Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội - Văn Hóa - Giáo Dục Của Xã Nam Sơn, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

được mối quan hệ tương tác đa chiều và vượt qua sức ỳ tâm lý khi tham gia các HĐTN. Thái độ và phương pháp học tập của học có ảnh hưởng rò rệt đến chất lượng, hiệu quả quản trị HĐTN. Do đó, nhà trường và GV luôn biết quan sát và học hỏi, quan sát tinh tế và có hiệu quả; có tinh thần nghiêm túc, cẩn thận suy xét tới cùng; dám tuyên chiến với uy quyền lạc hậu, hoài nghi và bồi dưỡng cho mình khả năng giải quyết những hoài nghi do mình đặt ra; Luôn rèn khả năng tư duy và tưởng tượng sáng tạo. Mỗi năm học đưa ra chủ đề HĐTN cụ thể, có kế hoạch và định hướng nhu cầu đồng thời hiểu tâm lý HS để kết quả HĐTN thực sự có hiệu quả.

1.5.2. Yếu tố khách quan

* Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương

Mỗi địa phương có điều kiện về kinh tế và xã hội khác nhau, điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội tác động tới tổ chức trải nghiệm của nhà trường. Người Hiệu trưởng phải quan tâm đến các vấn đề như: chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương; phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa nhà trường với gia đình. Bên cạnh đó, nguồn lực xã hội như đặc điểm lao động, tình hình việc làm, sự phát triển các lĩnh vực trên địa bàn có ảnh hưởng đến quá trình nhà trường chọn chủ đề, nội dung, hình thức HĐTN.

* Văn bản pháp quy của Nhà nước, chính phủ

Số lượng văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ đưa ra các định hướng chung cho giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng thực hiện hàng năm. Các văn bản điều hành đề cập đến hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh các lứa tuổi. Đối với chính sách của từng chương trình HĐTN được phân cấp và triển khai từ Bộ đến các Sở của các địa phương, Phòng GD&ĐT, đơn vị trường các địa phương, các Luật, văn bản đều có nội dung quy định và điều chỉnh hoạt động này cho nên chương trình HĐTN được

thực hiện thống nhất, đồng bộ cho nhà trường áp dụng văn bản hướng dẫn.

Đối với ngành giáo dục xây dựng chính sách phát triển cho ngành về các cấp quản trị, các giáo viên và đặc biệt HS nhà trường trong trau dồi kiến thức, kỹ năng,… Đối với học sinh THCS, hoạt động trải nghiệm cần đạt yêu cầu: Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước; Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người thân; quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người; Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng; Trung thực với bản thân và người khác; Chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện… Đây là những căn cứ bản lề giúp quá trình học tập trải nghiệm thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Đây là yêu cầu đạt được của mục tiêu giáo dục trong nhà trường khi thực hiện HĐTN.

* Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho HĐTN

Để thực hiện HĐTN rất cần có cơ sở vật chất hỗ trợ. Thực tế, để diễn ra các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi phải có phương tiện, chẳng hạn trải nghiệm thăm quan di tích lịch sử phải đến địa điểm có di tích lịch sử, trải nghiệm hướng nghiệp đến nơi liên quan đến cơ sở vật chất cho nhóm nghề nghiệp (bệnh viện, nhà máy, trường học, phòng thí nghiệm…). Nguồn kinh phí thực hiện các HĐTN cần có để triển khai hoạt động như kinh phí huy động từ ngân sách nhà nước, các lực lượng xã hội (đối tác nhà trường, nhà tài trợ, phụ huynh học sinh,…), kinh phí này chi trả cho hoạt động như thuê xe, thuê cơ sở vật chất, kinh phí mua thêm các công cụ dụng cụ hỗ trợ hoạt động,… Nếu nhà trường hạn chế nguồn này làm cho HĐTN diễn ra ở hình thức nghèo nàn, vượt ra khỏi trường rất khó khăn, ngược lại, nếu nguồn kinh phí đảm bảo, giúp cho HS có cơ hội được trải nghiệm ở địa phương khác, được di chuyển như thăm quan, học tập,…giúp cho HS tham gia đông đảo, hình thức HĐTN phong phú, có thể hấp dẫn HS tham gia hoạt động này.

Kết luận chương 1


Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS bao gồm các nội dung về Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS và Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động giáo dục, là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội.

Nội dung giáo dục HĐTN cho HS trong nhà trường THCS tập trung vào chương trình hoạt động trải nghiệm tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình giáo dục tổng thể; chương trình hoạt động trải nghiệm bảo đảm hài hoà giữa lí thuyết và thực tiễn, tính khoa học và tính sư phạm; được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận về nhân cách, giáo dục, học tập trải nghiệm; chương trình hoạt động trải nghiệm bảo đảm sự cân đối giữa hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, giữa hoạt động trong lớp và ngoài lớp, hoạt động trong nhà trường và ngoài nhà trường.

Hình thức trải nghiệm của học sinh trường THCS khá đa dạng, bao gồm như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; Hoạt động theo chủ đề Hoạt động câu lạc bộ. Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng gồm yếu tố chủ quan và khách quan. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường THCS nói chung.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM SƠN,

THÀNH PHỐ BẮC NINH


2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục của xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

* Vài nét chung về xã Nam Sơn

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của thành phố và lợi thế các khu công nghiệp đóng trên địa bàn, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng xã Nam Sơn có sự phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Đặc biệt việc thực hiện chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ đã tạo nên diện mạo mới trong xã, tạo tiền đề hướng đến hình thành mô hình phát triển đô thị tại địa phương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 93,74%, thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động luôn được chú trọng và đẩy mạnh; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ; các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao tiếp tục phát triển; an ninh quốc phòng được đảm bảo, nhiều sự kiện tổ chức với quy mô và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Nam Sơn là xã nằm phía Tây Nam của thành phố Bắc Ninh, có diện tích tự nhiên 11,92 km2, dân số 32.659 người, Với lợi thế là đầu mối giao thông phía Tây Nam của đô thị Bắc Ninh với tuyến đường Quốc lộ 18, Tỉnh lộ 278 đi qua xã đã được đấu nối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

tạo điều kiện thuận lợi để Nam Sơn phát triển mạnh mẽ thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Trong những năm qua xã Nam Sơn tranh thủ được sự quan tâm đầu tư của các cấp, doanh nghiệp địa phương và nhân dân trong xã, cùng với chương trình xây dựng Nông thôn mới, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, văn hóa - xã hội đã được đầu tư đồng bộ và cải thiện rò rệt đồng thời đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, đáp ứng tiêu chuẩn đô thị.

Trong định hướng phát triển Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xã Nam Sơn nằm trong phân khu đô thị Nam Sơn: Là đô thị sinh thái - đào tạo - khoa học kỹ thuật; trung tâm kinh tế tri thức của đô thị Bắc Ninh, gắn kết với thiên nhiên với mục tiêu xây dựng tập trung các cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học, kỹ thuật tiên tiến, thu hút các trường đại học cấp quốc gia, quốc tế… Những năm qua xã Nam Sơn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và bền vững, tổng giá trị sản xuất của xã năm 2018 đạt 13.088,9 tỷ đồng, trong đó tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ toàn xã chiếm 94%, tăng 29,5% so với năm 2017; nông nghiệp chiếm 6%.

2.1.2. Tình hình giáo dục của trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

2.1.2.1. Giới thiệu trường THCS Nam Sơn

Trường THCS Nam Sơn được thành lập năm 1962. Trải qua 57 năm qua (1962-2019) xây dựng và trưởng thành, trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo nên uy tín,chất lượng hiệu quả của nhà trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của sự nghiệp giáo dục của địa phương. Tháng 09/1977 trường sát nhập với trường Cấp I lấy tên là Trường Cấp I, II Nam Sơn. Năm học 1983-1984 trường đổi tên thành trường PTCS Nam Sơn. Năm học 1990-1991 trường PTCS Nam Sơn được tách thành trường Cấp I và trường Cấp II Nam Sơn sau đổi thành trường THCS Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

Địa chỉ trường: Thôn Tự Thôn, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Năm học 2018 - 2019 được sự quan tâm của thành phố, nhà trường đã được chuyển ra khu trường mới tại thôn Thái Bảo, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích là 20.195m2; tổng diện tích sử dụng là 4000m2 với 15 phòng học và 6 phòng chức năng, thiết bị và các phòng phục vụ cho công tác quản lý.

Đầu năm học 2019-2020 nhà trường được xây dựng thêm khu hiệu bộ 04 tầng. có đầy đủ các phòng cho việc phục vụ quản lý GD nhà trường và 01 phòng thư viện điện tử.

Đến tháng 10 năm học 2019-2020 trường THCS Nam Sơn đã được công nhận kiệm định đánh giá ngoài Mức độ 3; đạt trường chuẩn Quốc gia mức 02.

Tầm nhìn của nhà trường: Xây dựng một ngôi trường tiên tiến xuất sắc. Ngôi trường đào tạo những thế hệ học sinh có năng lực, tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và giải quyết vấn đề, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, có ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội.

Sứ mạng của nhà trường: Giáo dục cho học sinh có lòng Yêu thương, Tôn trọng mọi người, có Trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với gia đình, nhà trường và xã hội. Trung thực trong cuộc sống. Tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; có chất lượng giáo dục cao, phát huy tính sáng tạo, năng lực tư duy và khát vọng của mỗi học sinh.

Giá trị cốt lòi: “Yêu thương - Tôn trọng - Trách nhiệm - Trung thực -

Sáng tạo - Khát vọng”.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động của trường THCS Nam Sơn

* Về giáo viên

Tổng số cán bộ giáo viên biên chế và hợp đồng là: 35 người (Biên chế 30 người, hợp đồng: CBQL: 2; Hành chính: 3; GV: 30 Trong đó: Tổ KHTN :

13 người; Tổ KHXH: 17 người. Trình độ CB, GV: Trình độ: Th.S: 02, ĐH: 30; CĐ: 03; Đạt chuẩn: 35/35 đ/c = 100%; Trên chuẩn: 32/35 đ/c = 91,42%. Kết quả xếp loại CB, GV theo chuẩn nghề nghiệp:

Tổ KHTN : TS 13; XL Tốt: 11; XL khá: 1

Tổ KHXH: TS 16; XL Xuất sắc: 14; XL khá: 2

Xếp loại chuẩn nghề nghiệp Hiệu trưởng: Xếp loại Tốt Xếp loại chuẩn nghề nghiệp P. Hiệu trưởng: Xếp loại Tốt

Tổng số toàn trường xếp theo chuẩn nghề nghiệp, TS: 31; Tốt: 28, Khá: 3.

Xếp loại công chức, viên chức: Xếp loại Xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ: 12 người; Xếp loại Tốt hoàn thành nhiệm vụ: 22 người.

* Về học sinh:

Huy động học sinh lớp 5 vào lớp 6 trung học cơ sở đạt 186/186 đạt 100% Duy trì 15 lớp với sĩ số đầu năm 646 em

Trong đó: Khối 6: 4 lớp với 186 học sinh

Khối 7: 4 lớp với 157 học sinh

Khối 8: 4 lớp với 147 học sinh

Khối 9: 4 lớp với 156 học sinh

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THCS Nam Sơn



Năm học


Tổng số

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2017-2018

580

457

78.79

90

15.52

27

4.66

6

1.03

2018-2019

609

465

76.35

92

15.11

36

5.91

16

2.63

So sánh năm học trước

29

8

-2.44

2

-0.41

9

1.25

10

1.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Biểu đồ 2 1 Biểu đồ so sánh xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THCS 1

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THCS Nam Sơn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019‌

Học sinh giỏi: 27 giải các loại. Xếp thứ 15/19 trường của toàn thành phố. So với Kế hoạch đạt. Học sinh tốt nghiệp: 150/154 = 97,4%. Thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, vận dụng vào việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình của mỗi cá nhân, tình hình thực tế nhà trường. Gắn liền với đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ giáo viên và các em học sinh.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra các hoạt động trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS giai đoạn 2018 - 2025 theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5 của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành công tác phổ cập.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực của học sinh trường THCS Nam Sơn



Năm học

Tổng số

XẾP LOẠI HỌC LỰC

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2017-2018

580

107

18.45

278

47.93

187

32.24

7

1.21

1

0.17

2018-2019

609

91

14.94

265

43.51

231

37.93

22

3.61

0

0

So sánh năm

học trước

29

-16

-3.51

-13

- 4,42

44

5.69

15

2.4

-1

-0.17

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí