Văn Ninh, các tác giả coi sử dụng di sản trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực HS: “cần tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập trực tiếp trải nghiệm với di sản, học sinh phải được khám phá, khai thác các di sản có liên quan đến nội dung bài học, giúp các em vừa có những hiểu biết về di sản, vừa hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học” [67, 26]. Ngoài ra, việc cuốn sách đề cập đến một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá năng lực môn lịch sử đã gợi mở giúp chúng tôi một số ý tưởng mới trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương.
- Về vấn đề lịch sử địa phương và dạy học lịch sử địa phương cho đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Các cuốn giáo trình Lịch sử địa phương của Nguyễn Cảnh Minh, Phan Ngọc Liên của Đại học Huế (1995), giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm về Lịch sử địa phương của Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), Đỗ Hồng Thái (1999) đã giúp giáo viên có cái nhìn khái quát chung về lịch sử địa phương, phương pháp nghiên cứu và cách thức biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương. Trên cơ sở hiểu biết chính xác những lý thuyết về lịch sử địa phương, chúng tôi có thể vận dụng để sử dụng di sản văn hóa vào giảng dạy lĩnh vực này trong lịch sử nói chung.
Về nội dung lịch sử địa phương, ở nước ta đã được nghiên cứu từ thời phong kiến, tuy nhiên mới chỉ ở việc ghi chép địa lý vùng, tiểu sử nhân vật, hay ghi chép lại phong tục từng địa phương. Ở tỉnh Ninh Bình việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào dạy học đã bước đầu được nghiên cứu và đưa vào sử dụng ở các trường phổ thông. Năm 2009, với sự nỗ lực của cô giáo Vũ Thị Hồng Nga - chuyên viên bộ môn lịch sử, cuốn tài liệu lịch sử địa phương phục vụ các tiết lịch sử địa phương Ninh Bình đã ra đời.
- Các công trình nghiên cứu tổng quát về di sản văn hóa ở Việt Nam nói chung, di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình nói riêng có một số nghiên cứu sau:
Tập sách “Tìm trong truyền thống và di sản” [57] của tác giả Lưu Minh Trị góp phần giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và di sản văn hóa. Nội dung chủ yếu của bộ sách bao gồm: Giới thiệu tổng quan về lịch sử và văn hóa Việt Nam; truyền thống và di sản văn hóa Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước; các nhân vật lịch
sử, huyền thoại, giai thoại; bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống và di sản. Bộ sách này đã cho độc giả một số quan điểm về công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa hiện nay.
Trong nghiên cứu “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc” [66] của tác giả Hoàng Vinh đã đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến di sản văn hóa dân tộc; về vai trò, chức năng của di sản văn hóa đối với việc lựa chọn mô hình phát triển văn hóa dân tộc. Tác giả tiến hành phân loại và bước đầu mô tả thực trạng vốn di sản văn hóa dân tộc, làm nổi rõ những nguyên nhân đã và đang gây nên sự xuống cấp vốn di sản văn hóa trong thời gian qua, từ đó đưa ra những kiến nghị, biện pháp cụ thể để giữ gìn và phát huy di sản văn hóa.
Về di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư, tác giả xin đề cập một số tác phẩm: Sách Cố đô Hoa Lư - lịch sử và danh thắng, NXB Thanh niên, 1998; các tác phẩm của Nguyễn Văn Trò như: Danh thắng Ninh Bình (Sở Văn hóa Thông tin Ninh Bình, 1994), Cố đô Hoa Lư (NXB Văn hóa dân tộc, 2004), Di tích lịch sử - văn hóa về hai triều Đinh - Tiền Lê ở Ninh Bình (NXB Văn hóa dân tộc, 2007); Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước, Viện nghiên cứu tôn giáo, năm 2010; Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên, Nguyễn Tử Mẫn, năm 2001; Di sản văn hóa tiêu biểu Ninh Bình, Lưu Minh Trí chủ biên, năm 2010; Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình, Trương Đình Tưởng biên soạn, năm 2004…
- Nghiên cứu về vấn đề sử dụng di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư nói riêng trong dạy học có các tài liệu:
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 1
- Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 2
- Quan Niệm Về Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Nói Chung, Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư Nói Riêng Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương
- Yêu Cầu Khi Khai Thác Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương Tỉnh Ninh Bình
- Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Tài liệu tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông” của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch (2013) đã đề cập đến một số vấn đề chung như khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông, các hình thức tổ chức và phương pháp sử dụng di sản trong dạy học, quản lí sử dụng di sản trong dạy học…
Ngoài ra, từ năm 1999 đến nay, đã có nhiều tác giả lựa chọn vấn đề sử dụng di sản văn hóa địa phương vào dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT làm đề tài luận văn hoặc luận án nghiên cứu. Như:
Nguyễn Tiến Dũng (Luận văn Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 Trung học phổ thông tỉnh Hải
Dương) [23]; Nguyễn Thị Duyên (Luận án Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam (1919-2000) với di tích lịch sử tại địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An) [24]; Bùi Thị Nhung (Luận văn Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định) [44]; Hồ Thị Hồng Thơm (2012), Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Chương trình chuẩn) [53]; Lê Thị Thảo (2014), Sử dụng di tích lịch sử - cách mạng ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang (chương trình chuẩn) [52]. Riêng về các di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình, đã có một nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang [56] tìm hiểu về di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nhưng mới khai thác ở cấp độ quản lý di tích văn hóa. Tuy nhiên, các tác giả nói trên chủ yếu khai thác di sản văn hóa vào việc dạy học lịch sử địa phương hoặc sử dụng di sản văn hóa các địa phương để dạy học một phần của lịch sử Việt Nam. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đi sâu khai thác hiệu quả nguồn tư liệu di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư vào dạy học lịch sử địa phương ở tỉnh Ninh Bình (chương trình Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông).
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, di sản văn hóa, trong đó có di tích lịch sử là nguồn tài sản vô giá của loài người cần phải được nghiên cứu để bảo vệ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Thứ hai, di tích lịch sử là một trong những phương tiện trực quan, một nguồn kiến thức có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng. Vì vậy, sử dụng phương tiện trực quan và di sản văn hóa là thật sự cần thiết trong dạy học lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng ở trường phổ thông.
Thứ ba, các công trình trên đã chỉ ra những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Đặc biệt, các tài liệu ở trong nước đã đề cập đến hình thức và phương pháp góp phần định hướng việc sử dụng di sản văn hóa trong bài học lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.
Thứ tư, các công trình về di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư đã giúp chúng tôi xác định được nội dung lịch sử của các loại di sản phục vụ việc dạy học lịch sử địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình, trong đó tập trung vào các biện pháp sử dụng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lí luận dạy học Lịch sử: Đề tài không nghiên cứu về di sản văn hóa nói chung, mà tập trung nghiên cứu việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương trong hoạt động nội khóa và ngoại khóa cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông tại tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi điều tra và thực nghiệm:
+ Điều tra: Tiến hành điều tra giáo viên và học sinh tại một số trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Ninh Bình theo vùng miền (thành phố - trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, nông thôn - trung học phổ thông Gia Viễn B, vùng sâu - trung học phổ thông Nho Quan A và trung học phổ thông Gia Viễn C).
+ Thực nghiệm qua một bài học nội khóa ở lớp 10, trường trung học phổ thông Gia Viễn B, tỉnh Ninh Bình.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử, đề tài xác định nội dung các di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư có thể khai thác và đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng trong dạy học lịch sử địa phương lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về việc sử dụng di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư nói riêng trong dạy học lịch sử địa phương tại tỉnh Ninh Bình.
- Điều tra thực trạng việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương lớp 10 ở trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.
- Tìm hiểu các nguồn tư liệu về di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư để xác định nội dung các di sản cần khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử địa phương lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.
- Tìm hiểu chương trình lịch sử lớp 10 trung học phổ thông, trong đó có chương trình lịch sử địa phương hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, xác định nội dung lịch sử cần sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư. Trên cơ sở đó, đề xuất các hình thức và biện pháp sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất tại trường trung học phổ thông Gia Viễn B tỉnh Ninh Bình.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và giáo dục lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu Tâm lí học - Giáo dục học - Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử để phục vụ cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
+ Nghiên cứu chương trình lịch sử địa phương và sách giáo khoa môn lịch sử lớp 10 trung học phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 môn lịch sử.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát, phát phiếu, phỏng vấn, quan sát thực trạng việc sử dụng di sản văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông nói chung, di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương tỉnh Ninh Bình nói riêng.
- Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp đưa ra.
- Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả của thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nếu xác định được nội dung di sản văn hóa cần khai thác và đề xuất được hình thức, biện pháp tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường.
7. Đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử địa phương nói riêng.
- Phác họa bức tranh về thực trạng sử dụng di sản văn hóa địa phương nói chung, sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương nói riêng ở trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.
- Xác định được nội dung di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư cần khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử địa phương chương trình lịch sử lớp 10 trung học phổ thông ở tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất được hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp bản thân và đồng nghiệp ở trường trung học phổ thông biết vận dụng các biện pháp sử dụng di sản văn hóa vào thực tiễn dạy học lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên cao học.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Vấn đề sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình – Lý luận và thực tiễn.
Chương 2. Hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.
CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA CỐ ĐÔ HOA LƯ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NINH BÌNH – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương
1.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
- Di sản:
Di sản là đề tài được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu có các mục đích khác nhau và tiếp cận ở nhiều góc nhìn, tuy nhiên các công trình này có quan niệm tương đối thống nhất: di sản văn hóa dù nó có tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần đều là những thành quả sáng tạo của nhân dân, có giá trị to lớn trong đời sống của nhân dân qua các thời kì lịch sử.
Theo từ điển Việt Anh: “Di sản là cái thời trước để lại; còn văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [65; tr.89].
- Di sản văn hóa:
Theo Điều 1 của Luật Di sản văn hóa đã được Quốc hội thông qua năm 2001 (Luật số 28/2001/QH10 của Quốc hội), có thể định nghĩa các khái niệm như sau:
Di sản văn hoá: “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [46].
Bộ Luật này cũng nhấn mạnh: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [46].
Về phân loại, DSVH bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể: