Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam - 2


doanh chứng khoán, tuy nhiên trong giao dịch để đảm bảo tính trung thực, công bằng và uy tín của ngành, hai hoạt động này được lưu ý tổ chức và giám sát tách bạch.

1.2.4 Người quản lý, giám sát và điều chỉnh hoạt động của TTCK

Là người có nghĩa vụ đảm bảo cho TTCK hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra một cách công khai, công bằng, tránh những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra, từ đó bảo vệ lợi ích cho những người đầu tư.‌

Vai trò quản lý, giám sát và điều chỉnh hoạt động của TTCK thuộc về nhà nước. Để thực hiện vai trò này, phải hình thành một cơ quan quản lý giám sát và điều chỉnh thị trường – cơ quan đó gọi là hội đồng chứng khoán quốc gia (mà ở nước ta gọi là Ủy Ban Chứng Khoán Quốc Gia). Thành viên của cơ quan này thường là những quan chức của: Bộ tài chính, ngân hàng trung ương, Bộ thương mại, Bộ tư pháp và đại diện của sở giao dịch chứng khoán.

II. NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

1. Nghề môi giới chứng khoán là gì?

1.1 Thế nào là môi giới chứng khoán

Có thể nói, hoạt động MGCK là hạt nhân của TTCK, hoạt động MGCK phát triển sẽ tạo đà phát triển cho TTCK. Điều này bắt nguồn từ nguyên tắc chủ đạo đối với hoạt động của TTCK là chỉ dựa vào các hoạt động giao dịch được cấp phép giữa những người trung gian làm nghề MGCK. Luật Chứng Khoán Việt Nam 2006 định nghĩa MGCK như sau: “Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện việc mua bán chứng khoán cho khách hàng” 7

MGCK là một hoạt động kinh doanh CK trong đó một công ty CK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.



Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam - 2

7 Luật chứng khoán ngày 22 tháng 6 năm 2006, điều 6 khoản 20


giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.[ 8]

Với cách tiếp cận như vậy, người môi giới chứng khoán, hiểu theo nghĩa rộng, là những người trung gian mua bán CK cho khách hàng để hưởng hoa hồng; trung gian mua bán CK bằng vốn của mình; và là người bảo lãnh phát hành cho những tổ chức phát hành CK. Đó có thể là các tổ chức tài chính quốc doanh, hoặc tổ chức tài chính thuộc khu vực kinh tế tư nhân với hai hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Ở Việt Nam, khái niệm MGCK còn khá mới mẻ, nhiều người vẫn coi môi giới chứng khoán như một loại trung gian, hay một loại “cò” như là cò nhà, cò đất, cò xe... mà không hiểu bản chất của Môi giới chứng khoán là một tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhất định. Để trở thành một nhà MGCK giỏi, có tiếng tăm và có nhiều khách hàng chỉ có thể làm được nếu như khách hàng của nhà môi giới đó thu được nhiều lợi nhuận. ở các TTCK có tổ chức, các nhà MGCK không hoạt động với tư cách cá nhân độc lập. Mỗi cá nhân người MGCK dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng thường đại diện cho công ty chứng khoán. Vì vậy, các công ty chứng khoán phải chọn người môi giới có phẩm chất đạo đức, có kiến thức chuyên môn về TTCK nói chung và về MGCK nói riêng.[ 9]

Có thể nói việc hình thành và phát triển nghề môi giới chứng khoán là một tất yếu khi TTCK phát triển ở trình độ cao, khi sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng về số lượng và phong phú về chủng loại. Khi đó nhà đầu tư sẽ ngày càng cần hơn những người môi giới có thể cung cấp cho họ những thông tin cần thiết, những ý tưởng đầu tư mới mẻ, những lời khuyên mang tính chiến lược và giúp cho họ đầu tư theo hướng có hiệu quả nhất. Từ yêu cầu thực tế đó, đòi hỏi hoạt động môi giới chứng khoán phải phát



8 PTS. Đinh Xuân Hạ, “Quản lý và các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường chứng khoán”, NXB Thống kê, Hà Nội 1999, T. 328

9 Bùi Nguyên Hoàn, “Thị trường chứng khoán và các công ty cổ phần”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2001, T. 101


triển ở trình độ cao, mang tính chuyên nghiệp, nói cách khác là trở thành nghề môi giới chứng khoán. Như vậy, có thể hiểu nghề môi giới chứng khoán là hoạt động nghiệp vụ trong sự tương tác giữa công ty môi giới, nơi cung cấp phương tiện vật chất, tổ chức và pháp lý, và nhân viên môi giới, người trực tiếp giao dịch với khách hàng.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghề môi giới chứng khoán

Nghề môi giới chứng khoán xuất hiện trước đây khá lâu, lâu hơn nghề tư vấn tài chính độc lập chuyên về hoạt động bảo hiểm rất nhiều. Ngay từ trước năm 1773 năm mà TTCK được hình thành, những người môi giới đã tiến hành giao dịch cổ phiếu của các công ty tại các quán cafê của Anh. Khi nhu cầu tài chính tăng lên, việc giao dịch các tài sản tài chính thường diễn ra trong các phòng trà trước khi Sở giao dịch chứng khoán London được thành lập. Tài sản tài chính ở đây chủ yếu là các cổ phiếu. Các công ty thu hút vốn đầu tư bằng cách phát hành cổ phiếu và bán ở Sở giao dịch chứng khoán. Trong khi đó, các nhà đầu tư chứng khoán thì kiếm tiền bằng cách bán cổ phiếu ở mức giá cao hơn mức họ mua vào. Ban đầu, Sở giao dịch chứng khoán London vận hành dựa vào hai đối tượng là các nhà môi giới (stockbroker) và những người chạy việc (jobber). Những người chạy việc chạy quanh sàn giao dịch để mua và bán cổ phiếu cho các nhà môi giới. Họ kiếm tiền bằng khoản chênh lệch giữa mức mà nhà môi giới đồng ý bỏ ra để mua cổ phiếu với mức mà họ mua vào. Trong khi các nhà môi giới kiếm tiền bằng khoản phí hoa hồng họ được trả khi tiến hành giao dịch mua bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư.

Hệ thống vận hành nói trên của Sở giao dịch chứng khoán London không thay đổi suốt từ những năm 1800 cho đến những năm 1980. Nhu cầu sở hữu cổ phiếu của công chúng bắt đầu tăng lên. Các con số thống kê cho thấy nếu những năm 1960, 30 tổ chức tài chính nắm giữ hầu hết các cổ phiếu giao dịch trên thị trường thì đến năm 1981 họ chỉ còn chiếm 58% lượng cổ phiếu. Mà như thế nghĩa là Sở giao dịch chứng khoán London


phải giải quyết một khối lượng lớn các giao dịch. Thực tế như vậy đòi hỏi Sở giao dịch chứng khoán London phải thay đổi lại cách thức hoạt động. Những người chạy việc-jobber- được phép mua và bán chứng khoán như các nhà môi giới trong khi vẫn có thể tiếp tục làm việc cho các nhà môi giới. Nhờ thế mà có thể giải quyết được số lượng giao dịch ngày càng tăng.

Nghề môi giới chứng khoán phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và ở mỗi quốc gia, quá trình phát triển nghề môi giới lại có sự khác biệt. Ở Mỹ, vào ngày 17/05/1792 tại New York, một nhóm gồm 24 người đã ký một hiệp định thoả thuận chỉ bán chứng khoán cho người trong nhóm và đưa ra mức hoa hồng cố định là 1 USD. Đến năm 1863, các thành viên trong nhóm này – Uỷ ban giao dịch chứng khoán New York- chuyển hoạt động đến nơi mà ngày nay chính là Sở giao dịch chứng khoán New York.

Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, Wall Street trở nên nhộn nhịp hơn với các hoạt động mua bán chứng khoán. Chứng khoán được mua đi bán lại bởi những người không phải là thành viên trong Uỷ ban, và diễn ra ngay trên đường phố vì rất ít người có đủ khả năng tài chính để mở văn phòng. Những người này được gọi là các “nhà môi giới đá lát đường”- Curbstone stockbrokers.

Nghề môi giới chứng khoán ở Mỹ cũng bắt đầu phát triển mạnh kể từ đó. Thị trường mua bán mà những người môi giới này tạo nên gọi là “thị trường lề đường” – Curb Market (cũng giống như chợ trời, chợ vỉa hè).

Đầu những năm 1900, thị trường “lề đường” phát triển lớn mạnh và các nhà môi giới đã mở được văn phòng ở các khu phố lớn. Do việc giao dịch diễn ra ngay trên hè phố, mỗi lần như vậy, những người môi giới lại phải hét thật to để người ở bên kia đường nghe thấy. Cách liên lạc này quả thật rất bất tiện vì rất dễ nhầm lẫn với những tiếng la hét khác trên đường phố. Vì vậy, hệ thống giao dịch bằng cách ra dấu hiệu tay đã được chính các nhà môi giới này phát minh và sử dụng rộng rãi. Dần dần, cách ra dấu


hiệu bằng tay đã trở thành dấu hiệu trong giao dịch giữa những người môi giới.

Đầu những năm 1920, “thị trường lề đường” chuyển địa điểm tới nơi mà ngày nay là số 86 Trinity Place, chấm dứt kiểu thị trường giao dịch ngoài hè phố. Nhiều năm sau đó, năm 1952, dựa trên cơ sở thị trường vốn có, Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX) đã chính thức được thành lập. Nghề môi giới càng có điều kiện phát triển mạnh hơn.

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán ở một loạt các nước trên thế giới, nghề môi giới cũng ngày càng phát triển và không ngừng hoàn thiện. Nghề môi giới chứng khoán từ chỗ diễn ra trên các đường phố, rồi tiến vào sàn giao dịch, ngày nay đã phát triển lên thành môi giới chứng khoán trực tuyến. Nhà đầu tư với máy tính kết nối internet có thể giao dịch chứng khoán qua mạng, vừa cập nhật thông tin vừa nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí. Ngược lại, với vai trò là nhịp cầu kết nối người mua và người bán, tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh các giao dịch, các thương vụ có thể nói nghề môi giới sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của thị trường chứng khoán.

2. Phân loại môi giới chứng khoán

2.1 Phân loại theo loại dịch vụ cung cấp

Có hai loại môi giới nếu đánh giá theo tiêu chí dịch vụ cung cấp: 10

2.1.1 . Môi giới toàn phần ( Full - service)

Là những người MGCK có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đến chứng khoán cho khách hàng như: đại diện cho khách hàng để thương lượng mua hoặc bán chứng khoán; thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng khoán của khách hàng... Họ cung cấp một dải dịch vụ hoàn hảo, từ việc đưa ra những kết quả nghiên cứu, phân tích, cho lời khuyên, đến việc theo dõi tài khoản và kịp thời đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho khách hàng. Tóm lại, với tư cách là một cố vấn


10 TS. Trần Thị Thái Hà, “Một số vấn đề về hình thành và phát triển nghề MGCK”, (UBCKNN 2000), T. 35


tài chính, người MG dịch vụ đầy đủ có thể phục vụ người đầu tư với nhiều ý tưởng tốt và sản phẩm tốt, giúp nhà đầu tư giải quyết các vấn đề của mình.

2.1.2. Môi giới giảm giá (Discount - service)

Là những người môi giới chỉ cung cấp một số ít dịch vụ, tùy theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Hoạt động chủ yếu của họ là giúp khách hàng thực hiện các lệnh mua, bán chứng khoán. Những người môi giới chứng khoán này thích hợp với các nhà đầu tư tự mình đưa ra các quyết định mua bán mà không muốn lời khuyên hay kết quả nghiên cứu đầu tư của nhà môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, với loại hình MGCK này, nhà đầu tư dễ gặp rủi ro hơn so với loại hình MGCK toàn phần, nhưng chắc chắn mức phí hoa hồng môi giới sẽ thấp hơn môi giới chứng khoán toàn phần.

2.2 Phân loại theo hoạt động của nhà môi giới chứng khoán

Theo hoạt động của nhà môi giới ta phân thành bốn loại môi giới chứng khoán như sau:11

2.2.1 Các nhà môi giới được ủy nhiệm hay thừa hành (Commission House Brokers) hay người môi giới tại sàn giao dịch

Hầu hết họ là nhân viên của một công ty chứng khoán - Thành viên chính của SGDCK. Theo hình thức này, công ty tính cho khách hàng của mình tỷ lệ hoa hồng trên các dịch vụ của chính công ty. Hoạt động của họ là thực hiện các lệnh cho khách hàng của công ty chứng khoán của SGDCK nên họ được gọi là nhà môi giới ủy nhiệm hay nhà môi giới trên sàn giao dịch. Họ làm việc hưởng lương của các công ty và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay khách hàng của công ty trên sàn giao dịch (vì thế họ cũng được gọi theo một tên chung khác là “môi giới trên sàn – floor brocker). Một CTCK thuê người để làm chủ một chỗ ngồi của công ty tại sở GDCK.

2.2.2 Nhà môi giới độc lập (hay nhà môi giới hai đôla- $2 dollar broker)



11 GS Lê Văn Tư , “ Thị trường chứng khoán” , 2004, NXB Thống Kê. TR. 177


Nhà môi giới 2 đôla là một thành viên của SGDCK, nhưng là một nhà môi giới chứng khoán độc lập, không thuộc về một công ty nào. Nhà môi giới 2 đôla có thể sở hữu hoặc thuê chỗ cho mình, thực hiện các lệnh giao dịch cho bất kỳ một công ty môi giới nào thuê mình. Trong trường hợp một nhà MGCK của một công ty CK không có khả năng thực hiện các lệnh giao dịch của mình, hoặc vắng mặt trong phòng giao dịch, người này có thể chuyển một số lệnh cho nhà môi giới độc lập. Công ty CK sẽ trả cho nhà môi giới độc lập một khoản phí trên các dịch vụ của anh ta. Trước đây, khoản phí trả cho nhà môi giới độc lập là 2 đôla cho 100 cổ phiếu mua bán hộ công ty CK (điều này giải thích tại sao lại có tên gọi là nhà môi giới 2 đôla). Tuy nhiên, hiện nay, khoản phí của các nhà môi giới độc lập thường lớn hơn 2 đôla.

Người môi giới 2 đôla thực hiện lệnh mua bán của những người môi giới ủy nhiệm khi những người này quá bận rộn, không thể thực hiện hết tất cả các lệnh nhận được từ công ty của họ. Người môi giới 2 đôla hoạt động cho bất cứ công ty nào, bất cứ loại CK gì và sẽ được ăn hoa hồng.

2.2.3 Nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký (Registered Floor Trader)

Một số người mua chỗ trên SGDCK chỉ nhằm mục đích mua bán chứng khoán cho chính bản thân họ. Những người đó được gọi là “nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký”, không thuộc về một công ty môi giới nào. Tuy nhiên, do sự gia tăng các nguyên tắc và các quy định nên hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều. Ngày nay, các nhà giao dịch chứng khoán này hoặc hỗ trợ cho các nhà môi giới chuyên môn với tư cách là những người tạo lập thị trường hoặc hoạt động như là “nhà môi giới 2 đôla”.

Người giao dịch có đăng ký thực hiện lệnh mua bán với tài khoản của chính họ và tự gánh chịu mọi rủi ro. Họ ít khi thực hiện lệnh của hàng, nhưng nếu nhận lệnh của khách hàng thì phải ưu tiên cho khách hàng trước.

2.2.4 Nhà môi giới chứng khoán chuyên môn hay các chuyên gia (Specialist)


Mỗi chứng khoán niêm yết tại SGDCK chỉ được buôn bán trên một vị trí nhất định trong phòng giao dịch, vị trí này được gọi là “quầy”. Trong mỗi “quầy” có một số nhà môi giới được gọi là những nhà môi giới chuyên môn. Họ chịu trách nhiệm mua bán một loại chứng khoán nhất định, đã được Hội đồng quản trị của Sở giao dịch chứng khoán phân công. Những người tụ tập chung quanh các vị trí giao dịch của chuyên gia được gọi quen là nhóm giao dịch (trading crowd).

Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu: là thực hiện các lệnh giao dịch và tạo thị trường.

Thông thường, các nhà môi giới chuyên môn thực hiện các lệnh giao dịch theo giá hạn mức. Khi đó, họ đóng vai trò là một nhà MGCK và nhận được các khoản phí môi giới thông thường, hoặc tiền hoa hồng trên các dịch vụ mà họ cung cấp.

Một chức năng khác mà nhà MGCK chuyên môn thực hiện là hỗ trợ việc duy trì một thị trường ổn định đối với loại cổ phiếu mà anh ta được phân công bằng cách mua bán cổ phiếu với tư cách một nhà giao dịch để thu hẹp chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Người môi giới và các công ty chứng khoán giữ vai trò quan trọng trong quá trình kết nối cung cầu chứng khoán. Họ góp phần đẩy nhanh quá trình lưu thông và phân phối chứng khoán, qua đó giúp cho các dòng chảy của nguồn vốn trên thị trường được liên tục.

3. Đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán

Đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán là những xung đột, tranh chấp lợi ích không thể tránh khỏi trong lĩnh vực này. ở đây khái niệm tranh chấp lợi ích không bao hàm hành vi của người môi giới hoặc khách hàng cố tình vi phạm pháp luật để kiếm lời một cách bất chính. Tranh chấp hay xung đột lợi ích có thể xảy ra trong những trường hợp như việc người môi giới không sẵn sàng thông báo với khách hàng của mình về những diễn biến xấu của khoản đầu tư do chính anh ta khuyến nghị với khách hàng,và

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí