Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Cơ Bản Của Lịch Sử Địa Phương Trong Chương Trình Lịch Sử Lớp 10 Trung Học Phổ Thông Tỉnh Ninh Bình

CHƯƠNG 2

HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA CỐ ĐÔ HOA LƯ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NINH BÌNH‌


2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình

2.1.1. Vị trí

Chương trình LSĐP cấp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp THPT do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định. Thông thường, phần LSĐP được giảng dạy sau phần lịch sử dân tộc. Theo Phân phối chương trình môn Lịch sử cấp THPT từ năm học 2010 - 2011, phần LSĐP được quy định 4 tiết học và được phân bố như nhau : 1 tiết (ở lớp 10), 1 tiết (ở lớp 11), 2 tiết (ở lớp 12).

Tuy nhiên, theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo số: 4612/BGDĐT- GDTrH về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018 trong đó có nội dung “Căn cứ chương trình GDPT hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong SGK hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường”, trên cơ sở xây dựng lại kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, các trường THPT ở tỉnh Ninh Bình có thể điều chỉnh thời lượng dành cho LSĐP lớp 10 tăng lên thành 2 tiết hoặc có thể tích hợp nội dung sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư ở LSĐP vào phần lịch sử Việt Nam – bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) (tổng số tiết cả năm học không thay đổi).

2.1.2. Mục tiêu

2.1.2.1. Mục tiêu chương trình lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình

Nội dung của Chương trình LSĐP ở trường THPT tỉnh Ninh Bình bao gồm 4 chuyên đề chính : Ninh Bình - thiên nhiên và con người ; Di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình ; Vài nét về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần ở Ninh Bình ; Ninh Bình từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay. Học các chuyên đề LSĐP nói trên, HS đạt được các mục tiêu như sau :

- Về kiến thức, bồi dưỡng cho HS những kiến thức chuyên sâu về các chuyên đề lịch sử và văn hóa của tỉnh Ninh Bình. Cụ thể là :

+ Khái quát được các thời kì lịch sử phát triển của tỉnh Ninh Bình từ khi hình thành đến nay trong tiến trình chung của lịch sử dân tộc, nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng.

+ Đánh giá được vị trí chiến lược của địa phương, nhận xét được đặc điểm con người Ninh Bình và vai trò của họ đối với sự phát triển của quê hương.

+ Kể tên được các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trình bày được hiểu biết về di tích tiêu biểu nhất ở địa phương (thời gian hình thành, địa điểm, loại hình di tích, giá trị lịch sử và văn hóa).

+ Trình bày được những đặc trưng tiêu biểu về đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người Ninh Bình xưa và nay ; Đánh giá được những ảnh hưởng của truyền thống và bản sắc văn hóa tới sự phát triển của Ninh Bình hiện nay.

+ Trình bày được những thành tựu nổi bật trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Ninh Bình từ sau khi tái lập tỉnh đến nay và đánh giá được ý nghĩa của các thành tựu đó trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

- Về kĩ năng, thông qua các giờ học LSĐP góp phần rèn luyện cho HS:

+ Rèn luyện các kĩ năng bộ môn; vận dụng kiến thức vào thực hành; biết liên hệ kiến thức LSĐP trong quá khứ với cuộc sống hiện tại.

+ Hình thành kĩ năng sưu tầm tư liệu, biết tạo ra một số thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy học LSĐP như lược đồ, bản đồ lịch sử…

+ Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng sử dụng phương pháp bộ môn : miêu tả, tường thuật, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử, rút ra kết luận, vận dụng bài học lịch sử vào thực tế cuộc sống.

- Về thái độ : Phát huy tính tích cực, hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập.

- Về năng lực, phẩm chất :

+ Phát triển các năng lực chung (tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề) và năng lực chuyên môn (thực hành bộ môn lịch sử ; tái hiện sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử ; vận dụng kiến thức đã học để liên hệ với thực tiễn…)

+ Hình thành cho HS những phẩm chất tốt đẹp của người công dân, có trách nhiệm với quê hương, vì cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có niềm tin, ý thức kỉ luật và tuân thủ pháp luật.

+ Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quê hương, đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội ; tự hào và trân trọng đối với những di tích lịch sử của quê hương trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đấu tranh giải phóng dân tộc.

2.1.2.2. Mục tiêu dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình

Căn cứ vào Tài liệu giáo dục địa phương Ninh Bình (dành cho GV) của Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình, căn cứ vào kiến thức tương đồng có thể tích hợp với phần Lịch sử Việt Nam thế kỉ X ở Chương trình lịch sử lớp 10 THPT và điều kiện giảng dạy ở các trường THPT, có thể xây dựng nội dung của LSĐP trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT tại tỉnh Ninh Bình (ngoài mục tiêu về kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất chung như mục tiêu chương trình LSĐP nói trên) với mục tiêu kiến thức cụ thể là:

- Giúp HS hiểu biết cơ bản về thiên nhiên và con người Ninh Bình:

+ Khái quát được điều kiện tự nhiên và nêu được vị trí chiến lược của địa phương.

+ Trình bày được đặc điểm, truyền thống quý báu của con người Ninh Bình từ trong lịch sử. Trong đó, nhấn mạnh những giá trị DSVH phi vật thể của quê hương như nghệ thuật trình diễn dân gian (hát chèo ở thế kỉ X), nghề thủ công truyền thống (nghề chạm khắc đá, nghề thêu ren)…

- Giúp HS đạt được hiểu biết về di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Ninh Bình:

+ HS giải thích được các khái niệm có liên quan đến “di tích lịch sử - văn hóa” và rút ra được giá trị của di tích lịch sử - văn hóa.

+ Trình bày hiểu biết về một số di tích tiêu biểu, gắn với một sự kiện lịch sử của địa phương, trong đó tập trung vào di tích tiêu biểu nhất là Cố đô Hoa Lư.

2.1.3. Nội dung cơ bản

Từ khi hình thành đến nay, Ninh Bình đã trải qua nhiều thời kì với những biến động của lịch sử trong tiến trình chung của lịch sử dân tộc, nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng. Thiên nhiên đem lại cho Ninh Bình một cảnh quan hoàn chỉnh, có thể phát triển một nền kinh tế đa dạng đồng thời một thế hiểm yếu về quân sự.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc cho người dân Ninh Bình những truyền thống quý báu là: Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm; Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất; Mảnh đất Ninh Bình đã tạo nên những con người tuấn kiệt. Tìm hiểu riêng về DSVH Cố đô Hoa Lư giúp người học khái quát được các truyền thống quý báu của con người Ninh Bình. Đó là: kiên cường, bất khuất cùng với chiến công thống nhất giang sơn của Đinh Bộ Lĩnh, đánh Tống, bình Chiêm của Lê Hoàn; Người Ninh Bình đã sáng tạo nên một hệ thống DSVH vật thể (các di tích, hiện vật tại khu di tích Cố đô Hoa Lư) và phi vật thể (nghề chạm khắc đá, nghệ thuật trình diễn dân gian như hát chèo) từ thời Đinh - Lê; Những nhân vật lịch sử tiêu biểu là anh hùng, tuấn kiệt của đất Ninh Bình như Đinh Tiên Hoàng, Dương Vân Nga, Nguyễn Minh Không.

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa. Tỉnh Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, cấp quốc gia, quốc tế. Các di tích được phân bố đều, rộng khắp các đơn vị hành chính trong toàn tỉnh. Về nội dung, các di tích đều thể hiện bản sắc văn hóa của người Ninh Bình, gắn với truyền thống, tư tưởng và niềm tự hào về đất nước, quê hương.

Các di tích tiêu biểu nhất của tỉnh Ninh Bình là Trung tâm cố đô Hoa Lư, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, chùa Bái Đính … Trong đó, di sản Cố đô Hoa Lư là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Ninh Bình. Khu vực núi đá Trường Yên và đền vua Đinh, đền vua Lê (Cố đô Hoa Lư) ở địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, thuộc loại hình di tích lịch sử và danh thắng, gắn với ba triều đại phong kiến kế tiếp nhau là Đinh - Tiền Lê - Lý và các

nhân vật lịch sử tiêu biểu ở thế kỉ X của dân tộc như Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn…

Dựa trên mục tiêu và nội dung cơ bản của LSĐP trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT tại tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học LSĐP thông qua sử dụng di tích Cố đô Hoa Lư - một di sản đặc trưng và tiêu biểu nhất của tỉnh Ninh Bình.

2.2. Yêu cầu khi lựa chọn hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Lựa chọn hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư phải đáp ứng được mục tiêu dạy học lịch sử địa phương nói riêng, môn lịch sử nói chung Mục tiêu là “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ” [46; 649]. Việc xác định đúng mục tiêu dạy học góp phần định hướng GV đề xuất và chọn lựa hình thức,

biện pháp giáo dục phù hợp.

Trước tiên, GV cần phải xác định được mục tiêu đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất. Sau đó, căn cứ vào mục tiêu giáo dục đó để lựa chọn hình thức, biện pháp dạy học phù hợp. Ví dụ: trên cơ sở mục tiêu kiến thức là yêu cầu HS trình bày được hiểu biết về di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư (sự thành lập, phân loại di tích, nhân vật và sự kiện lịch sử gắn liền với di tích…) thì GV có thể lựa chọn hình thức dạy học là nội khóa (có thể ở trên lớp hoặc bài học tiến hành tại di sản). Hoặc mục tiêu về kĩ năng là yêu cầu HS vẽ được sơ đồ cấu trúc Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tại Khu di tích Cố đô Hoa Lư, bên cạnh hình thức dạy học trên lớp (bằng cách GV cung cấp sơ đồ, video giới thiệu di tích) thì hình thức có thể hiệu quả hơn là cho HS tham gia học tập, trực tiếp quan sát tại di sản để vẽ lại sơ đồ cấu trúc di tích theo yêu cầu của GV.

2.2.2. Hình thức, biện pháp lựa chọn phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Để thực hiện Chương trình LSĐP ở trường THPT tỉnh Ninh Bình theo mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông và Chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, đòi hỏi GV cần phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, thông thạo nghiệp vụ, đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả sẽ

phát huy được tính chủ động, tích cực học tập, tạo cho HS hứng thú, dễ dàng tiếp thu kiến thức lịch sử. Trên cơ sở đó nhằm nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của HS về bản chất sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra quy luật và các bài học lịch sử.

Trước mỗi giờ học LSĐP, GV cần chuẩn bị kĩ nội dung, định hướng cho HS tự học bằng cách tìm hiểu trước ở nhà. Phương pháp hướng dẫn HS tự học cần được tổ chức linh hoạt ở các hoạt động học trên lớp và nhiệm vụ ngoại khóa, ra bài tập về nhà hay làm bài tập thu hoạch để báo cáo. Cho nên, phương pháp “học đi đôi với hành” cần được duy trì trong mỗi bài học LSĐP.

2.2.3. Lựa chọn hình thức, biện pháp phải vừa sức học sinh

- Sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư phải lưu ý phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của HS. Tùy thuộc vào đối tượng HS khác nhau, dựa trên mục đích, nội dung bài học mà GV lựa chọn hình thức, biện pháp khác nhau để đạt được mục tiêu bài học.

Chẳng hạn: Đối với HS trung bình có thể dùng tranh ảnh hoặc hiện vật kết hợp các đoạn miêu tả, tường thuật về di sản, nhân vật lịch sử. Nhưng với đối tượng HS khá giỏi hoặc nhận thức nhanh hơn, GV chỉ cần cung cấp tư liệu là hình ảnh, hoặc video tư liệu, các em đã có thể tự khám phá, tư duy, phát hiện ra vấn đề và tự trình bày hiểu biết của mình.

Trong khi tiến hành bài học, với đối tượng HS có năng khiếu đặc biệt và tư duy tốt hơn, có thể yêu cầu kĩ năng này ở mức độ cao hơn là vẽ được sơ đồ, lược đồ hoặc tranh ảnh lịch sử. Còn với những HS còn lại chỉ cần yêu cầu các em biết khai thác và hiểu được nội dung của sơ đồ, lược đồ có sẵn.

- Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu bài học và thời gian học tập. Về thời gian học tập: So với lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc thì thời gian dành cho LSĐP là ít. Từ yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được, GV xác định nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp, tránh quá tải, quá sức đối với HS.

2.2.4. Lựa chọn hình thức, biện pháp phải phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương

Phải căn cứ vào điều kiện và khả năng cụ thể của từng trường và địa phương để xây dựng, tổ chức các hình thức học tập LSĐP nội khóa ở trên lớp, tại di sản, tham quan học tập hay ngoại khóa.

Ví dụ: việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học Lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng là một yêu cầu bắt buộc, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào điểu kiện cụ thể của mỗi trường về khả năng tự trang bị các thiết bị dạy học. Vì thế, trong dạy học LSĐP, dù điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường khác nhau nhưng GV cần thực hiện tốt kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh lịch sử.

2.3. Hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương

2.3.1. Tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học nội khóa

2.3.1.1. Sử dụng hiệu quả tài liệu di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư để tiến hành bài học lịch sử địa phương trên lớp

Trước tiên, GV phải nhận thức được vị trí của bài học tiến hành trên lớp là hình thức dạy học chủ yếu ở trường phổ thông. Trong các bài lịch sử nội khóa trên lớp, loại bài nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố chủ đạo. Bài học nội khóa trên lớp là “hoạt động lên lớp được tiến hành theo tiết học, trong đó GV trực tiếp tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực của HS cả lớp, đồng thời cũng chú ý tới những đặc điểm riêng của từng HS” [35; tr.83]. Trong đó, GV đóng vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS, còn HS đóng vai trò chủ động, tự điều khiển hoạt động nhận thức của bản thân. GV cần giúp HS thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, tạo hứng thú cho các em nghiên cứu các vấn đề có tính thực tiễn.

Do đó, việc sử dụng DSVH trong dạy học thực hiện ở loại bài học này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Sử dụng tài liệu của DSVH để tiến hành bài học LSĐP ở trên lớp góp phần khắc phục hạn chế về thời gian và không gian sử dụng di sản. Tài liệu di sản là nguồn kiến thức quan trọng giúp cụ thể hoá, làm phong phú nội dung bài học vốn bị giới hạn do quy định số trang ở trong Tài liệu giáo dục địa phương. Nguồn tài liệu sinh động này giúp HS có cơ hội khám phá di sản khi đang ngồi trong lớp học, hình dung và tái hiện được kiến thức, hiểu bài nhanh và nhớ lâu hơn.

Để có tài liệu về di sản làm phương tiện giảng dạy ở trên lớp, khi khai thác nguồn tài liệu này cần tuân thủ những yêu cầu sau:

- Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV lập hồ sơ danh mục cụ thể các loại di sản có thể được sử dụng trong bài học. Ngoài ra, GV cần phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về di sản bằng cách dựa vào tư liệu của Trung tâm bảo tồn di tích, các sách nghiên cứu chuyên khảo lịch sử, tài liệu hướng dẫn dạy học LSĐP của Sở Giáo dục và đào tạo. Ví dụ: với bài học nội khóa trên lớp về LSĐP, GV có thể lập bảng về một số DSVH có thể được sử dụng ở các mức độ khác nhau trong bài:

Bảng 2.1. Liệt kê một số di sản văn hóa sử dụng trong bài học nội khóa


STT

Tên di sản

Nội dung kiến thức cơ bản liên quan đến di sản

1

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng

- Lịch sử hình thành, cấu trúc, loại hình di sản.

- Đánh giá về công lao của vua Đinh.

- Các di vật, hiện vật tiêu biểu có liên quan: Long sàng, cửa cổng phía Bắc, núi Mã Yên.

- Nhận xét về vị trí, vai trò của kinh đô Hoa Lư trong lịch sử.

2

Đền thờ vua Lê Đại Hành

- Lịch sử hình thành, cấu trúc, loại hình di sản.

- Đánh giá về công lao của vua Lê và Thái hậu Dương Vân Nga.

- Các di vật, hiện vật tiêu biểu có liên quan: Khu trưng bày cổ vật.

3

Nhà bia

tưởng niệm vua Lý Thái

Tổ

- Sự hình thành, loại hình kiến trúc.

- Đánh giá công lao dời đô của vua Lý Thái Tổ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 9

- Ngoài ra, khi sưu tầm nguồn tài liệu về di sản để phục vụ cho việc dạy học, nhà trường và GV nên phát động HS tham gia sưu tầm tài liệu, tranh ảnh hoặc hiện vật về di sản, đặc biệt là những di sản ở gần nơi cư trú của các em. Việc để HS tham gia vào sưu tầm tài liệu cũng là một cách dạy hiệu quả giúp các em tự học, tự tiếp cận trước với nội dung bài học sẽ được giới thiệu và chuẩn hóa kiến thức ở trên lớp.

- Trước khi tiến hành bài học, trong quá trình soạn giáo án, GV phải chọn những tài liệu điển hình nhất, cần thiết nhất để đưa vào bài giảng. Tài liệu về di sản được lựa chọn phải làm rõ được trọng tâm kiến thức và mục tiêu của bài học. Tránh tình trạng đưa quá nhiều tài liệu dẫn đến quá tải, làm loãng nội dung của bài học.

Chẳng hạn khi sử dụng tài liệu của DSVH Cố đô Hoa Lư để tiến hành bài nội khóa trên lớp: “Di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Ninh Bình” ở hoạt động tìm hiểu khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa. Thực tế là tài liệu về di tích này rất đa dạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023