Cơ Sở Lý Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu 109905

18


1.4.3 Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn nội dung nghiên cứu:

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong luận án này, tác giả chỉ giới hạn các yếu tố thuộc về vốn con người bao gồm các đặc điểm tính cách (vốn con người không nhận thức), kinh nghiệmgiáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (vốn con người nhận thức) và xem xét tác động của chúng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Giới hạn không gian: Kinh doanh xã hội nói chung và khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng còn rất mới ở Việt Nam do đó để đảm bảo những cá nhân tham gia có đủ kiến thức và hiểu biết để hoàn thành bảng khảo sát về khởi sự kinh doanh xã hội, nghiên cứu này sẽ tập trung vào những cá nhân đã tham gia các khóa học/chương trình được tổ chức bởi Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Saigon Innovation Hub và CSIP. Những cá nhân này đa số sinh sống tại khu vực TPHCM và các vùng lân cận.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Từ những khe hổng nghiên cứu xác định được trong quá trình thực hiện lược khảo tài liệu. Mô hình nghiên cứu và thang đo nháp được hình thành. Sau đó, tác giả thực hiện thảo luận nhóm các chuyên gia là những doanh nhân xã hội hoặc những người có kinh nghiệm trong khởi sự kinh doanh xã hội để hoàn thiện mô hình, khám phá các yếu tố mới, điều chỉnh thang đo cho rõ ràng, phù hợp bối cảnh Việt Nam. Từ đó, thang đo nháp thứ hai được hình thành để phục vụ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Định lượng sơ bộ (n = 100). Thang đo nháp thứ hai được dùng để phỏng vấn thử với mẫu gồm 100 cá nhân theo phương pháp thuận tiện khi họ tham gia các hoạt động do cộng đồng hỗ trợ DNXH (SSEC - Supporting Social Enterprise Community) tổ chức. Phương pháp đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. Kết quả, các thang đo được hoàn chỉnh.

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.


Định lượng chính thức (n=503). Bảng hỏi được gửi thông qua email cho các đối tượng được chọn khảo sát. Mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ PLS-SEM được sử dụng để đánh giá các thang đo. Kỹ thuật PLS Bootstrapping với kích thước mẫu là 5,000 được sử dụng để kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Cuối cùng, các tác động trung gian trong mô hình cũng được kiểm tra thông qua quy trình 4 bước của Baron và Kenny (1986).

Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội - 5

1.6 Ý nghĩa luận án

1.6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

- Tác giả thực hiện lược khảo một cách có hệ thống về chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Với sự phát triển nhanh chóng của ý định khởi sự kinh doanh xã hội, một nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về chủ đề này là cần thiết và đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Lược khảo này giúp khám phá những danh mục và những chủ đề đã được nghiên cứu trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

- Đối với lý thuyết nền, trong nghiên cứu này mở rộng mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) cho nghiên cứu thứ nhất (nghiên cứu về tính cách) và lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp (social cognitive career theory - SCCT) cho nghiên cứu thứ hai. Dựa trên phân tích những điểm mạnh riêng của hai lý thuyết này, luận án này đã xây dựng các mô hình riêng biệt phù hợp để tìm hiểu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào biến độc lập. Ngoài ra, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên áp dụng lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp trong bối cảnh nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

- Các yếu tố chính trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) và lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp cũng được kiểm tra tác động trung gian. Cụ thể, cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn được kiểm tra tác động trung gian trong mối quan hệ từ tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (nghiên cứu thứ nhất) và niềm tin vào năng lực bản thân

20


và kết quả mong đợi cũng được kiểm tra tác động trung gian trong mối quan hệ từ tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (nghiên cứu thứ hai).

- Luận án này xét xem ý định khởi sự kinh doanh xã hội dưới góc độ cá nhân với các yếu tố vốn con người của mỗi cá nhân (tính cách, giáo dục, kinh nghiệm). Từ kết quả lược khảo cho thấy vai trò của các yếu tố tính cách, kinh nghiệm, giáo dục vẫn còn hạn chế trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Luận án này sẽ góp phần giải quyết những khe hổng nghiên cứu còn tồn tại trong từng nhóm yếu tố và làm tăng những hiểu biết về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Cụ thể:

Về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội, luận án này sẽ nghiên cứu một cách toàn diện tính cách của doanh nhân xã hội bằng cách xem xét tính cách của các doanh nhân xã hội tiềm năng là sự kết hợp giữa các tính cách thông thường xuất hiện ở doanh nhân thương mại kết hợp với các tính cách xã hội đặc trưng chỉ có ở doanh nhân xã hội. Luận án sẽ kiểm tra cùng lúc tác động của các tính cách này chỉ ra đâu là những tính cách mà doanh nhân xã hội giống với doanh nhân thương mại và đâu là những tính cách đặc trưng chỉ có ở các doanh nhân xã hội.

Nghiên cứu này xem xét tác động đồng thời của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với cách tiếp cận mới. Luận án này sẽ đánh giá giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội theo cảm nhận của những cá nhân đã được trải nghiệm và học tập về khởi sự kinh doanh xã hội, ngoài ra kinh nghiệm sẽ được xem xét là kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội.

- Luận án này tập trung vào bối cảnh tại Việt Nam được đặc trưng bởi các kỹ năng và giáo dục về khởi sự kinh doanh xã hội đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, mức độ hoạt động kinh doanh xã hội thấp, nhiều tiềm năng nhưng thiếu nguồn lực để khai thác (CSIP, 2016). Kết quả từ nghiên cứu này có thể đóng góp vào cơ sở lý thuyết bằng cách cung cấp những hiểu biết về khởi sự kinh doanh xã hội tại những nước đang phát triển. Ngoài ra, đối tượng khảo sát trước đây đều là sinh viên (Tiwari và cộng sự, 2017b; Ernst, 2011; Hockerts, 2017; Nga và Shamuganathan, 2010; Kirby và Ibrahim, 2011) trong khi đó tại Việt Nam khái niệm DNXH còn rất mới trong khi chương trình đào tạo cũng không đề cập đi sâu vào kinh doanh xã hội.

21


Nghiên cứu này sẽ tập trung vào những người có sự quan tâm nhất định cho kinh doanh xã hội, có trình độ, được đào tạo do đó những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà họ có được sẽ hỗ trợ tốt cho việc khởi sự kinh doanh. Đây được xem là những đối tượng tiềm năng nhất để trở thành doanh nhân xã hội tại Việt Nam.

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án thực hiện lược khảo ý định khởi sự kinh doanh xã hội, lược khảo này giúp những nhà nghiên cứu mới khi tìm hiểu về các chủ đề này sẽ có được cái nhìn tổng quát về những cấu trúc chính, những hướng nghiên cứu chính trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các nhà hoạch định chính sách, những người vốn rất ít tiếp xúc với các vấn đề học thuật cũng có thể tiếp cận chủ đề về khởi sự kinh doanh xã hội một cách dễ dàng hơn để tìm hiểu và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh xã hội. Ví dụ, các công cụ để đo lường và phát hiện những cá nhân tiềm năng để tập trung nguồn lực giúp họ trở thành doanh nhân xã hội thay vì đầu tư đại trà gây tổn thất và lãng phí.

Việc gia tăng số lượng DNXH tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung luôn là vấn đề được quan tâm. Việc tìm hiểu ý định khởi sự kinh doanh xã hội sẽ giúp chính phủ xây dựng các chiến lược phù hợp để phát triển kinh doanh xã hội nói chung và DNXH nói riêng. Ví dụ, dựa trên những tính cách, kinh nghiệm và giáo dục, các nhà hoạch định chính sách và những nhà giáo dục có thể xây dựng một chương trình học để phát triển những tính cách cần thiết cho một doanh nhân xã hội hay thiết kế những chương trình giáo dục làm tăng sự tự tin vào năng lực bản thân cho người học trong việc trở thành doanh nhân xã hội, kết hợp điều này với những hoạt động trải nghiệm thực tế như thế nào để gia tăng kinh nghiệm với các vấn đề xã hội hay tìm hiểu về những động lực và mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội để thúc đẩy nó… Việc này mang đến nhiều lợi ích trong thực tiễn. Thứ nhất, việc tiếp cận từ những người đã có sẵn định hướng xã hội sẽ có nhiều cơ hội làm tăng số lượng DNXH một cách nhanh chóng. Phát triển DNXH đang là một trong những mục tiêu quan trọng và ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, bằng chứng là hàng loạt chính sách có lợi cho các DNXH được ban hành để khuyến khích việc thành lập, xây dựng và

22


phát triển cộng đồng DNXH. Việc phát triển được một cộng đồng DNXH vững mạnh sẽ giúp các chính phủ giảm những gánh nặng từ các vấn đề xã hội. Những mục tiêu mà những DNXH theo đuổi sẽ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội còn tồn đọng, phục vụ cộng đồng và tạo ra các giá trị xã hội. Thứ hai, việc có thể giúp các cá nhân khởi sự kinh doanh xã hội thành công sẽ hướng đến sự phát triển bền vững kinh doanh xã hội. Khi các cá nhân khởi sự kinh doanh xã hội thành công xuất hiện nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của giới trẻ về khởi sự kinh doanh xã hội. Những người xung quanh có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ (Broadhead- Fearn và White, 2006; Greenslade và White, 2005; Liđán và Chen, 2009), do đó những DNXH thành công sẽ thay đổi nhận thức của xã hội về khởi sự kinh doanh xã hội từ đó có thể phát triển khởi sự kinh doanh xã hội thành một phong trào cho giới trẻ tương tự như phong trào khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống.

Các đại học lớn trên thế giới đều có những chương trình giảng dạy về khởi sự kinh doanh xã hội. Tại Việt Nam, các chương trình giáo dục vẫn chưa có sự quan tâm dành cho khởi sự kinh doanh xã hội. Do đó, từ những yếu tố dưới góc độ cá nhân mà nghiên cứu xác định được như tính cách, giáo dục, kinh nghiệm… sẽ là cơ sở để các trường Đại học xây dựng và phát triển chương trình đào tạo về khởi sự kinh doanh xã hội.

1.7 Kết cấu của luận án

Chương 1 giới thiệu về luận án. Chương này sẽ tập trung vào nền tảng nghiên cứu, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, sơ lược về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận án.

Chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, từng điểm mạnh, điểm yếu của các lý thuyết này sẽ được trình bày để dẫn đến kết quả là việc lựa chọn lý thuyết nền cho từng nghiên cứu thực nghiệm. Sau đó, những khoảng trống nghiên cứu trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc điểm tính cách, giáo dục và kinh nghiệm với ý định khởi sự kinh doanh xã hội được chỉ ra. Từ đó, là cơ sở cho việc xây dựng mô hình và các giả thuyết cho hai nghiên cứu thực nghiệm.

23


Chương 3 sẽ giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong hai nghiên cứu thực nghiệm. Quy trình định tính bằng thảo luận nhóm, định lượng sơ bộ và định lượng chính thức là những nội dung chính được trình bày trong chương này.

Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của hai nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Chương 5 sẽ tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu và đưa ra kết luận về những đóng góp của nghiên cứu về mặt lý thuyết những đóng góp về mặt thực tiễn. Cuối cùng là những hàm ý chính sách cho các bên liên quan, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

24


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Giới thiệu chương 2

Chương 2 sẽ trình bày các khái niệm nghiên cứu, lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, lần lượt các lý thuyết nền sẽ được giới thiệu sau đó từng điểm mạnh, điểm yếu của các lý thuyết này sẽ được trình bày để dẫn đến kết quả là việc lựa chọn lý thuyết nền cho từng nghiên cứu thực nghiệm. Sau đó, lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội sẽ được giới thiệu để xác định danh mục và hướng nghiên cứu chính trong chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Cuối cùng, khe hổng, mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho hai nghiên cứu thực nghiệm được giới thiệu.

2.1 Khởi sự kinh doanh xã hội


Kinh doanh xã hội là một lĩnh vực mới với mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu của xã hội (Urban và Kujinga, 2017b; Arroyo-López và Carcamo-Solis, 2011) và là một hoạt động bao gồm sự kết hợp của hai yếu tố xã hội và khởi sự kinh doanh (Steyaert và Hjorth, 2006; Peredo và McLean, 2006).

Khái niệm về khởi sự kinh doanh xã hội lần đầu xuất hiện vào những năm 1950 (Bowen, 1953). Đóng góp ban đầu khác cho lĩnh vực này là một bài báo ngắn của Waddock và Post (1991). Thuật ngữ khởi sự kinh doanh xã hội xuất hiện trong thế giới học thuật vào cuối những năm 1990 ở Mỹ (Boschee, 1995; Dees, 1998) và ở Anh (Leadbeater, 1997). Boschee (1995) định nghĩa khởi sự kinh doanh xã hội là hoạt động phi lợi nhuận nhằm cân bằng các sứ mệnh đạo đức và động cơ lợi nhuận. Leadbeater (1997) cho rằng khởi sự kinh doanh xã hội là một hoạt động kinh tế trung gian ở giữa các các hoạt động kinh doanh của lĩnh vực công, tư nhân và hoạt động tự nguyện, tình nguyện. Dees (1998) định nghĩa rằng đó là sự kết hợp giữa đam mê giải quyết các vấn đề xã hội và hoạt động kinh doanh. Anderson và Jack (2002) cho rằng khởi sự kinh doanh xã hội là hình thức mới để tạo và duy trì giá trị xã hội. Robinson (2006) định nghĩa khởi sự kinh doanh xã hội là một quá trình bao gồm: xác định một vấn đề xã hội với những giải pháp cụ thể để giải quyết nó; đánh giá các tác động xã

25


hội, xây dựng mô hình kinh doanh; tạo ra một sứ mệnh xã hội để phát triển theo định hướng hướng đến tính bền vững. Mair và Noboa (2006) xác định khởi sự kinh doanh xã hội liên quan đến cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế, nhân quyền và được coi là một chiến lược quan trọng hướng đến sự phát triển bền vững của các quốc gia. Theo Nicholls (2008), khởi sự kinh doanh xã hội là một tập hợp các hoạt động sáng tạo và hiệu quả, tập trung chiến lược vào việc giải quyết các thất bại của thị trường và tạo ra các cơ hội mới để tăng giá trị xã hội một cách có hệ thống.

Mặc dù có nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau, nhưng nhìn chung khởi sự kinh doanh xã hội được xác định là một quá trình bắt đầu với việc hình thành ý tưởng xã hội, nhận dạng các cơ hội, xây dựng các giải pháp hướng đến phát triển bền vững (Salamzadeh và cộng sự, 2013; Shane, 2003). Tạo ra giá trị xã hội hoặc giải quyết các vấn đề xã hội bằng các giải pháp đổi mới sáng tạo là mục tiêu trọng tâm của kinh doanh xã hội và đó là sự khác biệt giữa kinh doanh xã hội với các hình thức kinh doanh khác (Martin và Osberg, 2007; Zahra và cộng sự, 2008; Alvord và cộng sự, 2004).

2.2 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Bird (1988) định nghĩa ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi, hướng tới mục tiêu cụ thể. Ý định thể hiện niềm tin cá nhân để thực hiện một hành vi tương lai (Krueger và cộng sự, 2000). Davidsson và Honig (2003) định nghĩa ý định khởi sự kinh doanh liên quan đến định hướng thành lập một doanh nghiệp trong tương lai. Ý định khởi sự kinh doanh được cho là tiền đề cho mối liên hệ giữa cá nhân và việc thành lập các doanh nghiệp mới (Ozyilmaz, 2011; DeGeorge và Fayolle, 2008). ý định khởi sự kinh doanh xã hội đề cập đến ý định thành lập một DNXH (Mair và Noboa, 2006). ý định khởi sự kinh doanh xã hội được coi là hành vi tâm lý của một cá nhân, thuyết phục họ tiếp thu tri thức, nhận thức ý tưởng và thực hiện kế hoạch kinh doanh xã hội để trở thành một doanh nhân xã hội (Mair và cộng sự, 2006). Ý định khởi sự kinh doanh xã hội có thể được định nghĩa là mong muốn và quyết tâm của một người để thành lập một DNXH mới (Tran và cộng sự, 2016).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024