Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 10

“phương pháp thầy đọc trò chép”. Dựa vào số liệu điều tra khảo sát chúng ta có thể thấy được rằng, không phải HS không muốn học lịch sử, các em cũng đã có quan tâm đến môn lịch sử nhưng do PPDH còn chưa đổi mới, chỉ dùng nguyên phương pháp truyền thống, không vận dụng những phương pháp mới nên khiến HS cảm thấy nhàm chán khi học lịch sử. Vì vậy vấn đề đặt ra cấp thiết lúc này là GV cần phải sử dụng đan xen nhiều phương pháp khác nhau cho bài dạy của mình để tăng sự hứng thú học tập của HS, đồng thời cũng nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử.


TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Từ việc nghiên cứu những vấn đề “lí luận” và “”thực tiễn của đề tài có thể khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp Graph trong việc mô hình hóa cấu trúc nội dung bài học, giúp HS dễ dàng ghi nhớ được các kiến thức lịch sử. Ngoài ra việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử còn phát triển năng lực tư duy logic, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch sử cho HS trong quá trình học tập môn lịch sử, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hoc sinh.

Tuy nhiên, ở các trường THPT hiện nay, việc vận dụng phương pháp Graph vào dạy học còn rất hạn chế và chưa được sử dụng có hiệu quả do GV chưa hiểu rõ về cách thức sử dụng Graph nội dung bài học.

Từ cơ sở “lí luận” và “thực tiễn” của vấn đề, ở chương 2, tôi mạnh dạn đề xuất việc sử dụng phương pháp Graph đã trình bày ở chương 1 vào dạy học phần LSTG cận đại (lớp 10 THPT).

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT

2.1.Vị trí, mục tiêu, nội dung phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10

2.1.1. Vị trí

Chương trình lịch sử lớp 10 là một phần ở chương trình lịch sử THPT làm rõ hơn những nội dung lịch sử đã được học ở THCS đồng thời tìm hiểu những kiến thức lịch sử mới và sâu hơn. Trong giới hạn đề tài của mình , tôi chỉ khai thác nội dung phần LSTG cận đại lớp 10 THPT để nghiên cứu vấn đề sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử.

Chương trình lịch sử lớp 10 bao gồm 3 phần, được trình bày theo tiến tình của lịch sử từ thời nguyên thủy , cổ đại, trung đại đến cận đại (cả Việt Nam và thế giới):

+ “Phần 1: Lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại và trung đại”

+ “Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX”

+ “Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại”

Trong phần LSTG cận đại bao gồm 3 chương, có mối quan hệ với nhau, các bài được thiết kế theo một “chủ thể thống nhất” và theo “tiến trình của lịch sử” giúp có thể nắm bắt 1 phần lịch sử thế giới.

+ “Chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX)”

+ “Chương 2: Các nước Âu-Mĩ (từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)”

+ “Chương 3: Phong trào công nhân (từ đầu thế kỷ XIX đến thế kỷ XX”)

Như vậy phần LSTG cận đại lớp 10 có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Ở phần này sẽ cung cấp cho HS những kiến thức về các cuộc cách mang tư sản, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, quá trình các nước tư bản chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa đế quốc (Pháp, Anh, Mĩ, Đức) và phong trào công nhân với các vị lãnh tụ lớn như Các-mác, Ăng Ghen,…

2.1.2. Mục tiêu

Sau khi tìm hiểu nội dung phần LSTG cận đại lớp 10 THPT, học sinh cần phải đạt được mục tiêu trên cả 3 mặt: Kiến thức, kĩ năng và thái độ”

Về kiến thức: Sau khi học xong phần lịch sử thế giới cận đại, học sinh có khả

năng:

- Trình bày được tình hình của nước Anh, Pháp trước cách mạng trên 3 lĩnh

vực kinh tế, chính trị, VH-XH.

- Trình bày được những diễn biến cơ bản của cuộc CMTS Anh, Pháp và cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ.

- Trình bày được khái niệm cuộc “Cách mạng tư sản”.

- Trình bày được những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp Anh trên hai lĩnh vực là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

- Chứng minh được “tính triệt để” của cuộc cách mạng tư sản Pháp.

- Chứng minh được sự biến đổi nhanh chóng về kinh tế và chính trị của các nước Âu-Mĩ (Anh, Pháp, Đức, Mĩ) từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

- Giải thích được khái niệm “tổ chức độc quyền”

- Giải thích được vì sao các nước đế quốc lại tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

- Phân tích được điểm tiến bộ và hạn chế của của “tuyên ngôn độc lập nước Mĩ” (1776) và “tuyên ngôn độc lập của nước Pháp” (1789).

- Phân tích được hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Châu Âu.

- Phân tích được hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Phân tích được sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

- Phân tích được điểm tích cực và hạn chế của “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”.

- Phân tích được vai trò của Lê-nin đối với phong trào công nhân Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Về kỹ năng

- Quan sát hình ảnh, lược đồ, phim tư liệu lịch sử.

- Kỹ năng phân tích tư liệu lịch sử (qua những đoạn văn, đoạn thơ) , xử lý tài liệu SGK và tài liệu tham khảo.

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, diễn đạt ngôn ngứ, kĩ năng thực hành bộ môn (đọc lược đồ lịch sử, lập bảng niên biểu, so sánh,…)

- Rèn luyện và phát triển cho HS các năng lực học tập, thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá,…)

- Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác với bạn, với GV.

- Rèn luyện cho HS kĩ năng tự học thông qua việc thiết lập sơ đồ Graph.

- Rèn luyện cho HS kĩ năng thiết lập một Graph nội dung bài học.

Về thái độ

- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân để đánh đổ chế độ phong kiến

- Nhận thức đúng đắn về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, ý thức đấu đấu tranh để bảo vệ hòa bình

- Giáo dục HS niềm tin vào thắng lợi trong sự nghiêp cách mạng của giai cấp vô sản.

Năng lực hình thành

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực sử dụng CNTT

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử

+ Năng lực tái hiện và trình bày lịch sử

+ Năng lực giải thích lịch sử

2.1.3. Nội dung phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10


Bài

Số tiết

Nội dung

Chương I: Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)


Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

1 tiết

- CMTS Anh diễn ra vào thế kỷ XVII là cuộc “tổng tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến cũ, lật đổ QHSXPK lạc hậu, mở đường cho QHSX tư bản phát triển”.

- Dù còn nhiều hạn chế nhưng cuộc CMTS Anh lại là cuộc cách mạng có ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành CNTB trên phạm vi Châu Âu và thế giới.

Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

1 tiết

- Đế quốc Anh đề ra những đạo luật vô lý để kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 bang Bắc Mĩ.

- Nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên chống lại đế quốc Anh với sự kiện mở đầu là “chè Boxtơn”. “Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ giành được thắng lợi đã giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển”.

- Tính chất: Hình thức là một cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nhưng thực chất là một cuộc CMTS.

Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

2 tiết

- CMTS Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng “triệt để nhất” và “điển hình nhất” trong thời kỳ cận đại.

- Nguyên nhân bùng nổ: QHSX phong kiến đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, nền quân chủ chuyên chế bảo thủ dưới thời vua Lui XVI và đặc biệt là được sự hỗ trợ của trào lưu “tư tưởng triết học ánh sáng”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT - 6


- Động lực chủ yếu của cuộc cách mạng là “quần chúng nhân dân”. Nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cuộc cách mạng.

Kết quả: “Xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu”.

Chương II: Các nước Âu-Mĩ (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)


Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

1 tiết

- CMCN ở Châu Âu được coi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nhằm thực hiện “cơ giới hóa” nền sản xuất thay thế “lao động thủ công”, sử dụng chân tay sang “lao động bằng máy mọc”.

- “Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp” do có những tiền đề như CMTS nổ ra sớm, có hệ thống thuộc địa rộng lớn tạo những điều kiện về vốn, kĩ thuật và nguồn nhân công dồi dào. Đến giữa thế kỷ XIX Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”

- Hệ quả của cuộc CMCN:

+ Kinh tế: Tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị ra đời.

+ Xã hội: Hình thành 2 giai cấp “tư sản” và “vô sản” mâu thuẫn với nhau.

Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỷ XIX

1 tiết

- Nền kinh tế TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng, tuy nhiên đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc đặt ra yêu cầu cần phải thống nhất đất nước. Cuộc đấu tranh được thực hiện theo con đường từ trên xuống với hình thức sử dụng “sắt và máu” do Bixmax lãnh đạo đã giành được thắng lợi.



- Nền kinh tế ở Mĩ phát triển theo hai con đường, chế độ nô lệ cản trở sự phát triển kinh tế, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với trại chủ miền Nam và miền Bắc đã dẫn đến cuộc nội chiến ở Mĩ.

- Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, nội chiến Mĩ thực chất là cuộc CMTS, tạo điều kiện cho CNTB phát triển mạnh mẽ.

Bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

1 tiết

- Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước tư bản Âu-Mĩ đã có bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế- xã hội. Những thành tựu về KH-KT ra đời như máy bay, xe động cơ điện,…Những tiến bộ về KH-KT cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuât và cơ cấu kinh tế TBCN, đánh dấu bước tiến mới của CNTB chuyển từ giai đoạn “tự do cạnh tranh” sang “chủ nghĩa đế quốc”.

- Đặc trưng cơ bản của giai đoạn chủ nghĩa đế quốc là sự ra đời của các “tổ chức độc quyền” với sự bóc lột ngày càng tinh vi đối với nhân dân lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt.Trong giai đoạn này các nước đế quốc cũng đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

1 tiết

-Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XIX nền kinh tế của các nước TBCN phát triển không đồng đều. Anh, Pháp mất dần địa vị về kinh tế trên thế giới.Trong khi đó Đức và Mĩ là những nước tư bản trẻ phát triển sau đã có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế, vượt qua Anh và Pháp.



- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên gay gắt do quá trình tranh giành thuộc địa và phân chia lại thị trường thế giới.

Chương III: Phong trào công nhân (từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)

Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

1 tiết

- Do hệ quả của cuộc CMCN, giai cấp vô sản ra đời từ nửa cuối thế kỷ VIII. Cùng với sự phát triển của CNTB, giai cấp công nhân dần hình thành và phát triển lớn mạnh ở nhiều nước Châu Âu và Bắc Mĩ. Trong xã hội mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng trở nên gay gắt.

- Nhiều phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra nhưng đều thất bại nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

- “Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đã phê phán sâu sắc xã hội tư bản, có ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân”. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng “chủ nghĩa xã hội không tưởng là một trào lưu tiến bộ lúc bấy giờ”.

Bài 37: Mác và Ăng- ghen, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1 tiết

- Trong những năm 30-40 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân ở Châu Âu phát triển rất nhanh nhưng vẫn chưa có đương lối đúng đắn. “Các-mác” và “Ăng-ghen” đã đề xướng và cho ra đời học thuyết về “chủ nghĩa xã hội khoa học”.

- Năm 1848 “tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời” đã khẳng định “sứ mệnh lịch sử vô sản là lãnh đạo cách mạng, chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản”. Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của CNXH khoa học.

Bài 38: Quốc tế thứ

nhất và công xã Pari

1 tiết

- Giữa thế XIX, đội ngũ công nhân phát triển

mạnh mẽ và tập trung tới mức độ khá cao.



Những cuộc đấu tranh của công nhân Châu Âu không ngừng diễn ra nhưng còn phân tán và chưa thống nhất về tư tưởng. Trước tình hình đó “Quốc tế thứ nhất” đã ra đời lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Sự thành lập công xã Pa-ri “đã đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân. Lần đầu tiên trên thế giới chính quyền thuộc về tay giai cấp vô sản, thiết lập một nhà nước kiểu mới, nhà nước vô sản, do dân, vì dân. Tuy chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng đã để lại một kinh nghiệm lịch sử vô cùng to lớn của cách mạng vô sản thế giới.”

Bài 39: Quốc tế thứ hai

1 tiết

- Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTB ở Châu Âu thì phong trào công nhân thế giới có những diễn biến phức tạp. Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán, sự ra đời của các chính quốc công nhân ở nhiều nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế mới lãnh đạo công nhân thế giới. Quốc tế thứ hai ra đời với sự lãnh đạo của Ăng-ghen.

- Quốc tế thứ hai có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới nhưng sau một thời gian hoạt động đã bộc lộ sự phân hóa sâu sắc vào những năm cuối thế kỉ XIX.

Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX

1 tiết

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Lê-nin tham gia phong trào công nhân Nga, thành lập chính đảng vô sản, đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác.

- Nền QCCC do Nga hoàng đứng đầu làm cho đời sống của công nhân và nhân dân khổ cực. Giai cấp vô sản Nga chịu hai tầng lớp áp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023