34
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu có sử dụng các lý thuyết về ý định trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Lý thuyết nền sử dụng | Các biến độc lập được nghiên cứu | |
Prieto (2011) | Lý thuyết về hành vi có kế hoạch | Tính cách chủ động |
Ernst (2011) (luận án tiến sĩ) | Lý thuyết về hành vi có kế hoạch | Tính cách Vốn con người Vốn xã hội |
Forster và Grichnik (2013) | Mô hình của Mair và Noboa (2006) | Sự đồng cảm Chuẩn mực xã hội Năng lực bản thân Nhận thức hiệu quả tập thể |
Ayob và cộng sự (2013) | Điều chỉnh từ mô hình của Shapero và Sokol (1982) và Kruger và Brazeal (1994) | Sự đồng cảm Kinh nghiệm kinh doanh |
Baierl và cộng sự (2014) | Điều chỉnh từ mô hình của Mair và Noboa (2006) thành hai yếu tố nhận thức xác suất thành công (cảm nhận về tính khả thi) và | Đánh giá của xã hội Tác động xã hội |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Tương Ứng Với Các Loại Vốn Con Người
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu
- Lược Khảo Các Lý Thuyết Nền Về Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh
- Các Nghiên Cứu Theo Quan Điểm Sử Dụng Quan Điểm Năm Tính Cách Lớn
- Vai Trò Trung Gian Của Cảm Nhận Về Mong Muốn Và Cảm Nhận Về Tính Khả Thi Trong Mối Quan Hệ Từ Tính Cách Đến Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Mối Quan Hệ Giữa Tính Cách Và Ý Định Khởi Sự Kinh Doanh Xã Hội
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
35
Lý thuyết nền sử dụng | Các biến độc lập được nghiên cứu | |
nhận thức được tác động xã hội (cảm nhận về sự mong muốn) | ||
Yang và cộng sự (2015a) | Lý thuyết về hành vi có kế hoạch | Xu hướng rủi ro Kiến thức Hỗ trợ xã hội |
Politis và cộng sự (2016) | Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Chỉ xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn mực chủ quan) | Tính cách Sức ép trong công việc Các yếu tố môi trường Các yếu tố nhân khẩu học |
Jemari và cộng sự (2017) | Lý thuyết về hành vi có kế hoạch | Vốn con người và vốn xã hội |
Urban và Kujinga (2017b) | Mô hình Mair và Noboa (2006) | Môi trường pháp lý Môi trường tiêu chuẩn Môi trường nhận thức |
Cavazos-Arroyo và Giuliani (2017) | Lý thuyết về hành vi có kế hoạch | Định hướng đổi mới xã hội |
36
Lý thuyết nền sử dụng | Các biến độc lập được nghiên cứu | |
Hockerts (2015a) Hockerts (2017) | Điều chỉnh từ mô hình của Mair và Noboa (2006) bằng cách bỏ đi tác động trung gian của cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi. | Nghĩa vụ đạo đức Năng lực khởi sự kinh doanh Sự đồng cảm Sự hỗ trợ của xã hội Kinh nghiệm |
Lacap và cộng sự (2018) | Mô hình điều chỉnh từ nghiên cứu của Hockerts (2015, 2017). | Nghĩa vụ đạo đức Năng lực khởi sự kinh doanh Sự đồng cảm Sự hỗ trợ của xã hội Kinh nghiệm |
Ip và cộng sự, 2018a | Mở rộng mô hình của Mair và Noboa (2006) bằng cách bổ sung biến trung gian sự sáng tạo trong kinh doanh. | Nghĩa vụ đạo đức Năng lực khởi sự kinh doanh Sự đồng cảm Sự hỗ trợ của xã hội Kinh nghiệm |
37
Lý thuyết nền sử dụng | Các biến độc lập được nghiên cứu | |
Aure (2018) | Kết hợp mô hình của Hockerts (2017) và mô hình của Mair và Noboa (2006) | Kinh nghiệm Sự tiếp xúc trước với các hoạt động xã hội Năm tính cách lớn (Big Five) |
Luc (2018) | Lý thuyết về hành vi có kế hoạch | Khả năng tiếp cận tài chính |
Barton và cộng sự (2018) | Đơn giản hóa mô hình thuyết hành vi kế hoạch và mô hình của Shapero và Sokol (1982) | Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh, giáo dục khởi sự kinh doanh, niềm tin, khả năng kiểm soát, sự mong muốn, mong muốn giàu có, sự tự giác, nhu cầu quyền lực, sự thách thức |
Nguồn: tác giả tổng hợp
38
Nhận định từng hướng nghiên cứu trong các lý thuyết nền ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Ở hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung vào TPB. Đây là lý thuyết được ứng dụng rộng rãi để đo lường ý định trong nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua ba yếu tố là thái độ đối với hành vi (đánh giá của cá nhân xem hành vi đó là hấp dẫn hay không), chuẩn mực chủ quan (nhận thức áp lực từ môi trường xung quanh hay xã hội để thực hiện hành vi mục tiêu) và mức độ nhận thức về kiểm soát hành vi (cảm nhận dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành động) (Ajzen, 1991). Một khía cạnh khác của TPB làm cho nó nổi bật và được ứng dụng rộng rãi hơn so với các lý thuyết khác là khả năng điều chỉnh và mở rộng TPB cổ điển tùy với các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể (Ajzen, 1991; Ajzen, 2002; Engle và cộng sự, 2010; Zhang và cộng sự, 2017; Armitage và Conner, 2001; Sandberg và Conner, 2008; Lee, 2009; Evans và Norman, 2003).
Ở hướng thứ hai là những mô hình được xây dựng và thiết kế chuyên biệt cho khởi sự kinh doanh xã hội như mô hình của Mair và Noboa (2006), mô hình này đã rút gọn đi yếu tố sự ủng hộ của những người xung quanh, kết quả là ý định khởi sự kinh doanh xã hội chỉ phụ thuộc và cảm nhận sự mong muốn (có mong muốn thực hiện khởi sự kinh doanh xã hội hay không) và cảm nhận về tính khả thi (có đủ khả năng để khởi sự kinh doanh xã hội hay không). Mair và Noboa (2006) cho rằng các yếu tố mở rộng bao gồm niềm tin, sự hỗ trợ xã hội, sự đồng cảm và quan điểm đạo đức không bị ảnh hưởng bởi sự ủng hộ của những người xung quanh. Sự ủng hộ của những người xung quanh luôn được coi là yếu tố mâu thuẫn nhất trong TPB. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chuẩn mực chủ quan đóng một vai trò quan trọng trong dự báo các ý định khởi sự kinh doanh (Kolvereid và cộng sự, 2006) trong khi một số nhà nghiên cứu hoàn toàn bỏ qua các chuẩn mực chủ quan khi đo lường quá trình hình thành ý định (Peterman và Kennedy, 2003; Veciana và cộng sự, 2005). Với sự xuất hiện của các tính cách (sự đồng cảm và quan điểm đạo đức) trong các yếu tố mở rộng, Mair và Noboa (2006) đã xây dựng và kiểm định thành công hai tính cách xã hội quan trọng ảnh
39
hưởng đến ý định thông qua sự mong muốn và tính khả thi. Với những ưu điểm trên, mô hình của Mair và Noboa (2006) được xem là phù hợp khi đánh giá vai trò của tính cách đến sự hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội dưới góc độ cá nhân.
Hướng cuối cùng là những mô hình mới nổi, những mô hình này đề xuất các tiền đề quan trọng để xem xét khi thiết lập mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong những bối cảnh khác nhau. SCCT được coi là một cách tiếp cận mới để hiểu ý định khởi sự kinh doanh xã hội dưới góc độ xem khởi sự kinh doanh xã hội là một sự lựa chọn nghề nghiệp (Tran và Von Korflesch, 2016; Lanero và cộng sự, 2016). SCCT đánh giá ý định được hình thành thông qua niềm tin vào năng lực bản thân và những kết quả mong đợi. Lý thuyết này giải quyết việc thiếu cấu trúc các kết quả mong đợi trong các mô hình ý định khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống. Lược khảo các lý thuyết nền về ý định khởi sự kinh doanh cho thấy rằng ý định khởi sự kinh doanh xã hội thường được nghiên cứu từ các quan điểm lý thuyết như TPB (Ajzen, 1991) và mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero (Shapero và Sokol, 1982). Cả hai mô hình truyền thống này đều không đề cập đến mục đích của một cá nhân khi bắt đầu khởi sự kinh doanh trong khi những kết quả mong đợi như nhu cầu thành tích, mong muốn được công nhận hay sự bảo đảm tài chính được coi là động lực chính để hình thành ý định khởi sự kinh doanh (Clark và cộng sự, 2018). Mặc dù không sử dụng SCCT một cách trực tiếp nhưng các nghiên cứu trước đây về ý định khởi sự kinh doanh nói chung và ý định khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng đã khám phá vai trò của các yếu tố cốt lõi của SCCT (niềm tin và kết quả mong đợi) và cho những kết quả tích cực đến ý định kinh doanh (Zhao và cộng sự, 2005; Townsend và cộng sự, 2010; Forbes, 2005; Arenius và Minniti, 2005). Những nghiên cứu này đã thiết lập cơ sở cần thiết để sử dụng SCCT trong khởi sự kinh doanh nói chung và khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng. Tương tự như các mô hình trước, SCCT còn cung cấp một khung thống nhất kết hợp các cấu trúc tương tự về mặt khái niệm, cho phép các cấu trúc đa dạng khác kết nối vào mô hình ý định thông qua kết quả
40
mong đợi mà các mô hình trước đây của ý định khởi sự kinh doanh xã hội không có hoặc tích hợp một cách gián tiếp (Liguori và cộng sự, 2018). Tóm lại, SCCT sẽ phù hợp khi xem xét các yếu tố cá nhân dưới tác động của bối cảnh bên ngoài như kinh nghiệm, giáo dục, sự hỗ trợ của xã hội…
Dựa vào những lập luận trên về các lý thuyết nền, trong luận án này, tác giả sẽ thực hiện hai nghiên cứu với hai lý thuyết nền khác nhau, cụ thể:
- Nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội sẽ sử dụng mô hình của Mair và Noboa (2006) với hai tiền đề dẫn đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội là cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn.
- Nghiên cứu thứ hai kiểm tra tác động của kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội sẽ sử dụng SCCT với hai tiền đề niềm tin vào năng lực trong khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội.
2.4 Nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Từ lược khảo nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội đã thực hiện phía trên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội được sử dụng để lược khảo chuyên sâu để tìm những khe hổng nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.
2.4.1 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Tính cách được định nghĩa là sự phản ánh của các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của một cá nhân (İrengün và Arıkboğa, 2015). Tính cách chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài như trí tuệ, tinh thần, bản năng, cảm xúc, ham muốn, thói quen và cách suy nghĩ. Điều này có nghĩa khi cá tính của một người được đánh giá, có thể nói rằng tính cách đó không chỉ phản ánh những đặc điểm của cá nhân đó mà còn là những đặc điểm của một nhóm người
41
có cùng tính cách ở một mức độ nhất định (İrengün và Arıkboğa, 2015). Những tính cách tạo nên ý định và do đó ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh (İrengün và Arıkboğa, 2015). Tính cách giữ vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nhân (Zhao và Seibert, 2006). Các nghiên cứu trước đây cho rằng những tính cách có thể được xây dựng, rèn luyện, nuôi dưỡng và quyết định sự thành công hoặc thất bại của một cá nhân trong khởi sự kinh doanh (Nga và Shamuganathan, 2010).
Các hướng nghiên cứu
chính
Xem xét Năm tính cách lớn
(Big Five personality)
Xem xét các tính cách cụ
thể
Dựa trên quan điểm tính cách của doanh nhân xã hội là một nhánh trong tính cách của các
doanh nhân thương mại
Dựa trên quan điểm doanh nhân xã hội là một cấu trúc rộng hơn so với doanh
nhân thương mại
Nguồn: tác giả tổng hợp
Hình 2.6 Các hướng nghiên cứu chính trong nghiên cứu về tính cách kinh doanh xã hội
Cách tiếp cận ý định khởi sự kinh doanh từ tính cách được tiên phong bởi McClelland (1965) trong khi đó các nghiên cứu tiếp cận ý định khởi sự kinh doanh xã hội xuất hiện từ những năm 2005 cùng với sự phát triển của DNXH. Trong khi Duncan Jr (2007) cho rằng các doanh nhân xã hội có tính cách hoàn toàn khác biệt