Kết Quả Học Tập Của Hs Lớp 10A3 Sau Giờ Dạy Dạy Thực Nghiệm (42Hs)

bài tập đó giúp học sinh tích lũy tri thức nào, thông qua giờ học thực nghiệm HS đã phát hiện ra trí thông minh nào nổi trội nhất, phản hồi và đề xuất của HS về mong muốn tham gia giờ bài tập LS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cũng như mức độ cần thiết của việc thiết kế bài tập LS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT.

Thứ nhất, về ý kiến của GV sau khi quan sát dự giờ.

Tiết dạy thực nghiệm của tôi có sự tham gia dự giờ của Ths. Cao Thị Thanh Hải- GV dạy môn lịch sử lớp 10A3. GV đánh giá rất cao việc tổ chức, thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT trong bài học. Bước đầu tạo được hứng thú cho HS, giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản và có quá trình rèn luyện các kĩ n ng, phát triển trí thông minh đa dạng. GV dự giờ đã chỉ ra những điểm cần khắc phục trong quá trình tổ chức giờ bài tập: Cần bao quát lớp nhiều hơn tránh trường hợp HS mất trật tự, phân bố thời gian hợp lí,…để giờ học hiệu quả hơn.

Thứ hai, về kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm khi tiến hành giờ bài tập LS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT với lớp học đối chứng có sự khác biệt.

Trong phiếu điều tra khảo sát chúng tôi có xây dựng 3 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự luận như bài kiểm tra ngắn để lấy kết quả sau giờ thực nghiệm để khảo sát về mức độ kiến thức và trí thông minh nổi trội của HS đạt được sau buổi học này. Kết quả được thể hiện như sau:


Câu 1: Qua giờ học, Em thích nhất loại bài tập nào trong số các bài tập dưới đây?

Bài tập nhận thức.

14,3%

Bài tập thực hành.

16,7 %

Bài tập vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

31 %

Tất cả các loại bài tập trên.

35,7 %

Ý kiến khác

2,4 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh THPT Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - 9


Câu 2: Các loại bài tập được thiết kế trên cơ sở thuyết đa trí tuệ giúp em tích lũy được tri thức nào?


Thống kê được các thành tựu về Nghệ thuật và khoa học –kĩ thuật.

9,5%

Phân tích được những nét nổi bật về tư tưởng, tôn giáo.

11,9 %

Trình bày được sự phát triển Giáo dục và V n học.

7,1 %

Trân trọng các giá trị v n hóa của Dân tôc như múa rối nước, dân ca quan họ Bắc Ninh, Chữ Nôm,...

9,5%

Được tham gia hoạt động nhóm, thuyết trình, thể hiện quan điểm cá nhân,...

21,4 %

Tất cả các ý kiến trên.

40,5 %


Câu 3: Thông qua, giờ học thực nghiệm thiết kế bài tập Lịch sử trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ em đã phát hiện ra mình có loại trí thông minh nào nổi trội?


Trí thông minh ngôn ngữ

16,7 %

Trí thông minh Logic-toán học.

7,1 %

Trí thông minh thiên nhiên

9,5 %

Trí thông minh vận động

11,9 %

Trí thông minh âm nhạc.

4,8 %

Trí thông minh giao tiếp

7,1 %

Trí thông minh nội tâm.

11,9 %

Trí thông minh thị giác

0 %

Tất cả các loại trí thông minh.

22,6 %

Ý kiến khác:

2,4 %


Câu 4: Em có đề nghị gì về việc vận dụng lý thuyết Đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử được tốt hơn: Đa số HS mong muốn được áp dụng vào các giờ học tiếp theo.

Bảng 2.1. Kết quả học tập của HS lớp 10A3 sau giờ dạy dạy thực nghiệm (42HS)


Thang điểm

Từ 1 đến 4 điểm

Từ 5 đến 7 điểm

Từ 8 đến 10 điểm

Tần xuất

0

9

33

Tỉ lệ phần trăm

0 %

21,4 %

78,6 %


Bảng 2.2. Kết quả học tập của HS lớp 10A5 sau giờ đạy dối chứng (45HS)


Thang điểm

Từ 1 đến 4 điểm

Từ 5 đến 7 điểm

Từ 8 đến 1 điểm

Tần xuất

3

19

23

Tỉ lệ phần tr m

6,7 %

42,2 %

51,1 %


Như vậy, đối sánh giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng, thông qua số liệu thống kê và phiếu điều tra nhận được cho thấy lớp thực nghiệm có khả n ng nắm bắt và lĩnh hội kiến thức nhanh nhạy hơn lớp đối chứng.

Thứ ba là mức độ hứng thú của HS

Mức độ hứng thú của HS thể hiện ở việc HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức thông qua các bài tập lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. Ở lớp đối chứng, khi sử dụng phướng pháp dạy truyền thống “Đọc- chép”, GV đặt câu hỏi HS trả lời,…cho thấy HS không sôi nổi, nói chuyện riêng, không chú ý vào bài học,...Trong khi đó, đối với lớp học thực nghiệm đa số HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, bày tỏ quan điểm cá nhân, nhóm, HS được thuyết trình, rèn luyện kĩ n ng, HS vô cùng hào hứng với giờ học.

Như vậy, từ điều tra khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: Thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT tạo nên hứng thú cho HS, HS không còn sợ khi bị kiểm tra bài cũ, các em được vừa chơi, vừa học, được trình bày ý kiến cá nhân, làm việc nhóm với các bạn khác, HS làm chủ giờ học.

2.4.5. Kết luận sau thực nghiệm

Thông qua giờ dạy thực nghiệm tại lớp 10A3 và giờ dạy đối chứng tại lớp 10A0 chúng tôi đưa ra một số nhận định như sau:

Thông qua giờ dạy thực nghiệm có thể thấy rằng, Việc thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT là cần thiết. Với các dạng bài tập khác nhau không chỉ giúp HS hứng thú với môn học LS mà còn nhằm rèn luyện kĩ n ng và phát triển trí thông minh đa dạng ở mỗi HS, điều này hoàn toàn khác với tiết học truyền thống- một chiều.

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm chúng tôi quan sát thấy rằng: HS rất hứng thú với các bài tập vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, HS được thể hiện quan điểm cá nhân và nhóm thông qua bài thuyết trình, HS đưa ra ý tưởng hay,…

Sau giờ học thực nghiệm các em HS đề xuất thường xuyên được học tiết bài tập Lịch sử như thế để các em không chỉ được lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ n ng sống mà còn phát triển trí tuệ, hơn nữa các em sẽ không cảm thấy sợ bị kiểm tra bài cũ.

Tuy nhiên, Khi GV tiến hành thiết kế bài tập Lịch sử cần không ngừng sáng tạo về ý tưởng, hơn nữa GV cần định hướng cho HS tìm hiểu trước các thông tin có liên quan tới bài học, GV cần cung cấp thêm thông tin mới lạ giúp HS mở rộng tri thức và hoàn thành sản phẩm một cách tốt nhất. Quản lí và hướng dẫn HS trong quá trình hoàn thiện bài tập và hơn hết GV luôn phải là người khơi gợi hứng thú học tập ở HS thông qua ý tưởng hay, hấp dẫn.

Trong quá trình thiết kế bài tập LS lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT, chúng tôi gặp rất nhiều khó kh n trong việc phân bố thời gian cho mỗi phần với các dạng bài tập khác nhau. Vì thời gian của một tiết học rất hạn chế đối với việc tổ chức giờ học bài tập nhóm. Vì vậy cần phải có những cách thức, biện pháp tổ chức giờ bài tập sao cho hợp lí ,yêu cầu cần có sự chuẩn bị chu đáo và kế hoạch tổ chức rõ ràng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu cấu trúc, vị trí, nội dung, mục tiêu phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 và các dạng bài tập được áp dụng trong dạy học Lịch sử, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho một số nội dung khi thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT trong chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, đối tượng HS của nhà trường THPT có lựa chọn hình thức và áp dụng thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT hay không?

Tuy nhiên, khó kh n điển hình của việc thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT vẫn là thời gian và kinh phi. Để khắc phục được những khó kh n trên đòi hỏi người GV phải thiết kế, không ngừng học hỏi, sáng tạo và tránh những sai lầm không đáng có.

Như vậy, những đề xuất bước đầu nhận được phản hồi tích cực từ phía GV và HS. Đây là tín hiệu khả quan để chúng tôi tiếp tục lên ý tưởng cho việc thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 nói riêng và Lịch sử 11,12 nói chung trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, việc thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT là rất cần thiết. Không chỉ dạy bó hẹp trong nội dung SGK, mà thông qua các dạng bài tập khác nhau HS được vận dụng kiến thức đa học vào thực tế cuộc sống , phát triển kĩ n ng, phát triển trí thông minh đa dạng. Tạo ra một giờ học tích cực và đạt hiệu quả cao. Cho HS thấy được rằng “Học lịch sử thật tuyêt” chứ không như các em nghĩ môn Lịch sử khô kh n.

Thứ hai, quá trình khảo sát thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng: việc thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT là cần thiết. Hiện nay, ở trường THPT GV đã thiết kế bài tập nhưng chủ yếu là bài tập trắc nghiệm khách quan hoặc các câu hỏi ở mức nhận biết thông hiểu. Mặc dù, với nội dung kiến thức GV hoàn toàn có thể thiết kế các dạng câu hỏi hấp dẫn khác nhau nhằm t ng cường sự hấp dẫn, phát triển kĩ n ng, kĩ xảo và trí thông minh cho HS.

Từ việc phân tích phân tích chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 10, khảo sát các nguồn tư liệu và dựa trên những nghiên cứu thực tiễn của việc thiết kế bài tập lịch sử lớp 10, chúng tôi đưa ra quy trình để thiết kế một bài tập LS ứng với nội dung kiến thức nào đó. Xây dựng các nhiệm vụ, biện pháp phù hợp để thiết kế bài tập cho phù hợp với nội dung trong phần lịch sử Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra ý tưởng thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 trên có sở vận dụng TĐTT cho HS THPT và đã áp dụng đối với HS Trường THPT Lý Nhân Tông với “bài 24: Tình hình v n hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII”, để làm c n cứ và kiểm chúng mức độ hiệu quả.

Như vậy có thể thấy, Việc thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT là rất cần thiết. Để tổ chức và tiến hành có hiệu quả đòi hỏi GV cần tìm các biện pháp, cách thức và lên ý tưởng cho mỗi bài dạy.

Trên cơ sở kết luận nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, Bộ Giáo dục và đào tạo cần t ng cường thêm ngân sách cho các trường ở vùng nông thôn, những vùng còn gặp khó kh n về kinh tế để có thể trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kĩ thuật, kinh phí để thiết kế bài tập lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS THPT. Đào tạo thêm nhiều lớp tập huấn kĩ n ng thiết kế và tổ chức giờ bài tập trên cơ sở vận dụng TĐTT cho HS ở

THPT để GV có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và đưa ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay.

Thứ hai, Nhà trường cần thường xuyên phối hợp với gia đình, cơ quan đoàn thể kết hợp với phụ huynh HS để thiết kế và tổ chức tiết bài tập lịch sử có hiệu quả. Như vậy, vừa tạo điều kiện cho HS có môi trường học tập tốt, thêm nữa các em được lĩnh hội tri thức và phát triển kĩ n ng, trí thông minh đa dạng.

Thứ ba, GV cần phải tích cực, chủ động học tập những phương pháp mới để nâng caao trình độ chuyên môn. Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và đặc biệt phải tự tạo cho mình niềm say mê, hứng thú đối với việc thiết kế bài tập lịch sử.

Thứ tư, Đối với HS các em cần có thái độ học tập tích cực, hứng thú say mê với các tiết bài tập lịch sử. và không ngừng phát huy n ng lực sáng tạo, phát triển kĩ n ng, kĩ xảo, trí thông minh của bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Th.s Hồ Sỹ Anh (2013), Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS và mục tiêu dạy làm người, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 4.

[2]. Nguyễn Tuấn Anh (2010), Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Dạy và học ngày nay.

[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Trong chương trình giáo dục phổ thông mới).

[4]. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên lịch sử 10, NXB Giáo dục.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. TS. Trần Đình Châu, (2013), Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 316.

[7]. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn xuân Trường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử 10, NXB Hà Nội.

[8]. Th.s Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), Dạy học phân hóa dựa vào phong cách học tập của học sinh, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 10.

[9]. GS.TS Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

[10]. Ngô Thu Dung ( 2010 ), Lý luận dạy học, Tập bài giảng, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

[11]. PGS.TS Trần Khánh Đức, Lý thuyết đa thông minh và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Đại học, Tạp chí Lý luận –Dạy học.

[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 40.

[13]. Hoàng Thanh Hải (2012), Ý nghĩa giáo dục qua việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 287, trang 55- 57.

[14]. TS. Vũ Ngọc Hoàng (2013), Một số ý kiến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Tạp chí Dạy và học ngày nay.

[15]. Vũ Quang Hiển- Hoàng Thanh Tú, (2014 ), Phương pháp giảng dạy lịch sử,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[16]. I.F. Kharlamốp (1978), Phát huy tích cực học tập của học sinh như thế nào,

Ngày đăng: 10/06/2023