Giá Cả Trên Thị Trường Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trong Hội Nhập Quốc Tế


Trên lĩnh vực dịch vụ lữ hành, nhiều DN chuyên nghiệp đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, tạo nên hệ thống DN chuyên ngành, có uy tín, thương hiệu. Tham gia vào cung ứng làm dịch vụ trên TTDL không chỉ có kinh tế nhà nước mà ngày càng tăng nhanh các thành phần kinh tế khác, đặc biệt các DN có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, nếu như giai đoạn trước hội nhập (2000- 2006) thì số DNKD dịch vụ lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng còn thấp 11,50%, thì trong vòng 10 năm trở lại đây đã kích thích thành phần kinh tế này phát triển chiếm 37,83%. Không chỉ phát triển về số lượng mà các DNKD lữ hành còn chú trọng nâng cao chất lượng. Một trong những điểm mấu chốt góp phần hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đó là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của các DNKD lữ hành, các DN chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, từng bước đưa hoạt động lữ hành mang tính chuyên nghiệp cao, thích ứng với thời kỳ hội nhập quốc tế. Phần lớn đội ngũ HDVchuyên nghiệp hiện nay đã được đào tạo ở các cơ sở đào tạo có ngành du lịch, có hơn 63% tổng số hướng dẫn viên, thuyết minh viên hiện nay sử dụng được tiếng Anh, còn lại là các tiếng Pháp, Trung, Nhật, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan… [48].

Trên lĩnh vực dịch vụ ăn uống cũng thu hút rất nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, chiếm ưu thế trong lĩnh vực này là các thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm 91% giai đoạn 2007-2016. Các DN kinh doanh lĩnh vực ăn uống không chỉ chú trọng đến số lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp mà còn luôn chú trọng đến chất lượng phục vụ.

3.3.1.5. Giá cả trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Thành phố xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa TTDL hội nhập sâu rộng hơn với TTDL quốc tế, đồng thời nhằm lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh trên TTDL nhằm thúc đẩy cung và cầu du lịch phát triển, trong những năm qua TP đã có cơ chế chính sách giá cả phù hợp. TP đã thực hiện cơ chế hình thành giá cả theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, TP đã thực hiện kê khai, niêm iết giá công khai hàng hóa dịch vụ lịch như: giá vé tham quan tại các khu, điểm du lịch, giá phòng khách sạn, giá cả dịch vụ ăn uống, giá cả các mặt hàng lưu niệm... nhằm hạn chế tình trạng nâng giá bán hàng hóa, dịch vụ du lịch, chặt chém du khách vào mùa cao điểm.


Mặt khác, để khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường trên TTDL, TP đã xử lý nghiêm các đối với các DNKD du lịch thực hiện KD du lịch không đúng quy định của TP về giá cả và những DNKD trái pháp luật. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách du lịch, chính quyền TP cung cấp các số điện thoại đường dây nóng của các sở, ngành, chi cục quản lý thị trường để hỗ trợ du khách nhằm hạn chế tình trạng lừa đảo, nâng giá bán hàng hóa du lịch đối với khách du lịch. Ngoài ra, TP cũng xử lý nghiêm các du khách có hành vi lợi dụng đến du lịch tại Đà Nẵng để trục lợi cá nhân. Năm 2016, phát hiện 36 người nước ngoài vi phạm (28 người Hàn Quốc và 08 người Trung Quốc), trong đó Sở du lịch đã xử phạt 16 trường hợp với số tiền 292,5 triệu đồng và chuyển 20 trường hợp cho công an TP xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Nhờ vậy, đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến du lịch tại Đà Nẵng, thương hiệu du lịch Đà Nẵng ngày càng nâng cao [48].

3.3.2. Những hạn chế, yếu kém

Hội nhập là xu thế tất yếu được nhiều nước trên thế giới thực hiện từ rất lâu, trong đó lấy TTDL là cầu nối giao lưu kinh tế quan trọng. Ở Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng cũng đi theo lộ trình ấy, trong những năm qua TTDL của TP đã có bước phát triển đáng kể. Tuy vậy, quá trình phát triển TTDL chưa phát huy hết những tiềm năng và lợi thế của TP và trong quá trình phát triển đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định.

Thứ nhất, hiệu quả phát triển TTDL chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có về du lịch của thành phố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Mặc dù, giai đoạn 2007-2016, tốc độ tăng trưởng khách du lịch khá cao, song so với cả nước chiếm tỷ lệ còn thấp, chiếm 6,6%. So với Quảng Ninh, số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng chưa cao, đặc biệt lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng còn thấp, năm 2016, tổng lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt 8,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 41,17%, trong khi đó, tổng lượng khách du lịch đến với Đà Nẵng đạt 5,51 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 29,09% [49]. Bên cạnh đó, các thị trường khách du lịch quốc tế của TP vẫn chủ yếu là thị trường truyền thống, chủ yếu là du khách Châu Á (trong đó phần lớn là khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN) và khách Châu Âu. Thị trường khách nội địa tập trung chủ yếu là miền Trung và Tây Nguyên, lượng khách phía Bắc và phía Nam chiếm tỷ lệ còn thấp. Mức chi tiêu của du khách cho 1 chuyến du lịch đến


Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 14

Đà Nẵng chưa cao, đối với khách trong nước mức chi tiêu phổ biến từ dưới 1 triệu-3 triệu (69,2%), khách quốc tế mức chi tiêu phổ biến từ 100-900 USD (66,8%) [Bảng 3.4; 3.5- Phụ lục 1]. Thời gian lưu trú của du khách còn thấp, bình quân thời gian lưu trú của du khách đến Đà Nẵng là 2.2 ngày, trong khi đó ở Nha Trang là 3,5 ngày.[48]. Thời gian du khách quay trở lại Đà Nẵng lần thứ hai trở lên còn thấp, khách quốc tế chỉ chiếm 24%, khách trong nước chiếm 30%, trong khi đó ở Nha Trang khách quốc tế trên 60% trở lại lần thứ 2, trong đó 20% lượng du khách đến lần thứ 3 [Bảng 3.5; 3.6- Phụ lục 1 và 48].

Thứ hai, cung du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển TTDL của TP trong thời kỳ hội nhập, thể hiện trên các khía cạnh:

Một là, quản lý nhà nước về phát triển TTDL trên địa bàn TP còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch nói chung, trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nói riêng, từng lúc, từng nơi chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một số quy hoạch đã có dấu hiệu lỗi thời, bất cập có nguy cơ tác động đến môi trường và hủy hoại tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, công tác quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn còn chồng chéo.

Công tác quy hoạch mạng lưới đào tạo nhân lực du lịch chưa theo kịp sự tăng trưởng của hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và tốc độ gia tăng của du khách, cả TP mới chỉ có 17 cơ sở đào tạo về du lịch nhưng chủ yếu là các cơ sở nghề và trung cấp nghề.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho người dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân, DN về phát triển TTDL bền vững (phát triển TTDL gắn với bảo vệ môi trường) chưa thật sự hiệu quả. Người dân nhận thức chưa cao trong việc bảo vệ môi trường du lịch TP xanh, sạch, đẹp..., vẫn còn tình trạng bán hàng rong, chèo kéo du khách, xả rác bừa bãi ở các điểm du lịch, làm ô nhiểm môi trường và mất mỹ quan của TP. Đây cũng là một trong những nhân tố khiến DN và người dân trở thành một trong các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến phát triển TTDL của TP.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp. Quảng bá du lịch tuy đã được xúc tiến đẩy mạnh, những tính chuyên nghiệp chưa cao, nội dung xúc, tiến quảng bá mới dừng lại ở các chương trình tour, tuyến du lịch chưa đáp ứng


yêu cầu của marketing tìm kiếm và mở rộng thị trường, nhất là thị trường các nước phát triển. Mới chỉ tập trung xúc tiến chủ yếu ở thị trường Châu Á và Nga. Hơn nữa, kinh phí eo hẹp nên việc xúc tiến, quảng bá lúng túng, mang tính chắp vá, kinh nghiệm ít.

Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch còn thiếu đồng bộ.

Nguồn ngân sách để phát triển du lịch vẫn còn thấp, mặc dù có nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào cở sở vật chất kỹ thuật du lịch nhưng nhiều dự án đầu tư ven biển và trung tâm TP triển khai chậm như Đà Nẵng centre, trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian, công viên công cộng và bãi đậu xe ngầm Viễn Đông, Golden Square, khách sạn Sài Gòn Tourane giai đoạn 2... Thiếu quỹ đất hình thành các cụm mua sắm- vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm. Thiếu cảng biển chuyên về du lịch, thiếu hệ thống cầu tàu, bến neo đậu để phát triển du lịch đường sông.

Mặt khác, trong những năm qua TP quá chú trọng phát triển hệ thống cơ sở cơ sở lưu trú ven biển, đặc biệt là các khách sạn từ 3 sao trở lên, các căn hộ cho thuê (codotel) dẫn đến cung vượt quá cầu, vì thế hiệu suất sử dụng phòng thấp, bình quân hiệu suất sử dụng phòng của các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa đạt 60%. Hệ thống nhà hàng tại Đà Nẵng phát triển khá nhanh, nhưng chất lượng chưa cao, phục vụ chủ yếu là người dân bản địa mà chưa thật sự chú trọng phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.

Ba là, nguồn nhân lực du lịch mặc dù được cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của TTDL và chưa chuyên nghiệp.

Số lượng và quy mô của các cơ sở đào tạo du lịch chưa đáp ứng nhu cầu và tiềm năng vốn có của TP. Năm 2016 khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 5,51 triệu lượt, số phòng khách sạn đạt 21.197 phòng, TTDL sẽ cần thêm hơn 20.000 lao động có tay nghề (tổng lao động du lịch có tay nghề nếu đáp ứng đủ khoảng hơn 40.000 lao động) trong khi đó đến năm 2016 TTDL TP mới đạt 27.000 lao động, mặt khác sự bổ sung lao động hàng năm từ các cơ sở đào tạo trên địa bàn đáp ứng khoảng 1/5 nhu cầu. Điều này cho thấy TTDL TP thiếu hụt trầm trọng về lao động [48].

Chất lượng nhân du lịch có cải thiện, song chưa cao, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn gần 40%, đặc biệt là lĩnh vực KD dịch vụ ăn uống 62,8%. Mặt khác, nguồn nhân lực bị thiếu hụt, nhất là cán bộ quản lý giỏi, chuyên nghiệp,


năng động, thông thạo ngoại ngữ, cán bộ KD, tiếp thị, xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch. Tỷ lệ nhân lực du lịch được đào tạo đúng chuyên môn du lịch chiếm 40,6% trong khi đó cả nước là 42%. Với tỷ lệ lao động được đào tạo ngoại ngữ có bằng cấp là 64,57% nhưng thực tế khả năng giao tiếp ngoại ngữ thực sự với khách nước ngoài của đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ khách chưa đạt yêu cầu. Số lao động chưa biết ngoại ngữ chiếm tỷ lệ hơn 30%. Trong điều kiện hội nhập yêu cầu chất lượng du lịch ngày càng cao, với nhân lực chưa qua đào tạo và không đúng chuyên môn quả là con số đáng báo động [Bảng 3.7- Phụ lục 1].

Thị trường du lịch đòi hỏi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác du lịch và quản lý hoạt động du lịch phải chuyên nghiệp và có kỹ năng nghiệp vụ cao, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên. Trên thực tế, số lượng này hiện rất ít (năm 2016 chỉ có 2.598 hướng dẫn viên, trong đó có 1.551 HDV quốc tế) nên cường độ làm việc của họ trong mùa du lịch khá cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ... Đa số các HDV quốc tế sử dụng tiếng anh chiếm hơn 80%, HDV tiếng Trung, Hàn, Thái chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đặc biệt sự khan hiếm tiếng Tây Ban Nha, Nga, Lào. Trong khi đó, những năm gần đây du khách của các nước Đông Bắc Á, ASEAN, Nga, Tây Ban Nha, Ả Rập... đến Đà Nẵng tăng mạnh. Điều đó cho thấy sự mất cân đối về ngoại ngữ của đội ngũ HDV quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cung trên TTDL, nhất là vào mùa cao điểm lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh làm cho HDV du lịch quốc tế đã thiếu nay còn thiếu hơn, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng một lực không nhỏ HDV hoạt động chui thiếu chất lượng trên TTDL Đà Nẵng, làm ảnh hưởng đến thương hiệu điểm đến du lịch của TP [48].

Đội ngũ giảng viên của ngành du lịch còn chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho ngành về cả số lượng lẫn chất lượng chuyên môn, đa số các giảng viên có trình độ sau đại học, song thiếu đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tế, giỏi ngoại ngữ nhất là ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, còn thiếu sự liên kết chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ sở đào tạo với các DNKD du lịch có thương hiệu trên địa bàn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề cho giảng viên và sinh viên. Mặt khác, việc xây dựng các chương trình đạo tạo thường theo chuẩn khung chương trình đạo tạo của Bộ giáo dục nên thường nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức thực tế. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ quá trình đào tạo nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo chưa theo kịp với yêu cầu ngày càng cao của các DN. Điều này dẫn đến


tình trạng số lượng lao động du lịch khi ra trường đến làm việc cho các DN du lịch phải đào tạo lại mới sử dụng được. Theo kết quả điều tra của tác giả, có đến 61,6% lao động phải qua đào lại mới sử dụng được, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là lĩnh vực dịch vụ ăn uống chiếm 73,2%, lữ hành chiếm 58,3%, khách sạn chiếm 53,3% [Bảng 3.7- Phụ lục 1].

Thứ ba, hàng hóa, dịch vụ du lịch chưa thực sự đa dạng, phong phú, chất lượng chưa cao, đặc biệt thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo mới lạ.

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của quá trình hội nhập trên TTDL, sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định việc thu hút du khách. Nhiều năm qua, mặc dù đã phát triển nhiều sản phẩm và nhiều loại hình du lịch tạo điều kiện thu hút một lượng lớn khách du lịch nhưng số lượng và chất lượng của các sản phẩm và các loại hình du lịch ở Đà Nẵng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, sức hấp dẫn chưa cao:

Đà Nẵng mới chỉ khai thác và đưa vào sử dụng một số sản phẩm du lịch cao cấp và đặc trưng của TP như hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, các dịch vụ khác như thể thao, giải trí biển, du lịch sinh thái với các điểm đến như danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng, Bà Nà Hills, KDL Hòa Phú Thành, KDL Suối khoáng nóng Núi Thần Tài… Nhưng các loại hình du lịch mới, đặc biệt là các loại hình giải trí cao cấp như tour ngắm TP từ trên cao, lướt ván, mô tô, dù bay, lễ hội ánh sáng chỉ được tổ chức trong các lễ hội du lịch mà ít đưa vào phục vụ du khách, nếu có thì chỉ phục vụ khách quốc tế trong một số dịp đặc biệt.

Hơn nữa đối với sản phẩm du lịch đặc trưng của TP là sản phẩm du lịch biển, song Đà nẵng vẫn chưa khai thác hết các sản phẩm du lịch biển theo chiều sâu, vẫn chỉ tập trung ở một số hoạt động như tắm biển, lặn biển hay đua thuyền, chưa xây dựng được các hoạt động du lịch biển mang giá trị cốt lõi đặc trưng của biển Đà Nẵng.

Sản phẩm du lịch đường sông còn nhiều bất cập, thường chỉ khai thác các tour ban đêm những cũng chỉ giới hạn thời gian từ 19- 23h, sau 23h du khách muốn đi nhưng cảng vụ không cấp lệnh xuất bến. Các tour ban ngày như chở khách ngắm vịnh Đà Nẵng hoặc ngắm bình minh hay hoàng hôn trên sông Hàn không được khai thác và sử dụng. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên du lịch mà còn thiếu hấp dẫn khách du lịch đối với sản phẩm du lịch này.


Một trong những thế mạnh của TTDL Đà Nẵng là sản phẩm du lịch văn hóa- lịch sử. Mặc dù đã được khai thác, sử dụng phục vụ khách du lịch, tuy nhiên chất lượng các loại sản phẩm này chưa cao, chưa có nét đặc sắc riêng, chương trình tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống chưa thường xuyên, ít đổi mới, chưa thu hút được sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Đối với các bảo tàng TP chưa duy trì thường xuyên việc tổ chức chiếu phim và múa Chăm phục vụ khách, nghiệp vụ của thuyết minh viên chưa thật sự có chất lượng, không gian các khu vực trưng bày hiện vật chưa thật sự bắt mắt. Chương trình "Đưa tuồng xuống phố" chưa thường xuyên, chỉ tổ chức khi có những sự kiện lớn của TP.

Đà Nẵng là đô thị loại 1 lại nằm ở trung tâm miền Trung và Tây Nguyên, với nhiều khu nghĩ dưỡng cao cấp ven biển, nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp là điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển sản phẩm du lịch MICE, tuy vậy, hiện nay Đà Nẵng chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh về loại hình du lịch này. Đà Nẵng chưa hình thành được cơ quan đầu mối để khai thác phát triển du lịch MICE một cách bền vững, bài bản. Các tuyến bay quốc tế đến các thị trường MICE của các nước như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông,Thái Lan, Singapore chưa nhiều. Đội ngũ HDV hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách quốc tế. Vì vậy, nhiều công ty chuyên tổ chức sự kiện MICE đã thuê hoặc đưa đội ngũ HDV từ nơi khác đến. Điều này vừa làm tăng chi phí vừa không truyền tải được vẻ đẹp của du lịch Đà Nẵng như HDV địa phương. Các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, ẩm thực ven biển, đặc biệt là dịch vụ giải trí về đêm chưa thật sự có quy mô và chất lượng để thu hút khách du lịch MICE [48].

Đà Nẵng có rất nhiều chùa lớn, khang trang trên các núi lớn, như: Chùa Linh Ứng Bà Nà, Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, chùa Non Nước ở dãy ngũ hành Sơn… Các nhà thờ lớn như Nhà Thờ con Gà, Nhà thờ Tin lành… Giáo xứ… những điểm đến này rất thu hút khách du lịch đến tham quan, và thực hiện nhiều hoạt động mang ý nghĩa về tâm linh. Đây không chỉ là nét văn hóa tôn giáo tín ngưỡng còn là nơi tham quan, du lịch thỏa mãn nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhiều khách du lịch đến Đà Nẵng. Mặc dù các đơn vị lữ hành có các chương trình du lịch tâm linh phục vụ du khách với những chương trình tour đa dạng trong và ngoài nước, nhưng các đơn vị lữ hành mới chỉ khai thác các điểm đến tâm linh chứ chưa đạt tới sản phẩm du lịch tâm linh.


Mặc dù có nhiều sản phẩm lưu niệm gắn với các làng nghề truyền thống nhưng các sản phẩm lưu niệm du lịch còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Mặt hàng duy nhất còn thu hút được khách là các sản phẩm của làng đá Non Nước, song mặt hàng này có nhược điểm là nặng, độ bền chưa cao nên cũng ít được du khách lựa chọn. Nhìn chung sự phát triển sản phẩm lưu niệm này còn nhiều hạn chế: số lượng các cơ sở sản xuất sản phẩm ít; Chưa có nhiều sản phẩm lưu niệm mang tính đột phá, biểu trưng cho du lịch Đà Nẵng [44].

Các sản phẩm tham gia vào TTDL nhưng đối tượng phục vụ hầu hết các sản phẩm du lịch hiện có của TP chủ yếu phục vụ khách du lịch nội địa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng, cao cấp hướng tới thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí khác như hệ thống trung tâm thương mại, trung tâm giải trí cao cấp, khu vui chơi giải trí về đêm... vẫn chưa thực sự thu hút được khách kể cả trong nước và quốc tế.

Giá cả của các sản phẩm và loại hình du lịch còn cao chưa thật sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tuy số lượng khách sạn và nhà nghỉ ở Đà Nẵng phát triển khá nhanh và nhiều, nhưng thực tế cho thấy đa số khách sạn nằm bên bờ biển, vị trí được coi là lý tưởng để nghỉ dưỡng và tắm biển, chi phí khá đắt nên chưa hấp dẫn khách du lịch [48].

Thứ tư, các chủ thể KD dịch vụ du lịch có quy mô nhỏ, chất lượng thấp nên năng lực cạnh tranh thấp.

Quy mô các cơ sở KD của các DNKD lưu trú tăng hàng năm, đặc biệt số phòng bình quân của các khách sạn trên địa bàn TP những năm qua lại có tốc độ tăng trưởng nóng vượt xa tốc độ tăng trưởng của khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2007-2016 là 23,1%, đặc biệt từ năm 2015 đến nay tăng bình quân mỗi năm gần 3000 phòng, nâng tổng số phòng lên đến 21.197 phòng, trong khi đó tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân thời kỳ này là 21,93%, dẫn đến tình trạng dư thừa cung phòng khách sạn, nên hiệu quả sử dụng phòng rất thấp bình quân bình quân giai đoạn 2007-2016 là 57,05%. Năm 2016 có khả quan hơn nhưng công suất sử dụng phòng vẫn chưa đạt 60% [48].

Mặt khác, do số lượng khách sạn 3-5 sao, chiếm tỷ lệ lớn, chất lượng cao do các công ty lớn từ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đến đầu tư hoặc do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu, đặc biệt các khu Resort nghỉ dưỡng biển cao cấp hầu

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí