chính sách đối với các loại nợ có vấn đề: gồm các quy định về cách xác định nợ xấu ( các yếu tố cấu thành nợ xấu) và các tài sản đáng ngờ khác. Tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và xử lý.

* Hai là quá trính thẩm định cho vay:

Thẩm định cho vay là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay và là cơ sở để

cán bộ A/O (tín dụng hoặc cho vay) hay cơ quan quản lý quyết định cho vay hay không.

Chất lượng thẩm định là cơ sở đầu tiên để đánh giá chất lượng một khoản vay

và từ đó xác định hiệu quả cho vay.

Thẩm định cho vay bao gồm:

- Một là thẩm định khách hàng vay vốn:

+ Về khía cạnh phi tài chính: năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý,

tổ chức,…

+ Về khía cạnh tài chính: năng lực vốn, khả năng trả nợ, hiệu quả hoạt động,

khả năng sinh lời,…

- Hai là thẩm định về dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.

+ Xem xét tổng thể dự án: đánh giá nội dung và rủi ro dự án.

+ Tính hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án.

* Ba là đội ngũ dân sự:

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng cũng như tất cả các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế, con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn, cần phải lấy yếu tố con người là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, các ngành và lĩnh vực do đó sẽ ngày càng phức tạp và yếu tố chất xám ngày càng tăng. Thêm vào đó, ngành ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt của nền kinh tế, nơi mà các công nghệ hiện đại nhất được sử dụng cùng với tính phức tạp và tinh vi trong việc xử lý các nghiệp vụ luôn đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động cho vay, trước hết là trong công tác thẩm định, phân tích tín dụng, quản lý tín dụng. Mặt khác, khách hàng của ngân hàng ngày càng phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cán bộ tín dụng cũng phải có trình độ, hiểu biết nhiều lĩnh vực để có thể đánh giá được khách hàng và phương án kinh doanh.

* Bốn là chất lượng hệ thống thông tin:

Thông tin là đầu vào cho mọi hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng thì thông tin mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì nhờ đó mà xác định tính chính xác của các phân tích và làm cơ sở cho các quyết định.

Chất lượng thông tin được đánh giá thông qua độ chính xác của thông tin và qua khả năng thu thập thông tin của Ngân hàng.

* Năm là công tác tổ chức và quản lý:

Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động cho vay.

Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung.

1.3.3.2 Về phía khách hàng:

Khách hàng chính là đối tác đi vay trực tiếp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Do đó khách hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Ảnh hưởng của khách hàng được xét đến qua 2 khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng:

- Khả năng trả nợ bao gồm: tiềm lực tài chính, thực trạng và kết quả hoạt động

kinh doanh của khách hàng.

- Ý chí trả nợ của khách hàng: đây là vấn đề liên quan trực tiếp về mặt đạo đức, khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không? Khách hàng có cung cấp thông tin chính xác cho Ngân hàng không, khách hàng có thực hiện đúng cam kết trả nợ đúng hạn không?...

1.3.3.3 Về phía nền kinh tế:

Mọi hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng không thể tách rời những biến động chung của thị trường. Bất cứ biến động nào của nền kinh tế vĩ mô đều có thể có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Sự thay đổi về tốc độ lạm phát cũng như tăng trường kinh tế, sẽ tác động trực tiếp đến mức tổng dư nợ của các NHTM thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia và tác động xấu hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng tốt cùng với một tỷ lệ lạm phát hợp lý, dư nợ tín dụng hệ thống ngân hàng thường cao hơn rất nhiều so với những thời điểm mà nền kinh tế có những biến động không thuận lợi. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng mở rộng cho vay và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận cao và đảm bảo được hiệu quả của khoản vay.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH HUẾ


2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế:

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng:

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.

Tên viết tắt: VPBANK.

Trụ sở chính: số 72 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 043.9288869

Fax: 043.9288867

Website: www.vpb.com.vn

Email: customercare@vpb.com.vn

2.1.1.1 Tổng quan:

Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.

2.1.1.2 Những mốc lịch sử chính và thành tựu:

- 12/08/1993 VPBank được Thống đốc Ngân hàng NNVN cấp giấy phép thành lập.

- 10/09/1993 VPBank mở cửa giao dịch với khách hàng.

- 25/11/2004 nâng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng.

- 04/01/2005 Khai trương Chi nhánh cấp I tại Hà Nội.

- 07/01/2005 Khai trương chi nhánh cấp I tại Huế.

- 11/01/2005 Khai trương chi nhánh cấp I tại Tp Hồ Chí Minh.

- 25/02/2005 nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.

- 01/11/2006 nâng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng.

- 01/10/2008 nâng vốn điều lệ lên đến 2117 tỷ đồng.

- 27/07/2010 Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank đổi tên thành Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

- 30/12/2010 tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng.

- 06/06/2012 Tài trợ công trình lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam trên đảo Trường Sa lớn.

- 11/08/2012 công bố chiến lược phát triển VP bank trong giai đoạn 2012-2017.

- 02/11/2012 tăng vốn điều lệ lên 5770 tỷ đồng.

2.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Huế:

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Được sự ủng hộ và giúp đỡ của NHTW các cấp cũng như UBND tỉnh TT. Huế và UBND Tp. Huế, VPBank đã thành lập chi nhánh cấp I Huế.

VPBank- Chi nhánh Huế đóng trụ sở tại 64 Hùng Vương- TP. Huế ra đời theo các quy định:

- Công văn chấp thuận số 1106/ NHHN - CNH, ngày 01/10/2004 của NHNN

Việt Nam.

- Công văn chấp thuận số 1332/ NH – UB, ngày 01/10/2004 của UBND Tỉnh

TT. Huế.

- Quyết định của HĐQT VPBank số 77- 2004/QĐ- HĐQT ngày 06/10/2204.

VPBank – Chi nhánh Huế khai trương và đi vào hoạt động chính thức kể từ

ngày 07/01/2005.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức:

a. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

* Ban giám đốc:

- Điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng theo pháp luật, thể lệ chế độ của

NHNN của VPBank.

- Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương và chiến lược kinh doanh của VPBank.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh.

- Quản lý nhân sự.

- Kiểm tra giám sát đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ, nhân viên dưới quyền, các đơn vị trực thuộc về thực hiện nhiệm vụ chấp hành chính sách chế độ nhà nước, chế độ ngân hàng và của VPBank.

- Xử lý theo quyền hạn trách nhiệm kiến nghị cấp trên có thẩm quyền xử lý vi

phạm liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

* Phòng kiểm toán nội bộ:

- Có chức năng thường xuyên theo dõi và rà soát lại toàn bộ nghiệp vụ hoạt động

nghiệp vụ của cơ quan để phù hợp với các chế độ của ngành và nhà nước ban hành.

* Phòng phục vụ khách hàng:

- Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo đối tượng, chú trọng các tầng lớp khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu trở lên, lập kế hoạch tiếp thị thực hiện kế hoạch được duyệt. Nghiên cứu đề xuất thực hiện các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng.

- Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng kịp thời phát hiện các dấu hiệu tốt, không bình thường, xây dựng quan hệ khách hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định và có ý kiến đề xuất để cấp trên có cơ sở xem

xét giải quyết.

* Phòng hành chính tổ chức:

- Phối hợp văn phòng VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

- Công tác văn thư hành chính lễ tân.

- Quản lý tài sản mua sắm vật tư, trang thiết bị làm việc của chi nhánh.

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ của cơ quan, phối hợp bộ phận kho quỹ đảm

bảo an toàn kho quỹ.

- Đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển an toàn.

* Phòng kế toán tin học:

- Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN địa phương và tổ chức

tín dụng, thực hiện các nhiệm vụ về thanh toán liên ngân hàng.

- Quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí phải thu phải trả.

- Nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn dự kiến biến động trong tháng, quý,

tham gia xây dựng cân đối vốn, sử dụng vốn theo tháng, quý.

* Phòng giao dịch kho quỹ:

- Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Giải đáp và hướng dẫn khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm dịch vụ

ngân hàng.

- Thu thập các thông tin về khách hàng, cập nhật, thay đổi bổ sung thông tin về

khách hàng.

- Giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

- Mở các loại tài khoản.

- Quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch.

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, thực hiện giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán, chuyển nợ quá hạn… trên tài khoản tiền vay.

- Thực hiện thu chi trên các tài khoản ký quỹ, thanh toán thư tín dụng.

- Thực hiện chi trả lệnh chuyển tiền, mua séc du lịch.

- Thu đổi ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng theo đúng các quy định về quản lý

ngoại hối của NHNN và của VPBank.

- Tính toán và thu lãi, trả lãi, thu phí dịch vụ theo đề nghị của các phòng ban có

liên quan đúng với quy định của NHNN và của VPBank.

- Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi các giấy báo nợ, báo cáo, sao kê tài khoản cho khách hàng theo đúng chế độ và thẩm quyền thẩm định.

- Hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng.

- Thực hiện nhiệm vụ thu chi, kiểm đếm tiền.

- Tiếp thu ghi nhận các đề nghị góp ý của khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ.


b. Sơ đồ bộ máy tổ chức:




Ban giám

đốc

Phòng kiểm toán nội bộ












Phòng dịch vụ khách hàng


Phòng kế toán tin học


Phòng giao dịch kho quỹ


Phòng tổ chức hành chính


Phòng giao dịch Mai Thúc Loan


Phòng giao dịch Vỹ Dạ


Phòng giao dịch Đông Ba


Phòng giao dịch Bến Ngự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – chi nhánh Huế - 3


Ghi chú:


Mối quan hệ chức năng

Mối quan hệ trực tuyến


Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý tại VPBank Huế


27

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt

Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Huế:

Năm 2012 được xem là một năm biến động lớn và trên thị trường tài chính, ngân hàng. Mọi sự khủng hoảng toàn diện về hoạt động đều được phơi bày và có thể nói là toàn diện. Nợ xấu tăng liên tục, sai phạm xảy ra trầm trọng, lợi nhuận thì tụt dốc không dừng và sự thiếu hiệu quả trong chính sách quản lý của cơ quan nhà nước. Chưa bao giờ mà ngành Tài chính – Ngân hàng lại xảy ra nhiều vấn đề trầm trọng và sâu rộng ảnh hưởng lớn đến vậy, gây tác động đến mọi tầng lớp dân cư. Không có ấn tượng về một điểm sáng nào trong bối cảnh u ám ngành ngân hàng như trong năm 2012, bên cạnh là những rủi ro về mặt pháp lý về trong môi trường tài chính, ngân hàng.

Đánh giá chung về ngành ngân hàng đó là: tỷ lệ nợ xấu tăng cao, nhu cầu tín dụng dự báo thấp, thanh khoản của ngân hàng dư thừa và khó khăn có thể kéo dài qua năm 2013.

Tuy đối mặt với vô vàn khó khăn như vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của

Chi nhánh Huế vẫn đạt được những kết quả khả quan.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:

Dù trải qua năm 2012 tình hình không mấy khả quan của cả ngành ngân hàng, nhưng Chi nhánh Huế vẫn đạt được những tín hiệu tích cực. Tổng huy động vốn có tăng nhẹ so với năm 2011 và gần như xấp xỉ 2010 nhưng phần nào cho thấy được tính ổn định trong hoạt động của Chi nhánh.

BẢNG 2.1 HOẠT ĐỘNG NGUỒN VỐN

Đv: VNĐ



Chỉ tiêu

Tăng trưởng

2010

2011

2012

2012/2011

( %)

Tổng vốn

huy động

760.984.396.500

746.315.418.500

762.265.301.450

102,14%

Theo nguồn

huy động:


- Từ tổ chức

kinh tế, cá

nhân


696.132.121.532


661.978.111.254


700.562.000.325


105,29%

- Phát hành

GTCG

35.437.102.546

27.970.050.320

30.528.183.253

109,15%

- Tài sản nợ

khác

18,843.100.323

45.129.154.435

19.610.105.460

43,45%

- Vốn các

quỹ

10.572.072.151

11.238.102.545

11.565.012.351

102,91%


Nhìn vào những con số ta thấy rằng từ năm 2010 đến năm 2012 Chi nhánh huy động một lượng tiền cực kỳ ổn định ( quanh con số 750 tỷ). Đó là nhờ vào chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt, duy trì tính ổn định và quan tâm chăm sóc khách hàng. Chỉ có giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng trở lại vào 2012 ( 746 tỷ lên 762 tỷ).

Về thành phần huy động thì có một điểm đáng chú ý đó là: các thành phần huy động ( từ tổ chức kinh tế, cá nhân; phát hành GTCG, vốn các quỹ) ta đều thấy tăng ổn định duy nhất chỉ có tài sản nợ khác ta thấy rằng có sự sụt giảm chỉ còn 43,45% so với năm 2011, và nghiệp vụ huy động tăng cao nhất đó chính là phát hành GTCG ( tăng 9,15%) chứng tỏ Ngân hàng ngày càng được tín nhiệm và có thể huy động tốt thông qua hoạt động huy động này.

Ngày đăng: 20/04/2022