Giới Thiệu Về Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh 12

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


4.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 12‌

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển‌

- Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

– Chi nhánh 12

- Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade

- Tên giao dịch: Vietinbank

- Trụ sở chính: 366 Trường Chinh, p.13, q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

- Điện thoại: 08.3812.1028 – Fax: 08.3810.0087

- Website: www.vietinbank.vn

- Logo:

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12 hoạt động theo giấy phép số 184 1

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 12 hoạt động theo giấy phép số 184/TCC6 ngày 28/9/1994 của Uỷ ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 303173. Tiền thân của ngân hàng Vietinbank 12 là ngân hàng Nhà nước quận Tân Bình được thành lập sau những ngày giải phóng đất nước năm 1975. Đến tháng 7/1988, được chuyển đổi thành ngân hàng Công Thương chi nhánh 12 trực thuộc ngân hàng Công Thương Tp. Hồ Chí Minh. Đến tháng 10/1993, chi nhánh 12 được nâng cấp lên trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam. Vietinbank 12 gồm có 8 phòng giao dịch: Âu Cơ, Tân Phú, Lũy Bán Bích, Phan Huy Ích, Phan Văn Hớn, Bảy Hiền, Lê Trọng Tấn, Lê Thị Riêng. Từ đó đến nay, hoạt động của chi nhánh không ngừng cải thiện, các sản phẩm được cung cấp ngày càng đa dạng, thị trường được mở rộng mạnh mẽ vượt ra khỏi địa bàn quận, trình độ đội ngũ quản lý và cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.


4.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu‌

- Huy động vốn: hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội tệ và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn; vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài; vay từ NHNN và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.

- Hoạt động tín dụng: tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Vietinbank. Các hoạt động tín dụng của Vietinbank bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN.

- Hoạt động đầu tư: các hoạt động đầu tư của Vietinbank được thực hiện thông qua việc tích cực tham gia vào thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn. Tài sản đầu tư bao gồm Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu NHNN, Công trái xây dựng Tổ quốc, Trái phiếu giáo dục,…Ngoài ra, Vietinbank còn góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp vốn liên doanh với các tổ chức nước ngoài.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Vietinbank tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.

- Các hoạt động khác: bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, Vietinbank cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động trên thị trường tiền tệ, kinh doanh giấy tờ có giá bằng VNĐ và ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại hối, các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, các hoạt động chứng khoán thông qua các công ty con, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, dịch vụ ngân hàng điện tử,…


4.1.3 Cơ cấu tổ chức‌

Hiện nay ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 12 thực hiện theo mô hình tổ chức là chi nhánh cấp I của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, gồm: Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh. Chi nhánh Vietinbank 12 được tổ chức thành các phòng ban thực hiện từng nghiệp vụ cụ thể, bao gồm: phòng Kế toán, phòng Tiền tệ kho quỹ, phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Bán lẻ, phòng Tổ chức hành chính, phòng Tổng hợp. Chi nhánh Vietinbank 12 còn có 8 phòng giao dịch trực thuộc.


Ban giám đốc

P. khách hàng DN

P. bán lẻ

P. kế toán

P. tiền tệ kho quỹ

P.TC-HC

P. tổng hợp

P. thông tin điện

toán

8 PGD


Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Vietinbank chi nhánh 12

Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban

Phòng khách hàng DN

- Thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh toán của ngân hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Phòng bán lẻ

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân. Tiếp cận, tìm hiểu, giới thiệu các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân.

- Phát hành các loại thẻ cho cá nhân.

Phòng kế toán

- Tiếp xúc và thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.

- Theo dõi, quản lý hồ sơ khách hàng gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, tiền gửi doanh nghiệp, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các giao dịch khác theo đúng quy định.

- Tổng hợp kiến nghị, ý kiến phản hồi của khách hàng trong quá trình giao dịch để trình ban giám đốc xem xét.

- Theo dõi thu nợ vay, phối hợp với bộ phận tín dụng để nhận nợ, thực hiện thu nợ gốc và lãi đúng, đủ.

- Đóng, chấm và lưu trữ hồ sơ chứng từ của khách hàng, sổ sách kế toán theo đúng quy định.

Phòng tiền tệ kho quỹ

Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch và giao dịch viên phòng kế toán.

Phòng tổ chức – hành chính

Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo cán bộ theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, thực hiện công tác chính trị, văn phòng, hoạt động kinh doanh và công tác bảo vệ an toàn cho chi nhánh, bố trí nhân sự tham mưu cho ban giám đốc.

Phòng tổng hợp

Thực hiện nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến về kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.


4.1.4 Các sản phẩm cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh 12‌

Khách hàng cá nhân

- Cho vay tiêu dùng: nhà ở, mua ô tô, chứng minh tài chính, du học nước ngoài, người Việt Nam làm việc tại nước ngoài.

- Cho vay sản xuất kinh doanh: sản xuất kinh doanh thông thường; sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ; cá nhân kinh doanh tại chợ; cho vay cửa hàng, cửa hiệu; cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Cho vay đặc thù: cho vay đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.

Khách hàng doanh nghiệp

- Cho vay vốn lưu động.

- Cho vay doanh nghiệp vi mô có tài sản bảo đảm chắc chắn.

- Cho vay thấu chi.

- Cho vay thanh toán LC.


4.2 TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH 12‌

4.2.1 Hoạt động huy động vốn‌

Hoạt động huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất được ngân hàng thực hiện dưới nhiều hình thức huy động khác nhau.

Bảng 4.1: Tình hình tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Vietinbank-Chi nhánh 12

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


2013


2014


2015

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

THEO KỲ HẠN

Không kỳ hạn

428.69

17.85

423.2

15.2

485.94

15

(5.49)

(1.28)

62.74

14.83

Có kỳ hạn

1972.9

82.15

2361.46

84.8

2752.6

85

388.56

19.69

391.14

16.56

THEO LOẠI TIỀN TỆ

VNĐ

2171.43

90.42

2544.17

91.36

2952.27

91.16

372.74

17.17

408.1

16.04

Ngoại tệ

230.16

9.58

240.49

8.64

286.27

8.84

10.33

4.49

45.78

19.04

Tổng số dư tiền gửi

2401.59

100

2784.66

100

3238.54

100

383.07

15.95

453.88

16.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh 12 - 5

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy tổng số dư tiền gửi huy động có sự tăng trưởng tốt qua các năm và có xu hướng tăng dần. Năm 2013, tổng số dư tiền gửi đạt 2401.59 tỷ đồng.

Đến năm 2014, tổng số dư tiền gửi huy động được 2784.66 tỷ đồng, tăng 383.07 tỷ đồng với tỷ lệ 15.95% so với năm 2013. Sang năm 2015, hoạt động huy động tiền gửi của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh đạt 3238.54 tỷ đồng, tăng 453.88 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 16.3% so với năm 2014. Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là do huy động tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ tăng. Dù nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng nhưng ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nên ngân hàng vẫn luôn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững qua các năm.

Về cơ cấu và tỷ trọng của nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Nhóm tiền gửi không kỳ hạn năm 2013 đạt 428.69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17.85% trong tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, nhóm tiền gửi không kỳ hạn chỉ đạt 423.2 tỷ đồng, giảm 5.49 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 1.28% so với năm 2013, tỷ trọng năm 2014 cũng bị giảm sút một phần cũng do tổng số dư tiền gửi tăng một lượng lớn so với năm 2013. Sang đến năm 2015, lượng tiền gửi không kỳ hạn đạt 485.94 tỷ đồng, tăng khá nhiều tới

62.74 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 14.83% nhưng trong đó tỷ trọng của nhóm tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 15%, giảm so với năm 2014 là do tổng số dư tiền gửi tăng đột biến so với năm 2014.

Nhóm tiền gửi có kỳ hạn năm 2013 đạt 1972.9 tỷ đồng, chiếm 82.15% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt mức 236.46 tỷ đồng, chiếm 84.8% trong tổng số dư tiền gửi, tăng đột biến với tỷ lệ 19.69% tương ứng 388.56 tỷ đồng so với năm 2013. Sang đến năm 2015, lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 2752.6 tỷ đồng chiếm 85% tổng số dư tiền gửi, tăng 391.14 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 16.56% so với năm 2014.

Về cơ cấu và tỷ trọng của nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

Nhóm tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi huy động. Năm 2013 đạt 2171.43 tỷ đồng chiếm 90.42% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng thêm 372.74 tỷ đồng, tăng 17.17% so với năm 2013 đạt 2544.17 tỷ đồng chiếm tới 91.36% trong tổng số dư tiền gửi. Sang năm 2015, lượng tiền gửi VNĐ tăng lên đến 2952.27 tỷ đồng, tăng thêm 16.04% tương ứng với 408.1 tỷ đồng so với năm 2014 nhưng tỷ trọng trong tổng cơ cấu lại bị giảm sút chỉ chiếm 91.16% tổng số dư tiền gửi do tổng tiền gửi huy động trong năm 2015 gia tăng đáng kể.

Nhóm tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2013 đạt 230.16 tỷ đồng, chiếm 9.58% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi ngoại tệ có sự gia tăng nhưng không nhiều, chỉ tăng thêm 10.33 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 4.49% so với năm 2014 đạt 240.49 tỷ đồng. Sang năm 2015, lượng tiền gửi ngoại tệ đạt 286.27 tỷ đồng, chiếm 8.84% tổng số dư tiền gửi, tăng 19.04% so với năm 2014. Tuy NHNN ra quyết định giảm mức trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ khá thấp cộng với việc duy trì chính sách tỷ giá hối đoái ổn định để nâng giá trị đồng nội tệ nhưng lượng tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn gia tăng tuy chiếm tỷ trọng không lớn là do các doanh nghiệp nắm giữ ngoại tệ với mục đích để thanh toán là chủ yếu, còn các cá nhân gửi ngoại tệ là do tâm lý găm giữ ngoại tệ kỳ vọng tỷ giá tăng và cũng để đảm bảo an toàn, giữ giá đồng vốn. Vốn huy động ngoại tệ tăng nhưng người dân và

doanh nghiệp lại có xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ từ có kỳ hạn sang không kỳ hạn.


4.2.2 Hoạt động sử dụng vốn‌

Hoạt động sử dụng vốn được coi là hoạt động then chốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giúp ngân hàng duy trì kinh doanh, khẳng định uy tín của ngân hàng cũng như chất lượng phục vụ đối với khách hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.


Bảng 4.2: Tình hình hoạt động sử dụng vốn của Vietinbank- Chi nhánh 12

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


2013


2014


2015

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Doanh số

Tỷ trọng (%)

Cho vay ngắn hạn

1548.96

60.51

1793.91

59.95

2050.83

56.03

244.95

15.81

256.92

14.32

Cho vay trung hạn

224.3

8.76

269.96

9.02

408.98

11.17

45.66

20.36

139.02

51.5

Cho vay dài hạn

786.53

30.73

928.43

31.03

1200.6

32.8

141.9

18.04

272.17

29.32

Tổng dư nợ cho vay

2559.79

100

2992.3

100

3660.41

100

432.51

16.9

668.11

22.33

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Hình 4.2: Biểu đồ phản ánh hoạt động sử dụng vốn của Vietinbank – CN12


2250

2050.83

2000

1793.91

1750

1548.96

1500


1250

1200.6

1000

928.43

786.53

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn

750


500 408.98

250

224.3

269.96

0

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Do chi nhánh luôn tuân thủ việc điều hành tăng trưởng cho vay của ngân hàng trong từng thời kì, nhất là chú ý đến đảm bảo hiệu quả cho vay đối với từng món vay nên tổng dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm. Năm 2013, dư nợ cho vay đạt 2559.79 tỷ đồng. Đến năm 2014, tổng dư nợ cho vay đạt 2992.3 tỷ đồng, tăng 432.51 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 16.9% so với năm 2013. Công tác huy động vốn tăng cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Sang năm 2015, tổng dư nợ cho vay tiếp tục tăng mạnh đạt mức 3660.41 tỷ đồng, tăng thêm 668.11 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 22.33% so với cùng kì năm 2014. Cụ thể:

Cho vay ngắn hạn tại Vietinbank- chi nhánh 12 luôn là hoạt động chủ yếu trong hoạt động cho vay và trong hoạt động tín dụng nói chung. Qua ba năm 2013-2015, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ. Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1548.96 tỷ đồng, chiếm 60.51% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2014, dư nợ vay ngắn hạn tiếp tục tăng đạt mức 1793.91 tỷ đồng, tăng 244.95% tương ứng với 15.81% so với năm 2013. Tuy mức dư nợ cho vay ngắn hạn có sự gia tăng nhưng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay lại thấp hơn so với năm 2013, chỉ chiếm 59.95% là do tổng dư nợ cho vay gia tăng với mức nhiều hơn mức tăng của dư nợ vay ngắn hạn. Sang năm 2015, cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh đạt 2050.83 tỷ đồng chiếm 56.03% tổng dư nợ cho vay với lượng tăng thêm là 256.92 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 14.32%. Trong khi cho vay trung hạn năm 2013 đạt 224.3 tỷ đồng chiếm 8.76% tổng dư nợ cho vay. Năm 2014, cho vay trung hạn đạt 269.96 tỷ đồng chiếm 9.02% tổng dư nợ cho vay, tăng 20.36% tương ứng 45.66 tỷ đồng so với năm 2013. Sang đến năm 2015, cho vay trung hạn tiếp tục tăng và tăng đột biến đạt 408.98 tỷ đồng, tăng thêm 139.02 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 51.5% so với cùng kì năm 2015. Trong năm 2015 ngân hàng triển khai chương trình “Gắn kết lâu- Ưu đãi lớn” ưu đãi lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn nên đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Việc điều chỉnh lãi suất phù hợp với thời gian vay vốn nhằm mang đến những lựa chọn tối ưu, giúp khách hàng chủ động

cân đối nguồn tài chính và các kế hoạch kinh doanh trung- dài hạn.

Năm 2013, cho vay dài hạn đạt 786.53 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30.73% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2014, số dư cho vay dài hạn đạt 928.43 tỷ đồng chiếm 31.03% tổng dư nợ cho vay, tăng 141.9 tỷ đồng với tỷ lệ 18.04% so với năm 2013. Sang đến năm 2015, cho vay dài hạn lại tăng thêm 272.17 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 29.32% đạt 1200.6 tỷ đồng, chiếm 32.8% trong tổng dư nợ cho vay.

Nhìn chung tuy trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi, môi trường kinh doanh khó khăn nhưng ngân hàng đã bám sát định hướng, chính sách tín dụng của NHNN cùng với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên nên công tác tín dụng tăng trưởng tốt qua các năm. Đội ngũ nhân viên chi nhánh luôn chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng của chi nhánh. Về hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng, không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng mà nó còn là hoạt động mang lại thu nhập

chính cho ngân hàng. Với đặc điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên nên cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng.


4.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank- CN 12 từ 2013-2015‌

Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013- 2015 của Vietinbank - CN12

ĐVT:Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013

Chênh lệch 2015/2014

Doanh số

%

Doanh số

%

Tổng doanh thu

331.98

326.31

336.55

(5.67)

(1.71)

10.24

3.14

Tổng chi phí

279.25

276.64

286.58

(2.61)

(0.93)

9.94

3.59

Lợi nhuận trước thuế

52.73

49.67

49.97

(3.06)

(5.8)

0.3

0.6

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)


Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013 – 2015 của Vietinbank - CN 12

400


350

331.98

326.31

336.55

300

279.25

276.64

286.58

250


200


150

DT

CP LNTT

100

52.73

49.67

49.97

50


0

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.3 ta thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh qua các năm đều có lợi nhuận theo xu hướng giảm rồi lại tăng. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế là

52.73 tỷ đồng, đến năm 2014 lợi nhuận chỉ còn 49.67 tỷ đồng, giảm 5.8% so với năm 2013. Nguyên nhân là do sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, giai đoạn 2013-2014 nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ còn chậm và chưa thực sự bền vững, doanh thu và chi phí năm 2014 có sự giảm sút tuy nhiên chi phí giảm với tỷ trọng nhỏ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2024