Cấu Trúc, Nội Dung, Mục Tiêu Của Phần Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 10

Chương 2

SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI‌

LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT


2.1. Cấu trúc, nội dung, mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10

2.1.1. Cấu trúc và nội dung của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Theo cấu trúc của sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì Chương trình Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 là phần thứ ba, sau phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại và phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.

Chương trình Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 gồm có 12 bài, được chia làm ba chương là Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa XVI – cuối XVIII), Các nước Âu – Mĩ và Phong trào công nhân (Từ đầu XIX – đầu XX). Nội dung cơ bản của phần này như sau:

Thứ nhất, Sự suy yếu, khủng hoảng của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ Tư bản. Theo quy luật của lịch sử, chế độ phong kiến ra đời, phát triển đạt tới đỉnh cao rồi dần lâm vào suy thoái. Trong bối cảnh đó, quan hệ sản xuất tư bản và giai cấp tư sản ra đời, đứng trước yêu cầu cần phát triển tự do. Tuy nhiên, chế độ phong kiến lạc hậu lại kìm hãm sự phát triển đó, dẫn đến mâu thuẫn lớn trong xã hội. Các cuộc cách mạng lần lượt nổ ra ở các nước Âu, Mĩ (Hà Lan, Anh, Mĩ, Pháp) nhằm lật đổ ách thống trị cũ, xóa bỏ chế độ cũ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Các cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tư sản. Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ với riêng các nước tiến hành cách mạng mà còn đối với tiến trình lịch sử thế giới. Cũng từ các cuộc cách mạng này, một nước Anh theo thể chế Quân chủ Lập hiến ra đời; bản Tuyên ngôn, Hiến pháp về các quyền tự do, quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc con người lần đầu tiên xuất hiện ở Mĩ và có ảnh hưởng lan rộng ra thế giới; khẩu hiệu nổi tiếng của Pháp “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” được nêu lên.

Thứ hai, Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng tư sản đưa đến sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới (cách mạng 1.0) và mở ra thời kì mới cho các nước tư bản. Với sự đòi hỏi lớn về số lượng cũng như chất lượng của hàng hóa trong bối cảnh mới sau cách mạng thì các kĩ thuật mới đã ra đời. Các máy móc, kĩ thuật sơ khai ra đời hoạt động thay cho lao động bằng chân tay đơn thuần. Động cơ hơi nước xuất hiện, tạo ra bước tiến lớn trong sản xuất, đem đến sự phát triển mạnh mẽ cho các nước Âu – Mĩ. Đồng thời, sự phát triển ngày càng cao đã đưa các nước tư bản bước sang một giai đoạn mới – Đế quốc chủ nghĩa với đặc điểm là thèm khát thị trường và nguồn nguyên nhiên liệu buộc các nước đẩy mạnh sự bành trướng thuộc địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Cuối cùng là sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân. Quan hệ sản xuất tư bản, một bên là giai cấp tư sản, một bên là những người làm thuê, làm công ăn lương, họ được gọi là công nhân. Giai cấp công nhân ra đời và ngày một tăng nhanh về số lượng. Họ phải chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề từ phía tư sản nên đã nổi dậy đấu tranh. Trước phong trào công nhân nổi lên ngày một nhiều, Marx và Engels đã phát triển học thuyết của mình, cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học, thành lập Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai. Sau đó, được Lenin kế thừa và phát triển, cho ra đời Quốc tế thứ ba đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và về chất củ phong trào công nhân.

2.1.2. Mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 6

Về kiến thức, cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về một phần Lịch sử thế giới cận đại trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở cấp THCS. Thứ nhất, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. Thứ hai, nguyên nhân, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất. Thứ ba, sự ra đời của giai cấp công nhân và sự phát triển của phong trào công nhân. Và cuối cùng, có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm, vai trò của KHLS theo định hướng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Về kĩ năng, giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng cần thiết như: tự học (qua việc tự tìm hiểu các kiến thức), diễn xuất (đóng vai vào các nhân vật lịch

sử), sử dụng CNTT (làm bài thuyết trình, thiết kế thẻ nhớ nhân vật,...), hợp tác (thông qua các nhiệm vụ thảo luận nhóm),....

Về thái độ, góp phần giáo dục cho học sinh về các giá trị lịch sử. Góp phần truyền cảm hứng cho học sinh khám phá lịch sử đất nước, lịch sử khu vực và thế giới, giúp học sinh có khả năng và ý thức tự học lịch sử suốt đời. Phê phán sự lạc hậu, khủng hoảng của chế độ cũ (phong kiến), phản đối sự áp bức, bóc lột của tư sản đối với vô sản, ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân,...

Về năng ực, thông qua việc tìm hiểu kiến thức, hình thành các kĩ năng, thái độ, học sinh được rèn luyện các năng lực chung: hợp tác, tự học, sử dụng CNTT,... Đồng thời được bồi dưỡng các năng lực chuyên biệt đối với môn Lịch sử: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức lịch sử, vận dụng kĩ năng lịch sử,...

Về ph m chất, góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước. Hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành phẩm chất của một công dân Việt Nam, công dân toàn cầu và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại [6-tr.6].

2.2. Yêu cầu và điều kiện sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS ở trường THPT

Để áp dụng được mô hình lớp học đảo vào trong DHLS ở trường THPT thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng:

Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chung tối thiểu về một phòng học cho môn Lịch sử cấp THPT, để có thể áp dụng được mô hình này một cách hiệu quả nhất thì phòng học cần được trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ hiện đại khác như: máy chiếu, màn chiếu, bảng thông minh, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn,... Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho giáo dục nói chung và cho trường lớp nói riêng còn khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo, các thiết bị hỗ trợ ứng dụng CNTT đã được chú trọng đầu tư và có sự cải thiện đáng kể. Đây là một trong những điều kiện thực tiễn quan trọng để áp dụng mô hình lớp học đảo ngược ở trường THPT.

Thứ hai, về điều kiện phương tiện học tập của học sinh:

Để học sinh có thể tham gia vào vào giờ học có áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, ngoài sách giáo khoa, vở ghi chép và các đồ dùng học tập cơ bản, thông thường không đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị thiết bị, phương tiện học tập hiện đại.

Tuy nhiên, để giáo viên có thể triển khai, tổ chức những giờ học sử dụng mô hình lớp học đảo ngược, tương tác với nhau trên môi trường trực tuyến thì điều kiện tốt nhất là mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh cần có một máy tính kết nối Internet hoặc Wifi. Học sinh cũng nên lập các tài khoản cá nhân hoặc nhóm để đăng nhập trên các ứng dụng: Canva, Kahoot!, Padlet,... Trong điều kiện học sinh không có máy tính cá nhân, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phòng máy tính, phòng học bộ môn Tin học của trường để học sinh chuẩn bị và tham gia vào bài học.

Thứ ba, kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên:

Bên cạnh những kiến thức về chuyên ngành lịch sử; kiến thức về phương pháp giảng dạy bộ môn thì kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên cũng là một trong những điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công của giờ học có sự áp dụng của mô hình lớp học đảo ngược. Cụ thể, giáo viên cần biết cách giải quyết các vấn đề kĩ thuật cơ bản của máy tính; có khả năng sử dụng CNTT để hỗ trợ cho việc trình bày nội dung bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn; hiểu rõ và có thể sử dụng các ứng dụng, phần mềm cơ bản (MS. PowerPoint, Sway, Prezi, Canva, Padlet,...) trong bài dạy; có khả năng học hỏi và cập nhật các ứng dụng, cung cụ, phần mềm CNTT mới, giúp tăng cường phương pháp DHLS và hoàn thành được mục tiêu bài dạy. Đồng thời, hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng CNTT, các thao tác, kĩ năng cơ bản khi sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh.

Và cuối cùng, tinh thần chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh:

Để mô hình này được áp dụng có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải năng động, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá hệ thống kiến thức bên ngoài thực tế để đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ hay, hấp dẫn và phù hợp cho học sinh. Đồng thời, có được những kiến thức về CNTT để áp dụng, sử dụng thành thạo, phù hợp các loại phần mềm, công cụ học tập trực tuyến vào trong giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngược.

Còn với học sinh, đòi hỏi phải có sự chăm chỉ, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc tìm hiểu kiến thức cơ bản, thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân, hoàn thành các sản phẩm,... mà giáo viên đưa ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

2.3. Một số phần mềm, ứng dụng hỗ trợ cho việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

2.3.1. Padlet

Padlet là trang mạng cho phép bạn cộng tác với những người dùng khác bằng văn bản, hình ảnh, liên kết và các nội dung khác. Mỗi không gian cộng tác được gọi là một “bức tường”. Nó cũng có thể được sử dụng như một bản tin riêng. Các giáo viên sử dụng Padlet để khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

Các bước để sử dụng ứng dụng này như sau:

- Bước 1. Đăng ký tài khoản trên trang Web: https://padlet.com/ (Hình 2.3.1)


Hình 2.3.1. Cấu hình đăng kí tài khoản trên Padlet

- Bước 2. Nhấp chuột vào mục Make a Padlet. Trong mục này, giáo viên có thể tạo một Padlet hoàn toàn mới hoặc lựa chọn một mẫu Padlet có sẵn và chỉnh sửa cho phù hợp với ý tưởng sư phạm.

- Bước 3. Tiến hành tùy chỉnh cho mỗi Padlet. Trong đó, một số tùy chỉnh giáo viên cần lưu ý như sau:

1. Title (tiêu đề): giáo viên đặt tên cho Padlet theo bài hoặc mục đích sử

dụng.

2. Description (mô tả): thông qua mô tả, giáo viên có thể định hướng

cho học sinh bằng cách nêu ngắn gọn về nội dung và mục đích của Padlet.

3. Address (địa chỉ): đây là một đường dẫn (link) của Padlet được tạo. Bằng việc truy cập theo đường dẫn này, học sinh có thể tham gia vào bài giảng đó trên Padlet. Giáo viên nên đặt lại địa chỉ này ngắn gọn bằng cách viết tắt tên bài, tên lớp để dễ dàng cung cấp cho người học.

- Bước 4: Giáo viên sẽ tạo các bài đăng (post) cũng là các yêu cầu/định hướng để học sinh tương tác trên Padlet. Mỗi bài đăng tương ứng với một yêu cầu/ định hướng người học (Hình 2.3.2).


Hình 2.3.2. Cấu hình một bài thiết kế trên Padlet

- Bước 5: Sau khi hoàn tất Padlet, giáo viên chia sẻ để học sinh có thể tương tác trên đó. Có hai cách cơ bản để chia sẻ Padlet giáo viên đã tạo cho người học.

+ Cách thứ nhất: học sinh truy cập trang web: https://padlet.com/ đăng ký tài khoản và đăng nhập. Sau đó, học sinh nhấp chuột vào mục Join a Padlet (Tham gia) và nhập đường dẫn giáo viên cung cấp để vào được Padlet giáo viên đã tạo.

+ Cách thứ hai (sử dụng trong trường hợp học sinh có điện thoại thông minh): giáo viên vào mục Share trên Padlet, lựa chọn Share/Export/Embed để lấy mã cho Padlet. Học sinh vào mục PlayStore (CH Play) - với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android hoặc mục App Store - với điện thoại sử dụng hệ điều hành iOS để cài đặt ứng dụng Padlet trên điện thoại thông minh. Sau khi học sinh cài đặt và đăng nhập phần mềm trên điện thoại, học sinh mở ứng dụng đã cài và quét mã để tham gia vào Padlet giáo viên đã tạo.

2.3.2. Edmodo

Edmodo vừa là một phần mềm hệ thống quản lý học tập, vừa là mạng xã hội học thuật. Edmodo có thể cung cấp đầy đủ các công cụ cần thiết cho giáo viên, học sinh và phụ huynh để biến lớp học truyền thống thành lớp học trực tuyến với nhiều hoạt động thú vị.

Các bước để sử dụng Edmodo như sau:

- Bước 1. Đăng ký tài khoản trên trang Web chính thức: https://new.edmodo.com/

- Bước 2. Nhấp chuột vào Create a class để tạo một lớp học (Hình 2.3.3).


Hình 2.3.3. Cấu hình tạo một lớp học trên Edmodo

- Bước 3. Tạo các bài đăng bằng cách click vào Posts. Tại đây, giáo viên có thể đăng bài dưới các hình thức như Note: một ghi chú bằng văn bản thông thường, một bài tập có thời hạn (Assignment), các câu đố (Quiz) hay Poll (thăm dò ý kiến). Với mỗi bài đăng tương ứng là một nhiệm vụ, yêu cầu liên quan đến bài học cho học sinh hoàn thiện.

- Bước 4. Chia sẻ mật khẩu đăng nhập vào lớp học (Class code) cho học sinh. Học sinh đăng nhập vào, đọc yêu cầu, bài tập và hoàn thiện chúng. Đồng thời tại đây, học sinh có thể đăng bài đăng sản phẩm của cá nhân hay nhóm mình, đưa ra thắc mắc về các nhiệm vụ với giáo viên và đưa ra ý kiến, nhận xét với các sản phẩm của các nhóm, các bạn khác tại phần Comment bên dưới bài đăng.

2.3.3. Canva

Canva là một phần mềm thiết kế trực tuyến miễn phí đơn giản, cho phép người dùng có thể tự do sáng tạo, với nhiều loại hình thiết kế như: thiết kế bài thuyết trình, các Poster, thiết kế bìa ảnh, tạp chí,…

Để sử dụng phần mềm này, người dùng cần thực hiện các bước đơn giản sau:

- Bước 1. Đăng ký tài khoản trên trang Web chính thức: https://www.canva.com/, (Hình 2.3.4), lựa chọn lĩnh vực Giáo dục để sử dụng được nhiều mẫu thiết kế phù hợp với việc dạy – học như: thiết kế thẻ nhớ, phiếu học tập, bài trình chiếu,…


Hình 2.3.4. Cấu hình đăng kí tài khoản trên Canva

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí