Kết luận chương 1
Quản lý hoạt động giáo dục chính là khâu then chốt để phát triển sự nghiệp giáo dục và quản lý hoạt động dạy học là hoạt động chính trong quá trình quản lý giáo dục.
Quản lý hoạt động giáo dục môn Tiếng Việt của các trường PTDT Bán trú tiểu học gồm các nội dung sau: Quản lý mục tiêu kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt; quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt; quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên, hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh; quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên; quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý các phương tiện, thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt. Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, vậy người quản lý tổ chức và điều khiển là quá trình sư phạm tổng thể, đội ngũ giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Như vậy, quản lý tốt hoạt động dạy học trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Đối với giáo dục, thì giáo dục ở bậc tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây là cấp học đặt nền móng cho giáo dục ở các cấp tiếp theo. Trong đó đặc biệt là chất lượng dạy học môn Tiếng Việt có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện. Do đó, quản lý dạy học môn Tiếng Việt giữ vai trò quyết định đến chất lượng quản lý giáo dục ở các trường PTDT Bán trú tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Qua những vấn đề lý luận này sẽ là điểm tựa cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp, hiệu quả nhất để quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường PTDT Bán trú tiểu học.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
TIẾNG VIỆT Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, giáo dục huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội huyên Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
- Vị trí địa lí: Huyện Nậm Pồ là huyện miền núi, biên giới, cách thành phố Điện Biên Phủ 140 km, phía Đông giáp huyện Mường Chà, phía tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. huyện Nậm Pồ có diện tích tự nhiên 1.498 km2, có đường biên giới Quốc gia dài 119,7 km.
- Địa hình: Nậm Pồ có địa hình địa hình đồi núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen kẽ giữa các dãy núi có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi,... phân bố rộng khắp trên địa bàn nhưng diện tích nhỏ, hẹp.
- Khí hậu: Nậm Pồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, có gió mùa đông lạnh khô, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng; ít mưa, nhiều sương muối và rét hại gây bất lợi cho đời sống và sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa từ tháng 5 - 9, mưa nhiều với đặc tính diễn biến bất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam chứa một lượng ẩm lớn kèm theo các nhiễu động khí quyển mạnh và thường xuyên đã tạo ra các cơn mưa dông, mưa, thường xuất hiện dông, mưa đá. Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78-93%. Có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800-2.500 mm/năm, mưa tập trung từ tháng 7, 8, 9.
- Thủy văn: Hệ thống thủy văn của huyện thuộc phụ lưu vực Sông Đà, có hệ thống khe, suối chằng chịt độ dốc cao, lưu vực ngắn đổ chủ yếu vào bốn
dòng suối chính là: Suối Nậm Pồ, suối Nậm Chà, suối Nậm Chim, Nậm Bai. Đây là nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện, cũng là tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, nhưng do địa hình dốc, diện tích đồi núi trọc khá nhiều nên việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất khó khăn.
Do nằm trên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên việc khai thác và sử dụng nguồn nước mặt cũng có nhiều hạn chế. Chất lượng nguồn nước khá tốt, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện.
- Tài nguyên rừng: Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa bàn 15/15 xã, hiện còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ mu, Sa Mu và nhiều loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như trong nghiên cứu khoa học gồm: giổi, sấu, trám, muồng hoa vàng nhưng hiện nay số lượng không đáng kể. Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Keo, tre.
Nậm Pồ có tài nguyên rừng rất lớn, chưa tính diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và diện tích rừng phát triển sau nương rẫy thì huyện hiện có khoảng 60.000 ha đất có rừng tự nhiên chiếm khoảng 40% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất lâm nghiệp chưa có rừng trên địa bàn huyện có khoảng 52.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Si Pa Phìn khoảng 8.000 ha, Phìn Hồ khoảng 5.000 ha, Pa Tần khoảng 5.000 ha, Vàng Đán khoảng 3.400 ha,…
- Hệ thống giao thông
Đường Quốc lộ gồm 2 tuyến:
Quốc lộ 4H là tuyến đường từ huyện Mường Chà đi huyện Mường Nhé, đi qua địa phận huyện từ Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Nưa, Chà Cang đến hết xã Pa Tần.
Quốc lộ 4H1 là tuyến đường nối Quốc lộ 4H với cửa khẩu phụ Huổi Lả, điểm đầu tại km 34 (xã Si Pa Phìn).
Đường tỉnh lộ gồm 3 tuyến: Đường tỉnh 145, đường tỉnh lộ 150 và đường tỉnh lộ 145b. Kết hợp với các tuyến đường liên xã đã cải thiện rất lớn nhu cầu đi lại và giao lưu buôn bán của người dân.
- Dân cư: Dân số 50.752 người, huyện có 8 thành phần dân tộc trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18%; tiếp đến là dân tộc Thái chiếm 18,50%; dân tộc Dao chiếm 4,15%; dân tộc Kinh chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú chiếm 1,58%; dân tộc Hoa chiếm 1,52%; dân tộc Kháng chiếm 0,91%; dân tộc Cống chiếm 0,75% và các dân tộc khác chiếm 0,2%. Tổng số hộ 9.655 hộ, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 còn 67,97%.
- Đơn vị hành chính: Huyện có 15 xã: Chà Cang, Chà Nưa, Chà Tở, Na Cô Sa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Nà Khoa, Nậm Chua, Nậm Khăn, Nậm Nhừ, Nậm Tin, Pa Tần, Phìn Hồ, Si Pa Phìn, Vàng Đán. Trung tâm hành chính của huyện nằm ở khu Quy hoạch trung tâm huyện rộng gần 400 ha thuộc địa bàn 3 xã: Nà Khoa, Nậm Chua, Nà Hỳ.
2.1.2. Lịch sử, truyền thống văn hóa
Huyện có 8 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18%; tiếp đến là dân tộc Thái chiếm 18,50%; dân tộc Dao chiếm 4,15%; dân tộc Kinh chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú chiếm 1,58%; dân tộc Hoa chiếm 1,52%; dân tộc Kháng chiếm 0,91%; dân tộc Cống chiếm 0,75% và các dân tộc khác chiếm 0,2%. Huyện Nậm Pồ có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc, có nền văn hóa rất đa dạng với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau...
2.1.3. Các trường PTDTBT tiểu học
Trường PTDTBT tiểu học Nậm Nhừ,Trường PTDTBT tiểu học Nậm Tin, Trường PTDTBT tiểu học Nà Khoa,Trường PTDTBT tiểu học Nà Bủng,Trường PTDTBT tiểu học Vàng Đán,Trường PTDTBT tiểu học Nà Hỳ số 2, Trường PTDTBT tiểu học Chà Tở, Trường PTDTBT tiểu học Chà Nưa, Trường PTDTBT tiểu học Pa Tần, Trường PTDTBT tiểu học Na Cô Sa, Trường PTDTBT tiểu học Phìn Hồ.
2.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, phân tích kết quả khảo sát để xác định điểm mạnh và hạn chế thông qua các nội dung khảo sát từ đó có thêm căn cứ xác định nguyên nhân của thực hiện.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Trên cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Tiếng Việt theo phát triển năng lực ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đã được trình bày ở chương 1, để thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo những nội dung sau:
Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hiện chương trình và nội dung dạy học môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học.
Thực trạng quản lý phương pháp và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
- Đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Số lượng:
+ Cán bộ quản lý PGD: 03
+ Cán bộ quản lý: 09
+ Giáo viên: 99
+ Nhân viên: 09
Tổng số CBQL, GV, NV: 120
2.2.4. Địa bàn khảo sát
Khảo sát các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.2.5. Kết quả khảo sát
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng việc quản lý hoạt động dạy học dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học
- Đội ngũ CB, GV, NV có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm, nỗ lực trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, Trên 98% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn và nâng chuẩn theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hiểu rõ tầm quan trọng xã hội hóa giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay chủ động tăng cường sự kết hợp của các trường với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cùng tham gia vào công tác xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục và xã hội học tập. Củng cố và phát huy vai trò của Hội khuyến học các trung tâm học tập cộng đồng của xã.
Để hiểu được nhận thức của hiệu trưởng ở các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên về sự cần thiết Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt, tôi đã thực hiện bằng phiếu hỏi với 35 đồng chí cán bộ quản lý các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. về tính cần thiết của các biện pháp quản lý, kết quả nhận thức như sau:
Bảng 2.1. Kết quả nhận thức của cán bộ quản lý của trường PTDTBT tiểu học về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt
Các biện pháp quản lý | Mức độ nhận thức số lượng (%) | |||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | ||
1 | Quản lý việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt. | 30 85,7% | 5 14,3% | 0 |
2 | Quản lý công tác thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. | 31 88,5% | 4 11,5% | 0 |
3 | Quản lý giờ lên lớp của giáo viên. | 29 82,8% | 6 17,2% | 0 |
4 | Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp. | 30 85,7% | 5 14,3% | 0 |
5 | Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. | 31 88,5% | 4 11,5% | 0 |
6 | Quản lý hoạt động học tập của học sinh. | 29 82,8% | 6 17,2% | 0 |
7 | Quản lý sử dụng thiết bị, đồ dùng, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt. | 25 71,4% | 10 28,6% | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Môn Tiếng Việt - Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Ở Các Trường Ptdt Bán Trú Tiểu Học
- Quản Lý Hoạt Động Học Môn Tiếng Việt Của Học Sinh Tiểu Học
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Học Môn Tiếng Việt Của Học Sinh Tiểu Học
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Ở Các Trường Ptdt Bán Trú Tiểu Học Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
2.3.2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Những năm qua sự nghiệp giáo dục của huyện Nậm Pồ đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, tuy huyện Nậm Nậm Pồ mới được chia tách huyện và là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, nhưng chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao, quy mô trường, lớp dần ổn định, các cấp học ngày càng đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đã được đáp ứng nhu cầu, đội ngũ giáo từng bước được chuẩn hóa, tham gia các khóa bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, công tác xã hộ hóa giáo dục ngày càng nâng cao. Công tác tập huấn nâng cao nâng lực cho giáo viên đã được thực hiện hàng tháng tuần với các chuyên đề cấp trường, hàng tháng với các chuyên đề cấp cụm, huyện, chú trọng
vào việc nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đặc biệt là học sinh trong các trường PTDTBT tiểu học. chất lượng giáo dục được duy trì ổn định và tiến bộ. Năm học 2017 - 2018 trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp đã có nhiều em học sinh đạt các giải cao đặc biệt có học sinh được tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia.
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Việc đánh giá Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên được tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi trên 35 đối tượng là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng ở các trường PTDTBT tiểu học ở 4 mức độ Tốt, Khá, TB, Chưa đạt. Kết quả các ý trả lời bằng phiếu hỏi như sau:
Bảng 2.2. Kết quả điều tra quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên
Nội dung điều tra | Ý kiến đánh giá Số lượng (%) | ||||
Tốt | Khá | TB | Chưa đạt | ||
1 | Trình độ chuyên môn được đào tạo đối với nhiệm vụ. | 15 42,9% | 12 34,3% | 8 22,8% | 0 |
2 | Năng lực đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo yêu cầu | 12 34,3% | 14 40,0% | 9 25,7% | 0 |
3 | Năng lực vận động chương trình môn Tiếng Việt của Bộ GD&ĐT vào địa phương. | 6 17,1% | 12 34,3% | 17 48,6% | 0 |
4 | Năng lực tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt. | 5 14,3% | 12 34,3% | 18 51,4% | 0 |
5 | Khả năng vận dụng trang thiết bị dạy học vào giảng dạy môn Tiếng Việt. | 5 14,3% | 11 31,4% | 16 45,7% | 3 8,6% |
6 | Khả năng tích hợp các nội dung trong giảng dạy môn Tiếng Việt. | 7 20,0% | 8 22,9% | 18 51,4% | 0 |
7 | Năng lực tổ chức các hoạt động hiệu quả trong giờ học môn Tiếng Việt. | 5 14,3% | 10 28,6% | 18 51,4% | 2 5,7% |
8 | Tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc giảng dạy ở các trường PTDTBT tiểu học. | 20 57,1% | 10 28,6% | 5 14,3% | 0 |
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)