Thống Kê Số Lượng Khách Hàng Doanh Nghiệp Theo Loại Hình Doanh Nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

Bảng 4.18: Thống kê số lượng khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp


Loại hình doanh nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

Doanh nghiệp Nhà nước

4

3.74

Doanh nghiệp Tư nhân

18

16.82

Công ty TNHH

49

45.79

Công ty Cổ phần

22

20.56

Khác

14

13.08

Tổng

107

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh 12 - 8

(Nguồn: xử lý SPSS)

Trong 107 khách hàng là các doanh nghiệp trả lời hợp lệ đã thu thập được cho thấy loại hình doanh nghiệp thuộc nhóm công ty Trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao nhất là 45.79% với 49 doanh nghiệp. Đứng thứ hai là các công ty Cổ phần với 22 doanh nghiệp, chiếm 20.56%. Còn lại là các doanh nghiệp Tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước và một số loại hình doanh nghiệp khác với tổng số là 36 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 16.82%, 3.74% và 13.08%.

Quy mô doanh nghiệp

Bảng 4.19: Thống kê số lượng khách hàng doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp


Quy mô doanh nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

Doanh nghiệp vừa

28

26.17

Doanh nghiệp nhỏ

68

63.55

Doanh nghiệp siêu nhỏ

11

10.28

Tổng

107

100

(Nguồn: xử lý SPSS)

Trong 107 doanh nghiệp trả lời hợp lệ, số lượng doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất với 68 doanh nghiệp chiếm 63.55%, tiếp theo là các doanh nghiệp có quy mô vừa với 28 doanh nghiệp chiếm 26.17% và số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ là 11 chiếm 10.28%.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Bảng 4.20: Thống kê số lượng khách hàng DN theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh


Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Số lượng

Tỷ lệ %

Công nghiệp

27

25.23

Xây dựng

19

17.76

Thương mại – Dịch vụ

41

38.32

Nông lâm nghiệp và thủy sản

14

13.08

Khác

6

5.61

Tổng

107

100

Các khách hàng thường xuyên của Vietinbank chi nhánh 12 hoạt động kinh doanh tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực là: thương mại – dịch vụ với 41 doanh nghiệp chiếm 38.32%, công nghiệp có 27 doanh nghiệp chiếm 25.23%, xây dựng có 19 doanh nghiệp chiếm 17.76%. Còn lại là lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản và một số lĩnh vực hoạt động khác.


4.5.2 Kết quả phân tích thang đo‌

a) Kiểm định Cronbach’s Alpha

Bảng 4.21: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha



Corrected Item- Total Correlation

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

DTC

Cronbach’s Alpha = 0.746

DTC1

0.505

0.703

DTC2

0.579

0.674

DTC3

0.585

0.673

DTC4

0.320

0.766

DTC5

0.569

0.678

SDU

Cronbach’s Alpha = 0.776

SDU1

0.460

0.763

SDU2

0.555

0.733

SDU3

0.628

0.710

SDU4

0.578

0.725

SDU5

0.536

0.739

SDB

Cronbach’s Alpha = 0.699

SDB1

0.464

0.647

SDB2

0.526

0.609

SDB3

0.479

0.639

SDB4

0.466

0.646

SCT

Cronbach’s Alpha = 0.760

SCT1

0.518

0.726

SCT2

0.605

0.680

SCT3

0.618

0.671

SCT4

0.498

0.737

THH

Cronbach’s Alpha = 0.745

THH1

0.520

0.699

THH2

0.524

0.696

THH3

0.560

0.676

THH4

0.556

0.677

TTC

Cronbach’s Alpha = 0.770

TTC1

0.480

0.482

TTC2

0.606

0.289

Dựa trên kết quả của 2 lần kiểm định Cronbach’s Alpha, nhận xét về hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến- tổng như sau:

Thành phần Độ tin cậy có 5 biến quan sát, cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 0.3 nên tất cả đều được chấp nhận. Ngoài ra hệ số tin cậy Cronbach Alpha 0.746 (lớn hơn 0.6) nên thang đo thành phần được chấp nhận đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần Sự đáp ứng có 5 biến quan sát, cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 0.3 nên tất cả đều được chấp nhận. Ngoài ra hệ số tin cậy Cronbach Alpha 0.776 (lớn hơn 0.6) nên thang đo thành phần được chấp nhận đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần Sự đảm bảo có 4 biến quan sát, cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 0.3 nên tất cả đều được chấp nhận. Ngoài ra hệ số tin cậy Cronbach Alpha 0.699 (lớn hơn 0.6) nên thang đo thành phần được chấp nhận đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần Sự cảm thông có 4 biến quan sát, cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 0.3 nên tất cả đều được chấp nhận. Ngoài ra hệ số tin cậy Cronbach Alpha 0.760 (lớn hơn 0.6) nên thang đo thành phần được chấp nhận đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần Phương tiện hữu hình có 4 biến quan sát, cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 0.3 nên tất cả đều được chấp nhận. Ngoài ra hệ số tin cậy Cronbach Alpha 0.745 (lớn hơn 0.6) nên thang đo thành phần được chấp nhận đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Thành phần Tính tiếp cận có 3 biến quan sát, trong đó biến quan sát TTC3 có hệ số tương quan biến- tổng bằng 0.272 < 0.3 nên bị loại. Về ý nghĩa kinh tế thì biến quan sát TTC3 (Thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện) không được khách hàng đánh giá cao do thủ tục vay vốn của ngân hàng còn rườm rà khiến thời gian chờ đợi của khách hàng kéo dài nên biến quan sát này không giải thích được khái niệm và bị loại. 2 biến còn lại gồm TTC1, TTC2 đạt yêu cầu về hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 4 nên được chấp nhận. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha sau khi loại bỏ biến TTC3 là 0.770 (lớn hơn 0.6) nên thang đo thành phần được chấp nhận đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.


b) Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Tập hợp các biến quan sát đã qua kiểm tra về độ tin cậy (24 biến độc lập về các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng ngắn hạn) đưa vào phân tích nhân tố. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO đạt 0.755 (lớn hơn 0.5) chứng tỏ phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Giá trị kiểm định Bartlett’s là 1589.064 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000< 0.05 như vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

Tại các mức giá trị Eigenvalues > 1 và với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 24 biến

quan sát với phương sai trích là 60.489% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu, khi đó có thể nói rằng 6 nhân tố này giải thích 60.489% biến thiên của dữ liệu.

Dựa trên phân tích của bảng Rotated Component Matrix- Ma trận xoay nhân tố không có biến nào có hệ số tải nhân tố < 0.5. Tuy nhiên, có 2 biến SDU2 và DTC1 có hệ số tải nhân tố không đạt độ phân biệt cao giữa các nhân tố, cụ thể là nhỏ hơn 0.3 nên sẽ bị loại. Tập hợp các biến quan sát còn lại đưa vào phân tích nhân tố lần 2.

Phân tích EFA lần 2

Những biến quan sát trải qua phân tích nhân tố lần 1 thành công (22 biến) đưa vào phân tích nhân tố lần 2 cho kết quả KMO đạt được có giảm đi chút ít còn 0.724, kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.000 < 0.05) và tổng phương sai trích là 61.758% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Trong phân tích nhân tố lần 2 có thêm một biến quan sát bị loại là SDU3 do có hệ số tải nhân tố không đạt được độ phân biệt cao giữa các nhân tố, cụ thể biến quan sát SDU3 đo lường cho cả 2 nhân tố và chênh lệch giữa 2 trọng số nhỏ hơn 0.3 nên sẽ bị loại.

Phân tích EFA lần 3

Sau khi loại các biến không thỏa mãn trong phần các yếu tố ảnh hưởng đến Cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn được đo bằng 22 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố lần 3 cho thấy hệ số KMO đạt được giảm chút ít còn 0.715 nhưng vẫn đạt yêu cầu (lớn hơn 0.5), với Eigenvalues = 1.194 > 1 thì có 6 nhân tố được rút trích ra từ mô hình. Trị số phương sai trích Cumulative bằng 62.420% cho thấy phương sai rút trích đạt yêu cầu (lớn hơn 50%) và cho biết được khả năng sử dụng 6 nhân tố này để giải thích cho 21 biến quan sát là 62.420%.

Qua 3 lần phân tích nhân tố đối với các biến độc lập cho thấy hệ số tương quan nhân tố có được từ phương pháp xoay trục tọa độ Varimax. Có 6 nhân tố đại diện cho chất lượng tín dụng ngắn hạn với 21 biến đặc trưng được sắp xếp lại như sau:

- Nhân tố thứ nhất có 3 biến quan sát gồm 1 biến thuộc nhân tố Sự đáp ứng (SDU) và 2 biến thuộc nhân tố Tính tiếp cận (TTC). Điều này cho thấy, trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này nằm trong cùng một nhóm nhân tố. Nhân tố này bao gồm các yếu tố liên quan đến tính tiếp cận như vị trí của ngân hàng, khả năng tiếp cận thông tin hay thời gian làm việc của ngân hàng Vietinbank chi nhánh 12. Đặt tên cho nhân tố mới này là Tính tiếp cận.

- Nhân tố thứ hai có 4 biến quan sát thuộc nhóm Phương tiện hữu hình (THH). Điều này cho thấy, trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về quy mô hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ, trang phục của nhân viên và các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động tín dụng tại Vietinbank chi nhánh 12. Đặt tên cho nhân tố mới này là Phương tiện hữu hình.

- Nhân tố thứ ba có 4 biến quan sát thuộc nhóm Sự cảm thông (SCT). Điều này cho thấy, trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về sự quan tâm và đồng hành của

nhân viên Vietinbank chi nhánh 12 cùng với khách hàng. Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự cảm thông.

- Nhân tố thứ tư có 4 biến quan sát thuộc nhóm Độ tin cậy (DTC). Điều này cho thấy, trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về chính sách, quy định, quy trình tín dụng và khả năng tạo lòng tin cho khách hàng . Đặt tên cho nhân tố mới này là Độ tin cậy.

- Nhân tố thứ năm có 4 biến quan sát thuộc nhóm Sự đảm bảo (SDB). Điều này cho thấy, trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về năng lực phục vụ khách hàng của nhân viên và khả năng đảm bảo sự an toàn trong giao dịch, bảo mật thông tin. Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự đảm bảo.

- Nhân tố thứ sáu có 2 biến quan sát thuộc nhóm Sự đáp ứng (SDU). Điều này cho thấy, trên thực tế khách hàng nhận diện các biến quan sát này cùng một nhóm nhân tố tương tự như mô hình lý thuyết bao gồm các vấn đề về sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đặt tên cho nhân tố mới này là Sự đáp ứng.

Bảng 4.22: Kết quả phân tích nhân tố khám phá


Component


1

2

3

4

5

6

TTC1

0.887






SDU1

0.854






TTC2

0.817






THH3


0.748





THH4


0.746





THH1


0.732





THH2


0.716





SCT2



0.811




SCT3



0.796




SCT1



0.745




SCT4



0.683




DTC3




0.767



DTC5




0.741



DTC2




0.686



DTC4




0.598



SDB4





0.743


SDB3





0.713


SDB1





0.698


SDB2





0.694


SDU5






0.880

SDU4






0.845

(Nguồn: xử lý SPSS)

c) Kiểm định thang đo của biến phụ thuộc với thang đo Cảm nhận chung

Bảng 4.23: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc



Corrected Item- Total Correlation

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

CNC

Cronbach’s Alpha = 0.746

CNC1

0.546

0.693

CNC2

0.606

0.622

CNC3

0.565

0.670

(Nguồn: xử lý SPSS)

Tương tự như thang đo của các biến độc lập về chất lượng tín dụng ngắn hạn của Vietinbank chi nhánh 12, thang đo cảm nhận chung của khách hàng cũng được đánh giá sơ bộ bằng phương pháp tính toán hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với các tiêu chuẩn kiểm định giống như đã trình bày ở phần trên.

Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh 12 được trình bày tại mục lục cho thấy hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha là 0.746 thỏa mãn điều kiện. Vì vậy các biến quan sát cảm nhận chung của khách hàng đều được dùng để phân tích EFA tiếp theo.


Bảng 4.24: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc


KMO

0.685

Sig.

0.000

Cumulative %

66.359

(Nguồn: xử lý SPSS)

Phân tích nhân tố khám phá tiếp theo cho thấy hệ số KMO đạt yêu cầu (bằng 0.685), phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Gía trị kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa (Sig. =0.000 < 0.05), do đó các biến quan sát có tương quan tuyến tính với biến đại diện. Tại các mức giá trị Eigenvalues > 1 và với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố duy nhất với hệ số tải nhân tố khá cao từ 1 biến quan sát và với phương sai trích là 66.359% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.


d) Mô hình hiệu chỉnh

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các bước phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh gồm 6 biến độc lập (Tính tiếp cận, Phương tiện hữu hình, Sự cảm thông, Độ tin cậy, Sự đảm bảo, Sự đáp ứng) để đo lường biến phụ thuộc là Cảm nhận chung của khách hàng. Cả 6 biến này đều tác động và làm tăng hoặc giảm cảm nhận của khách hàng với các thang đo. Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh thang đo từ 6 nhân tố với 25 biến hỏi thành thang đo 6 nhân tố với 21 biến hỏi:

Tính tiếp cận

Sự đáp ứng

H6

H1

Phương tiện hữu hình

H2

H5

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Sự đảm bảo

H4

H3

Sự cảm thông

Độ tin cậy


Hình 4.7: Sơ đồ mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh


Các giả thuyết

- H1: Thành phần Tính tiếp cận có tác động cùng chiều với Cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn.

- H2: Thành phần Phương tiện hữu hình có tác động cùng chiều với Cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn.

- H3: Thành phần Sự cảm thông có tác động cùng chiều với Cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn.

- H4: Thành phần Độ tin cậy có tác động cùng chiều với Cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn.

- H5: Thành phần Sự đảm bảo có tác động cùng chiều với Cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn.

- H6: Thành phần Sự đáp ứng có tác động cùng chiều với Cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn.


e) Phân tích hồi quy đa biến

Sau khi kiểm định thang đo bằng EFA, Cronbach Alpha ta đã xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến Cảm nhận chung về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn của khách hàng. Gía trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp enter) được sử dụng để xác định sự tương quan này có tuyến tính hay không và mức độ quan trọng của từng nhân tố đến chất lượng dịch vụ.

Để kiểm định 6 giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 một mô hình hồi quy tuyến tính bội được phát triển như sau:

CNC = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏TTC + 𝛃𝟐SCT + 𝛃𝟑THH + 𝛃𝟒SDB + 𝛃𝟓DTC + 𝛃𝟔SDU

Trong đó: Các hệ số hồi quy: β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6

Biến phụ thuộc: CNC – thành phần Cảm nhận chung Biến độc lập bao gồm: TTC – thành phần Tính tiếp cận

SCT – thành phần Sự cảm thông

THH – thành phần Phương tiện hữu hình SDB – thành phần Sự đảm bảo

DTC – thành phần Độ tin cậy SDU – thành phần Sự đáp ứng


Bảng 4.25: Kết quả phân tích hồi quy



Hệ số

Mức ý nghĩa

VIF

Chưa chuẩn hóa

Chuẩn hóa

TTC

0.318

0.322

0.000

1.206

THH

0.077

0.074

0.158

1.133

SCT

0.077

0.074

0.137

1.021

DTC

0.402

0.348

0.000

1.217

SDB

0.444

0.382

0.000

1.115

SDU

0.096

0.115

0.030

1.165

(Nguồn: xử lý SPSS)


Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Để kiểm định sự phù hợp giữa các thành phần TTC, SCT, THH, SDB, DTC, SDU với CNC, bài nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào một lượt. Như vậy các thành phần TTC, SCT, THH, SDB, DTC, SDU là biến độc lập – Independents và CNC là biến phụ thuộc – Dependents sẽ được đưa vào chạy hồi quy từng bước. Kết quả nhận được cho thấy mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ 0.000 < 0.05 và hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.525 chứng minh cho sự phù hợp của mô hình. Như vậy 52.5% sự biến thiên cảm nhận chung về chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh 12 của khách hàng được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập của mô hình.

Tiếp theo, kiểm định F là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là nó xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ các biến độc lập hay không.

Giả thuyết H0: β1= β2= β3= β4= β5= β6= 0 <=> R2 = 0

Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ chúng ta có thể kết luận là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc, điều này có nghĩa là mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2024