Khái Quát Về Vị Trí Địa Lý, Tình Hình Kinh Tế, Văn Hoá - Xã Hội Và Giáo Dục Của Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

Kết luận chương 1


Quản lý hoạt động GDTC cho HS THPT chính là quản lý về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra- đánh giá GDTC, quản lý về các yếu tố anh hưởng GDTC ở trường phổ thông nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết của hoạt động này theo mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Để đạt được điều này, những người làm công tác quản lý GDTC phải thực hiện đảm bảo đúng các chức năng của quản lý và phải nắm được đây là môn học có nguyên tắc đặc thù góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh các trường THPT trong thời kỳ hội nhập thì vấn đề GDTC cho các em là một việc làm cần thiết. Các em khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống Các hoạt động GDTC với những hình thức đa dạng, nội dung phong phú, là những hoạt động không thể thiếu, giúp gắn liền nhà trường với đời sống xã hội. Đó là những điều kiện thuận lợi để GDTC cho học sinh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội và giáo dục của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, phía Tây giáp huyện Phú Lương, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp TP. Thái Nguyên và huyện Phú B́ nh. Toàn huyện có 17 xã và 3 thị trấn. Địa bàn huyện Đồng Hỷ có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Tày, Mông, Dao, Kinh, Nùng, Giấy,... trong đó dân tộc chiếm đa số với 12.888 người, rồi đến dân tộc Tày với 37.613 người, dân tộc dao 23.994 người, dân tộc kinh 17.774 người, dân tộc nùng 7.152 người… số liệu (30/12/2014).

Toàn huyện có 33.878 hộ, dân số là 137.559 người; mật độ dân số 875 người/ km2 (theo số liệu thống kê năm 2010). Trong 5 năm qua ( 2006 - 2010), huyện Đồng Hỷ đã có nhiều khởi sắc đi lên về mọi mặt, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống vật, chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,8%/ năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.347 USD.

Đồng Hỷ là huyện có truyền thống lịch sử, văn hiến Cách mạng, năng động; đặc biệt là tinh thần hiếu học và có tiềm năng, cơ hội phát triển giáo dục và đào tạo.

Sự phát triển của khoa học, công nghệ và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hóa. Sự phát triển của khoa học, công nghệ và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo động lực tích cực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục- đào tạo phát triển.

Quá trnh CNH-HĐH của huyện diễn ra khá mạnh, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục phải tăng bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng để đáp ứng được nhu cầu trong học tập và lao động.

Trong những năm qua, GD& ĐT có những chuyển biến sâu sắc về quy mô, cơ cấu loại hình, về phương pháp dạy và học, cơ chế quản lý...với xu hướng tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống Kinh tế - Xã hội.

* Khái quát về giáo dục trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ

Quy mô trường, lớp của các trường THPT huyện Đồng Hỷ phát triển đồng bộ và rộng khắp, bao gồm nhiều loại hình trường, lớp học phù hợp với đặc điểm địa lý và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân cụ thể là: Duy trì 3 trường THPT với: 76 lớp với 2.881 học sinh. Các trường THPT đã xoá được phòng học 2 ca, ngoài ra còn đảm bảo đủ phòng học cho: 75% số lớp học 2 buổi/ngày và tăng buổi.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh huyện Đồng Hỷ


TT

Các chỉ số

Trường

Số giáo

viên

Số học

sinh

Số

GV/lớp

Số

HS/lớp

Ghi chú

1

THPT Trần Quốc Tuấn

50

605

2,7

33,6


2

THPT Đồng Hỷ

107

1642

2,5

39,0


3

THPT Trại Cau

54

634

3,4

39,6


Cộng

211

2881

2,7

5692


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 6

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, năm học 2016-2017)

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập từng bước được đầu tư hoàn chỉnh; đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Công tác huy động học sinh đến trường ở các trường phổ thông được đảm bảo; chất lượng giáo dục luôn được nâng cao. Duy trì sỹ số đạt trên 93%.

- Tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố hoá đạt 91,9% (tăng 28,8% so với năm 2016); 100% số trường có công trình vệ sinh; 100% trường có cổng và tường rào bảo vệ; 100% trường có công trình nước sạch.

- Trang thiết bị đồ dùng dạy học được quan tâm đầu tư mua sắm đáp ứng nhu cầu sử dụng tối thiểu của học sinh và giáo viên trong các cơ sở trường học.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên hành chính trường học ở các cơ sở trường học tất cả đều được đào tạo qua các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học đạt trình độ chuẩn so với yêu cầu quy định của cán bộ, công chức. Đội ngũ giáo viên được bố trí là 2,7 giáo viên/ 1 lớp; trình độ đạt chuẩn là 100 %, trên chuẩn 12% (tăng 5 % so với năm 2015).

Thống kê về số lượng giáo viên thể dục của các trường THPT huyện Đồng Hỷ như sau:

Bảng 2.2. Số lượng GV dạy GDTC ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ



TT

Tên trường THPT

Số lượng GV

Trình độ giáo viên

Th.s

ĐH

Kiêm

nhiệm

1

Trần Quốc Tuấn

03

01

02

0

01

2

Đồng Hỷ

06

00

06

0

02

3

Trại Cau

03

00

03

0

01

Cộng

11

01

11

00

04

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, năm học 2016- 2017)


Kết quả thống kê số lượng tiết học thể dục của các Trường THPT huyện Đồng Hỷ trong năm học 2016 - 2017 được thể hiện ở bảng 2.3:

Bảng 2.3. Số lượng tiết dạy GDTC năm học 2016-2017


TT

Tên trường

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Toàn

trường

1

Trần Quốc Toản

1262

1262

1262

3788

2

Đồng Hỷ

2940

2940

2940

8820

3

Trại Cau

840

840

840

3360

Tổng số

5042

5042

5042

15968

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, năm học 2016-2017)


2.2. Khái quát khảo sát thực trạng quản lý hoat

đông giá o duc

thể chấ t cho học

sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ

2.2.1. Mục đích khảo sát

- Đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục thể chất cho học sinh theo định phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức của CBQL, GV, học sinh, về hoạt động GDTC, quản lý GDTC.

- Khảo sát thực trạng GDTC theo định hướng PTNL cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục GDTC cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- 09 cán bộ quản lý trong ban giám hiệu của 3 trường THPT huyện Đồng Hỷ.

- 60 giáo viên chủ nhiệm và 11 giáo viên thể dục của các trường THPT huyện Đồng Hỷ.

- 100 học sinh của các trường THPT huyện Đồng Hỷ.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng bảng hỏi khảo sát về thực trạng GDTC, quản lý GDTC theo định hướng phát triển nhân lực cho học sinh 3 trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

+ Chúng tôi thiết kế 03 mẫu phiếu khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để tìm hiểu về thực trạng giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực ở 03 trường THPT huyện Đồng Hỷ.

- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để thu thập thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu đề tài luận văn.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp,…để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.

- Xử lý kết quả khảo sát bằng toán thống kê: Chúng tôi tiến hành xử lý kết quả khảo sát bằng toán thống kê SPSS. SPSS là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng.

+ Chúng tôi tập hợp ý kiến đánh giá, sau đó tổng hợp kết quả đánh giá cho điểm bình quân và nhận xét, đánh giá so với thang điểm xây dựng.

Mỗi biến số sẽ được ghi điểm theo quy ước sau:

Bảng 2.4. Bảng quy điểm số của các biến


Điểm

1

2

3

4

5


Ý nghĩa


Hoàn toàn không thực hiện


Thực hiện 1 phần

Thực hiện ở mức Trung

bình

Thực hiện ở mức độ

tốt

Thực hiện ở mức độ

rất tốt

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:

Bảng 2.5. Ý nghĩa của điểm số bình quân


Mức

Khoảng

Ý nghĩa

1

4.20 - 5.00

Rất tốt

2

3.40 - 4.19

Tốt

3

2.60 - 3.39

Khá

4

1.80 - 2.59

Trung bình

5

1.00 - 1.79

Kém

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)


2.3. Thực trạng giá o duc thể chấ t cho HS các trường THPT huyện Đồng Hỷ,

Tỉnh TN theo định hướng phát triển năng lực

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục thể chất cho HS trường THPT theo định hướng phát triển NL

a) Nhận thức về hoạt động giáo dục thể chất

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của hoạt động GDTC ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát sau khi xử lý được trình bày ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của GDTC đối với học sinh THPT



Kết quả điều tra

Mức độ đánh giá

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Trung

bình

Không

quan trọng

Rất không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Cán bộ quản lý (n=9)

0

0

8

88,9

1

11,1

0

0

0

0

Giáo viên (n=71)

0

0

45

63,3

26

36,6

0

0

0

0

Học sinh (n=100)

0

0

67

67

20

20

13

13

0

0

Tổng cộng

0

0

120

66,7

47

26,1

13

7,2

0

0

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Qua bảng 2.6 cho thấy: Cán bộ quản lý và giáo viên đã có từ 63,3% đến 88,9% nhận thức vai trò phát triển của GDTC trong giáo dục học sinh là ở mức quan trọng, và có 11,1% đến 36,6% cán bộ quản lý và giáo viên chỉ đánh giá vai trò phát triển thể chất của GDTC trong giáo dục học sinh ở mức trung bình. Đối với nhận thức của học sinh có 67% cho rằng GDTC có vai trò quan trọng để phát triển thể chất; 20,0% số học sinh được hỏi cho là GDTC chỉ có vai trò ở mức trung bình với phát triển thể chất. Điều đáng quan tâm là còn có tỷ lệ không nhỏ 13% đánh giá vai trò GDTC trong việc phát triển thể chất cho học sinh là không quan trọng.

Các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt, còn có một tỷ lệ khá lớn đối tượng học sinh chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hoạt động GDTC trong nhà trường. Đây cũng chính là một trong những rào cản trong việc nâng cao chất lượng GDTC mà công tác quản lý GDTC ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ cần tháo gỡ.

b. Nhận thức về nội dung giáo dục thể chất thể chất theo định hướng phát triển năng lực

Khảo sát về nội dung giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực các ở Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 3- PL 1 để khảo sát trên CBQL). Kết quả thu được qua xử lý:

Bảng 2.7. Nhận thức về nội dung GDTC cho học sinh THPT

Đơn vị tính: %



TT


Nội dung

Mức độ đánh giá

Hoàn toàn

đồng ý


Đồng ý


Phân vân

Không

đồng ý


1

Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng chăm

sóc sức khỏe thể lực bản thân


5 (55,6)


3 (33,3)


1 (11,1)


0


2

Rèn thói quen chăm sóc và bảo sệ sức khỏe thể

chất của bản thân và tư vấn cho những người xung quanh


3 (33,3)


4 (44,4)


2 (22,2)


0


3

Có kiến thức về giáo dục thể chất, kiến thức tư vấn

và hỗ trợ những người xung quanh khi cần thiết


5 (55,6)


2 (22,2)


2 (22,2)


0


4

Định hướng cho học sinh xu hướng rèn luyện và

bảo vệ sức khỏe của bản thân trong tương lai


5 (55,6)


4 (44,4)


0,0


0


5

Thái độ tích cực đối với hoạt động thể dục thể thao, hoạt động giáo dục thể chất cũng như có sự rèn luyện và bảo vệ sức khỏe bản thân một

cách nghiêm túc.


4 (44,4)


4 (44,4)


1 (11,1)


0

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT huyện Đồng Hỷ về nội dung giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực tương đối tốt, chủ yếu đánh giá ở mức độ hoàn toàn đồng ý và đồng ý. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý phân vân về các nội dung như: Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe thể lực bản thân có 11% phân vân; Rèn thói quen chăm sóc và bảo sệ sức khỏe thể chất của bản thân và tư vấn cho những người xung quanh có 22,2% phân vân; Có kiến thức về giáo dục thể chất, kiến thức tư vấn và hỗ trợ những người xung quanh khi cần thiết có 22,2% phân vân; Thái độ tích cực đối với hoạt động thể dục thể thao, hoạt động giáo dục thể chất cũng như có sự rèn luyện và bảo vệ sức 11,1% phân vân.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí