Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam- Chi Nhánh 12

hơn so với doanh thu nên kéo theo lợi nhuận trong năm 2014 bị suy giảm. Đến năm 2015, tuy doanh thu có tốc độ tăng trưởng tốt nhưng chi phí có tốc độ gia tăng cao hơn so với doanh thu nên năm 2015 vẫn có lợi nhuận đạt 49.97 tỷ đồng nhưng với tốc độ tăng trưởng thấp, chỉ tăng 0.6% cụ thể là tăng 0.3 tỷ đồng so với năm 2014.

Trong đó tổng thu nhập (bao gồm thu nhập chính từ thu lãi và các khoản thu nhập khác ngoài lãi) năm 2014 đạt 326.31 tỷ đồng giảm 5.67 tỷ đồng tương ứng với 1.71% so với năm 2013 là 331.98 tỷ đồng. Tuy nhiên với sự nỗ lực cao trong các hoạt động, ngân hàng đã nâng thu nhập của mình lên mức 336.55 tỷ đồng vào năm 2015, tăng lên 3.14% cụ thể là 10.24 tỷ đồng so với năm 2014. Để đạt được kết quả như vậy bên cạnh việc ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng uy tín, mở rộng hoạt động cho vay, ngân hàng ngày càng chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ có liên quan như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ kiều hối…Việc phát triển và nâng cao các hoạt động, dịch vụ không những giúp ngân hàng gia tăng thu nhập, tạo thêm uy tín cho ngân hàng giúp ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động và hạn chế được rủi ro thay vì chỉ tập trung vào hoạt động cho vay.

Bên cạnh doanh thu thì chi phí cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này thông thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Năm 2013, chi phí ngân hàng phải chi ra là 279.25 tỷ đồng, năm 2014 là 276.64 tỷ đồng giảm 0.93% cụ thể là 2.61 tỷ đồng so với năm 2013. Sang năm 2015, chi phí gia tăng với tốc độ 3.59%, cụ thể tăng 9.94 tỷ đồng so với năm 2014 làm chi phí đạt mức 286.58 tỷ đồng. Nhìn chung, chi phí có sự tăng giảm qua 3 năm là do sự biến đổi theo xu hướng của doanh thu.

Kết luận: Nhìn một cách tổng quát, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 12 luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thu chi là do hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, luôn đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từ đó cho thấy được sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của Chi nhánh.


4.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH 12‌

4.3.1 Một số quy định về cho vay ngắn hạn tại Vietinbank- Chi nhánh 12‌

Đối tượng cho vay

- Các pháp nhân là: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự.

- Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn đúng mục đích thỏa thuận trong HĐTD.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD.

Điều kiện cho vay

- Có đầy đủ tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Tuổi từ 18 trở lên và không quá 65 tuổi.

- Khách hàng đứng tên trực tiếp để vay có hộ khẩu thường trú hoặc KT3.

- Khách hàng đến vay trình bày mục đích và phương án sử dụng vốn rõ ràng, cụ thể. Trường hợp khách hàng vay vốn để bổ sung vốn kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh.

- Chứng minh được năng lực tài chính đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, có tài sản đảm bảo hoặc được sự bảo lãnh của bên thứ 3.

Mức cho vay dựa trên

- Nhu cầu vốn của khách hàng.

- Mức thu nhập của khách hàng.

- Giá trị tài sản đảm bảo nợ vay.

- Vốn tự có tham gia của khách hàng.

- Giới hạn tài trợ của ngân hàng theo sản phẩm.

Quy trình cho vay

Quy trình tín dụng tập hợp các nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, trình tự các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một vòng quay của vốn tín dụng. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả tín dụng, quy trình cho vay được chia thành 3 giai đoạn gồm 10 bước:

Giai đoạn trước cho vay

Bước 1: Khai thác khách hàng, tìm kiếm dự án. Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được NH tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ.

Giai đoạn thẩm định cho vay và giải ngân

Bước 2: Khách hàng bổ sung hồ sơ (nếu có), sau đó NH sẽ lập báo cáo thẩm định. Bước 3: NH ra quyết định cho vay.

- Nếu từ chối cho vay NH sẽ thông báo bằng văn bản đến khách hàng và kết thúc quy trình cho vay

- Nếu NH đồng ý cho vay sẽ tiếp tục bước 4

Bước 4: NH hoàn chỉnh hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố. Tiến hành kí kết hợp đồng tín dụng và các chứng từ vay vốn với khách hàng.

Bước 5: Khách hàng cùng với NH đi công chứng hợp đồng và đăng kí giao dịch bảo đảm.

Bước 6: NH giải ngân tiền vay, khách hàng kí chứng từ nhận nợ và nhận tiền (tiền mặt hoặc chuyển khoản).

Bước 7: NH nhập ngoại bảng tài sản và lưu trữ hồ sơ.

Giai đoạn giám sát khoản vay và thu hồi nợ

Bước 8: NH nhắc nợ và thu nợ theo kỳ hạn. Khách hàng trả gốc và lãi vay cho NH theo đúng kỳ hạn thanh toán.

Bước 9: Khách hàng phối hợp với NH tạo điều kiện để NH kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Bước 10: Khách hàng trả hết nợ, NH đánh giá lại tài sản bảo đảm. Bước 11: NH thanh lý, giải chấp tài sản và lưu trữ hồ sơ theo quy định.


4.3.2 Tình hình cho vay ngắn hạn tại Vietinbank- CN 12 từ 2013- 2015‌

a) Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Bảng 4.4: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


2013


2014


2015

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Tổ chức kinh tế

1305.91

84.31

1488.43

82.97

1612.34

78.62

182.52

13.98

123.91

8.32

Cá nhân

243.05

15.69

305.48

17.03

438.49

21.38

62.43

25.69

133.01

43.54

Tổng dư nợ ngắn hạn

1548.96

100

1793.91

100

2050.83

100

244.95

15.81

256.92

14.32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh 12 - 6

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

2250


2000


1750

438.49

305.48

1500

243.05

1250


1000

Cá nhân

Tổ chức kinh tế

750

1488.43

1612.34

1305.91

500


250


0

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Qua bảng số liệu 4.4 và hình 4.4 ta thấy dư nợ cho vay đối với nhóm các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu cho vay theo thời hạn. Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với nhóm đối tượng khách hàng này là 1305.91 tỷ đồng, chiếm 84.31%. Đến năm 2014, các doanh nghiệp có dư nợ vay là 1488.43 tỷ đồng, tăng thêm 182.52 tỷ đồng với tỷ lệ 13.98% so với năm 2013 nhưng lại chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ thấp

hơn chỉ còn 82.97% do tổng dư nợ ngắn hạn năm 2014 tăng trưởng với tỷ lệ khá cao. Sang đến năm 2015, lượng dư nợ vay của các tổ chức kinh tế vẫn tiếp tục gia tăng đạt mức 1612.34 tỷ đồng, tăng lên 8.32% tương ứng 123.91 tỷ đồng nhưng cũng giống như năm 2014 tỷ trọng dư nợ vay giảm chỉ chiếm 78.62% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Tỷ trọng này qua ba năm cho thấy lĩnh vực hoạt động tín dụng chủ yếu của chi nhánh là tài trợ cho các tổ chức kinh tế. Trong đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao.

Phần lớn khách hàng vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng là các công ty kinh doanh dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất hoạt động mang tính chất thời vụ. Họ vay vốn ngắn hạn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn từ ngân hàng dùng để chi trả nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa, dự trữ và các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất.

Đối với nhóm khách hàng cá nhân tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn nhưng doanh số dư nợ cho vay đối tượng khách hàng này vẫn có sự tăng trưởng qua ba năm. Điều này cho thấy chi nhánh ngân hàng đang hướng đến phát triển hoạt động bán lẻ trong tương lai. Cụ thể, năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân là

243.05 tỷ đồng, chiếm 15.69% tổng dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2014, dư nợ vay ngắn hạn là 305.48 tỷ đồng chiếm 17.03% tổng dư nợ ngắn hạn, tăng thêm 62.43 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 25.9%. Sang năm 2015, lượng dư nợ tăng 133.01 tỷ đồng với tỷ lệ tăng khá cao là 43.54%, đạt mức 438.49 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của nhóm khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ cũng gia tăng, chiếm 21.38%.

Tín dụng ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu cùa chi nhánh. Qua các số liệu có thể thấy tình hình tăng trưởng của dư nợ cho vay ngắn hạn qua ba năm từ 2013- 2015, đồng thời tỷ trọng cho vay các nhóm đối tượng khách hàng cũng dần trở nên hợp lý hơn.


b) Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Vì chi nhánh cho vay đối với hầu hết các ngành kinh tế, nên việc đi sâu vào doanh số dư nợ ngắn hạn của từng ngành kinh tế nhằm xác định tỷ trọng của từng ngành kinh tế là cần thiết để có chiến lược đầu tư thích hợp.

Bảng 4.5: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


2013


2014


2015

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Công nghiệp chế biến

631.46

40.77

707.58

39.44

719.36

35.08

76.12

12.05

11.78

1.66

Nông lâm nghiệp và thủy sản


148.6


9.59


159.46


8.89


152.65


7.44


10.86


7.31


(6.81)


(4.27)

Thương mại- dịch vụ

617.88

39.89

706.1

39.37

825.19

40.24

88.22

14.28

119.09

16.87

Xây dựng

109.96

7.1

154.51

8.61

224.98

10.97

44.55

40.51

70.47

45.61

Ngành khác

41.06

2.65

66.26

3.69

128.65

6.27

25.2

61.37

62.39

94.16

Tổng dư nợ ngắn hạn

1548.96

100

1793.91

100

2050.83

100

244.95

15.81

256.92

14.32

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của hầu hết các ngành kinh tế đều tăng qua các năm.

Đối với ngành công nghiệp chế biến: tỷ trọng dư nợ của ngành có xu hướng tăng nhẹ qua ba năm 2013- 2015. Trong vài năm gần đây do chính sách đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay nên dư nợ của ngành tăng dần qua các năm. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn của ngành là 631.46 tỷ đồng chiếm 40.77% tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2014, dư nợ ngắn hạn tăng 12.05% tương ứng 76.12 tỷ đồng so với năm 2013, đạt 707.58 tỷ đồng. Đến năm 2015, dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 719.36 tỷ đồng, tăng nhẹ với tỷ lệ 1.66% so với năm 2014. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngành qua ba năm giảm dần, đến năm 2015 chỉ chiếm 35.08% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn của ngành tăng chủ yếu là do nhu cầu vốn đầu tư để sản xuất kinh doanh ngày càng cao.

Đối với ngành nông lâm nghiệp và thủy sản: doanh số dư nợ ngắn hạn của ngành giảm liên tục qua ba năm, năm 2013 doanh số này đạt 148.6 tỷ đồng, chiếm 9.59% tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2014, dư nợ ngắn hạn tăng thêm 10.86 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 7.31%, đạt 159.46 tỷ đồng và chiếm 8.89%. Đến năm 2015, doanh số này là 152.65 tỷ đồng có sự giảm nhẹ 6.81 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 4.27%.

Đối với ngành thương mại- dịch vụ: nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2014, doanh số dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 706.1 tỷ đồng chiếm 39.37% tăng 88.22 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 14.28% so với năm 2013 là 617.88 tỷ đồng chiếm 39.89%. Sang đến năm 2015, dư nợ ngắn hạn đạt 825.19 tỷ đồng chiếm 40.24% tổng dư nợ ngắn hạn, tăng thêm 119.09 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 16.87%. Hiện nay, các công ty kinh doanh ngành dịch vụ ngày càng chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để nâng cao sức cạnh tranh nên nhu cầu về vốn ngày càng tăng.

Trong khi đó đối với ngành xây dựng: dư nợ ngắn hạn năm 2013 là 109.96 tỷ đồng chiếm 7.1% tổng dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2014, dư nợ của ngành đạt 154.51 tỷ đồng chiếm 8.61%, tăng 40.51% tương ứng 44.55 tỷ đồng. Sang năm 2015, doanh số dư nợ tiếp tục gia tăng đến 224.98 tỷ đồng chiếm 10.97% tổng dư nợ ngắn hạn, tăng thêm 70.47 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 45.61%.

Đối với các ngành khác: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của các ngành còn lại chiếm khá nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh. Tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng doanh số và tỷ trọng của các ngành còn lại vẫn có sự gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng luôn đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh để giảm thiểu sự rủi ro. Về cơ bản có thể thấy cơ cấu cho vay ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng thời gian qua đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của ngân hàng Công Thương Việt Nam: một cơ cấu linh hoạt theo định hướng cho vay an toàn và hiệu quả, điều chỉnh kịp thời với những biến động của thị trường.


4.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn tại Vietinbank- CN‌

12

Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và tăng trưởng cho vay ngắn hạn

Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay NH trên tổng dư nợ cho vay của Vietinbank- CN 12

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Dư nợ cho vay ngắn hạn

1548.96

1793.91

2050.83

Dư nợ cho vay trung và dài hạn

1011.83

1198.39

1609.58

Tổng dư nợ cho vay

2559,79

2992,3

3660,41

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn/ Tổng dư nợ cho vay

60.51%

59.95%

56.03%

Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn/ Tổng dư nợ cho vay

39.49%

40.05%

43.97%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)

Hình 4.5: Biểu đồ phản ánh quy mô cho vay ngắn hạn tại Vietinbank - CN 12

70.00%

60.51%

59.95%

60.00%

56.03%

50.00%

3.97%

39.49%

40.05%

40.00%

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn/ Tổng dư nợ cho vay

30.00%

Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn/ Tổng dư nợ cho vay

20.00%

10.00%

0.00%

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

4


Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay phản ánh quy mô cho vay ngắn hạn so với tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn của nền kinh tế cao hơn. Qua ba năm 2013- 2015 mức dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Năm 2013, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 60.51% cao hơn so với tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn lên đến 21.02% chứng tỏ ngân hàng đáp ứng cao nhu cầu vay ngắn hạn đối với nền kinh tế. Đến năm 2014, doanh số dư nợ cho vay ngắn hạn có sự gia tăng nhưng tỷ trọng lại giảm nhẹ 0.56% so với năm 2013 còn 59.95% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay trung và dài hạn. Sang đến năm 2015, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn tiếp tục giảm còn 56.03%, tỷ lệ giảm là 3.92% so với năm 2014 và sự chênh lệch về quy mô so với tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn đã được giảm xuống còn 12.06%. Điều này thể hiện sự chuyển biến trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, nhằm mục tiêu tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cho phù hợp với nhu cầu vốn của doanh nghiệp.


Bảng 4.7: Mức độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn của Vietinbank - CN 12

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


2013


2014


2015

Mức độ tăng trưởng tuyệt đối

Mức độ tăng trưởng tương đối

2014/2013

2015/2014

2014/2013

2015/2014

Dư nợ cho vay ngắn hạn

1548.96

1793.91

2050.83

244.95

256.92

15.81%

14.32%

Tổng dư nợ cho vay

2559.79

2992.3

3660.41

432.51

668.11

16.9%

22.33%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)

Hình 4.6: Biểu đồ phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay NH tại Vietinbank- CN 12

2250

2050.83

2000

1793.91

1750

1548.96

1500


1250


1000

Dư nợ cho vay ngắn hạn

750


500


250


0

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Qua bảng số liệu 4.7 và biểu đồ 4.6 ta thấy cho vay ngắn hạn qua ba năm 2013- 2015 duy trì được sự tăng trưởng về dư nợ. Cụ thể, năm 2014 mức tăng trưởng tuyệt đối dư nợ cho vay ngắn hạn là 244.95 tỷ đồng tương ứng mức tăng trưởng tương đối là 15.81%. Sang đến năm 2015, mức tăng trưởng tuyệt đối của dư nợ cho vay ngắn hạn là 256.92 tỷ đồng với mức độ tăng trưởng tương đối là 14.32%. Tăng trưởng tín dụng ngắn hạn qua các năm cao thể hiện chi nhánh đã thực hiện khá tốt những biện pháp nhằm cạnh tranh cũng như mở rộng quy mô cho vay. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay ngắn hạn ngày càng ổn định và có hiệu quả, không giảm sút về dư nợ, các doanh nghiệp được tài trợ vẫn coi vốn từ ngân hàng là nguồn cung cấp vốn hiệu quả.


Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 4.8: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Vietinbank- CN 12


Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

Dư nợ cho vay ngắn hạn

Tỷ đồng

1548.96

1793.91

2050.83

Vốn huy động

Tỷ đồng

3480.75

4048.26

4842.07

Tổng nguồn vốn

Tỷ đồng

3920.87

4497.5

5302.61

Dư nợ cho vay ngắn hạn/ Vốn huy động

Lần

0.445

0.443

0.424

Dư nợ cho vay ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn

Lần

0.395

0.399

0.387

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Tổng vốn huy động của Vietinbank chi nhánh 12 tăng nhanh qua các năm chứng tỏ hoạt động huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân của ngân hàng diễn ra khá tốt. Tuy

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí