Nhận Xét Chung Về Thực Trạng Sử Dụng Tài Liệu Văn Học Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Lớp 10 Ở Trường Thpt Thành Phố Thái Nguyên

Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra đã soạn sẵn phát cho GV và HS, sau đó, tiếp xúc, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.

* Nội dung điều tra, khảo sát:

Đối với GV, chúng tôi tìm hiểu quan điểm của GV về tầm quan trọng của TLVH trong DHLS ở trường PT, những biện pháp sử dụng TLVH mà các thầy cô thường xuyên áp dụng trong quá trình lên lớp và những khó khăn cơ bản trong việc sử dụng phương pháp này. Những đề xuất của thầy cô về việc sử dụng TLVH trong DHLS ở trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Đối với HS, chúng tôi tiến hành điều tra các vấn đề cơ bản: tìm hiểu thái độ của HS đối với môn Lịch sử, phương pháp học tập của HS, đáng giá của HS về các biện pháp sử dụng TLVH của GV và tình hình sử dụng TLVH của HS trong học tập. Chúng tôi lắng nghe những kiến nghị của các em về việc dạy học để kịp thời đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT thành phố Thái Nguyên.

1.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát.

* Kết quả điều tra HS

Phân tích số liệu điều tra, chúng tôi thu nhận được kết quả cụ thể sau:

Thứ nhất, để tìm hiểu mức độ yêu thích môn Lịch sử của HS, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Em có thích học Lịch sử không?” Có tới 14, % trả lời là rất thích vì học lịch sử rất hay và hấp dẫn, giúp các em mở mang thêm nhiều kiến thức lịch sử dân tộc. Số học sinh trả lời bình thường chiếm 53,4%, số HS thích học lịch sử là 19,5%. Còn lại, 12,6% các em trả lời rằng chắc chắn “không thích học lịch sử”. Kết quả này cho thấy, phần lớn HS có thái độ bình thường với môn Lịch sử vì coi đó là một môn học phụ nên không mấy quan tâm. Có ý kiến khác cho rằng không thích học Lịch sử bởi lịch sử quá dài, quá khô khan, khó nhớ. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra cho thấy vẫn còn khá nhiều HS yêu thích lịch sử nhưng do PPDH của thầy (cô), do xu hướng chọn nghề nghiệp hay những quan niệm của xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập của các em.

Thứ hai, để tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Em thường học lịch sử như thế nào?” và đưa ra các phương án trả lời khác nhau. Qua phân tích số liệu, chúng tôi thấy cách học phổ biến nhất của các em là học thuộc vở ghi (71,2%); số HS đọc SGK, ghi bài và làm bài tập là 17,5%; số HS học thuộc

lòng SGK kết hợp tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi trong sách 1,3%; thậm chí có đến 10% các em không học bài, chuẩn bị bài khi đến lớp. Có chăng, khi bị đến giờ kiểm tra, các em mới học bài cũ qua loa, đối phó. Như vậy, theo thực trạng này cho thấy, hầu hết các em đều thờ ơ với môn lịch sử, thụ động trong học tập và chưa dành sự quan tâm cho bộ môn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thứ ba, để đánh giá khách quan về việc sử dụng TLVH của các thầy (cô) trong DHLS, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Thầy (cô) giáo có thường xuyên sử dụng TLVH trong quá trình DHLS trên lớp không?”. Theo số liệu thống kê cho thấy, đa phần GV đã vận dụng TLVH vào việc DHLS tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng (49,7%). Có trường hợp thầy (cô) không sử dụng TLVH để phục vụ cho quá trình dạy học, điều này chúng ta thấy rõ ở kết quả phản hồi của HS (33,4%). Còn lại, 16,9% GV thường xuyên vận dụng TLVH vào bài giảng của mình. Các em cảm thấy rất thích thú, hào hứng và mong chờ các giờ học sau. Như vậy, theo thực trạng, tình hình sử dụng TLVH trong DHLS ở trường THPT vẫn chưa được thầy (cô) quan tâm đúng mực, cần đầu tư thời gian, công sức hơn nữa trong việc sử dụng linh hoạt, đa dạng các PPDH để nâng cao chất lượng giờ học.

Thứ tư, để biết được cảm nhận của các em trong việc sử dụng TLVH của GV ở các giờ DHLS, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Khi thầy (cô) giáo sử dụng TLVH trong quá trình dạy học, em cảm thấy như thế nào?”. Theo thông tin phản hồi, khi GV sử dụng TLVH trong DHLS đa phần các em cảm thấy rất thích thú, hào hứng với giờ học (65%), tuy nhiên tỉ lệ cảm thấy bình thường (30%) và không quan tâm vẫn còn chiếm số lượng đáng kể (5%).

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên - 5

Thứ năm, để đánh giá tần suất tổ chức của GV cho các em làm việc với với nguồn TLVH, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “GV có tổ chức cho các em làm việc với nguồn TLVH không?”. Phân tích số liệu cho thấy, các thầy cô thường xuyên đã tạo điều kiện cho HS làm việc với TLVH trong quá trình học tập ở trên lớp cũng như là giờ tự học ở nhà (55%). Có 30% số ý kiến bày tỏ rằng, thầy cô có hướng dẫn các em làm việc với nguồn TLVH, tuy nhiên chỉ lại ở mức độ thỉnh thoảng. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều giờ học, các em không được định hướng làm việc với TLVH (18%), các em mong muốn sẽ có nhiều nguồn TLVH hơn nữa để phục vụ cho công việc học tập của HS.

Thứ sáu, để đánh giá vai trò của TLVH trong DHLS, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “theo em, trong DHLS có cần sử dụng TLVH không?” và đã nhận được ý kiến phản hồi như sau: Đa phần các em cho rằng vai trò của TLVH trong DHLS là giữ ở mức bình thường, cần thiết nhưng không quá quan trọng (78%), chỉ có 10% nhận ra mức độ quan trọng cần thiết của TLVH.Tuy nhiên, còn có ý kiến nghĩ rằng trong việc học tập môn lịch sử, TLVH không cần thiết (12%), trong các bài học chỉ cần có tài liệu lịch sử là đã đáp ứng được nhu cầu học tập của các em. Như vậy, qua thực tế điều tra, chúng tôi nhận thấy các em chưa hoàn toàn nhận ra được vai trò quan trọng của TLVH trong việc dạy-học lịch sử. Điều cần phải được khắc phục.

Thứ bảy, để minh chứng cho mức độ quan tâm của HS đối với việc sử dụng TLVH trong học tập lịch sử, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Các em có thường xuyên tìm hiểu, thu thập nguồn TLVH cho việc học tập hay không?”. Kết quả phản hồi cho thấy, có 19% số HS tham gia khảo sát thường xuyên thu thập, tìm hiểu TLVH; 49,8% nói rằng có tìm hiểu, thu thập TLVH nhưng đôi khi được tiến hành dưới tác động của thầy (cô), còn đa phần (31,2%) các em khẳng định chưa bao giờ tìm hiểu TLVH.

Thứ tám, để biết được các cách thu thập TLVH của HS, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Em thường tìm hiểu, thu thập TLVH bằng cách nào”. Qua thông tin phản hồi, phần lớn HS sưu tầm qua nguồn internet (70%), trong khi đó, số HS sưu tầm qua bạn bè, thầy cô, ông bà là 18% và qua sách báo, tạp chí chiếm 12%. Không có trường hợp nào tìm hiểu qua các hội thi thơ, văn.

* Kết quả điều tra GV

Ở phần thông tin cá nhân, chúng tôi đã điều tra GV, biết được thời gian công tác và thành tích dạy học đạt được để có cơ sở đưa ra các câu hỏi khảo sát phù hợp.

Để tìm hiểu cảm nhận của GV về sở thích học tập Lịch sử của HS, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Theo thầy (cô), hiện nay HS có thích học lịch sử không?”.Dựa vào kết quả phản hồi, đa phần có 40% ý kiến GV cho rằng HS hiện nay không thích học lịch sử nếu có chăng thì chỉ dừng ở mức độ bình thường (60%). Phải tùy theo sở thích của từng HS cụ thể mới có thể hiểu được cảm nhận của các em, còn trên mặt bằng chung, không có em nào rất thích học lịch sử.

Khi được hỏi về “tầm quan trọng của việc sử dụng TLVH trong DHLS ở trường THPT”. Có 80% ý kiến thầy (cô) cho rằng TLVH có vài trò rất quan trọng trong việc DHLS và 20% ý kiến cũng đồng thuận nhưng dừng lại ở mức độ vừa phải.

Để khảo sát mức độ hiểu biết của thầy (cô) về nguồn TLVH, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Theo thầy (cô) trong DHLS có những nguồn TLVH nào?”. Các thầy (cô) đều 100% đồng thuận với những đề xuất lựa chọn chúng tôi đã nêu (Văn học dân gian; Tiểu thuyết, nhật kí, hồi kí lịch sử; Kịch, thơ, truyện ngắn, sử thi gắn với nhân vật, sự kiện lịch sử; Các tác phẩm văn học ra đời từ những sự kiện cụ thể của lịch sử)

Khi được hỏi về “Quan niệm của thầy (cô) về TLVH đối với DHLS?”. Có 40% (thầy) cô nhận thấy tầm quan trọng của TLVH trong DHLS, trong khi 60% nói rằng TLVH chỉ là nguồn tài liệu tham khảo. Vai trò của TLVH là cần thiết những chỉ dừng lại ở mức độ tài liệu tham khảo minh họa cho dạy học mà không phải là một nguồn tài liệu lịch sử.

Khi được hỏi “Thầy (cô) có sử dụng TLVH trong DHLS không?” Chúng tôi nhận được 40% phản hồi thường xuyên, 40% thỉnh thoảng sử dụng TLVH. Đặc biệt, vẫn có trường hợp GV không sử dụng TLVH trong giờ dạy của mình (20%) mặc dù có nhận thức được vai trò của TLVH trong DHLS.

Để hiểu rõ hơn về nhận thức của thầy (cô) trong việc đánh giá vai trò TLVH, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Theo thầy (cô), sử dụng TLVH trong DHLS có tác dụng gì?” . Dựa trên kết quả, chúng tôi thấy rằng 100% thầy (cô) đồng tình với những tiêu chí đã được đặt ra. Sử dụng TLVH trong DHLS có tác dụng nâng cao tầm hiểu biết của học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử, phát triển cho học sinh các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết và giúp các em nhìn nhận vấn đề lịch sử một cách chân thực, đúng đắn.

Khi hỏi về các cách vận dụng TLVH trong tổ chức DHLS, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Thầy (cô) đã sử dụng TLVH trong DHLS ở hình thức tổ chức dạy học nào?”. Chỉ có 40% thầy (cô) cho biết đã sử dụng TLVH trong giờ ngoại khóa và 40% trong quá trình giao bài tập về nhà; còn đa phần thầy (cô) sử dụng TLVH trong giờ học nội khóa (80%). Cá biệt, có trường hợp không sử dụng bất TLVH trong bất kì hình thức tổ chức dạy học nào.

Để làm rõ về những trở ngại của việc sử dụng TLVH trong DHLS, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Thầy (cô) gặp khó khăn nào khi sử dụng TLVH trong DHLS?”. Kết quả cho thấy, 100% GV gặp trở ngại trong vấn đề thời gian. Các thầy (cô) muốn sử dụng TLVH nhiều hơn trong các hoạt động dạy học nhưng do giới hạn thời gian (trong cả giờ học nội khóa và ngoại khóa) cho nên việc sử dụng TLVH còn hạn chế. Bên cạnh đó, 60% cho rằng hiện nay GV còn thiếu nguồn TLVH và HS thiếu hợp tác. 20% lúng túng trong quá trình lựa chọn PPDH.

Khi được hỏi về “Các biện pháp sử dụng TLVH trong DHLS”, 80% GV cho rằng thầy (cô) đã sử dụng TLVH để minh họa cho nội dung kiến thức, dùng để phân tích, đối chiếu, giải thích vấn đề, đồng thời dùng làm câu hỏi nêu vấn đề và làm tư liệu xây dựng bài tập cho học sinh. Duy chỉ có 20% không lựa chọn tiêu chí nào vì không sử dụng TLVH trong DHLS.

Khi được hỏi về việc “sử dụng TLVH trong DHLS thật sự hiệu quả, thầy (cô) đề xuất ý kiến gì”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của thầy (cô). Đa phần GV đều đề đưa ra những đề xuất khắc phục những khó khăn gặp phải ở việc sử dụng TLVH trong DHLS. Vì kiến thức văn học còn hạn chế, GV mong muốn được tiếp cận nhiều hơn tới các nguồn TLVH có sẵn, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn nữa bên cạnh giờ nội khóa.

1.2.4. Nhận xét chung về thực trạng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT thành phố Thái Nguyên

1.2.4.1. Về ưu điểm, thuận lợi

Tìm hiểu những ưu điểm, thuận lợi của TLVH trong DHLS ở trường THPT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, đa số GV hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TLVH trong DHLS. Bên cạnh đó, có một số em thực sự yêu thích môn Lịch sử, trên lớp chú ý lắng nghe, có sự tương tác với GV trong mỗi giờ học chính là cơ sở, động lực để GV đổi mới mạnh mẽ các PPDH, trong đó có việc việc sử dụng TLVH trong DHLS để kích thích hứng thú học tập và phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Thứ hai, đội ngũ GV Lịch sử của thành phố Thái Nguyên ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ ba, Thái Nguyên có 01 trường sư phạm với bề dày lịch sử hơn 50 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ giảng viên giỏi, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trao đổi, học tập những kinh nghiệm quý báu.

Thứ tư, thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung rất nhiều trường đại học với hệ thống thư viện phong phú, đặc biệt là trung tâm học liệu, cho nên GV có nhiều lựa chọn nguồn TLVH để sử dụng trong quá trình dạy học.

1.2.4.2. Về hạn chế, khó khăn và nguyên nhân.

- Về phía HS, đây là lứa tuổi THPT có nhiều thay đổi về mặt tâm lí. Đối với HS THPT thành phố Thái Nguyên, do môi trường sống của các em là khu vực thành phố nên đa phần các em thường mải chơi, dễ cám dỗ bởi các trò tiêu khiển dẫn tới không chú tâm vào học hành. Bên cạnh đó, lối tư duy của đa phần phụ huynh cho rằng “chỉ cần học xong cấp ba rồi ra ngoài tìm việc” hay “có học đại học cũng không xin được việc”, cho nên đã tác động vào HS, nhiều HS chùn bước trong học tập, các em chỉ cố gắng phấn “lên lớp” và “tốt nghiệp”. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do định hướng nghề nghiệp nên việc học tập lịch sử trở nên khó khăn hơn. Lịch sử chỉ là một môn phụ, không có vai trò quyết định tương lai. Chính vì những lối suy nghĩ đó, khiến cho GV gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng các PPDH mới, nâng cao chất lượng dạy học.

- Về phía GV, bên cạnh lực lượng đông đảo luôn tích cực đổi mới PPDH thì vẫn còn nhiều trường hợp GV chậm đổi mới, lười đổi mới, chưa chịu tìm tòi nghiên cứu, chưa biết cách phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Vì vậy, PPDH chủ yếu của họ vẫn là thuyết trình, có chăng thỉnh thoảng sử dụng một vài đồ dùng dạy học, tư liệu tham khảo cho bài học. Đồng thời, do hạn chế về thời gian, phân phối nội dung chương trình cho nên GV không có nhiều cơ hội triển khai đa dạng các hình thức tổ chức dạy học có vận dụng TLVH.

Qua quá trình nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng DHLS lớp 10 ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên nêu trên, chúng tôi nhận thấy việc tìm ra những biện pháp sử dụng TLVH nhằm cải thiện chất lượng DHLS ở đây là cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở bám sát lí luận và những yêu cầu đổi mới giáo dục, các biện pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế thành phố Thái Nguyên. Vì vậy, ở chương II, chúng tôi đề xuất những biện pháp sư phạm cụ thể góp phần nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam lớp 10 ở trường THPT thành phố Thái Nguyên.

Chương 2

CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát mục tiêu, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường phổ thông

2.1.1. Mục tiêu

Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục môn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT cần đạt những mục tiêu cụ thể sau:

- Về kiến thức: Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT có nhiệm vụ nâng cao, mở rộng, đi sâu vào nội dung kiến thức lịch sử dân tộc từ thời nguyên thủy cho đến nửa đầu thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó, giúp các em hiểu rõ nguồn gốc, tiến phát triển của dân tộc cũng như quá trình hình thành nhà nước và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, phát triển đất nước từ xưa tới nay. Từ ấy, HS sẽ rút ra được mối liên kết cũng như quy luật phát triển chung giữa LSVN với lịch sử thế giới và ngược lại.

- Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS phát các kĩ năng, kĩ xảo cho HS đặc biệt là kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư duy, phân tích, so sánh, đánh giá, rút ra kết luận từ các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Bên cạnh đó bồi dưỡng thêm cho HS các kĩ năng thực hành bộ môn như kĩ năng làm việc với SGK, với các nguồn tài liệu, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh... Bồi dưỡng thêm cho HS các năng lực nâng cao khác như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy tổng hợp,vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

- Về thái độ: Bồi dưỡng cho HS tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước, biết trân quý, tự hào những thành quả to lớn cả mà ông cha đã không quản ngại bao vất vả để có được ngày hôm nay. Bên cạnh đó, còn vun đắp học sinh thái độ, tư tưởng tình cảm đúng đắn, biết phân biệt tốt-xấu, biết phân biệt đúng-sai, phải-trái, nâng cao hơn tính thẩm mĩ trong mỗi em. Đặc biệt, giúp các em thấy được sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, yêu lao động, có tinh thần trách nhiệm với Tổ quốc, có ý thức làm tròn nghĩa vụ công dân. Qua đó, HS sẽ có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện sao cho thật sự xứng đáng với những hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước.

Như vậy, để việc DHLS có hiệu quả, không những yêu cầu người GV cần nhận thức rõ mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT mà còn đòi hỏi phải hiểu rõ nội dung cơ bản của chương trình. Trên cơ sở đó sẽ tìm ra các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học phù hợp, phát huy tối đa sự phát triển toàn diện HS.

2.1.2. Nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 10

* Chủ đề: Việt Nam thời nguyên thủy

Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của LSVN, đánh dấu bằng sự xuất hiện của người tối cổ có niên đại cách ngày nay khoảng 4 triệu năm trước tại khu vực tỉnh Thanh Hóa. Ở thời nguyên thủy, chương trình lịch sử đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho giai đoạn này. Con người từ một loại vượn cổ (có niên đại 6 triệu năm CNN) đã dần tiến hóa thành người tối cổ (có niên đại 4 triệu năm CNN), người tối cổ tiến hóa lên người tinh khôn (có niên đại 4 vạn năm CNN). Trải qua quá trình tiến hóa về mặt sinh học, con người dần hoàn thiện về các hoạt động lao động, phát triển các kĩ thuật chế tạo công cụ từ công cụ bằng đá thô sơ cho tới kĩ thuật chế tác tinh xảo, từ công cụ bằng đá cho tới các công cụ bằng đồng, bằng sắt như giáo, mác, cung tên. Các phương thức sinh hoạt - kiếm sống từ thường xuyên ở trong các hang động, mái đá, săn bắt, hái lượm, ‘ăn lông ở lỗ” cho đến việc tìm ra lửa, “ăn chín uống sôi”, biết dựng nhà, sử dụng “quần áo”, trang sức cho tới việc tổ chức cơ cấu xã hội từ bầy người nguyên thủy cho tới thị tộc, bộ lạc, từ gia đình mẫu hệ chuyển đổi sang gia đình phụ hệ.

* Chủ đề:Việt Nam thời cổ đại

Ở trong giai đoạn này, HS được cung cấp thêm các kiến thức về thời cổ đại. Lý giải trên địa bàn đất nước ta thời cổ đại không phải là một lãnh thổ toàn vẹn như bây giờ. Đó là sự tách biệt, mở rộng và thống nhất các quốc gia cổ ở Việt Nam bao gồm Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam trên cơ sở các nền văn hóa khác nhau (văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc eo).

* Chủ đề: Việt Nam thời Bắc thuộc

Theo quy luật vận động của lịch sử không thể tránh khỏi các cuộc xung đột, xâm lược mà trong lịch sử Việt Nam tiêu biểu chính là thời kì Bắc thuộc. Thời Bắc thuộc kéo dài 1000 năm với sự đô hộ của chính quyền phương Bắc. Mở đầu thời kì đó chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023