Vai Trò Trung Gian Của Cảm Nhận Về Mong Muốn Và Cảm Nhận Về Tính Khả Thi Trong Mối Quan Hệ Từ Tính Cách Đến Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội

50


Giả thuyết H2. Cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội làm tăng ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

2.4.3.2 Các tính cách kinh doanh thương mại

Xu hướng mạo hiểm (risk-taking propensity)

Xu hướng mạo hiểm được định nghĩa là sự không chắc chắn trong hành vi và có thể mang lại rủi ro nhất định (Cromie, 2000). Một doanh nhân phải can đảm chấp nhận rủi ro, dám đối mặt với những trở ngại và nguy cơ thất bại. Khả năng như vậy được gọi là xu hướng chấp nhận rủi ro (Gürol và Atsan, 2006). Nhiều nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh thừa nhận rằng xu hướng chấp nhận rủi ro là một đặc điểm quan trọng và thiết yếu của các cá nhân có ý định trở thành doanh nhân (Zhang và cộng sự, 2017; Langkamp Bolton và Lane, 2012; De Pillis và Reardon, 2007). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận trong về ý định khởi sự kinh doanh. Một số nghiên cứu cho thấy những cá nhân có ý định bắt đầu kinh doanh xã hội thường không quan tâm đến rủi ro (Peredo và McLean, 2006; Bornstein và Davis, 2010; Sullivan Mort và cộng sự, 2003) trong khi đó cũng có ý kiến cho rằng ý định khởi sự kinh doanh xã hội có liên quan mật thiết đến việc chấp nhận rủi ro (Harding và Cowling, 2006; Chipeta và Surujlal, 2017; Salhi, 2018; Smith và cộng sự, 2014). Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng trở thành một doanh nhân xã hội cũng rủi ro như trở thành một doanh nhân thương mại, vì vậy việc thành lập DNXH trở nên hấp dẫn đối với các cá nhân có xu hướng chấp nhận rủi ro cao. Nói cách khác, xu hướng chấp nhận rủi ro có tác động tích cực và mạnh mẽ đến thái độ đối với việc khởi sự kinh doanh xã hội, ngoài ra, các khái niệm tương tự như cảm nhận về mong muốn được sử dụng trong nghiên cứu này. Mặt khác, Hyrsky và Tuunanen (1999) cho rằng các doanh nhân có xu hướng chấp nhận rủi ro trong một lĩnh vực mà họ có đủ kiến thức để ước tính xác suất cho các kết quả khác nhau. Điều này được hiểu rằng mặc dù họ bị thu hút bởi các nhiệm vụ rủi ro cao, họ chỉ có ý định thực hiện hành vi nếu họ có kiến thức và kỹ năng để đánh giá khả năng thành công trong nhiệm vụ đó chứ không phải theo đuổi mục tiêu mà bất chấp rủi ro.

51


Giả thuyết H3a. Xu hướng rủi ro làm tăng cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H3b. Xu hướng rủi ro làm tăng cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Nhu cầu thành tích (Need for achievement)

Nhu cầu thành tích được định nghĩa là mong muốn làm những việc để đạt được cảm giác thỏa mãn về sự cộng nhận của người khác về những thành tích mà mình đã đạt được (Cromie, 2000). Collins và cộng sự (2004) kết luận rằng nhu cầu thành tích là một công cụ hiệu quả để phân biệt giữa doanh nhân và những nghề nghiệp còn lại. McClelland (1965) lập luận rằng một người có nhu cầu cao về thành tích luôn có một quyết tâm rõ ràng để lên kế hoạch làm một việc gì đó, công việc nhiều thử thách và thú vị hơn luôn thu hút những người này. Quan điểm này của McClelland (1965) liên kết nhu cầu thành tích với khởi sự kinh doanh và nhiều nghiên cứu xác định nhu cầu thành tích là tính cách nổi bật của các doanh nhân (Hansemark, 1998; Germak và Robinson, 2014). Ngoài ra, Salhi (2018) kết luận rằng nhu cầu thành tích có tác động tích cực đến động lực cá nhân của các doanh nhân xã hội. Những cá nhân có nhu cầu cao về thành tích khao khát đạt được thành tựu của họ thông qua việc trở thành doanh nhân và họ sẽ cố gắng phát triển bản thân để đạt được điều đó (Guerrero và cộng sự, 2008; Zeffane, 2013). Tuy nhiên, trong bối cảnh ý định khởi sự kinh doanh xã hội, các nghiên cứu về nhu cầu thành tích vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, tác giả đề xuất:

Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 9

Giả thuyết H4a. Nhu cầu thành tích làm tăng cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H4b. Nhu cầu thành tích làm tăng cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội.

Tính chủ động (Proactiveness)

Sự chủ động đề cập đến những nỗ lực tích cực của các cá nhân để tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của họ (Zampetakis, 2008). Bargsted và cộng sự (2013) định nghĩa tính chủ động là sự huy động các nguồn lực cá nhân để khởi

52


động một số dự án. Tính chủ động đã được tìm thấy có liên quan tích cực đến xu hướng tham gia vào các hoạt động xã hội (Crant, 1996). Zampetakis (2008) xác nhận tác động trung gian của cảm nhận về sự mong muốn trong mối quan hệ của sự chủ động và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Một số nghiên cứu tiếp theo cũng tìm thấy mối quan hệ giữa tính chủ động và cảm nhận về sự mong muốn (Chipeta và Surujlal, 2017; Summers, 2013). Ngoài ra, tính chủ động cũng đề cập đến một định hướng khởi xướng các hành động cụ thể như tìm kiếm cơ hội, vượt qua các rào cản, tạo ra sự khác biệt và hướng đến thành công (Bargsted và cộng sự, 2013; Kedmenec và cộng sự, 2015). Các cá nhân có tính chủ động cao thường tự tin trong việc trở thành doanh nhân xã hội trong tương lai. Theo Bateman và Crant (1993), những cá nhân có tính chủ động cao thể hiện ý thức chủ động và kiên trì cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn bằng cách phát triển khả năng của chính họ. Nhờ đó, họ tự tin hơn vào khả năng trở thành doanh nhân xã hội trong tương lai.

Giả thuyết H5a. Tính chủ động làm tăng cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H5b. Tính chủ động làm tăng cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội.

Tính sáng tạo (Creativeness)

Tính sáng tạo đề cập đến khả năng làm nảy sinh các ý tưởng độc đáo mang lại lợi ích (Amabile, 2018). Tính sáng tạo trong khởi sự kinh doanh đề cập đến năng lực kinh doanh để khám phá các cơ hội, làm nảy sinh và thực hiện các ý tưởng độc đáo, giúp tăng khả năng thành công cũng như khả năng cạnh tranh cho các dự án mới (Puhakka, 2012). Trong khởi sự kinh doanh, cảm nhận về sự mong muốn tác động trung gian từ sự sáng tạo của sinh viên đến ý định khởi sự kinh doanh (Zampetakis, 2008). Trong khởi sự kinh doanh xã hội, tính sáng tạo quan trọng hơn nhiều và được coi là một tính cách quan trọng bởi vì nó giúp cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề xã hội (Leadbeater, 1997; Sullivan Mort và cộng sự, 2003; Peredo và McLean, 2006; Weerawardena và Mort, 2006). Những người có

53


tính sáng tạo cao kết hợp với mong muốn giải quyết các vấn đề xã hội rất có khả năng trở thành một doanh nhân xã hội trong tương lai (Ip và cộng sự, 2018a). Ngoài ra, tính sáng tạo được coi là năng lực cốt lõi để giải quyết các vấn đề xã hội và nó liên quan chặt chẽ đến sự đổi mới. Là một tác nhân giúp thay đổi xã hội, các doanh nhân xã hội khai thác sự đổi mới ở cấp độ hệ thống để mang lại sự thay đổi tích cực cho xã hội (Lehner và Kansikas, 2012; Zahra và cộng sự, 2009). Các cá nhân có tính sáng tạo cao luôn tự tin khi xử lý các vấn đề phức tạp như các vấn đề xã hội (Duckworth và cộng sự, 2016; Fuller và cộng sự, 2018). Vì vậy, sáng tạo cũng giúp họ tự tin khi đối mặt với những vấn đề khó khăn khi khởi sự kinh doanh xã hội (Yar Hamidi và cộng sự, 2008).

Giả thuyết H6a. Tính sáng tạo làm tăng cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H6b. Tính sáng tạo làm tăng cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội.

2.4.3.3 Các tính cách xã hội

Tính cách xã hội được tạo nên từ những đặc điểm khiến mọi người hành động theo cách có lợi cho người khác hơn là chính họ (Penner và cộng sự, 2005). Nếu như tính cách kinh doanh thương mại có thể thay đổi theo thời gian thì tính cách xã hội lại nhất quán theo thời gian (Eisenberg và cộng sự, 2002). Những tính cách xã hội này làm cho một người hành động khi họ cảm thông và muốn giúp đỡ những người khác (Penner và cộng sự, 2005). Tính cách xã hội liên quan đến việc giúp đỡ, trách nhiệm xã hội và sự cảm thông (Eisenberg và cộng sự, 2002).

Sự đồng cảm (Empathy)

Đồng cảm là một trong những tính cách của kinh doanh xã hội và được định nghĩa là khả năng nhận thức và chia sẻ cảm xúc của người khác (Preston và cộng sự, 2007; Mair và Noboa, 2006). Đồng cảm được biết đến như một tính cách quan trọng giúp phân biệt các doanh nhân xã hội với các doanh nhân vì lợi nhuận (Mair và Noboa, 2003). Noorseha (2013) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng cảm để

54


thúc đẩy hành vi hỗ trợ và giúp đỡ người khác. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa sự đồng cảm và động cơ giúp đỡ những người xung quanh (Cuff và cộng sự, 2016). Dựa trên những lập luận nay, tác giả cho rằng khả năng chia sẻ cảm xúc có thể kích hoạt mong muốn giúp đỡ những người xung quanh. Sự đồng cảm bao gồm sự đồng cảm về cảm xúc và sự đồng cảm nhận thức (Hockerts, 2017). Sự đồng cảm về cảm xúc là sự chia sẻ gián tiếp các cảm xúc của người khác (Smith, 2006). Đồng cảm nhận thức là khả năng hình dung những trải nghiệm của người khác. Trong khi sự đồng cảm cảm xúc thúc đẩy động lực xã hội thì sự đồng cảm nhận thức mang lại tầm nhìn xã hội (Smith, 2006). Sự kết hợp của chúng trở thành một yếu tố chính ảnh hưởng đến mong muốn thực hiện hành vi xã hội (London, 2010; Noorseha, 2013; Hockerts, 2017; Miller và cộng sự, 2012). Những tính cách này còn giúp các cá nhân hiểu thêm về các vấn đề xã hội thông qua chia sẻ trải nghiệm của người khác vì thế giúp họ tin rằng họ có thể đối phó với công việc xã hội. Do đó, tác giả mong đợi một liên kết tích cực giữa sự đồng cảm và cảm nhận về tính khả thi của khởi sự kinh doanh xã hội. Nói cách khác, sự đồng cảm giúp tăng niềm tin khi bắt đầu một doanh nhân xã hội.

Giả thuyết H7a. Sự đồng cảm làm tăng cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H7b. Sự đồng cảm làm tăng cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội.

Nghĩa vụ đạo đức (Moral obligation)

Đánh giá đạo đức (moral judgement) là một tính cách xã hội quan trọng, lần đầu tiên được đề xuất trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội của Mair và Noboa (2006) và đã được xác nhận vai trò trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội bởi nhiều nghiên cứu (Aure, 2018; Forster và Grichnik, 2013; Ip và cộng sự, 2018a). Hockerts (2017) đề xuất thay thế các sự đánh giá đạo đức bằng cấu trúc nghĩa vụ đạo đức bởi vì nghĩa vụ đạo đức là một niềm tin giữa trách nhiệm xã hội và ý định đạo đức. Nghĩa vụ đạo đức được đặc trưng bởi nhận thức rằng các chuẩn mực xã hội là trách nhiệm giúp đỡ những người bị thiệt thòi (Aure,

55


2018). Ip và cộng sự (2018a) lập luận rằng các doanh nhân xã hội là những cá nhân thể hiện nghĩa vụ đạo đức cao và các doanh nhân xã hội này được thúc đẩy bởi nhu cầu trung thành với các nguyên tắc của chính họ và có trách nhiệm với xã hội. Tuy nhiên, Mair và Noboa (2006) thừa nhận rằng không phải tất cả mọi người có nghĩa vụ đạo đức cao đều là một doanh nhân xã hội. Do đó, nghĩa vụ đạo đức là điều kiện cần nhưng chưa đủ trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội (Mair và Noboa, 2006), nghĩa là nghĩa vụ đạo đức là cần thiết để kích hoạt cảm nhận về mong muốn thành lập DNXH. Điều này được xác nhận bởi Aure (2018), Hockerts (2017), Tiwari và cộng sự (2017a) và Ip và cộng sự (2017). Họ xác định nghĩa vụ đạo đức là tính cách xã hội thiết yếu của các doanh nhân xã hội tiềm năng. Tương tự như sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức hướng các cá nhân đến các hành vi xã hội hơn là lợi nhuận và các chuẩn mực xã hội khiến họ cảm thấy tự tin hơn khi chọn trở thành một doanh nhân xã hội thay vì một công việc mang lại thu nhập/lợi nhuận ổn định và không rủi ro (Ayob và cộng sự, 2013).

Giả thuyết H8a. Nghĩa vụ đạo đức làm tăng cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội.

Giả thuyết H8b. Nghĩa vụ đạo đức tăng cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội.

2.4.3.4 Vai trò trung gian của cảm nhận về mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trong mối quan hệ từ tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Nghiên cứu này kiểm tra các mối quan hệ trong mô hình của Mair và Noboa (2006), đó là, tác động của cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội đối với ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Giả thuyết H1, H2 H3). Trong khi đó, mối quan hệ giữa các tính cách đến cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội cũng được kiểm tra (Giả thuyết H3, H4, H5, H6, H7 H8). Những giả thuyết này cùng nhau cho thấy cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh

56


doanh xã hội đóng vai trò trung gian trong các mối quan hệ giữa các tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy những tính cách thương mại nói chung có liên quan đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Chipeta và Surujlal, 2017; Politis và cộng sự, 2016; Kedmenec và cộng sự, 2015; Prieto, 2011). Những nghiên cứu này cho thấy những tính cách thương mại có tác động tích cực và mạnh mẽ đến ý định trở thành một doanh nhân xã hội.

Xu hướng mạo hiểm là một yếu tố rất quan trọng trong khởi sự kinh doanh vì kinh doanh được coi là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm (Zhang và cộng sự, 2017). Thay vì chọn một công việc ổn định, các doanh nhân tiềm năng là những người chấp nhận rủi ro bằng cách bắt đầu một DNXH. Nhiều nghiên cứu về khởi sự doanh nghiệp thương mại thừa nhận chấp nhận rủi ro là một tính cách quan trọng và cần thiết của những cá nhân có ý định trở thành doanh nhân kể cả các doanh nhân xã hội (Zhang và cộng sự, 2017; Langkamp Bolton và Lane, 2012; De Pillis và Reardon, 2007). Tuy nhiên trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội vẫn còn những tranh luận. Mặc dù chưa có những nghiên cứu thực nghiệm nhưng nhiều nghiên cứu mô tả doanh nhân xã hội cũng như những người có ý định trở thành doanh nhân xã hội là những người chấp nhận rủi ro và họ không quá quan trọng những rủi ro có thể gặp khi khởi sự kinh doanh xã hội (Peredo và McLean, 2006; Bornstein và Davis, 2010; Sullivan Mort và cộng sự, 2003). Theo báo cáo của GEM (2010), DNXH là một hình thức của tổ chức phi lợi nhuận nên rủi ro bắt đầu một DNXH được coi là thấp hơn doanh nghiệp thương mại. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng các doanh nhân xã hội có xu hướng ít mạo hiểm hơn các doanh nhân thương mại (Harding và Cowling, 2006).

Zain và cộng sự (2010) đã chứng minh rằng một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của một người là nhu cầu thành tích. Một số tính cách được sử dụng và có cách hiểu tương tự cũng được nghiên cứu như tham vọng, sự kiên định và sự quyết tâm (Leadbeater, 1997; Frances, 2008). Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nhu cầu về thành tích và ý định khởi sự kinh doanh

57


xã hội (Hansemark, 1998; Germak và Robinson, 2014). Những công việc đòi hỏi sự thử thách và được xã hội đánh giá cao như khởi sự kinh doanh xã hội sẽ thu hút những người muốn chứng tỏ bản thân mình để đạt được sự thành công, công việc càng thử thách và thú vị luôn thu hút những người này (Chen và cộng sự, 2012).

Nghiên cứu của Crant (1996) đã cho thấy tác động tích cực của tính chủ động đến ý định khởi sự kinh doanh. Điều này cũng được cho là tương tự trong trường hợp của ý định khởi sự kinh doanh xã hội; những người có tính chủ động cao thường có khuynh hướng hình thành các ý định khởi sự kinh doanh xã hội cao hơn so với những người có tính chủ động thấp (Helm và Andersson, 2010; Mort và cộng sự, 2002). Các nghiên cứu trong khởi sự kinh doanh xã hội cũng khẳng định những doanh nhân xã hội thành công là những người có tính chủ động (Weerawardena và Mort, 2006; Sullivan Mort và cộng sự, 2003).

Tính sáng tạo là yếu tố then chốt trong kinh doanh xã hội vì nó theo đuổi các giải pháp sáng tạo (Chye Koh, 1996). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ giữa sự đổi mới và ý định kinh doanh (Shane và cộng sự, 1991; Mueller và Thomas, 2001; Wagner, 2011). Trong khởi sự kinh doanh xã hội, tính sáng tạo còn quan trọng hơn rất nhiều và được đánh giá là tính cách then chốt vì nó cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề xã hội mà các chính phủ không giải quyết được (Leadbeater, 1997; Sullivan Mort và cộng sự, 2003; Peredo và McLean, 2006; Weerawardena và Mort, 2006). Những người có tính sáng tạo cao kết hợp với mong muốn giải quyết các vấn đề xã hội thì khả năng cao sẽ trở thành một doanh nhân xã hội trong tương lai.

Trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Marti (2006), nghĩa vụ đạo đức là yếu tố cốt lõi để hình thành ý định trở thành doanh nhân xã hội. Tương tự nhiều nghiên cứu cũng cho rằng đây là tính cách phù hợp với mục đích của các doanh nhân xã hội trong việc đạt được các mục tiêu xã hội thông qua việc khởi sự kinh doanh xã hội (Kibler và Kautonen, 2016; Stephan và cộng sự, 2015; Ip và cộng sự, 2017). Những cá nhân với nhận thức về nghĩa vụ đạo đức cao sẽ có mong muốn giải quyết các vấn đề xã hội hơn những cá nhân

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí