trạng, đề xuất giải pháp tương ứng hay kiểm chứng cho một lí thuyết, một giả thuyết. Có các cách thức quan sát như :
— Quan sát khía cạnh và quan sát toàn diện.
— Quan sát lâu dài và quan sát trong một thời gian nhất định.
— Quan sát tự nhiên và quan sát bố trí.
— Quan sát thăm dò và quan sát đi sâu.
— Quan sát phát hiện và quan sát kiểm chứng.
Những lưu ý khi quan sát :
— Đảm bảo tính tự nhiên, tính rõ ràng, tính phong phú, tính chính xác, tính mục
đích của những tài liệu quan sát.
— Đảm bảo những hiểu biết cần thiết liên quan đến hiện tượng, quá trình sẽ quan sát.
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 2
- Sự Ra Đời Của Giáo Dục Học Như Là Một Khoa Học Độc Lập
- Hệ Thống Các Phạm Trù Cơ Bản Của Giáo Dục Học
- Vai Trò Của Di Truyền Và Môi Trường Trong Sự Phát Triển Nhân Cách
- Cuộc Cách Mạng Khoa Học Công Nghệ Trong Thời Đại Ngày Nay Phát Triển Như Vũ Bão Với Các Đặc Điểm Cơ Bản Sau :
- Mục Tiêu Phát Triển Con Người (Phát Triển Nhân Cách)
Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.
2.4.Phương pháp điều tra giáo dụclà phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được xây dựng theo mục đích nhất định, đặt ra cho nhiều người ở nhiều vùng khác nhau, vào những thời gian khác nhau, thuộc nhiều thành phần khác nhau.
Điều tra bằng anket là phương pháp sử dụng anket (phiếu câu hỏi) để trưng cầu ý kiến nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn, dưới hình thức viết.
Có 3 loại anket : anket đóng, anket mở và anket hỗn hợp.
Vài lưu ý khi sử dụng phương pháp này :
— Xác định rõ mục đích và đối tượng điều tra.
— Xây dựng nội dung anket với hệ thống câu hỏi và những phương án trả lời (nếu có) sao cho rõ ràng, chính xác để mọi người hiểu đúng, hiểu như nhau. Các câu hỏi có thể kiểm tra lẫn nhau (câu hỏi trung tính).
— Phải hướng dẫn trả lời rõ ràng.
— Xử lí thông tin chính xác, khách quan.
2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục là cách thức phát hiện, phân tích và đánh giá, khái quát hoá và hệ thống hoá các kinh nghiệm giáo dục làm phong phú thêm lí luận và xây dựng lí luận mới.
Chú ý :
— Chọn điển hình để khai thác kinh nghiệm.
— Khai thác kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau (con người, văn bản, sản phẩm).
— Sàng lọc các kinh nghiệm thu được, xử lí một cách khách quan.
— Rút ra những bài học kinh nghiệm có tính khái quát và hệ thống.
2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu trong điều kiện được khống chế, nhằm gây ra những biến đổi mong muốn ở chúng cả về mặt định lượng và định tính.
— Các loại thực nghiệm thường được dùng trong thực tiễn giáo dục như thực nghiệm thăm dò, thực nghiệm kiểm tra, thực nghiệm triển khai, v.v.
— Cần chú ý xác định giả thuyết thực nghiệm; chọn đối tượng thực nghiệm; tác động vào nhóm thực nghiệm đúng phương pháp; đo kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả một cách chính xác.
2.7. Phương pháp toán để hỗ trợ cho việc nghiên cứu (xử lí số liệu). Do khoa học không ngừng phát triển, mà ứng dụng thành quả nghiên cứu giữa các khoa học ngày càng gia tăng. Các chương trình toán thống kê có sự hỗ trợ của máy vi tính đã được ứng dụng hiệu quả vào nghiên cứu khoa học giáo dục. Ví dụ chương trình SPSS for Windows 6.0, 7.0,… và 10.0.
Dù nghiên cứu ở cấp độ nào, thì việc nghiên cứu giáo dục cũng phải xuất phát từ thực tiễn giáo dục và hướng đến phục vụ hoạt động giáo dục ở cơ sở; phải sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu để các kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn.
Nhiệm vụ của hoạt động 4
Nhiệm vụ 1 : Nhận diện các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học. Làm việc
cả lớp.
— Giáo sinh lắng nghe, ghi chép để nhận diện, ghi nhớ các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học (tên gọi, đặc điểm và các lưu ý khi sử dụng).
Nhiệm vụ 2 : Thực hành một số phương pháp sử dụng phổ biến trong nghiên cứu Giáo dục học. Làm việc theo nhóm.
Nhóm 1 : Thực hiện phương pháp “nghiên cứu sách và tài liệu”.
— Đọc 1 trang giáo trình viết về “Hệ thống các khái niệm cơ bản của Giáo dục học”.
— Tìm ra những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các khái niệm được viết trên trang giáo trình và ghi lại kết quả thảo luận của nhóm trên giấy khổ lớn.
— Xác định các hành động làm việc với tài liệu để hiểu tài liệu học tập; các khó khăn khi nghiên cứu tài liệu học tập và cách khắc phục để hiểu nội dung tài liệu học tập.
Nhóm 2 : Thực hiện phương pháp “trò chuyện, phỏng vấn”.
— Nhóm cùng tham gia cuộc trò chuyện về chủ đề “Phương pháp nghe và ghi bài học, bài giảng Giáo dục học của sinh viên sư phạm” dưới sự điều khiển của nhóm trưởng (hoặc giáo viên bộ môn hay trợ giảng) với các ý được nêu ra :
+ Thực trạng phương pháp nghe và ghi bài giảng Giáo dục học của sinh viên sư phạm.
+ Nguyên nhân của thực trạng “Phương pháp nghe và ghi bài giảng Giáo dục học của sinh viên sư phạm”.
+ Những ý kiến đề xuất cải tiến việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp để rèn luyện kĩ năng nghe và ghi bài giảng Giáo dục học một cách tích cực.
Nhóm 3 : Thực hiện phương pháp “thăm dò ý kiến bằng anket”.
— Quan sát một số phiếu thăm dò ý kiến (lấy ra từ những bài tập nghiên cứu hoặc từ luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Tâm lí Giáo dục).
— Mô tả các phần cơ bản của một phiếu thăm dò.
— Viết phần dẫn nhập của phiếu thăm dò cho đề tài “Khảo sát mức độ sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy học môn Toán hoặc môn Văn ở trường tiểu học”.
— Soạn một câu hỏi thăm dò cho đề tài trên.
Nhóm 4 : Thực hiện phương pháp “quan sát”.
— Quan sát hoạt động của nhóm 2 và ghi lại những yêu cầu đạt hoặc chưa đạt khi sử dụng phương pháp trò chuyện, phỏng vấn.
+ Những câu hỏi nhóm trưởng (người phỏng vấn hoặc người điều hành buổi trò chuyện) nêu ra có phù hợp với yêu cầu của đề tài không ? Có kích thích các thành viên suy nghĩ trả lời không ? Có lôgic với nhau không và có đảm bảo có được các câu trả lời tin cậy không ? (câu hỏi trung tính).
+ Cách giao tiếp của người nghiên cứu có tự nhiên, tự tin, thoải mái để thu hút đối tượng tham gia trò chuyện, phỏng vấn và duy trì không khí giao tiếp tích cực trong suốt thời gian trò chuyện, phỏng vấn không ?
+ Các kết quả phỏng vấn có được ghi chép đầy đủ và khách quan không ?
Nhiệm vụ 3 : Thảo luận tập thể.
— Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm của mình.
— Lớp thảo luận sâu những lưu ý, kĩ thuật khi sử dụng từng phương pháp nghiên cứu Giáo dục học vừa vận dụng.
Đánh giá hoạt động 4
Giáo sinh thực hiện bài tập dưới đây để tập dượt phương pháp nghiên cứu Giáo dục học.
Bài tập : Quan sát 12 hoạt động nào đó của học sinh tiểu học. Từ đó, rút ra những
nhận xét và đề xuất những kiến nghị thích hợp.
Hình thức : Sinh viên làm ở nhà, bài viết.
Hướng dẫn mang tính trợ giúp.
— Chọn 1 2 hoạt động của học sinh tiểu học như hoạt động sinh hoạt tập thể, lao
động, vui chơi giải trí.
— Lập kế hoạch quan sát hoạt động đã chọn.
+ Ngày ……..Giờ ………..
+ Tên hoạt động cần quan sát.
+ Đối tượng học sinh ……… Trường …………
+ Mục đích, yêu cầu quan sát.
+ Nội dung quan sát (những vấn đề muốn làm sáng tỏ).
+ Cách thức quan sát (quan sát khía cạnh hay toàn bộ, quan sát tự nhiên hay có bố trí).
+ Thực hiện quan sát, thu thập thông tin.
+ Xử lí thông tin thu được.
+ Rút ra những nhận xét.
+ Đề xuất kiến nghị với nhà trường, phụ huynh học sinh, tổ chức đội.
Thông tin phản hồi cho các hoạt động
Hoạt động 1
— Các dấu hiệu cơ bản nhất của quá trình giáo dục đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học là :
+ Hệ thống tác động hoàn toàn mang tính tự giác (có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức).
+ Bao gồm cả quá trình dạy học và các quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp khác trong
nhà trường.
+ Hệ thống tác động này có thể diễn ra trên lớp, ngoài lớp, trong trường và ngoài trường, có hoặc không có sự hướng dẫn trực tiếp (giáp mặt) của nhà giáo dục.
— Giáo sinh có thể vẽ sơ đồ cấu trúc, sơ đồ lôgic nhưng phải bảo đảm được các mối quan hệ tương tác giữa quá trình giáo dục tổng thể với các quá trình giáo dục bộ phận. Giáo sinh cần nêu bật chức năng cơ bản của hai yếu tố thành tố là nhà giáo dục và người được giáo dục; mối quan hệ chi phối, phụ thuộc, nhân quả giữa các yếu tố tham gia quá trình giáo dục.
— So sánh các khái niệm cơ bản của giáo dục học ở các bình diện như tính chất, mục tiêu chính, phạm vi. Ví dụ : Khái niệm giáo dục (nghĩa rộng) nhằm phát triển toàn diện nhân cách người được giáo dục; bao gồm những tác động tự giác của quá trình dạy học và các quá trình giáo dục khác trong nhà trường. Còn giáo dục (nghĩa hẹp) chỉ phát triển một mặt nào đó trong cấu trúc nhân cách người được giáo dục, bao gồm tác động tự giác của một quá trình giáo dục bộ phận như quá trình giáo dục đạo đức hoặc quá trình giáo dục thẩm mĩ, v.v.
Hoạt động 2
— Chọn vấn đề mang tính bức xúc, cụ thể và thực hiện được trong thực tế giáo dục Việt Nam (như biên soạn lại sách giáo khoa theo hướng lồng ghép, tích hợp, môđun, v.v., cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, ứng dụng thiết bị kĩ thuật vào dạy học, thiết kế và tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoài giờ cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các giá trị đạo đức, thẩm mĩ, v.v. cho học sinh.
— Giải thích một cách ngắn gọn, rõ ràng và thuyết phục vì sao cần phải đầu tư giải quyết các vấn đề trên (các lí do có thể xét ở bình diện vĩ mô như do yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện tại, do điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, do khả năng và tiềm lực của giáo dục Việt Nam, v.v.).
— Các đề xuất phải cụ thể, thiết thực và mang tính ứng dụng cao.
Hoạt động 3
— Xác định các phân môn của khoa học giáo dục và thể hiện dưới dạng sơ đồ.
— Làm rõ vai trò, vị trí của các khoa học liên quan với Giáo dục học.
— Chỉ ra các ứng dụng cụ thể của các khoa học liên quan trong nghiên cứu Giáo dục học (ví dụ Triết học định hướng cách tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề cụ thể của Giáo dục học, Sinh lí học, Tâm lí học cung cấp các cơ sở, nền tảng khoa học cho các tác động sư phạm có hiệu quả, v.v.).
Hoạt động 4
— Chọn được hoạt động cần quan sát và nêu lí do quan sát hoạt động đó = 1 điểm.
— Nêu mục đích quan sát (kết quả quan sát phục vụ giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu nào) = 1điểm.
— Xác định được nội dung quan sát (ví dụ khả năng hoạt động cùng nhau trong hoạt động theo nhóm) = 1 điểm.
— Xác định cách thức quan sát (ví dụ quan sát khả năng hợp tác trong hoạt động học tập hay trong các hoạt động nhóm khác; học tập theo nhóm ở trên lớp hay cả ngoài lớp) = 2 điểm.
— Các kết quả quan sát phải ghi rõ ràng, cụ thể (định lượng và định tính). Ví dụ số lượng câu hỏi và câu trả lời của các thành viên trong thảo luận nhóm nhỏ, chất lượng các câu hỏi và câu trả lời) = 2 điểm.
— Bình luận về kết quả quan sát dưới góc độ giáo dục học = 1,5 điểm.
— Đề xuất các kiến nghị cụ thể, thực hiện được và có ý nghĩa sư phạm cho giáo viên trong công việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm của học sinh = 1,5 điểm.
Tư liệu (tham khảo) : Một số khái niệm về tự học
— Tự học là tự mình động não, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, v.v.) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại
khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. [GS. TS. Nguyễn Cảnh Toàn].
— Không phải chỉ khi học không có thầy bên cạnh mới phải tự học. Có thầy bên cạnh cũng phải tự mình cố gắng chú ý nghe, nghe rồi động não, động não rồi mới biết nên hỏi thầy như thế nào là có ích nhất cho sự hiểu biết của mình. [GS. TS. Nguyễn Cảnh Toàn].
— Tự học là một hình thức hoạt động cơ bản của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định. [Hà Thị Đức].
— Tự học là bộ phận của học mà ở đó người học huy động ở mức cao nhất tiềm năng, trí tuệ, tình cảm và ý chí của mình để lĩnh hội một cách tự lực tri thức, kĩ năng và rèn luyện nhân cách dưới sự hướng dẫn của người dạy. [Nguyễn Thị Bích Hạnh].
Sơ đồ “khống” về cấu trúc quá trình giáo dục tổng thể
Thông tin cho sơ đồ “khống”
1- Quá trình giáo dục tổng thể; 2- Quá trình dạy học; 3- Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp); 4- Đức dục; 5- Thể dục; 6- Mĩ dục; 7- Quá trình giáo dục lao động;
8- Mục đích giáo dục; 9- Nội dung giáo dục; 10- Phương pháp; 11- Phương tiện giáo dục; 12- Hình thức giáo dục; 13- Môi trường giáo dục; 14- Kết quả giáo dục; 15- Nhà giáo dục; 16- Người được giáo dục.
Chủ đề 3
Giáo dục và sự phát triển nhân cách
Hoạt động : Nghiên cứu giáo dục và sự phát triển nhân cách.
Thông tin cho hoạt động
1. Nhân cách và sự phát triển nhân cách trong Giáo dục học
1.1. Nhân cách
Con người là một sản phẩm của lịch sử xã hội, là một thực thể mang bản chất xã hội bao gồm những phẩm chất, những thuộc tính có ý nghĩa xã hội được hình thành trong quá trình sống của cá nhân thông qua hoạt động giao lưu trong xã hội loài người.
— Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí riêng trong quan hệ hành động của từng người đối với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân.
— Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một con người, hợp thành hai mặt thống nhất là phẩm chất (đức) và năng lực (tài).
Như vậy, xét dưới góc độ Giáo dục học, nhân cách bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữa người đó với đồ vật, với người khác trong xã hội.
— Cốt lõi của nhân cách là hệ thống giá trị, bao gồm các giá trị tư tưởng (như lí tưởng, niềm tin xã hội chủ nghĩa, hoà bình, dân chủ, độc lập tự do, v.v.); các giá trị đạo đức (như lòng nhân ái, nghĩa vụ và trách nhiệm, lòng trung thực, tính kỉ luật, v.v.); các giá trị nhân văn (như học vấn, nghề nghiệp, tình yêu, v.v.).
— Người Việt Nam khi nói đến nhân cách thường quan niệm đó là sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất và năng lực (còn gọi là đức và tài) của con người. Do đó, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để vừa có đức, vừa có tài là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh và sinh viên.
1.2. Sự hình thành và phát triển nhân cách
— Nhân cách được hình thành và phát triển trong chính quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí của cá nhân trong cộng đồng xã hội.
— Chính trong quá trình hoạt động, con người tham gia vào các mối quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do các thế hệ trước tạo ra mà con người chiếm lĩnh được các giá trị văn hoá của loài người gửi gắm vào trong các mối quan hệ, qua đó nhân cách của con người được hình thành và phát triển.
V. I. Lênin đã nói : Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên.
— Sự phát triển nhân cách, bao gồm sự phát triển về thể chất (tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, cơ bắp và sự hoàn thiện của các giác quan, v.v.); sự phát