26
Ý định khởi sự kinh doanh xã hội được xem là một nhánh trong chủ đề về ý định khởi sự kinh doanh thương mại do đó đa số là sự kế thừa các mô hình truyền thống như mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Soko (1982) (Shapero’s Entrepreneurial Event), lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh (entrepreneurial potential model) của Krueger và Brazeal (1994) và nổi bật nhất chính là Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) của Ajzen (1991).
Nỗ lực đầu tiên để xây dựng một mô hình lý thuyết riêng cho sự hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội là của Mair và Noboa (2006). Dựa trên các lý thuyết và mô hình truyền thống, mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên được phát triển. Trong mô hình này, nhận thức mong muốn (perceived desirability) và cảm nhận về tính khả thi (perceived feasibility) được đề xuất là hai yếu tố quyết định của ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, cảm nhận về tính khả thi được xác định bằng niềm tin vào năng lực bản thân và sự hỗ trợ của xã hội, trong khi sự đồng cảm và đánh giá đạo đức có tác động tích cực đến sự mong muốn.
Một nghiên cứu nổi bật khác về ý định khởi sự kinh doanh xã hội là của Nga và Shamuganathan (2010), họ đã tiến hành kiểm tra tác động trực tiếp của năm tính cách lớn – Big Five Model (gồm sự tận tâm, sự ổn định trong tâm lý, sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại và sự dễ chịu) tác động trực tiếp đến năm khía cạnh của ý định khởi sự kinh doanh xã hội: tầm nhìn xã hội, tính bền vững, mạng xã hội, tính sáng tạo và lợi nhuận tài chính. Đây cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét đến vai trò của tính cách (Ip và cộng sự, 2018a; Hsu và Wang, 2018; Preethi và Priyadarshini, 2018; İrengün và Arıkboğa, 2015). Sau đó là sự xuất hiện của nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác như của Forster và Grichnik (2013), Hockerts (2017) và Aure (2018). Song song với đó là sự xuất hiện của các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội dựa trên nghiên cứu định tính (Dacin và cộng sự, 2011; Datta và Gailey, 2012; Hockerts, 2015; Kautonen và cộng sự, 2010; Kautonen và cộng sự, 2015). Trong những năm gần đây, số lượng nghiên cứu thực nghiệm về ý định khởi sự kinh doanh
27
xã hội đã tăng mạnh (Desa, 2012; Teasdale và cộng sự, 2011; Kedmenec và cộng sự, 2015; Yang và cộng sự, 2015b; Shahverdi và cộng sự, 2018; Hockerts, 2017)
2.3 Lược khảo các lý thuyết nền về ý định khởi sự kinh doanh
Do đặc trưng là sự khác nhau trong các tiền đề, trong phần này, tác giả sẽ lược khảo các lý thuyết nền về thường được sử dụng để đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội, từ đó các điểm mạnh của từng lý thuyết sẽ được chỉ ra và là cơ sở cho việc áp dụng vào hai nghiên cứu thực nghiệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhóm Nghiên Cứu Trong Chủ Đề Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Tương Ứng Với Các Loại Vốn Con Người
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu
- Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Có Sử Dụng Các Lý Thuyết Về Ý Định Trong Nghiên Cứu Về Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Các Nghiên Cứu Theo Quan Điểm Sử Dụng Quan Điểm Năm Tính Cách Lớn
- Vai Trò Trung Gian Của Cảm Nhận Về Mong Muốn Và Cảm Nhận Về Tính Khả Thi Trong Mối Quan Hệ Từ Tính Cách Đến Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
2.3.1 Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982) (Shapero’s Entrepreneurial Event - SEE)
Đây là mô hình đầu tiên về ý định khởi sự kinh doanh. Theo lý thuyết này, khởi sự kinh doanh được bắt đầu bởi một số loại sự kiện có thể trung lập, tiêu cực hoặc tích cực. Các sự kiện trung lập có thể kể đến như việc tốt nghiệp đại học. Các sự kiện tiêu cực có thể bao gồm mất việc hoặc cuộc sống khó khăn. Các sự kiện tích cực có thể bao gồm nhận một khoản tiền nhận được từ thừa kế hoặc nhận được sự đầu tư mạo hiểm từ các bên liên quan (Shapero và Sokol, 1982; Krueger Jr và cộng sự, 2000). Những thái độ và niềm tin về khởi sự kinh doanh có thể được hình thành thông qua các yếu tố khác nhau, ví dụ, giáo dục khởi sự kinh doanh hay truyền thống của gia đình (Gorman và cộng sự, 1997). Ngoài ra, những hình mẫu về những doanh nhân thành công cũng có thể tăng sức hấp dẫn của khởi sự kinh doanh nếu những cá nhân này truyền cảm hứng cho người khác thông qua kiến thức, sự chia sẻ kinh nghiệm hay đơn giản chỉ là sự thành công và công nhận của xã hội (Wilson và cộng sự, 2004). Cuối cùng, xu hướng hành động (Propensity to act) được xác định là một tính cách chính của các doanh nhân trước khi cảm nhận về tính khả thi và sự mong muốn được xem xét.
28
Cảm nhận về sự mong muốn
Cảm nhận về tính khả thi
Ý định khởi sự kinh doanh
Hành vi khởi sự kinh doanh
Xu hướng hành động
Sự kiện
Nguồn: Shapero và Sokol, 1982
Hình 2.1 Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982)
2.3.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB)
Một trong những mô hình được sử dụng nhiều nhất là TPB của Ajzen (1991) (Engle và cộng sự, 2010). Lý thuyết này dựa trên ý tưởng rằng ý định thực hiện hành vi cụ thể được định hình theo thái độ, sự ủng hộ của những người xung quanh và khả năng thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Các yếu tố này được chuẩn hóa thành ba yếu tố cốt lõi bao gồm thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành
vi. Thái độ đối với hành vi là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và tình huống nhất định khi thực hiện hành vi (Ajzen và Fishbein, 1980). Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một cá nhân về áp lực xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi đang được xem xét. Chuẩn mực chủ quan đề cập đến những áp lực của gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác. Nhận thức về kiểm soát hành vi phản ánh sự cảm nhận dễ dàng hay khó khăn của cá nhân khi thực hiện hành vi.
29
Thái độ đối với hành vi
Chuẩn mực chủ quan
Ý định kinh doanh
Quyết định khởi sự kinh doanh
Mức độ kiểm soát hành vi
Nguồn: Ajzen, 1991
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch
2.3.3 Lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh (entrepreneurial potential model)
Krueger và Brazeal (1994) đã giới thiệu mô hình tiềm năng khởi sự kinh doanh tích hợp các khái niệm trong mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero và Sokol (1982) và lý thuyết về TPB của Ajzen (1991). Krueger và Brazeal (1994) tin rằng mọi người tham gia vào khởi sự kinh doanh là kết quả của hành vi có kế hoạch được chỉ định bởi ý định. Do đó, mô hình này đại diện cho hành vi khởi sự kinh doanh bằng cách thể hiện ý định chịu ảnh hưởng lớn từ sự tin cậy và niềm tin, hướng sự tập trung vào hành vi, những sự tin cậy và niềm tin này dựa trên nhận thức xuất phát từ cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi (Krueger và Brazeal 1994). Mô hình tiềm năng khởi sự kinh doanh đơn giản hóa các mô hình trước đó bằng cách kết hợp thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan thành cảm nhận về sự mong muốn, và cảm nhận về tính khả thi tương đương với mức độ kiểm soát hành vi (Krueger và cộng sự, 2000).
30
Cảm nhận về sự mong muốn
Sự tin cậy
Tiềm năng
Ý định
Cảm nhận về tính khả thi
Xu hướng
hành động
Sự kiện
Nguồn: Krueger và Brazeal, 1994
Hình 2.3 Mô hình tiềm năng tiềm năng khởi sự kinh doanh
2.3.4 Mô hình nghiên cứu của Mair và Noboa (2006)
Dựa vào TPB và lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh, Mair và Noboa (2006) phát triển mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên với những sự sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh xã hội. Mair và Noboa (2006) cũng đồng ý rằng ý định khởi sự kinh doanh xã hội được hình thành bởi cảm nhận về sự mong muốn (perceived desirability) và cảm nhận về tính khả thi (perceived feasibility). Nghiên cứu đã mở rộng các mô hình cổ điển bằng cách đề xuất các tiền đề cho hai cấu trúc trên. Họ cho rằng cảm nhận về tính khả thi bị ảnh hưởng bởi niềm tin và sự hỗ trợ xã hội. Tương tự, sự đồng cảm và sự phán xét đạo đức tác động đến cảm nhận về sự mong muốn. Mair và Noboa (2006) lập luận rằng việc xác định và giải quyết các vấn đề xã hội quy mô lớn đòi hỏi những cá nhân có khả năng đồng cảm. Trong kinh doanh xã hội, hành vi giúp đỡ có thể được bắt đầu khi chúng ta cảm nhận và hiểu được những gì mà người khác đang trải qua. Mặt khác, quan điểm về mặt đạo đức được thể hiện bằng sự trung thành với các nguyên tắc riêng của doanh nhân và có trách nhiệm với xã hội. Liên quan đến tính khả thi, Mair và Noboa (2003) đề xuất các yếu tố sự
31
hỗ trợ của xã hội như là tiền đề, họ khẳng định cảm nhận về tính khả thi bị ảnh hưởng bởi niềm tin và vốn xã hội của người đó.
Đồng cảm
Nhận thức về mong muốn
Quan điểm về đạo đức
Ý định hành vi
Quyết định
DNXH
Sự tự tin
Cảm nhận về tính khả
Sự hỗ trợ của xã hội
Nguồn: Mair và Noboa (2006)
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Mair và Noboa (2006)
2.3.5 Mô hình nghiên cứu ý định của Nga và Shamuganathan (2010)
Nga và Shamuganathan (2010) đã tiến hành xem xét tác động trực tiếp của năm tính cách (gồm sự tận tâm, sự ổn định trong tâm lý, sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại và sự dễ chịu) tác động trực tiếp đến năm khía cạnh của ý định khởi sự kinh doanh xã hội: tầm nhìn xã hội, tính bền vững, mạng xã hội, tính sáng tạo và lợi nhuận tài chính. Đây là những tính cách cơ bản, phổ biến và đơn giản để đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Ip và cộng sự, 2018b; Hsu và Wang, 2018; Preethi và Priyadarshini, 2018; İrengün và Arıkboğa, 2015).
2.3.6 Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory)
Lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp (SCCT) (Lent và cộng sự, 1994) được phát triển từ lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (Bandura, 1982). SCCT
32
thường được sử dụng để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp. Lý thuyết này cho thấy rằng ý định thực hiện một hành vi của một cá nhân bị tác động bởi niềm tin vào năng lực và sự kỳ vọng vào kết quả. Niềm tin vào năng lực bản thân là năng lực đánh giá khả năng bản thân để thực hiện một hành động đạt được mục tiêu (Tôi biết tôi có thể làm được). Sự kỳ vọng vào kết quả là niềm tin cá nhân vào kết quả mà hành động sẽ mang lại (Hành vi này sẽ mang lại gì cho tôi). Các nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh có thể liên kết đến ý định thông qua niềm tin vào năng lực và sự kỳ vọng vào kết quả (Tran và cộng sự, 2016).
Niềm tin vào năng
lực khi khởi sự kinh
Các yếu tố thuộc về hoàn cảnh như giáo dục, sự ủng
hộ của xã hội
doanh xã hội
Ý định khởi sự kinh doanh xã
hội
Kết quả kỳ vọng
từ khởi sự kinh doanh xã hội
Nguồn: Lent và cộng sự, 1994
Hình 2.5 Mô hình lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp
2.3.7 Lược khảo về các lý thuyết đã được sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Trong phần này, tác giả thống kê các nghiên cứu thực nghiệm với các biến độc lập và các lý thuyết nền đã được sử dụng trong khởi sự kinh doanh xã hội. Sau đó, tác giả đánh giá lược khảo các điểm mạnh, điểm yếu tương ứng với các lý thuyết.
Bảng 2.1 thể hiện tất cả các nghiên cứu có sử dụng các lý thuyết liên quan đến ý định để dự báo ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Qua tổng kết những nghiên cứu trên, có thể thấy được các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội sử dụng các lý thuyết nền theo ba hướng chính.
33
Hướng thứ nhất kế thừa và sử dụng các lý thuyết từ các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống như mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982), lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994) và nổi bật nhất chính là lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991).
Hướng thứ hai sử dụng các mô hình được xây dựng hoàn toàn mới và được thiết kế chuyên biệt cho khởi sự kinh doanh xã hội điển hình là mô hình của mô hình của Mair và Noboa (2006) và Nga và Shamuganathan (2010).
Hướng nghiên cứu thứ ba, các mô hình mới cũng nổi lên thông qua sự phát triển các mô hình cũ như lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory) phát triển từ lý thuyết nhận thức hay mô hình của Hockert (2017) được thay đổi và bổ sung các yếu tố mới từ mô hình gốc của Mair và Noboa (2006).