Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Của Lịch Sử Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ Xv Lớp 10 Thpt‌

CHƯƠNG 2‌

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (THẾ KỈ X - XV) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƯNG YÊN‌


2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV lớp 10 THPT‌

2.1.1. Vị trí‌

Trong sách giáo khoa lớp 10, chương IV – Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là chương gắn với lịch sử độc lập của dân tộc sau quá trình học tập về thời kì Bắc thuộc của chương III. Đây là phần kiến thức khó với tính khái quát cao, nội dung tương đối dài nhưng lại có ý nghĩa nền tảng, quyết định những diễn biến tiếp theo của sự phát triển lịch sử dân tộc thời trung đại. Có hiểu được sự ra đời, phát sinh, phát triển của nhà nước phong kiến Đại Việt (X – XV) mới có thể hiểu được toàn diện về sự phát triển của nhà nước phong kiến Đại Việt trong các giai đoạn sau.

2.1.2. Mục tiêu‌

Đây là chương có nội dung quan trọng vì là một trong những giai đoạn có tính cầu nối – chuyển từ lịch sử thời cổ đại sang trung đại của lịch sử Việt Nam. Học xong chương này, học sinh cần nắm vững một số vấn đề sau:

Về kiến thức:

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ X - XV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

+ Trình bày khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến (thời Ngô – Đinh - Tiền Lê) và ngày càng được phát triển, hoàn thiện (qua các thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ). Sự hoàn chỉnh của luật pháp qua các bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức); quân đội được tổ chức chính quy, chính sách "ngụ binh ư nông".

+ Chính sách đối nội (quan tâm tới đời sống của nhân dân, đoàn kết các dân tộc), đối ngoại (khéo léo song luôn giữ vững tự thế của một quốc gia độc lập, tự chủ) của nhà nước phong kiến Đại Việt (X- XV)

- Khái quát được công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X

– XV và sự phân hóa xã hội

+ Sự mở rộng và phát triển của kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp: khai hoang ngày càng gia tăng, nhà nước quan tâm đến để điều; thủ công nghiệp phát triển; các triều đại đều lập các xưởng thủ công, các nghề trong dân gian ngày càng phát triển và tinh xảo hơn; thương nghiệp ngày càng phát triển ở các đô thị và nông thôn.

+ Gắn với sự phân hóa về kinh tế là sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc.

Cuối thời Trần, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân bùng nổ.

- Thống kê được những nét chính về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV

+ Những nét khái quát (diễn biến, kết quả, ý nghĩa) của các cuộc kháng chiến: hai lần chống Tống, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

- Khái quát được quá trình xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV

+ Tư tưởng và tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo.

+ Sự phát triển của giáo dục, văn học (chữ Hán và chữ Nôm), khoa học kĩ thuật.

+ Sự đa dạng của nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, những loại hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước…

- Phân tích được đóng góp của những nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lí Công Uẩn, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,…

Về kĩ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét; kỹ năng liên hệ thực tế.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kỹ năng phân tích, tổng hợp.

Về thái độ:

- Tự hào về những thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa mà dân tộc đã đạt được trong suốt 5 thế kỉ xây dựng và phát triển.

- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.

- Giáo dục ý thức bảo vệ các di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc; ý thức, phát huy năng lực sáng tạo trong văn hoá.

- Thấy được những hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.

Về định hướng phát triển năng lực

- Về năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Về năng lực bộ môn:

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tái hiện và trình bày được những nội dung quan trọng của lịch sử dân tộc trong các thế kỉ từ X đến XV.

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Đánh giá được sự phát triển, vững mạnh của chế độ phong kiến Đại Việt qua 5 thế kỉ và những nguyên nhân, biểu hiện của sự phát triển đó.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rút ra được bài học lịch sử và liên hệ đến những vấn đề của thực tiễn cuộc sống hiện nay.

2.1.3. Nội dung cõ bản của lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) có thể và cần thiết sử dụng infographic‌

Như đã trình bày ở trên, không phải bài học nào cũng phù hợp với việc sử dụng infographic. Tuy nhiên, trong chương IV – Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV mặc dù chỉ gồm 4 bài nhưng mỗi bài học lại có tính khái quát cao về một khía cạnh của tình hình đất nước: chính trị, kinh tế - xă hội, đối ngoại, văn hóa với những biến động lớn trải dài 5 thế kỉ. Nội dung đó phù hợp với đặc trưng khái quát hóa, tổng hợp kiến thức của infographic để xây dựng các chủ đề infographic. Cụ thể như sau:

- Infographic về quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến.

- Infographic về quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV

- Infographic về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV.

- Infographic về văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ X – XV.

- Infographic về những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu.

2.2. Thiết kế infographic theo chủ đề trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X‌

– thế kỉ XV)

2.2.1. Một số yêu cầu khi thiết kế infographic trong dạy học lịch sử‌

Thiết lập hệ thống thông tin lớn hay trình bày phối màu thẩm mĩ, chọn biểu tượng thay thế phù hợp cho các nội dung lịch sử… không phải là sở trường hay sở thích của tất cả học sinh khi được yêu cầu thiết kế hoặc sử dụng infographic. Sự đa dạng trong cách thức thiết kế và sử dụng infographic chính là nhân tố khiến cho infographic phát huy được tối đa sở trường, năng lực, phong cách của riêng học sinh hay giáo viên trong quá trình dạy học lịch sử. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các điểm sau khi thiết kế và sử dụng infographic:

- Nội dung trong mẫu thiết kế infographic phải ngắn gọn, chính xác. Đảm bảo thông tin đúng và cần lựa chọn những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu để thu gọn nội dung vì quá nhiều chữ sẽ khiến người đọc bị “ngợp”, không có hứng đọc.

- Mẫu thiết kế infographic phải có tính thẩm mĩ, hấp dẫn, có điểm nhấn. Ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào một infographic sẽ quyết định hứng thú tiếp theo khi tiếp nhận các thông tin từ nó. Hình ảnh bên trong cũng phải có màu sắc hài hòa, sắc nét để không bị rối mắt. Điều này sẽ liên quan đến tiêu đề, hệ thống biểu tượng, phối màu, sắp xếp vị trí,… trong infographic.

- Lựa chọn mẫu thiết kế infographic phải phù hợp với nội dung thông tin truyền tải. Ví dụ: nếu infographic liên quan đến việc thống kê hoặc về các con số, nên chọn các mẫu có biểu đồ, tỉ lệ %...

Một số chú ý khác: kích cỡ, font chữ… Các yếu tố tạo nên một infographic dễ hiểu, dễ tiếp thu khi nó được trình bày với kích thước, font chữ phù hợp (số font chữ tối đa nên sử dụng là 3. Đồng thời chú ý chọn kiểu chữ thích hợp cho tiêu đề, tiêu đề nhỏ và phụ lục của bạn trong khi chọn một cái khác sáng sủa cho những

phần kí tự kích thước nhỏ hơn). Chiều dài và chiều rộng của một bản thiết kế hoàn hảo được khuyến cáo lần lượt là: 8000 pixel, 600 pixel. Ngoài ra, vận dụng không gian trắng khi thiết kế sẽ tạo nên bố cục hài hòa, và có tính đối xứng cao, cân bằng giữa đồ họa hình ảnh và không gian trống không chứa nội dung.

2.2.2.Qui trình thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THPT‌

2.2.2.1. Xác định mục đích thiết kế

Hấp dẫn, dễ hiểu và dễ nhớ là ba yếu tố cơ bản cần đạt được khi thiết kế một infographic cung cấp thông tin khoa học. Trái lại, với loại infographic dùng cho mục đích tuyên truyền thì yếu tố hấp dẫn phải đặt lên hàng đầu, sau đó là dễ nhớ và cuối cùng mới là dễ hiểu. Nếu với infographic kiểm tra thì rõ ràng, logic lại là tiêu chuẩn cần đạt. Do đó, cần xác định rõ mục đích thiết kế trước khi bắt đầu qui trình.

2.2.2.2. Thu thập thông tin, hình ảnh, số liệu

Một yếu tố cực kì quan trọng và cũng là ưu điểm trong infographic là các thông tin, số liệu và hình ảnh. Thông tin, số liệu trong infographic cần được truyền tải ngắn gọn, súc tích và tập trung vào các yếu tố chính mà chủ đề cần chuyển tải. Do đó, trong quá trình thu thập thông tin, bản thân người thiết kế cần tư duy về việc chuyển càng nhiều nội dung càng tốt sang dạng hình ảnh. Điểm mấu chốt khi thiết kế một infographic tốt là việc hình ảnh hóa tối đa những mẫu số liệu, viết chú thích cho chúng bằng những kiểu chữ đẹp và sắp xếp bố cục chúng theo một cách sáng tạo.

Sau khi đã có đủ nội dung, nhiệm vụ tiếp theo cần xác định khi thiết kế infographic là lựa chọn hình thức thể hiện thông tin với bố cục phù hợp nhất có thể.

2.2.2.3. Xác định/ Lựa chọn bố cục infographic, xây dựng ý tưởng thành lập một infographic

Khi xác định mục đích thiết kế, cần hình dung một cách rõ nét về nhiệm vụ thiết kế: thiết kế infographic về nhân vật, sự kiện hay so sánh, giải thích,…? xác định chủ đề và nội dung muốn truyền tải trong infographic để có thể hình dung được các yếu tố như màu sắc, phong cách thiết kế… sẽ sử dụng. Từ nhiệm vụ và mục đích, lựa chọn bố cục (có sẵn hoặc tự thiết kế) sao cho phù hợp với nội dung và cá tính sáng tạo của cá nhân.

Các ứng dụng thiết kế infographic sẵn sàng cung cấp một kho dữ liệu về các bản thiết kế mẫu với những bộ khung, những bảng màu được phân loại và sắp xếp

sẵn để hình dung con đường thiết kế dễ dàng hơn. Điều quan trọng là cần lựa chọn trong số những bộ khung đó, mẫu nào thực sự phù hợp với nội dung chủ đề thiết kế.

2.2.2.4. Sử dụng các công cụ để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử

Các dạng infographic có thể được tạo bằng tay sử dụng các cụ đơn giản như giấy vẽ, bút chì hay bút dạ… Tuy nhiên, ngày nay khoa học công nghệ phát triển, chúng ta có thể tạo ra infographic bằng phần mềm máy tính nhanh hơn, dễ dàng hơn.Có nhiều công cụ (từ đơn giản đến phức tạp) cho phép hỗ trợ việc thiết kế các infographic.Có thể kể đến như sau:

Powerpoint: Đây là một trong những công cụ truyền thống và phổ biến; cũng đồng thời là phương tiện có thể sử dụng để thiết kế infographic, nhất là khi các thao tác với Powerpoint của hầu hết mọi người đều thuần thục. Powerpoint có hệ thống các mẫu trình bày với màu sắc hài hòa, kĩ thuật tinh tế hỗ trợ cho việc thiết kế infographic một cách dễ dàng nhất. Một ưu điểm nữa của Powerpoint là không nhất thiết phải thao tác trực tuyến. Sau khi tải các mẫu có sẵn, giáo viên/ học sinh hoàn toàn có thể tự chỉnh sửa theo ý muốn cá nhân mà không cần mạng Internet.

Canva: Là một công cụ thiết kế trực tuyến dễ sử dụng, phù hợp cho nhiều đối tượng. Với hàng loạt những mẫu infographic miễn phí cùng rất nhiều những biểu tượng, biểu đồ, phông chữ đẹp mắt,... Canva cũng cung cấp cho người dùng một thư viện hình ảnh, biểu tượng, phông chữ và tính năng rộng lớn để lựa chọn. Canva còn cung cấp một hệ thống bảng thiết kế có sẵn, đã được phối màu và chỉ cần những cú click chuột đơn giản đã có thể tạo ra các infographic bắt mắt như thiết kế chuyên nghiệp. Giao diện trang web khá trực quan và dễ dàng sử dụng, thư viện hình ảnh cũng vô cùng phong phú. Học sinh cũng có thể tải ứng dụng Canva vào thao tác thuận lợi trên các thiết bị di động. Tuy nhiên, hạn chế của Canva là có một số tài nguyên trong Canva bị tính phí (giá 1 đô la).

Piktochart: là một công cụ tạo infographic trực tuyến được yêu thích bởi khả năng hỗ trợ tạo infographic tuyệt vời, những thiết kế mẫu bắt mắt, các biểu tượng biểu đồ được lập trình sẵn cho bạn thỏa sức lựa chọn và sáng tạo. Sử dụng Piktochart bạn sẽ thấy ngay hướng dẫn sử dụng đơn giản, dễ hiểu phục vụ cho việc thiết kế sau đó. Không những thế giao diện còn được thiết kế tối ưu cho người sử dụng. Và đặc biệt hơn, người dùng có thể nhúng video từ Youtube và Vimeo cho

những infographic của mình.

Ngoài ra, có thể kể đến các công cụ khác như: Easel.ly ( www.easel.ly), Visme (www.visme.co), Infogr.am (infogr.am), Venngage (venngage.com), Google charts (developers.google.com/chart),…

Hiện nay, việc sử dụng các công cụ miễn phí nói trên đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến vì những hiệu quả nó mang lại. Điều đáng nói ở đây là các thông tin không bị giới hạn bởi không gian t nh chiếu, các mẫu có sẵn sẽ hỗ trợ khi học sinh/ giáo viên bị “bế tắc” về ý tưởng thiết kế hoặc hạn chế về khả năng thẩm mĩ trong thiết kế.

2.2.3. Thiết kế một số infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV)‌

2.2.3.1. Xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất (X – XV)


Hình 2 1 Infographic về quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong 1

Hình 2.1. Infographic về quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (X – XV)‌

2.2.3.2. Infographic về kháng chiến chống Tống thời Lý


Hình 2 2 Infographic về cuộc kháng chiến chống Tống 1075 – 1077 2

Hình 2.2. Infographic về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)‌

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023