Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia

Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của các cấp nhà trường nói chung và tiểu học nói riêng. Nó được quy định bởi đặc thù lao động sư phạm của giáo viên. Dạy học là quá trình bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó, dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên, học sinh tự giác tổ chức hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ học tập.

Trong quá trình dạy học, hoạt động của giáo viên có vai trò chủ đạo. Hoạt động học tập của học sinh giữ vai trò chủ động, tích cực. Hai hoạt động này có quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động này thì quá trình dạy học không diễn ra. Trong quá trình dạy học, các yếu tố mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học... vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động của thầy và hoạt động học của trò.

Các định hướng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về GD tiểu học hiện nay đang đi sâu vào đổi mới hoạt động DH TH theo hướng lấy HS làm trung tâm. Hoạt động DH lấy HS làm trung tâm là thuật ngữ dùng để miêu tả cách dạy của GV và cách học của HS nhằm tạo cơ hội cho HS khám phá, tìm tòi các khái niệm và các thông tin mới với sự hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn của GV. GV phải luôn hướng HS, dựa vào nhu cầu của HS trong suốt quá trình DH. Đặc biệt định hướng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về GD TH hiện nay còn đi sâu vào việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng hoạt động DH, đưa ra nhiều mô hình QL hoạt động DH TH để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV. Tuy nhiên các mô hình còn rời rạc, chưa hệ thống, chưa phối hợp tạo thành hệ thống các PP QL hoạt động DH cụ thể để áp dụng đạt hiệu quả trong đổi mới hoạt động DH ở TH hiện nay. Các xu hướng chỉ đạo đổi mới hoạt động DH TH đã tập trung nghiên cứu đi sâu vào việc chuyển từ hoạt động DH lấy kiến thức (lý thuyết) làm trọng tâm sang hoạt động DH với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất HS, để từ đó làm cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng hoạt động DH TH. Quan điểm này trùng khớp với nội dung mà tác giả đang nghiên cứu.

Hoạt động tích cực của thầy và trò sẽ quyết định toàn bộ chất lượng giáo dục của nhà trường. Hoạt động dạy chỉ đạo hoạt động học và hoạt động học là cơ sở, là trung tâm cho mọi cải tiến của hoạt động dạy, hai hoạt động này tác động biện chứng

với nhau, thúc đẩy lẫn nhau để cùng phát triển tạo nên sự phát triển không ngừng của quá trình dạy học. Nâng cao chất lượng hoạt động dạy và hoạt động học là con đường cơ bản để nâng cao chất lượng GD&ĐT, góp phần vào sự nghiệp cải cách, đổi mới giáo dục trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước ta.

Có thể hiểu: Hoạt động dạy học ở trường tiểu học là hoạt động chuyên biệt của người giáo viên nhằm tổ chức, điều khiển, triển khai, điều chỉnh quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo trong hoạt động học tập của học sinh bậc tiểu học, giúp các em lĩnh hội tri thức, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách học sinh.

Hoạt động dạy học ở trường tiểu học là hoạt động của hai chủ thể, trong đó dưới sự tổ chức hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh tái tạo lại nền văn minh nhân loại và rèn luyện, hình thành kỹ năng hoạt động, tạo lập thái độ sống tốt đẹp.

Hoạt động dạy học ở tiểu học là hoạt động phối hợp của giáo viên được đào tạo chuyên môn giáo dục tiểu học và học sinh trong độ tuổi 6- 12, lứa tuổi hoạt động chủ đạo có sự thay đổi từ vui chơi sang học tập, do đó hoạt động học tập của các em gặp phải những khó khăn nhất định.

Bản chất, đặc điểm của quá trình dạy học tiểu học

Dạy và học ở tiểu học là hai mặt hoạt động của một quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh chủ động, tự giác, tích cực lĩnh hội tri thức, kĩ năng và tự làm phong phú vốn hiểu biết của mình. Do đó, trong quá trình học tập, học sinh phải không ngừng lĩnh hội những kiến thức do giáo viên cung cấp mà còn phải tự tìm ra tri thức mới, kỹ năng mới từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Vì vậy, dạy học phải hướng vào hoạt động tự nhận thức của học sinh, giáo viên là người tổ chức, hỗ trợ, người hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh như T.Makiguchi-nhà giáo dục học Nhật Bản đã viết trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” nhấn mạnh “…Nhà giáo, trước hết không phải là người cung cấp thông tin mà là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh tự mình học tập tích cực. Họ nên nhường quyền cung cấp tri thức cho sách vở, tài liệu và cuộc sống. Thay vào đó, họ phải đóng vai trò người hỗ trợ cho kinh nghiệm học tập của bản thân người học…”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu

tượng đến thực tiễn”. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần vận dụng quy luật trên một cách hợp lý nhằm thu được kết quả mà mục tiêu, nội dung giáo dục yêu cầu.

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - 4

Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh tiểu học lại có những đặc điểm riêng trong quá trình dạy học với những điều kiện sư phạm nhất định. Đó là trong quá trình nhận thức, học sinh nhận thức được cái mới đối với bản thân mình rút ra từ kho tàng tri thức chung của loài người. Một đặc điểm khác của quá trình nhận thức của học sinh được thể hiện qua khâu củng cố, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành cái vốn riêng của mình. Đặc điểm quan trong khác của quá trình nhận thức của học sinh thể hiện ở tính giáo dục. Do đó trong dạy học tiểu học, giáo viên ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trang bị tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực cho người học còn có nhiệm vụ giáo dục học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh tiểu học nó mang nặng tính trực quan cụ thể và luôn cần sự trợ giúp của giáo viên và môi trường xung quanh.

Vì vậy, trong quá trình dạy học ở tiểu học cần quan tâm đến việc sử dụng các đồ dùng trực quan, chú ý đến cách dẫn dắt cụ thể, những chỉ dẫn tỉ mỉ nhằm giúp các em giải quyết các nhiệm vụ học tập đề ra, đi đôi với việc hướng dẫn, tổ chức nhận thức cho học s inh tiểu học là hoạt động thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động học tập của học sinh bởi ở lứa tuổi này các em chưa có ý thức tự giác cao, khả năng tập trung chú ý có chủ định chưa phát triển.

1.3.3. Hoạt động dạy học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học. Theo đó, ngoài những đặc thù chung của trường tiểu học như đã phân tích ở trên, hoạt động dạy học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có những yêu cầu, đặc thù riêng:

- Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học: Ngoài các tiêu chí về khuôn viên nhà trường, sân chơi, sân tập thì phòng học phải đạt được các tiêu chuẩn: Đủ mỗi lớp một phòng học riêng, quy cách phòng học theo quy định; Bàn, ghế học sinh đúng tiêu chuẩn và đủ chỗ ngồi cho học sinh; Có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập (nếu có); bàn, ghế giáo viên, bảng lớp theo quy định; Có hệ thống đèn, quạt

(ở nơi có điện); có hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học. Ngoài ra còn có phòng giáo dục nghệ thuật, phòng học tin học, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội đáp ứng các yêu cầu tối thiểu các hoạt động giáo dục;

- Tiêu chí đối với giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường: Trình độ đào tạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng từ cao đẳng sư phạm trở lên; hiệu trưởng có ít nhất 5 năm dạy học, phó hiệu trưởng có ít nhất 3 năm dạy học (không kể thời gian tập sự). Kết quả đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đạt từ mức khá trở lên. Trình độ đào tạo của giáo viên phải đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu giáo viên để dạy các môn học theo quy định của tiểu học. Giáo viên dạy các môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoại ngữ và Tin học chưa qua đào tạo sư phạm tiểu học phải được tập huấn và được cấp chứng chỉ sư phạm tiểu học. Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

Nhà trường có quy hoạch xây dựng đội ngũ, kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT; từng giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên có ít nhất 35% giáo viên đạt loại khá; ít nhất 15% giáo viên đạt loại xuất sắc; có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: Nhà trường dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của từng học sinh. Có ít nhất 30% học sinh học 2 buổi/ngày và có kế hoạch từng năm để tăng số lượng học sinh học 2 buổi/ngày. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức phong phú phù hợp với lứa tuổi học sinh và đạt kết quả thiết thực.

Nhà trường đạt các tiêu chí chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, không có hiện tượng tái mù chữ ở địa phương. Tổ chức tốt "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường"; huy động được 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt

từ 90% trở lên; tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 98%; tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 35%; xếp loại giỏi đạt ít nhất 15%; có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp tỉnh, thành phố trở lên tổ chức.

Ngoài những yêu cầu về điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, hoạt động dạy học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đòi hỏi tính chủ động, tích cực cao của cả giáo viên và học sinh. Cụ thể:

Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học; chủ động vận dụng phối hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới;

Tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường;

Tích cực khai thác tối đa các phầm mềm tin học trong thiết kế giáo án để học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của trường đạt chuẩn quốc gia; Ứng dụng các phương tiện, kĩ thuật, công nghệ mới đặc biệt chú trọng đến kĩ thuật đa phương tiện và khai thác hiệu quả những kĩ thuật này.

Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT trong khai thác, tìm kiếm có chọn lọc tài liệu học tập.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên mang tính tự nguyện, tự giác cao, không chỉ giới hạn trong phạm vi nhiệm vụ phải thực hiện.

Như vậy, có thể thấy hoạt động dạy học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có những yêu cầu cao hơn so với trường tiểu học nói chung (thái độ ứng dụng CNTT trong dạy học, mức độ thành thạo ứng dụng CNTT trong dạy học) về cả năng lực giáo viên cũng như cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy.

1.4. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1.4.1. Công nghệ thông tin và vai trò của công nghệ thông tin

1.4.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin

CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Công nghệ thông tin (tiếng Anh là: Information technology gọi tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông tin.

Ở Việt Nam, Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 nêu: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại-chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

Theo luật CNTT thì: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

1.4.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin đối với hoạt động dạy học

Mục tiêu đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay không chỉ bó hẹp ở những nhiệm vụ trước mắt mà phải gắn liền với sự phát triển lâu dài của đất nước, gắn liền với chiến lược xây dựng con người, chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập tự chủ và xây dựng tổ quốc. Yêu cầu đặt ra cho giáo dục hiện nay là phải chú trọng đến việc giảng dạy và học tập, cung cấp cho học sinh những kiến thức thực sự tinh giản, cơ bản và có ý nghĩa ứng dụng cao trong thực tiễn. Muốn đổi mới giáo dục, cần phải đổi mới từ cơ chế, cơ cấu tổ chức, đổi mới nội dung, chương trình, SGK và phương pháp dạy học để tạo nên sự phát triển đồng bộ. Cần rèn luyện cho học sinh biết cách lý giải các vấn đề liên quan đến mình, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo và đầu tư cho mình ở tương lai, có ý thức tránh nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Vai trò của người học phải được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, trên cơ sở tôn trọng nhân cách, cá tính, thiên hướng phát triển con người.

Đổi mới dạy học cần phải ứng dụng các phương tiện, kĩ thuật, công nghệ mới đặc biệt chú trọng đến kĩ thuật đa phương tiện. Để làm được điều này hiện nay, đều phải dựa vào máy tính hay CNTT. CNTT sẽ làm thay đổi tư duy về giáo dục, thay đổi

chất lượng lao động, chống nhàm chán, đồng thời góp phần đa dạng hóa các loại hình đào tạo: đào tạo từ xa, từ xa qua mạng, trung tâm học tập cộng đồng.

CNTT không chỉ dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn tham gia vào mọi lĩnh vực trong nhà trường, đặc biệt trong vai trò của quản lý. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực ở tất cả các khâu, các nội dung công tác của người quản lý, từ việc lập kế hoạch, xếp thời khóa biểu, lịch công tác đến việc thanh kiểm tra, thống kê, đánh giá, xếp loại,...

1.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được quy định tại Mục 1 từ Điều 7 đến Điều 11 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (có hiệu lực 10/10/2018). Theo đó, hoạt động dạy học của ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cũng đặt ra những yêu cầu riêng, trong đó có yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đều được trang bị máy tính, máy chiếu kết nối Internet… tạo điều kiện cho giáo viên tiểu học ứng dụng CNTT vào bài dạy. Qua đó người giáo viên tiểu học có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình.

Công nghệ thông tin phát triển mở ra hướng đi mới trong đổi mới phương pháp và hình thức dạy học ở tiểu học, đặc biệt là các trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. CNTT phát triển kéo theo sự ra đời của hàng loạt phần mềm, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ giáo viên, giúp người giáo viên tiểu học trong thiết kế bài giảng, trong tìm kiếm tài liệu cũng như trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có thể kể đến các phần mềm hữu ích như powerpoint, Violet, Flash, Photoshop… Các phần mềm này giúp người giáo viên tiểu học vừa đỡ tốn thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường, vừa mang đến cho học sinh những tiết giảng sinh động. Nếu trước đây giáo viên tiểu học phải mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm các hình ảnh minh họa cho bài dạy thì hiện nay với sự hỗ trợ của Internet, của các phần mềm công nghệ, giáo viên tiểu học có thể dễ dàng tìm được những tranh ảnh minh họa thông qua mạng Internet chỉ cần một cú “nhấp chuột”.

Ứng dụng CNTT trong Giáo dục- Đào tạo là một yêu cầu đặt ra trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh.

Có thể hiểu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là quá trình người giáo viên tiểu học áp dụng lí thuyết về CNTT vào thực tiễn hoạt động dạy học nhằm tổ chức, điều khiển, triển khai, điều chỉnh quá trình lĩnh hội tri thức trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học, giúp các em lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

Để đáp ứng được chất lượng dạy học theo đúng yêu cầu đặt ra của một trường chuẩn quốc gia, để những tiết dạy thực sự hiệu quả, người giáo viên tiểu học phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm đa phương tiện như: power point, violet, lecture maker… Giáo viên cần phải có niềm đam mê thực sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén và khả năng săn tìm tài liệu từ nhiều nguồn. Trong quá trình thiết kế, để có một bài giảng tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, cắt ghép hình ảnh, âm thanh… HS TH là lứa tuổi rất hiếu động, ham thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Các em rất dễ sao lãng khi GV sử dụng đơn điệu các PPDH hoặc không khuyến khích được các em cùng tham gia. Do đó, GV cần sử dụng đa dạng các PPDH, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học để làm tăng hiệu quả của hoạt động dạy học, tạo không khí học tập vui vẻ, hào hứng và khuyến khích sự tập trung học tập của các em.

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tập trung chủ yếu ở một số khía cạnh như:

- Ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng.

- Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá.

- Ứng dụng CNTT trong hướng dẫn học sinh khai thác, tìm kiếm tài liệu.

Trước đây, nhiều giáo viên tiểu học ngại sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian chuẩn bị. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động bằng các slide trong các giờ học là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, đó là điều mà các giáo viên tiểu học thường hay né tránh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022