cách xử lí tình huống khác nhau,…Vì thế trí thông minh ở trong lớp học cũng đa dạng, phong phú.
Điều tra, khảo sát ý kiến GV và HS không chỉ giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng dạy học nói chung, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế BTLS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT mà còn là cơ sở nêu ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn LS.
Thứ nhất, GV đều nhận thấy việc thiết kế BTLS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT là cần thiết.
Thứ hai, Tuy nhiên để thiết kế nên giáo án BTLS hoàn chỉnh, sinh động còn gặp rất nhiều khó kh n như thời gian, kinh phí, phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện, GV chưa được tập huấn tìm hiểu về TĐTT,…
Từ thực trạng khảo sát tại các trường THPT là cơ sở quan trọng để tôi đề cuất biện pháp thiết kế BTLS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT đang trở thành một trong những biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm tạo hứng thú và phát triển màu sắc trí tuệ ở từng đối tượng HS.
Từ nghiên cứu về TĐTT, các dạng thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 và kết quả khảo sát thực trạng tại trường THPT, cho thấy vai trò, ý nghĩa của đề tài. Hiện nay, việc áp dụng thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT còn chưa được phổ biến. Trong khi đó, thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT ở mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; đồng thời phát hiện cũng như phát huy các loại trí thông minh như: ngôn ngữ, giao tiếp, âm nhạc, nội tâm, vận động, thiên nhiên,…Những thay đổi nhỏ của GV góp phần khiến HS thêm yêu thích môn học LS. Từ đó, câu hỏi đặt ra GV “Cần chuẩn bị giờ học như thế nào ” GV cần “quy định một cách hợp lí những bài tập cho học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới lần đấu tiên, khi học tập ở nhà, khi kiểm tra kiến thức và khi ôn tập” [22, tr.98]. Để quá trình nhận thức tích cực thì “Học sinh phải thực hiện chu trìnhđầy đủ những hoạt động trí tuệ, bao gồm: tri giác tài liệu; thông hiểu, ghi nhớ (ghi nhớ ban đầu, ghi nhớ, củng cố thường kỳ và ôn tập); luyện kĩ năng, kĩ xảo; khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức”[16,tr.28]. Mỗi bài tập LS lớp 10 được thiết
kế trên cơ sở vận dụng TĐTT giúp HS thể hiện quan điểm cá nhân khi được đóng vai, thuyết trình trước lớp, thỏa sức sáng tạo,…GV tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THPT, giữa HS với HS thêm hiểu nhau hơn. Như vậy, có thể thấy thiết kế bài tập LS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT là cần thiết.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ BÀI TẬP LỊCH SỬ LỚP 10 TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ CHO HS THPT
Có thể bạn quan tâm!
- Ưu Điểm Phát Triển Trí Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Trí Thông Minh Ngôn Ngữ
- Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Việc Thiết Kế Bài Tập Lịch Sử Lớp 10 Trên Cơ Sở Vận Dụng Thuyết Đa Trí Tuệ Cho Hs Thpt
- Uan Niệm Của Giáo Viên Và Học Sinh Đối Với Giáo Viên
- Thiết Kế Bài Tập Lịch Sử 10 Trên Cơ Sở Vận Dụng Trí Tuệ Giao Tiếp
- Kết Quả Học Tập Của Hs Lớp 10A3 Sau Giờ Dạy Dạy Thực Nghiệm (42Hs)
- Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh THPT Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - 10
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
(ÁP DỤNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX)
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX
2.1.1. Vị trí
Chương trình sách giáo khoa lớp 10 cơ bản trình bày 3 phần “Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại”; “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX” và “Lịch sử thế giới cận đại”. Phần lịch sử Việt Nam gồm 4 chương và một phần sơ kết, gồm 15 bài.
Chương I – Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X. Đây là thời kì đầu tiên đánh dấu bằng sự ra đời của một số quốc gia cổ đại trong quá trình dựng nước của dân tộc Việt Nam.
Chương II – Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Đây là một giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ tiến trình LS dân tộc gắn với sự hình thành và xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Chương III – Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Giai đoạn được đánh dấu bởi sự hưng thịnh, phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Từ đó,nâng tầm hiểu biết về Lịch sử Việt Nam trong các thế kỉ XVI- XVII mà các em đã được học trong chương trình Lịch sử lớp 6 và lớp 7.
Chương IV – Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn đánh dấu sự thành lập của nhà Nguyễn với các chính sách về Kinh tế, chính trị, v n hóa. Đồng thời nêu lên tình hình xã hội và các phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong giai đoạn này.
Phần sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Giai đoạn nêu trên trình bày về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Sự hình thành phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập và các đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
2.1.2. Mục tiêu
Trong chương trình Lịch sử lớp 10 THPT, phần Lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời kì nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX. Sau khi học xong phần Lịch sử này, học sinh có khả n ng:
Về kiến thức
Trình bày được đặc điểm nổi bật, với 4 giai đoạn Lịch sử quan trọng của Lịch sử Việt Nam: Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X, thế kỉ X-XV, Thế kỉ XVI- XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự).
Nêu được tên, thời gian và ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc , cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua các triều đại Lý, Trần, Hồ và Lê sơ.
Nêu được các thời kì xây dựng, phát triển đất nước và công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Phân tích được những đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam trong hoàn cảnh chế độ phong kiến: yếu tố chống ngoại xâm và bảo vệ độc lập dân tộc.
Về kĩ năng
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa được các sự kiện lịch sử, đánh giá tính chất, so sánh đặc điểm, ý nghĩa các sự kiện quan trọng và rút ra nhận xét, kết luận.
Quan sát và sử dụng tranh ảnh, lược đồ, nhận xét, lập sơ đồ bảng các sự kiện cơ bản.
Hoạt động nhóm, thuyết trình, sử dụng phương tiện công cụ hỗ trợ để học tập hiệu quả hơn (chia sẻ tư liệu, thiết kế tập san, ấn phẩm, trang web,..).
Về thái độ
Nâng cao nhận thức về quy luật tiến hóa của lịch sử loài người và lịch sử dân tộc thông qua tìm hiểu về các thời kì đầu của lịch sử dân tộc.
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về truyền thống dân tộc; ý thức học tập, lao động sáng tạo, lòng biết ơn tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu tới cùng để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Nâng cao hứng thú học tập môn Lịch sử, quyết tâm chinh phục những mục tiêu học tập và lao động sáng tạo vì tương lai tốt đẹp hơn.
Trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị v n hóa vật thể và phi vật thể của Dân tộc ta.
- Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các dân tộc, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á và ý thức xây dựng quan hệ hợp tác trong khu vực.
Định hướng phát triển n ng lực
Năng lực chung
- Phát huy n ng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển n ng lực giao tiếp
- Phát triển n ng lực tư duy.
- Phát triển n ng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Phát triển n ng lực làm việc nhóm.
Năng lực chuyên biệt
- Phát triển n ng tái hiện và trình bày lịch sử
- Phát triển n ng lực vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn.
- Phát triển n ng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học Lịch sử .
2.1.3. Nội dung
Giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX trong chương trình Lịch sử lớp 10 THPT gồm 3 nội dung chính sau:
Thứ nhất là, các thời kì xây dựng và phát triển đất nước
- Thời kì dựng nước đầu tiên: Sự ra đời của các quốc gia V n Lang- Âu Lạc ở Bắc Bộ; Quốc gia Lâm Ấp, Champa ở Nam Trung Bộ; quốc gia Phù Nam ở Tây Nam Bộ.
- Giai đoạn đầu tiên của nước Đại Việt phong kiến độc lập: quá trình hình thành và phát triển nhà nước quân chủ và sự phát triển kinh tế, v n hóa, xã hội, giáo dục.
- Thời kì đất nước bị chia cắt: Chiến tranh phong kiến bùng nổ và kéo dài đã dẫn đến sự chia cắt đất nước thành hai miền, kinh tế sau thời gian khủng hoảng dần phục hồi và phát triển, phong trào Tây Sơn đã bước đầu thống nhất đất nước.
- Đất nước từ nửa đầu thế kỉ XIX: Chế độ quân chủ dưới thời nhà Nguyễn; Tình hình khủng hoàng về kinh tế, xã hội.
Thứ hai là, các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc
- Từ cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Lạc Việt và Tây âu (Âu Việt) đã phải hợp lực chiến đấu lâu dài chống cuộc xâm lược của quân Tần. Sau thất bại trong
cuộc kháng chiến chống xâm lược Triệu, nhân dân Việt cổ rơi vào cảnh Bắc thuộc.
- Trong các thế kỉ phong kiến là những thế kỉ mà nhân dân phải liên tục cùng với các vương triều Tiền Lê, Lý , Trần hợp sức chống lại các cuộc xâm lược lớn của nhà Tống, Nguyên để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
- Những cuộc nội chiến của các thế lực phong kiến đã dẫn tới sự chia cắt đất nước thành hai miền lấy sông Gianh làm giới tuyến, các tập đoàn thống trị ở Nam, Bắc đã “Rước voi về giày mồ”và những người nông dân một lần nữa, dưới sự lãnh đạo của “người anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ đứng lên kháng chiến cứu nước.
Thứ ba là, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
- Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam và biểu hiện của nó.
- Sự phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập. Các biểu hiện của truyền thống yêu nước trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến: chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, vượt qua mọi khó kh n và vươn lên trong quá trình dựng nước.
Trên đây là nội dung cơ bản nhất của phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Đây là thời kì hình thành nên biết bao truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học, ch m chỉ, cần cù và sáng tạo trong lao động,…Đồng thời, đó là thời kì hình thành những giá trị v n hóa vật thể và phi vật thể vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Đây là điền kiên thuận lợi để tiến hành thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT; nhằm giúp HS có cái nhìn toàn diện về nền v n hóa của dân tộc. Từ đó, bồi dưỡng và giúp HS có cái nhìn sâu sắc hơn về truyền thống đoàn kết, giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Thêm nữa, thống qua các dạng bài tập Lịch sử trên cơ sở vận dụng TĐTT, giúp phát hiện và phát huy trí thông minh đa dạng; t ng hứng thú học tập môn LS ở HS THPT.
2.2. Một số yêu cầu khi thiết kế BTLS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT
Việc thiết kế bài tập là một công việc được tiến hành thường xuyên trong các giờ học Lịch sử trên lớp và ở nhà. Trong đó, GV đóng vai trò là người thiết kế, hướng dẫn HS thực hiện nhằm dạt được mục tiêu của bài học. Khi tiến hành thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT, GV cần chú ý tới 5 yêu cầu sau:
- Thiết kế BTLS phải phù hợp với mục đích dạy học ở từng bài học, nhằm hướng phát triển trí tuệ nổi trội ở phong cách học cụ thể.
- BTLS phải được thiết kế và sử dụng thường xuyên mang tính hệ thống trong quá trình dạy học. Tính hệ thống thể hiện qua thời gian, không gian, sự kiện, tiến trình Lịch sử,…thêm nữa, các đề mục, từng bài học, chương học,…phải rõ ràng và mạch lạc. Khi thiết kế BTLS cần đảm bảo tính logic, mối liên hệ mật thiết giữa các sự kiện LS với từng bài học. Nội dung bài tập là cơ sở để dạy học kiến tạo và là thành tố thúc đẩy phát triển tư duy của HS.
- Trong quá trình dạy học, BTLS phải được thiết kế và sử dụng thường xuyên, đảm bảo tính hệ thống.
- BTLS phải tạo được hứng thú, kích thích tư duy tìm tòi khám phá tri thức LS ở HS. “Phát huy tính tích cực, sức sáng tạo, khám phá của bản thân người học”[24, tr.180]. GV thiết kế “một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiến tri thức để nâng cao hiệu quả học tập”[33, tr. 269].
- Khi bắt tay vào thiết kế, GV cần xác định rõ nội dung kiến thức và dạng BTLS phù hợp nhằm phát triển trí tuệ ưu việt ở từng đối tượng HS.
- GV cần vận dụng linh hoạt, đa dạng hóa các dạng BTLS sao cho phù hợp.
2.3. Thiết kế bài tập Lịch sử 10 từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho HS THPT
2.3.1. Thiết kế bài tập Lịch sử 1 trên cơ sở vận dụng trí tuệ ngôn ngữ.
Trên cơ sở lí thuyết về trí thông minh ngôn ngữ, GV cần lựa chọn cách thức để phát triển trí thông minh ngôn ngữ thông qua việc thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10. Có rất nhiều cách để phát triển trí thông minh ngôn ngữ cho HS khi thực hiện các bài tập như: HS thảo luận theo nhóm, đọc tư liệu do GV cung cấp, ghi lại các sự kiện hay ý tưởng hay, lựa chọn một sự kiện tiêu biểu để tìm hiểu rõ hơn,…
Ví dụ 1: Trong bài 22: “Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI- XVIII” (Lịch sử 10, chương trình chuẩn trang 111 đến trang 115). Ở mục 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp, khi tiến hành thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT, GV cần thực hiện các bước như sau.
ước 1: Khảo sát trí thông minh của HS
- Phát hiện HS có ưu thế phát triển trí tuệ ngôn ngữ
ước 2: Tổng hợp, xử lí kết quả khảo sát.
ước 3: Thiết kế bài tập lịch sử
+ Xác định mục tiêu của mục 2- Sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Trình bày được sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI-
XVIII.
- Đánh giá được sự phát triển của các nghề thủ công đương thời có ý nghĩa
tích cực đối với cuộc sống hiện nay?
+ Tài liệu tham khảo
+ Hình thức tổ chức lớp học.
+ Phương tiện hỗ trợ.
+ Kiểm tra đánh gia.
+ Thiết kế bài tập Lịch sử ph hợp.
GV có thể lựa chọn dạng bài tập vận dụng cao để HS ghi nhớ kiến thức và vận dụng luôn kiến thức vào cuộc sống thông qua bài tập sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sự phát triển của thủ công nghiệp