10
và cộng sự, 2018a). Kết quả chỉ ra rằng ý định khởi sự kinh doanh xã hội không đồng nhất giữa các nền văn hóa và ý định khởi sự kinh doanh xã hội các cá nhân bị ảnh hưởng bởi văn hóa. Liên quan đến các biến thể chế chỉ có một bài báo của Urban và Kujinga (2017a) nghiên cứu vai trò của thể chế tại châu Phi và cho kết quả tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Cuối cùng, liên quan đến cấp độ tổ chức, bài báo của Tan và Yoo (2015) tạo thành một chủ đề của riêng biệt. Nghiên cứu này chỉ ra các thuộc tính tổ chức và các nhiệm vụ xã hội có vai trò quan trọng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội của những cá nhân trong tổ chức đó.
Danh mục 4. Quá trình từ ý định đến quyết định (1 nghiên cứu)
Danh mục này tập trung vào tìm hiểu về cơ chế từ ý định khởi sự kinh doanh xã hội sang quyết định khởi sự kinh doanh xã hội. Chỉ có một nghiên cứu trong danh mục này. Salhi (2018) xem xét vai trò của động lực cá nhân trong quá trình từ ý định khởi sự kinh doanh xã hội sang quyết định thành lập DNXH.
Từ kết quả danh mục và các chủ đề trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội ở bảng trên có thể thấy các yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội của một cá nhân rất đa dạng, đặc biệt danh mục 2 (Các yếu tố thuộc về cá nhân) nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng học thuật. Các nhân tố thuộc về cá nhân rất đa dạng và phòng phú, bao gồm rất nhiều yếu tố mà phần lớn các yếu tố đó thuộc về cấu trúc rộng hơn là vốn con người. Vốn con người là một trong những yếu tố cơ bản nhất cần phải tìm hiểu khi nghiên cứu ý định ở một lĩnh vực mới như khởi sự kinh doanh xã hội (Marvel và cộng sự, 2016). Do đó, trong luận án này sẽ tiếp tục tập trung vào nhóm nghiên cứu thuộc danh mục 2 (Các yếu tố thuộc về cá nhân) mà cụ thể sẽ là vốn con người để khám phá mối quan hệ giữa các cấu trúc chính trong vốn con người và ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Các tính cách, kinh nghiệm và giáo dục đều là những thành phần cốt lõi trong vốn con người (Marvel và cộng sự, 2016). Sự quan tâm đến các yếu tố này gia tăng đồng thời với sự quan tâm dành cho tác động của vốn con người đến khởi sự kinh doanh trong trong hai thập kỷ qua (Marvel và cộng sự, 2016). Lý thuyết vốn con người ban đầu được phát triển để nghiên cứu giá trị của giáo dục (Becker, 1964;
11
Schultz, 1961) và cho thấy những cá nhân có kiến thức và kỹ năng có khả năng tạo ra các giá trị kinh tế. Unger và cộng sự (2011) kế thừa những quan điểm này và đưa ra lý thuyết đầu tư vào vốn con người (theory of investments in human capital) dựa trên những bằng chứng cho thấy những người có trình độ học vấn và kỹ năng cao hơn hầu như luôn có thu nhập cao hơn những người còn lại. Lý thuyết này áp dụng vào lĩnh vực khởi sự kinh doanh thông qua việc liên kết các thuộc tính thuộc về bản chất của con người với thành công của doanh nhân khi khởi sự kinh doanh (Unger và cộng sự, 2011). Một số nghiên cứu sau đó lý giải lý do tại sao tính cách, kinh nghiệm và giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với khởi sự kinh doanh như giúp khám phá và tạo ra những cơ hội khởi sự kinh doanh (Alvarez và Barney, 2007; Marvel, 2013) hay tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp (Bradley và cộng sự, 2012; Corbett và cộng sự, 2007) hoặc làm giảm những rủi ro trong nhận thức của các cá nhân về khởi sự kinh doanh (Zacharakis và Meyer, 2000).
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 1
- Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 2
- Các Nhóm Nghiên Cứu Trong Chủ Đề Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu
- Lược Khảo Các Lý Thuyết Nền Về Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh
- Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Có Sử Dụng Các Lý Thuyết Về Ý Định Trong Nghiên Cứu Về Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
Có thể nói vốn con người là một cấu trúc khá rộng và có nhiều cách tiếp cận, tuy nhiên dù ở cách tiếp cận nào thì tính cách, kinh nghiệm và giáo dục vẫn là những thành phần cốt lõi không thể thiếu trong vốn con người. Một trong những quan điểm nổi bật là của Ployhart và Moliterno (2011), quan điểm này chia vốn con người thành hai loại là vốn con người nhận thức (kinh nghiệm và giáo dục) và vốn con người không nhận thức (tính cách và động lực). Theo đó, vốn con người nhận thức có xu hướng nhìn thấy và phát triển, trong khi vốn con người không nhận thức có xu hướng ẩn và khó phát triển. Từ đó, có thể thấy mặc dù chung cấu trúc vốn con người nhưng bản chất của các tính cách với giáo dục và kinh nghiệm là khác nhau do đó luận án này sẽ thực hiện hai nghiên cứu thực nghiệm tương ứng với hai nhóm yếu tố trên bao gồm tính cách (vốn con người không nhận thức) và kinh nghiệm, giáo dục (vốn nhận thức) để tìm hiểu tác động của từng nhóm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Việc thực hiện hai nghiên cứu là cách tiếp cận phù hợp vì những lí do sau:
Thứ nhất, đây là hai nhóm vốn con người có sự khác biệt trong bản chất. Nếu như những tính cách chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong như trí tuệ, tinh thần, bản năng, cảm xúc, ham muốn, thói quen và cách suy nghĩ (McClelland, 1965) thì
12
kinh nghiệm và giáo dục lại bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như sự trải nghiệm, tác động của các khóa học, các công việc đã trải qua… (Alvarez và Barney, 2007; Marvel và cộng sự, 2016). Do đó, cơ chế hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua các tiền đề cũng đòi hỏi phải được xem xét một cách phù hợp với từng nhóm yếu tố, do đó việc kết hợp xem xét cùng lúc hai nhóm yếu tố vốn con người với cùng các tiền đề dẫn đến ý định là không phù hợp. Ngoài ra, với sự chồng chéo về cấu trúc và sự khác nhau về bản chất của các tiền đề cũng dẫn đến việc rất khó để kết hợp các nhóm tiền đề ý định lại với nhau để xem xét cùng lúc tính cách, giáo dục và kinh nghiệm. Với những lý thuyết nền về ý định hiện có, sự phức tạp cấu trúc vốn con người thì việc xem xét hai nhóm vốn con người (tính cách, giáo dục và kinh nghiệm) với hai mô hình là phù hợp hơn. Cụ thể trong luận án này, các tính cách sẽ được xem xét thông qua hai tiền đề trước khi đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội là sự mong muốn và tính khả thi trong khi giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm sẽ được xem xét thông qua hai tiền đề niềm tin vào năng lực và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội.
Thứ hai, từ lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, các yếu tố trong vốn con người nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng học thuật trong thời gian gần đây (Tan và cộng sự, 2019), bằng chứng là rất nhiều nghiên cứu tập trung vào vai trò của giáo dục, kinh nghiệm hay tính cách (Chipeta và Surujlal, 2017, Politis và cộng sự, 2016, Kedmenec và cộng sự, 2015, Prieto, 2011) tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chỉ là những nghiên cứu riêng lẻ vì bản chất của các yếu tố này trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội vẫn chưa được khám phá một cách toàn diện do đó việc xem xét đồng thời các yếu tố dễ dẫn đến sự chồng chéo và không xác định rõ các hiệu ứng tác động. Có thể kể đến như tính cách là một danh mục lớn trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Tan và cộng sự, 2019), việc xem xét tương tác với các yếu tố khác là chưa thật cần thiết khi ngay cả các tính cách của doanh nhân xã hội vẫn còn là một chủ đề chưa được làm rõ và nhiều nghiên cứu hiện nay cũng chỉ tập trung chuyên sâu vào tính cách hơn là kết hợp nó với các yếu tố khác trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Nga và Shamuganathan, 2010; Aure, 2018; Chipeta và Surujlal,
13
2017; Prieto, 2011). Với những lí do trên, luận án nhằm sẽ thực hiện hai nghiên cứu để kiểm tra tác động của hai loại loại vốn con người đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội:
Nghiên cứu thứ nhất: tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh
xã hội.
Nghiên cứu thứ hai: tác động của hai yếu tố kinh nghiệm và giáo dục đến ý
định khởi sự kinh doanh xã hội.
VỐN CON NGƯỜI (Ployhart và Moliterno, 2011)
Vốn con người không nhận
thức (tính cách)
Vốn con người nhận thức
(kinh nghiệm và giáo dục)
Nghiên cứu 1. Tác động của
tính cách đến ý định khởi sự
kinh doanh xã hội
Nghiên cứu 2. Tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh
doanh xã hội
(nguồn: tác giả đề xuất)
Hình 1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tương ứng với các loại vốn con người
1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Từ các lược khảo đã được thực hiện, luận án chỉ ra khe hổng nghiên cứu như
sau:
Thứ nhất, ý định khởi sự kinh doanh xã hội là một nhánh nghiên cứu quan trọng
trong khởi sự kinh doanh xã hội và cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thực hiện lược khảo các các nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội, xác định các danh mục, các hướng nghiên cứu trong chủ đề này.
14
Thứ hai, đa phần các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội sử dụng các lý thuyết ý định từ khởi sự kinh doanh thương mại như mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero (Shapero và Sokol, 1982) hay TPB (Ajzen, 1991), việc đánh giá lại, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các lý thuyết để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể là cần thiết. Ngoài ra, với sự phát triển của các lý thuyết mới như mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) hay cách tiếp cận mới từ lựa chọn nghề nghiệp với SCCT (Social Cognitive Career Theory) (Lent và cộng sự, 1994) thì việc sử dụng các mô hình lý thuyết mới cũng nên được quan tâm và đánh giá khả năng áp dụng trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội.
Thứ ba, với mục đích hoạt động khác nhau, ý định khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống và ý định khởi sự kinh doanh xã hội chắc chắn sẽ có sự khác biệt và cần nghiên cứu lại. Các tính cách từng được nghiên cứu đa phần là những tính cách chung thường xuất hiện ở doanh nhân thương mại truyền thống, do đó chưa làm nổi bật những tính cách nào là đặc trưng của doanh nhân xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội đa số tìm hiểu mối quan hệ trực tiếp (Nga và Shamuganathan, 2010; Ip và cộng sự, 2018a; Hsu và Wang, 2018; Preethi và Priyadarshini, 2018), trong khi có nhiều bằng chứng cho rằng tính cách được xem là có tác động trung gian đến ý định khởi sự kinh doanh nói chung và ý định khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng.
Thứ tư, ở những nghiên cứu trước, hai yếu tố trong vốn con người nhận thức là kinh nghiệm và giáo dục đa phần được xem xét những biến kiểm soát trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội và chưa có sự quan tâm đến ảnh hưởng của những biến này lên các tiền đề của ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, việc đánh giá giáo dục qua trình độ hay kinh nghiệm qua thời gian công việc cũng chưa làm rõ tác động của những biến này đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Thứ năm, mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc vốn con người và khởi sự kinh doanh xã hội đa phần được nghiên cứu ở các nền kinh tế phát triển trong khi đó các bằng chứng nghiên cứu tại các nước đang phát triển - nơi mà những vấn đề xã hội
15
ngày càng trở nên đa dạng – vẫn còn ít. Với những đặc điểm như kinh doanh xã hội đang ở giai đoạn đầu và khởi sự kinh doanh xã hội đang bắt đầu nhận được sự quan tâm của xã hội, nhà nước và nhiều tổ chức phi chính phủ hỗ trợ tối đa về nhiều mặt cho các cá nhân khởi sự kinh doanh xã hội khiến Việt Nam trở thành một khu vực phù hợp để thực hiện nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
Từ những lí do trên, tác giả thực hiện đề tài tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội nhằm kiểm tra vài trò của các khía cạnh vốn con người (tính cách, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội) tác động đến quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
1.3 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu
Luận án này xây dựng và kiểm định mô hình về vai trò tác động của từng nhóm yếu tố vốn con người bao gồm vốn con người không nhận thức (các đặc điểm tính cách) và vốn con người nhận thức (kinh nghiệm và giáo dục) ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các đặc điểm tính cách sẽ được xem xét là sự tổng hợp của các tính cách truyền thống và các tính cách xã hội đến ý định ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua mô hình của Mair và Noboa (2006) trong khi đó tác động của kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu thứ nhất: Tác động của các tính cách (vốn con người không nhận thức) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội được xem xét thông qua hai tiền đề trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội của Mair và Noboa (2006). Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đi sâu vào các câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Các tính cách nào có ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội?
16
Câu hỏi nghiên cứu 2: Các tính cách trên ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua thông qua cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trung gian như thế nào trong mối quan hệ từ các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội?
Mục tiêu thứ hai: Luận án sẽ xem xét tác động của kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp (social cognitive career theory - SCCT). Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đi sâu vào các câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu 4: Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội tác động như thế nào đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua SCCT (với hai tiền đề niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội)?
Câu hỏi nghiên cứu 5: Niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội trung gian như thế nào trong mối quan hệ từ giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội?
Mục tiêu thứ ba: Đề xuất các hàm ý chính sách giúp làm tăng ý định khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng và khởi sự kinh doanh xã hội nói chung dựa trên các khía cạnh của vốn con người. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đi sâu vào câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu 6: Các hàm ý chính sách nào cho các bên liên quan nhằm tăng ý định của các cá nhân khởi sự kinh doanh xã hội cũng như số lượng DNXH tại Việt Nam?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
17
Đối tượng của nghiên cứu này là hai nhóm yếu tố của vốn con người bao gồm các đặc điểm tính cách (vốn con người không nhận thức), kinh nghiệm và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (vốn con người nhận thức) và ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
1.4.2 Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu
Do đặc thù của kinh doanh xã hội còn rất mới tại Việt Nam, tổng thể trong nghiên cứu này sẽ là những cá nhân có tiềm năng trở thành các doanh nhân xã hội mà cụ thể trong nghiên cứu này xác định là những cá nhân có sự quan tâm và kiến thức nhất định về kinh doanh xã hội. Chính vì vậy, trong luận án này, tác giả phối hợp với Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC) để thu thập dữ liệu từ những cá nhân có tham gia các hoạt động liên quan đến kinh doanh xã hội tại đây. Khung chọn mẫu bao gồm những cá nhân đã tham gia các khóa học khác nhau trong các chương trình như Gọi vốn dành cho doanh nhân xã hội ở Việt Nam, Green our World, Xây dựng môi trường gắn kết tích cực (Building a Positive Public Engagement Environment), Chương trình hòa nhập xã hội (Social Immersion Program), Phát triển quan điểm trở thành doanh nhân xã hội (Developing Perspectives as social entrepreneurs: training program), Quản lý chất lượng cho dự án phát triển cộng đồng (Quality Management for Community Development Project), Hội thảo đổi mới xã hội và doanh nghiệp (Workshop Social Innovation and Enterprise), Đào tạo Khởi nghiệp Tạo tác động NEUrON, Đào tạo Khởi nghiệp tạo tác động khu vực đồng bằng Sông Hồng, Impact Space - Không gian khởi nghiệp tạo tác động, tọa đàm Sáng kiến Kinh doanh vì Cộng đồng – Én xanh HCMC, Đào tạo kỹ năng điều phối, hỗ trợ đổi mới sáng tạo khởi nghiệp xã hội. Các chương trình này được tổ chức bởi Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Saigon Innovation Hub và CSIP.
Mẫu trong nghiên cứu này được chọn theo phương pháp thuận tiện. Để thu thập dữ liệu, tác giả phối hợp với cộng đồng hỗ trợ DNXH (SSEC - Supporting Social Enterprise Community), đường link khảo sát bảng câu hỏi được tạo trên Google Form được gửi đến những cá nhân có tham gia các hoạt động mà SSEC tổ chức.