Các Nghiên Cứu Theo Quan Điểm Sử Dụng Quan Điểm Năm Tính Cách Lớn

42


với doanh nhân thương mại thì Austin và cộng sự (2006) cho rằng hai nhóm này có sự tương đồng trong tính cách. Các nghiên cứu về tính cách của doanh nhân thương mại nói chung và doanh nhân xã hội nói riêng được chia thành hai hướng nghiên cứu chính.

Hướng nghiên cứu thứ nhất, dựa trên quan điểm của thuyết Năm tính cách lớn (Big Five personality) của McCrae và Costa (1987). Mô hình này cho rằng các tính cách đều có điểm chung nhất định, Mccrae và Costa (1987) đã chia các tính cách thành năm tính cách phổ biến và chung nhất bao gồm sự tận tâm (conscientiousness), sẵn sàng trải nghiệm (openness), sự ổn định trong tâm lý (emotional stability or neuroticism in reverse), hướng ngoại (extraversion) và sự dễ chịu (agreeableness). Ở hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu cho thấy tính cách của doanh nhân xã hội cho các kết quả tương tự như ở nghiên cứu về tính cách của doanh nhân thông thường (Zhao và Seibert, 2006; Zhao và cộng sự, 2010; John và Srivastava, 1999).

Bảng 2.2 Các nghiên cứu theo quan điểm sử dụng quan điểm Năm tính cách lớn


Nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tính cách tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Nga và

Shamuganathan, (2010)

Sinh viên tại Malaysia

Sự dễ chịu, sự tận tâm và sẵn sàng trải nghiệm

İrengün và Arıkboğa (2015)

Sinh viên tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kì.

Hướng ngoại, sự tận tâm và tính ổn định trong tâm lý

Hsu và Wang (2018)

Sinh viên đại học tại Đài Loan và Hồng Kông

Sự hướng ngoại, sự tận tâm và sự dễ chịu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 8

43


Nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tính cách tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Preethi và Priyadarshini (2018)

Sinh viên Ấn Độ

Sự tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, sự ổn định trong tâm lý, hướng ngoại và sự dễ chịu

Ip và cộng sự (2018b)

Sinh viên Hồng Kông

Sự tận tâm, sự ổn định trong tâm lý, hướng ngoại và sự dễ chịu

Aure (2018)

Sinh viên Philippines

Sự dễ chịu, sự tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


Mặc dù thừa nhận sự đa dạng trong tính cách của những người khởi sự kinh doanh tuy nhiên vì sự xem xét các tính cách thành năm nhóm chính do đó cách tiếp cận này không làm nổi bật những tính cách cụ thể và rất khó trong việc so sánh những tính cách giữa doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội. So với hướng tiếp cận thứ hai được trình bày dưới đây, hướng tiếp cận này không thực sự hiệu quả.

Hướng tiếp cận thứ hai là xem xét những tính cách cụ thể ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Trong hướng tiếp cận này có hai nhóm nghiên cứu chính:

Nhóm thứ nhất, dựa trên quan điểm tính cách của doanh nhân xã hội là một nhánh trong tính cách của các doanh nhân thương mại, các nghiên cứu thuộc hướng này sử dụng các tính cách đã được nghiên cứu ở doanh nhân thương mại để kiểm tra đối chiếu với tính cách của các doanh nhân xã hội. Kết quả cho thấy tính cách của doanh nhân xã hội có sự liên hệ với tính cách của doanh nhân thương mại ví dụ như khả năng chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo, nhu cầu thành tích, sự chủ động,

44


nhu cầu tự do trong công việc, sự kiểm soát (Martin và Osberg, 2007; Perrini và Vurro, 2006; Cools và den Broeck, 2007).

Bảng 2.3 Các tính cách chung được sử dụng để nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh và khởi sự kinh doanh xã hội


Các tính cách

Các nghiên cứu

Chấp nhận rủi ro

Chipeta và Surujlal (2017); Jilinskaya-Pandey và Wade (2019); Lumpkin và cộng sự (2013); Sullivan Mort và cộng sự (2003); Seiz và Schwab Jr (1992); Shaw và Carter (2007)

Sự quyết tâm

Akar và Ustuner, 2017; Sengupta và cộng sự, 2018

Sự sáng tạo

Leadbeater, 1997; Kedmenec và cộng sự (2015); Politis và cộng sự (2016); Jilinskaya-Pandey và Wade (2019), Lumpkin và cộng sự (2013), Sullivan Mort và cộng sự (2003)

Nhu cầu thành tích

Thompson và cộng sự (2000); Leadbeater (1997); Frances (2008); Jilinskaya-Pandey và Wade (2019), Bargsted và cộng sự, 2013; Dacin và cộng sự, 2010; Praszkier và cộng sự, 2009;

Nhu cầu độc lập

Barendsen và Gardner (2004); Bornstein và Davis (2010); Lumpkin và cộng sự (2013)

Tính chủ động

Sullivan Mort và cộng sự (2003); Peredo và McLean (2006); Chipeta và Surujlal (2017); Kedmenec và cộng sự (2015); Prieto (2011); Lumpkin và cộng sự (2013); Sullivan Mort và cộng sự (2003)

45


Các tính cách

Các nghiên cứu

Niềm tin

Tiwari và cộng sự (2017c); Barendsen và Gardner (2004); Akar và Ustuner, 2017; Sengupta và cộng sự, 2018

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


Nhóm nghiên cứu thứ hai dựa trên quan điểm doanh nhân xã hội là một cấu trúc rộng hơn so với doanh nhân thương mại của Light (2010), hướng tiếp cận này tập trung vào tìm hiểu các tính cách nổi trội chỉ có ở những doanh nhân xã hội được gọi là tính cách xã hội (the prosocial personality). Khái niệm tính cách xã hội lần đầu tiên được giới thiệu bởi Penner và cộng sự (2005) tuy nhiên nó chỉ được áp dụng vào các nghiên cứu tính cách của những cá nhân tham gia vào các công việc tình nguyện. Tính cách xã hội được tạo nên từ những đặc điểm khiến mọi người hành động theo cách có lợi cho người khác hơn là chính họ (Penner và cộng sự, 2005). Tính cách xã hội liên quan đến việc giúp đỡ, trách nhiệm xã hội và sự cảm thông (Eisenberg và cộng sự, 2002). Các tính cách xã hội được nghiên cứu nhiều nhất trong mối quan hệ với các hoạt động xã hội bao gồm sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức. Với sự phát triển của DNXH, các tính cách xã hội cần được phát triển nhiều hơn và được cho là những tính cách quan trọng của doanh nhân xã hội tuy việc tìm hiểu vai trò của chúng vẫn còn hạn chế (Bacq và Alt, 2018; Ayob và cộng sự, 2013; Hockerts, 2015b; Hockerts, 2017; Lacap và cộng sự, 2018; Mendoza và Lacap, 2015; Yu và Wang, 2019)

2.4.2 Khe hổng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Thứ nhất, các nghiên cứu tiếp cận theo Năm tính cách lớn (hướng thứ nhất) cho thấy những kết quả tương tự trong tính cách giữa doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội. Tuy nhiên do chỉ xem xét năm tính cách lớn (sự tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, sự ổn định trong tâm lý, hướng ngoại và sự dễ chịu) do đó rất

46


khó để phân biệt đâu là tính cách của doanh nhân thương mại và của doanh nhân xã hội.

Thứ hai, các nghiên cứu về tính cách cụ thể đa số vẫn dựa trên các tính cách thường thấy ở các doanh nhân thương mại. Rõ ràng, vì những mục tiêu khác nhau trong quá trình hoạt động do đó những tính cách của doanh nhân xã hội sẽ khác so với doanh nhân thương mại. Do đó nếu chỉ xem xét tính cách của doanh nhân xã hội giống như tính cách của doanh nhân thương mại thì sẽ thiếu đi sự xem xét các tính cách xã hội của doanh nhân xã hội.

Thứ ba, tính cách xã hội mới chỉ được phát triển để xem xét nhiều ở ý định tham gia các hoạt động xã hội và tình nguyện. Thành lập và duy trì hoạt động DNXH cũng là một hoạt động hướng đến xã hội nhưng ở mức độ rộng lớn hơn, tác động của tính cách xã hội trong khởi sự kinh doanh xã hội chắc chắn sẽ phức tạp và đa dạng hơn so với các cá nhân tham gia các hoạt động xã hội thông thường nên việc khám phá các tính cách xã hội của doanh nhân xã hội là vô cùng cần thiết. Thứ tư, nếu chỉ xem xét những tính cách xã hội ở doanh nhân xã hội mà không xem xét đến những tính cách thông thường của doanh nhân thì sẽ là sự thiếu sót lớn vì doanh nhân xã hội là một nhánh trong doanh nhân và cũng hoạt động điều hành kinh doanh do đó chắc chắn sẽ có những tính cách giống nhau giữa doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội. Chính vì vậy, ngoài việc tìm ra những tính cách xã hội riêng biệt của doanh nhân xã hội thì việc xem xét đồng thời vai trò của các tính cách kinh doanh thương mại và tính cách xã hội cũng là vô cùng cần thiết khi tìm hiểu những tính cách chung giữa doanh nhân xã hội và doanh nhân thương mại vì những nghiên cứu so sánh như thế này vẫn còn rất hạn chế

(Smith và cộng sự, 2014).

Thứ năm, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội đa phần nghiên cứu tác động trực tiếp của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong khi có nhiều bằng chứng cho rằng tính cách được xem là tác động đến ý định khởi sự kinh doanh nói chung và ý định khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng thông qua các tiền đề của ý định. Do đó, nghiên cứu này sẽ

47


sử dụng hai tiền đề của Mair và Noboa (2006) bao gồm cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi làm trung gian tác động giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Cuối cùng, yếu tố văn hóa được cho là sẽ ảnh hưởng mạnh đến các tính cách. Với sự tác động nền văn hóa Á Đông, vai trò của những tính cách được khám phá trong nghiên cứu này sẽ cung cấp một góc nhìn khác tổng quát hóa vai trò của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (İrengün và Arıkboğa, 2015; Penner và cộng sự, 2005; Wang và cộng sự, 2016; Smith và cộng sự, 2014).

Tóm lại, để giải quyết những khe hổng nghiên cứu trên, nghiên cứu này sẽ nghiên cứu một cách toàn diện tính cách của doanh nhân xã hội bằng cách xem xét tính cách là sự kết hợp giữa các tính cách thông thường xuất hiện ở doanh nhân thương mại kết hợp với các tính cách xã hội chỉ có ở doanh nhân xã hội. Bên cạnh đó, các tính cách sẽ được xem xét tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi để có cái nhìn rõ ràng hơn mức độ tác động. Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra đâu là những tính cách mà doanh nhân xã hội giống với doanh nhân thương mại và đâu là những tính cách đặc trưng chỉ có ở các doanh nhân xã hội tiềm năng. Cuối cùng, tác động trung gian của cảm nhận sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trong mối quan hệ từ các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội cũng sẽ được khám phá.

2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Mô hình nghiên cứu sẽ xem xét tính cách của doanh nhân xã hội sẽ là sự kết hợp giữa các tính cách thông thường của doanh nhân và tính cách xã hội chỉ có ở doanh nhân xã hội thông qua hai tiền đề được đề xuất bởi Mair và Noboa (2006) là cảm nhận sự mong muốn và cảm nhận tính khả thi.

2.4.3.1 Mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006), cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi

48


Nghiên cứu này sử dụng mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) với hai tiền đề cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi để dự báo vai trò của các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Đầu năm 2006, Mair và Noboa (2006) đã đề xuất mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên dựa trên TPB (Ajzen, 1991) và mô hình sự kiện doanh nhân Shapero (Shapero và Sokol, 1982). Họ lập luận ý định kinh doanh xã hội được hình thành bởi cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi. Ngoài ra, họ đã mở rộng mô hình bằng cách thêm tác động của niềm tin vào năng lực bản thân và sự hỗ trợ xã hội đến tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn được mở rộng bằng cách thêm hai tính cách, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức.

Nghiên cứu này sẽ mở rộng mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) để nghiên cứu các tác động trung gian của cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận sự mong muốn trong mối quan hệ giữa các tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội vì những lý do sau:

Thứ nhất, mô hình của Mair và Noboa (2006) đã đơn giản hóa các mô hình trước đó bằng cách kết hợp thái độ và chuẩn mực chủ quan để hình thành cảm nhận sự mong muốn và thay thế kiểm soát hành vi nhận thức bằng cảm nhận về tính khả thi (Mair và Marti, 2006). Cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn là hai yếu tố quyết định thường được sử dụng trong các nghiên cứu về ý định trong các lĩnh vực khác nhau (Guerrero và cộng sự, 2008; Shiri và cộng sự, 2012; Zampetakis, 2008; Saeed và cộng sự, 2014; Alsaad và cộng sự, 2015; Saadin và Daskin, 2015).

Thứ hai, mô hình đề xuất của Mair và Noboa (2006) thừa nhận mối quan hệ giữa tính khả thi và sự mong muốn với các tính cách kinh doanh xã hội cụ thể như sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức. Do đó, việc bổ sung thêm và thử nghiệm các đặc điểm chung của doanh nhân và đặc điểm kinh doanh xã hội trong mô hình này là hợp lý và có sức thuyết phục.

Cảm nhận về sự mong muốn được định nghĩa là cách một cá nhân tìm thấy sự hấp dẫn khi thực hiện một hành vi cụ thể (Ayob và cộng sự, 2013; Shapero

49


và Sokol, 1982). Cảm nhận về sự mong muốn bị ảnh hưởng bởi thái độ, giá trị, cảm xúc của một cá nhân và những người xung quanh như gia đình, nền tảng giáo dục và cộng đồng (Fitzsimmons và Douglas, 2011). Krueger và Brazeal (1994) khẳng định rằng cấu trúc này giải quyết hai cấu trúc quan trọng trong TPB, đó là thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan. Cảm nhận sự mong muốn trong khởi sự kinh doanh là sự đánh giá về thái độ, cảm xúc khi bắt đầu khởi sự kinh doanh và sự ủng hộ của những người xung quanh (Mitchell và Shepherd, 2010). Trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Noorseha, 2013; Baierl và cộng sự, 2014; Tiwari và cộng sự, 2017a; Mair và Marti, 2006).

Cảm nhận về tính khả thi là cách một cá nhân tin tưởng vào khả năng của mình (Ayob và cộng sự, 2013; Shapero và Sokol, 1982). Cảm nhận về tính khả thi bị ảnh hưởng bởi nhận thức cá nhân về các nguồn lực sẵn có như tài chính, kiến thức và kỹ năng (Krueger và cộng sự, 2000; Peterman và Kennedy, 2003). Cấu trúc này được coi là tương ứng với nhận thức về kiểm soát hành vi trong TPB (Dissanayake, 2013). Một người có ý định thành lập một doanh nghiệp có khả năng đã tìm hiểu những trở ngại và đánh giá khả năng của họ trong việc khởi sự kinh doanh xã hội. Ý định thực hiện các hành vi sẽ được thiết lập khi một cá nhân không nhận ra những trở ngại, hoặc họ nghĩ rằng họ có thể giải quyết chúng. Do đó, cảm nhận về tính khả thi là một yếu tố quyết định trong việc hình thành ý định thực hiện một hành vi. Cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội được hiểu là sự đánh giá dễ dàng hoặc khó khăn của các cá nhân khi họ trở thành doanh nhân xã hội và là một yếu tố thúc đẩy cho ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Noorseha, 2013; Baierl và cộng sự, 2014; Tiwari và cộng sự, 2017a; Mair và Marti, 2006). Tác giả đề xuất:

Giả thuyết H1. Cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội làm tăng ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí