Đánh Giá Thực Trạng Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Ba Đình Giai Đoạn 2010 – 2012

Đối với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình: Dư nợ ngắn hạn của thành phần hộ gia đình, cá nhân có xu hướng tăng cả tỷ trọng lẫn giá trị qua 3 năm. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn của thành phần này là 669.850 triệu đồng chiếm 25,65% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2011, con số này tăng thêm 60,64% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ của thành phần này tiếp tục tăng thêm 31,14% so với năm 2011, tăng tỷ trọng lên khá cao, chiêm 36,81% trong tổng dư nợ ngắn hạn năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng dư nợ ngắn hạn này là do người dân tập trung vào thay đổi trang thiết bị, mở rộng sản xuất, xây dựng lại cơ sở. Với tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, nâng cao dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân là một hướng đi đúng đắn và an toàn tại thời điểm hiện tại.

Tổng dư nợ ngắn hạn qua các năm có xu hướng tăng, nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng hiện nay tương đối khả quan. Ta có thể thấy trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng so với năm trước, dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh, đây là một điểm đáng khích lệ của ngân hàng.

2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2010 – 2012

2.5.1. Chỉ tiêu định tính

- Uy tín ngân hàng

Vietinbank Ba Đình là một trong những chi nhánh đầu tiên được thành lập tại Hà Nội. Chính vì vậy chi nhánh đã có những điều kiện hết sức thuận lợi, thêm vào đó là sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương. Bên cạnh những thuận lợi thì trong thời gian đầu đi vào hoạt động ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Tuy nhiên, với uy tín của ngân hàng mẹ - Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh đã khắc phục khó khăn, từng bước tạo dựng lòng tin đối với người dân trong khu vực quận Ba Đình cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong những năm gần đây, sự có mặt của ngày càng nhiều càng ngân hàng đối thủ, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách nhanh chóng trên địa bàn là những thách thức mới đặt ra cho chi nhánh. Với kinh nghiệm và các chính sách hợp lý, chi nhánh đã có những bước đi đúng đắn thích nghi với điều kiện mới. Chi nhánh đã từng bước khẳng định được vị trí của mình, tạo dựng hình ảnh một ngân hàng uy tín chất lượng.

- Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

Trong những năm vừa qua, Vietinabank Ba Đình đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của NHNN, quy chế, quy trình cho vay trong Sổ tay tín dụng của Vietinbank. Hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh vẫn luôn đạt mức lợi nhuận đáng kể, đảm


bảo đời sống cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Bên cạnh việc nỗ lực mở rộng quy mô cho vay, chi nhánh đã cố gắng nâng cao hiệu quả các khoản cho vay bằng việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn các điều kiện về qui trình, kiểm tra, giám sát…trong hoạt động cho vay. Vietinbank Ba Đình đã tiếp cận và đặt quan hệ được với những khách hàng lớn, xây dựng quan hệ lâu dài và trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay đã được nâng cao.

- Chính sách cho vay

Chính sách cho vay của Chi nhánh được triển khai và thực hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong Sổ tay tín dụng của Vietinbank: tăng trưởng tín dụng hiệu quả, bền vững, ứng dụng triệt để kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường, nâng cao toàn diện mọi mặt công tác quản lý rủi ro tín dụng. Chi nhánh luôn ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng cốt lõi, khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng và các khách hàng trong lực lượng đang được khuyến khích phát triển. Ngoài ra hạn chế cấp tín dụng với khách hàng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Quy trình thẩm định của Chi nhánh tuân thủ theo nguyên tắc: Nhanh chóng, minh bạch, chính xác và hiệu quả. Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh luôn nắm vững nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế thị trường để có thể đưa ra những kiến nghị kịp thời phục vụ cho việc thẩm định, tận tình với khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc hoàn thiện hồ sơ để có thể được xem xét cho vay một cách nhanh nhất.

- Chiến lược cho vay

Nhận thấy Cho vay ngắn hạn là là hoạt động cho vay đầy tiềm năng cho ngân hàng. Vì vậy, trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh vẫn luôn coi trọng loại hình cho vay này. Theo số liệu đã chỉ ra ở trên, doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh đối chiếm 60,14% (năm 2012) trong tổng Doanh số cho vay của Chi nhánh. Trong những năm gần đây Vietinbank Ba Đình không ngừng cải thiện và nâng cao uy tín, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, thường xuyên của ngân hàng; tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay.

Thực hiện theo nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là dàn trải rủi ro nên Chi nhánh thực hiện đa dạng kết cấu nguồn cho vay ngắn hạn với các ngành kinh tế và thành phần kinh tế kết hợp đa dạng hoá các đối tượng khách hàng của mình. Chính sự đa dạng từ các nguồn cho vay đã tạo ra cơ sở để phòng tránh được rủi ro, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đa màu sắc. Dù đa dạng các nguồn cho vay nhưng chi nhánh vẫn luôn xác định được trọng tâm đầu tư và khách hàng mục tiêu của mình, nhằm giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

- Chất lượng nhân sự

Vietinbank Ba Đình có một đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tinh thần và thái độ làm việc tích cực. Đối với khách hàng luôn niềm nở, tận tình phục vụ một cách chu đáo nhất. Trong nhiều năm qua, Vietinbank Ba Đình thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán,…cho cán bộ nhân viên của mình. Song song với công việc, Ban lãnh đạo chi nhánh không quên các tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, thi đua khen thưởng nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ nhân viên và từ đó, giúp các cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả, hăng say, sẵn sàng gắn bó lâu dài với tổ chức.

- Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro

Nhận thức được tầm quan trọng của của vấn đề kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, Vietinbank Ba Đình đã ngày càng tích cực hơn trong việc thu thập thông tin, phát hiện và kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay. Đối với các lĩnh vực chuyên môn chuyên biệt, Chi nhánh đã thuê các chuyên gia trong ngành để có thể đánh giá chính xác nhất các khách hàng của mình, đảm bảo đưa ra các kết luận đúng đắn. Các cán bộ của Chi nhánh còn tiến hành nắm thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như từ mối quan hệ hợp tác làm ăn của khách hàng với các đối tác của chính họ, uy tín của khách hàng với các ngân hàng mà trước đây khách hàng từng có quan hệ tín dụng. Tất cả các hành động trên đều hướng tới mục đích hạn chế tới mức tối đa các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Chi nhánh đã chọn lọc được một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương đối phù hợp để đo lường rủi ro của doanh nghiệp như khả năng thanh toán, lợi nhuận/ tổng tài sản, nợ phải trả/tổng tài sản, trình độ kinh nghiệm ban lãnh đạo... Việc lựa chọn các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cho thấy Chi nhánh đã có sự chắt lọc căn cứ vào thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín nhiệm của Chi nhánh còn thiếu các chỉ tiêu để lượng hoá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ rủi ro ngành và khả năng quản trị điều hành của doanh nghiệp, chưa chú trọng đánh giá dòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, kết quả xếp hạng chưa phát huy hết tác dụng.


2.5.2. Chỉ tiêu định lượng

a. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động

Bảng 2.10. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Dư nợ ngắn

hạn

2.611.503

3.371.625

3.833.246

760.122

29,11

461.621

13,69

Tổng nguồn

vốn

12.215.431

12.781.621

13.920.108

566.190

4,64

1.138.487

8,91

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với tổng nguồn vốn

(%)


21,38


26,38


27,54


5,00


23,39


1,16


4,39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình - 6

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)

Tỷ lệ này cho biết cơ cấu của vốn cho vay ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn vốn. Số liệu tại chi nhánh cho thấy chỉ số này chiếm phần rất đáng kể. Trong 3 năm tỷ lệ này dao động từ 21% đến 28%, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng chỉ tập trung một phần vào hoạt động cho vay ngắn hạn. Mức tăng của dư nợ ngắn hạn lớn hơn mức tăng của của nguồn vốn dẫn đến tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với tổng nguồn vốn cũng tăng. Cao nhất là năm 2012, dư nợ ngắn hạn chiếm đến 27,54% trên tổng nguồn vốn, năm 2011 chỉ chiếm 26,38%, và năm 2010 tỷ lệ này là 21,38%. Điều này chứng tỏ ngân hàng không chỉ tập trung vào việc cho vay ngắn hạn mà còn đa dạng hóa các hoạt động của mình bằng các hoạt động khác như cho vay trung và dài hạn, kinh doanh vàng bạc đá quý… Tuy vậy, tỷ số này vẫn còn khá cao, vẫn thể hiện được ưu thế của hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vì nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn của người dân ngày càng tăng cao.

b. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn

Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn cho biết khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn ngắn hạn, đồng thời để xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động được. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng vào công tác cho vay ngắn hạn.

Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn của chi nhánh biến động như sau:

Bảng 2.11. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Dư nợ ngắn

hạn

2.611.503

3.371.625

3.833.246

760.122

29,11

461.621

13,69

Tổng nguồn

vốn ngắn hạn

6.327.593

6.978.765

8.017.982

651.172

10,29

1.039.217

14,89

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với tổng nguồn vốn

ngắn hạn (%)


41,27


48,31


47,81


7,04


17,06


(0,50)


(1,04)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)

Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 41,27% vốn huy động ngắn hạn. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân trong năm 2010 để mở rộng sản xuất kinh doanh, để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu tương đối lớn. Năm 2011, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn tăng đến 48,31%. Nguyên nhân là do năm 2011 nhu cầu vay vốn của người dân vẫn tương đối cao, dẫn đến dư nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng mạnh (tăng 29,11% so với năm 2011) trong khi nguồn vốn ngắn hạn chỉ tăng 10,29% . Sang đến năm 2012, tỷ lệ này là 47,81% giảm 1,04% so với năm 2011. Năm 2012, do khủng hoảng kinh tế Chi nhánh không mở rộng cho vay và các món vay cũng phải được thẩm định rất kỹ. Bên cạnh đó, nhằm thu hút khách hàng trong việc gửi tiết kiệm, ngân hàng đã có nhiều chính sách khuyến mãi như tăng lãi suất tiền gửi, với chương trình dự thưởng đặc biệt...Vì vậy vốn huy động tăng lên nhiều hơn so với dư nợ ngắn hạn, với tốc độ tăng là 14,89%, trong khi dư nợ ngắn chỉ tăng 13,69%.

Nhìn chung, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân để mở rộng sản xuất, để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu ngày càng ổn định. Bên cạnh đó, nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế đổ vào ngân hàng ngày càng nhiều làm cho nguồn vốn huy động ngắn hạn dư thừa và lớn hơn nhiều so với dư nợ ngắn hạn. Điều này đòi hỏi ngân hàng càng đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay ngắn hạn, khai thác triệt để mọi mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề, có những chính sách đặc biệt đối với


những khách hàng vay vốn lớn. Ngoài ra cần phải thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân của những khách hàng ngừng giao dịch, vay tiền chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng

c. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn

Bảng 2.12. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Doanh số thu nợ

5.705.910

6.615.944

7.270.033

910.034

15,95

654.089

9,89

Dư nợ bình quân

2.677.124

2.991.564

3.602.435

314.439

11,75

610.872

20,42

Vòng quay vốn cho vay ngắn

hạn (vòng)


2,13


2,21


2,02


0,08


3,76


(0,19)


(8,75)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)

*Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2009 là 2.742.746 triệu đồng Thông thường vòng quay càng lớn thể hiện việc thu hồi nợ càng tốt và ngược lại. Nhìn vào bảng có thể thấy vòng quay vốn cho vay ngắn hạn của Chi nhánh là tương đối tốt, không có sự thay đổi quá lớn. Năm 2010 chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vòng quay vốn đạt 2,13 vòng. Năm 2011 nhờ có những chính sách và biện pháp hợp lý, Chi nhánh đã làm tăng vòng quay vốn lên 2,21 vòng; tăng 0,37 vòng so với năm 2010. Sang đến năm 2012, vòng quay vốn tín dụng tuy có giảm 0.19 nhưng vẫn duy trì được vòng quay vốn là 2,02 vòng, mức giảm này nhỏ không đáng kể, trước tình hình khó khăn chung thì đây là một vòng

quay vốn có thể chấp nhận được.

Điều này chứng tỏ công tác thu nợ của Chi nhánh tương đối tốt, vòng quay vốn nhanh cũng gia tăng lượng lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng và ngày càng cải thiện tình hình sử dụng vốn và dư nợ tồn đọng. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh cũng sẽ theo đó mà tăng lên một cách đáng kể.

Để tiếp tục duy trì và có thể tăng vòng quay vốn tín dụng trong thời gian tới, Chi nhánh cần áp dụng các biện pháp tốt, có hiệu quả đã làm trong thời gian qua để nâng cao chất lượng khoản vay và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đặc biệt tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn.


Bảng 2.13. Phân loại nợ trên tổng dư nợ cho vay ngắn hạn của VietinBank Ba Đình giai đoạn 2010-2012


Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011


Cuối kỳ

Tỉ trọng (%)


Cuối kỳ

Tỉ trọng

(%)


Cuối kỳ

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Nhóm 1

2.584.343

98,96

3.328.131

98,71

3.779.197

98,59

743.788

28,78

451.066

13,55

Nhóm 2

16.975

0,65

24.613

0,73

31.816

0,83

7.638

45,00

7.203

29,27

Nhóm 3 -5

10.185

0,39

18.881

0,56

22.233

0,58

8.696

85,38

3.352

17,75

Tổng dư nợ

ngắn hạn

2.611.503

100

3.371.625

100

3.833.246

100

760.122

29,11

461.621

13,69

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)



58


d. Chỉ tiêu về nợ quá hạn

Qua số liệu bảng 2.13, nhìn chung nợ quá hạn (bao gồm các nhóm nợ 2, 3, 4 và

5) có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 nợ quá hạn đạt 27.160 triệu đồng, chiếm 1,04% trong tổng dư nợ ngắn hạn, đến năm 2011, nợ quá hạn tăng mạnh lên đến

43.494 triệu đồng. Năm 2012 nợ quá hạn tiếp tục tăng so với năm 2011 lên đến 54.049 triệu đồng.

Về nợ xấu (nhóm 3-5): qua 3 năm có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, trong năm 2010 nợ xấu chiếm 0,39% với giá trị 10.185 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ xấu tăng mạnh 85,38% so với năm 2010, lên đến 18.881 triệu đồng, chiếm 0,56% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2012, nợ xấu là 22.233 triệu đồng, tăng 17,75% so với năm 2011. Tỉ lệ nợ xấu tại Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các đối tượng khách hàng có quy mô khoản vay lớn. Nguyên nhân của sự tăng mạnh trên là do kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất cũng như xây dựng bất động sản đều giảm về lợi nhuận, doanh thu, do đó nguồn trả nợ không được đảm bảo. Bên cạnh đó là những doanh nghiệp có uy tín với ngân hàng, có quan hệ tín dụng nhiều năm nên được vay với khoản vay lớn, nay cũng gặp phải khó khăn chung của cả nền kinh tế và không trả nợ đúng hạn. Ngoài ra còn do khả năng thẩm định các phương án/dự án kinh doanh, thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chưa tốt, chưa kiểm soát tốt quá trình sử dụng vốn vay làm cho tỉ lệ nợ xấu tăng.

Qua phân tích có thể thấy tình hình nợ quá hạn cũng như nợ xấu của Chi nhánh đang thay đổi theo chiều hướng xấu, chứng tỏ ngân hàng chưa đề ra được các biện pháp hữu hiệu để hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn và các cán bộ tín dụng cần có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những biện pháp này.

Bảng 2.14. Tình hình nợ quá hạn của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Nợ quá hạn

27.160

43.494

54.049

16.334

60,14

10.555

24,27

Tổng dư nợ ngắn hạn

2.611.503

3.371.625

3.833.246

760.122

29,11

461.621

13,69

Tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ ngắn hạn

(%)


1,04


1,29


1,41


0,25


24,04


0,12


9,30

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc

lãi đã quá hạn. Dựa vào bảng số liệu 2.14 có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 1,04%. Năm 2011 tăng 0,25% lên 1,29%. Sang đến năm 2012 tỷ lệ nợ quá giữ ở mức cao nhất là 1,41% so với năm 2011 tăng 0,12%. Trong giai đoạn khó khăn chung, để có được kết quả trên là do Chi nhánh đã thắt chặt tín dụng, giải ngân ít hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn trong cho vay các lĩnh vực nhiều rủi ro như: Kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, xây dựng,…làm cho nợ quá hạn được giữ ở mức tương đối thấp và giữ ở mức an toàn cho ngân hàng.

Năm 2011, tỉ lệ nợ quá hạn đã tăng 16.334 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2011, sự đóng băng của thị trường nhà đất đã khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này suy giảm nghiêm trọng năng lực tài chính, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Sang đến năm 2012 nợ quá hạn đạt mức 54.049 triệu đồng. Năm 2012, kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, phá sản; các doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chưa có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính vững vàng nên kết quả kinh doanh chưa cao, nhiều doanh nghiệp còn phải chịu thua lỗ nặng nề. Nền kinh tế trì trệ vẫn là nguyên nhân chính làm gia tăng nợ quá hạn. Ngoài nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng, còn có nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Đó chính là việc phân tích đánh giá phương án/ dự án vay vốn hay xem xét, theo dõi thực trạng SXKD của khách hàng chưa sát với thực tế, kiểm soát mục đích vay và quá trình sử dụng vốn vay một cách lỏng lẻo đã dẫn tới hệ quả là khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả, làm ảnh hưởng tới chất lượng các khoản vay, gia tăng nợ quá hạn.

e. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ ngắn hạn

Bảng 2.15. Tình hình nợ xấu của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Giá trị

Tỷ lệ (%)

Giá trị

Tỷ lệ (%)

Nợ xấu

10.185

18.881

22.233

8.696

85,38

3.351,73

17,75

Nợ quá hạn

27.160

43.494

54.049

16.334

60,14

10.555

24,27

Tổng dư nợ ngắn

hạn

2.611.503

3.371.625

3.833.246

760.122

29,11

461.621

13,69

Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ ngắn hạn (%)

0,39

0,56

0,58

0,17

43,59

0,02

3,57

Tỷ lệ nợ xấu so với

nợ quá hạn (%)

37,50

43,41

48,71

5,91

15,76

5,30

12,20

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)


Qua bảng số liệu 2.15 ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình năm 2010 là 0,39%. Năm 2011 tỷ lệ này tăng lên thành 0,56%. Năm 2011 kinh tế khó khăn thị trường bất động sản đóng băng trên diện rộng, cộng với việc yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan hữu quan đã gây ra tình trạng đầu cơ ở nhiều dự án khiến cho thị trường bất động sản lao đao, khả năng trả nợ bị sụt giảm nghiêm trọng. Các ngành nghề kinh doanh khác thì hàng hóa khó tiêu thụ, hàng tồn kho lớn, năng lực tài chính của các doanh nghiệp sụt giảm đã ảnh hưởng xấu tới khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời, sự thiếu thông tin minh bạch về thị trường đã khiến cán bộ tín dụng gặp không ít khó khăn trong quá trình thẩm định khách hàng.

Năm 2012 là một năm nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương mà các doanh nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu đều có mức tăng trưởng dương. Sự tăng trưởng ở nhiều doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ của mình. Bên cạnh đó còn phải kể đến khả năng thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, kiểm soát sử dụng vốn vay cũng như công tác thu nợ được thực hiện tương đối tốt, không làm ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chính từ những nguyên nhân trên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2012 chỉ tăng 0,02% so với năm 2011 lên thành 0,58%, một mức tăng không đáng kể trong tình hình khó khăn chung.

- Tỷ lệ nợ xấu so với nợ quá hạn

Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 37,50%. Sang đến năm 2011 và năm 2012 thì tỉ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho vay ngắn hạn đã tăng tới 43,41% (năm 2011) và 48,71% (năm 2012) (tức là trong 100 đồng nợ quá hạn thì có 43,41 đồng và 48,71 đồng nợ xấu). Đây thực sự là tín hiệu đáng lo ngại cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm qua. Ngoài những nguyên nhân khách quan và tình hình khó khăn thực tế từ nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản và biến động về lãi suất, còn tồn tại các nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng mà đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp rủi ro đạo đức, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ nhân viên. Nó đã gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, uy tín của ngân hàng, tạo ra tác động tâm lý xấu cho các cán bộ nhân viên khác. Trong 2 năm gần đây, Chi nhánh phải tăng cường trong công tác giám sát tín dụng và sử dụng mọi biện pháp tận thu như: liên tục đôn đốc nhắn nhở khách hàng trong việc trả nợ, đề nghị các cơ quan phát luật tại địa phương can thiệp và cưỡng chế đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân cố tình chậm trả nợ vay. Khi mọi giải pháp mềm dẻo và cứng rắn không có tác dụng, ngân hàng buộc phải tiến hành khởi kiện nếu khách hàng có dấu hiệu vi phạm hình sự.

Nói tóm lại, thông qua các chỉ tiêu về nợ xấu và nợ quá hạn cho ta thấy: Mặc dù tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn ở mức an toàn nhưng lại có xu hướng tăng theo thời gian. Thực tế đó đòi hỏi ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh cần cố gắng và nỗ lực hết mình hơn nữa không chỉ trong công tác thẩm định khách hàng mà còn phải thận trọng trong quá trình giám sát tín dụng và công tác thu hồi nợ. Cần áp dụng triệt để mọi biệt pháp để không xảy ra tình trạng mất vốn, giảm tỷ lệ các nhóm nợ xấu nhằm nâng cáo hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn trong thời gian tới đây.

f. Chỉ tiêu trích DPRR

Bảng 2.16. Tình hình trích lập DPRR của Vietinbank Ba Đình giai đoạn

2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

Giá trị

Tỷ lệ

(%)

DPRR cho vay ngắn hạn được

trích


9.968


14.870


17.383


4.902


49,18


2.513


16,90

Dư nợ cho vay

ngắn hạn

2.611.503

3.371.625

3.833.246

760.122

29,11

461.621

13,69

Tỷ lệ trích

DPRR (%)

0,38

0,44

0,45

0,06

15,55

0,01

2,82

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)

Tỷ lệ này cho biết DPRR trong cho vay ngắn hạn được trích so với tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là bao nhiêu. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn là chưa tốt, vẫn phải trích lập dự phòng nhiều. Trong năm 2012, Chi nhánh trích lập DPRR là 0,45%, đây là tỷ lệ trích lập dự phòng cao nhất trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012. Năm 2011, tỷ lệ này thấp hơn 0,01% so với năm 2012 đạt 0,44%, năm 2010 tỷ lệ này chỉ có 0,38% . Tỷ lệ trích lập dự phòng tăng nguyên nhân chính là do Chi nhánh nâng cao tỷ trọng cho vay ngắn hạn, cùng với ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nên trích lập dự phòng của Chi nhánh đạt đến 17.383 triệu đồng (năm 2012). Sự gia tăng của DPRR sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, thể hiện chất lượng cho vay chưa tốt, vì vậy Chi nhánh cần chú ý hơn đến chỉ tiêu này làm sao để giảm tỷ lệ trích lập DPRR xuống mức thấp nhất có thể.


g. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

Bảng 2.17. Tình hình khả năng bù đắp rủi ro của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Giá

trị

Tỷ lệ

(%)

Giá

trị

Tỷ lệ

(%)

DPRR cho vay ngắn hạn được trích

9.968

14.870

17.383

4.902

49,18

2.513

16,90

Nợ đã xử lý rủi ro

2.419

3.131

3.969

711

29,39

838

26,77

Hệ số khả năng bù

đắp (lần)

4,12

4,75

4,38

0,63

15,29

(0,37)

(7,79)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của Vietinbank Ba Đình)

Xét về chất lượng cho vay ngắn hạn, cần xét thêm một chỉ tiêu nữa đó là hệ số khả năng bù đắp rủi ro. Chỉ tiêu này cho biết được khả năng bù đắp những khoản nợ đã được xử lý rủi ro của ngân hàng.

Khi các khoản vay đã được xử lý, tức là đã xảy ra thất thoát trong ngân hàng thì hệ số khả năng bù đắp rủi ro này sẽ cho biết ngân hàng có đủ khả năng bù đắp cho số dư nợ đã mất đi bằng dự phòng rủi ro tín dụng hay không.

Về nợ đã xử lý rủi ro, năm 2010 là 2.419 triệu đồng, đến năm 2011, con số này đã tăng 29,39% so với năm 2010 và sang đến năm 2012 con số này là 3.969 triệu đồng. Tỷ lệ nợ đã xử lý rủi ro tăng qua các năm cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn chưa được cả thiện, tổn thất của ngân hàng ngày càng tăng.

Nhìn vào bảng số liệu 2.17 trên ta có thể thấy, năm 2010 hệ số bù đắp rủi ro là 4,12 lần. Sang đến năm 2011, số nợ đã xử lý rủi ro là 3.131 triệu đồng tăng 711 triệu đồng so với năm 2010, DPRR được trích là 14.870 triệu đồng nên hệ số khả năng bù đắp rủi ro là 4,75 lần. Tức là khi 1 đồng cho vay bị thất thoát thì có 4,75 đồng dự trữ để bù đắp 1 đồng thất thoát đó. Hệ số này cao một phần vì số dư nợ đã xử lí không quá nhiều. Với chính sách xử lí nợ xấu tốt, sang đến năm 2012, hệ số này vẫn được giữ ở mức khá cao là 4,38 mặc dù có giảm so với năm 2011 là 0,37 lần. Sự giảm này là do mức tăng của khoản dư nợ đã xử lí (tăng 26,77%) cao hơn so với mức tăng của dự phòng rủi ro đã được trích lập (tăng 16,90%). Tức là 1 đồng dư nợ bị mất đi chỉ được bù lại bằng 4,38 đồng dự phòng. Chỉ tiêu này giảm tuy không nhiều nhưng Chi nhánh cần hết sức lưu ý vì nó phản ánh trực tiếp sự an toàn, ổn định về vốn cũng như chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Xem tất cả 69 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí