Yêu Cầu Khi Khai Thác Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương Tỉnh Ninh Bình

Bảng 1.1. Danh mục các loại di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư


DSVH

Loại hình

Tên di sản

Vật thể

Di tích lịch sử - văn hóa

- Vùng bên trong thành Hoa Lư: Đền vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phát Kim, chùa Nhất Trụ…

- Vùng đệm: Động Am Tiêm, hang Quàn, hang Muối, đình

Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu, …

Di vật, cổ vật

- Cung điện dưới lòng đất : Gạch lát nền, gạch xây tường và trang trí xây dựng.

- Tường thành thiên tạo : Núi Mã Yên, Núi Cột Cờ, Ghềnh

Tháp, Sông Hoàng Long, Thành Đông, Thành Tây, Thành Nam.

Bảo vật quốc gia

- Long sàng trước Nghi môn ngoại, Long sàng trước Bái đường (Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng).

- Cột kinh Phật (Chùa Nhất trụ).

- Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng.

- Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Lê Đại Hành.

Phi vật thể

Ngữ văn dân gian

- Truyện kể dân gian : truyện Tiên thoại, Truyền thuyết và Cổ tích.

- Ca dao, phương ngôn, tục ngữ.

- Đồng dao.

Nghệ thuật trình diễn

dân gian

- Hát chèo và sân khấu chèo.

- Trò chơi dân gian : đánh cờ người, kéo chữ Thái Bình.

Lễ hội

truyền thống

Lễ hội Hoa Lư : Lễ rước nước ; Tế cửu khúc ; Tập trận cờ lau ; Kéo chữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 5

Nội dung một số loại di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư tiêu biểu (Phụ lục 1.2)

1.1.2.3. Yêu cầu khi khai thác di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương tỉnh Ninh Bình

- Trước hết, phải đảm bảo mục tiêu của chương trình môn lịch sử và quan điểm xây dựng, phát triển chương trình.

Mục tiêu của môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho HS có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc (trong đó có LSĐP), góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Ngoài ra, khi khai thác DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP cần đảm bảo các nguyên tắc như : tính khoa học (đúng đắn, chính xác theo quan điểm của

chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh) ; tuân thủ tính cơ bản (tập trung những nội dung cốt lõi, có ý nghĩa nhất); tính dân tộc (phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương) và tính khả thi (phù hợp với thực tiễn dạy học ở các nhà trường).

Xuất phát từ mục tiêu GDPT, mục tiêu từng cấp học, môn học cụ thể, GV xây dựng mục tiêu cho từng bài học và lựa chọn di sản phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định đó. Chẳng hạn để giảng dạy về nội dung trong chương trình là di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Ninh Bình nhằm thực hiện mục tiêu giúp HS hiểu biết về các khái niệm có liên quan và trình bày được một di tích tiêu biểu của địa phương thì GV có thể lựa chọn di sản tiêu biểu nhất của tỉnh Ninh Bình là Cố đô Hoa Lư để xây dựng mục tiêu bài học cụ thể, định hướng cho phương pháp và các hoạt động học được tổ chức trong bài.

Trong khi xây dựng mục tiêu bài học LSĐP, GV cần căn cứ vào nội dung LSĐP và nội dung lịch sử của DSVH thể hiện để xác định mục tiêu về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực. Ví dụ HS có thêm hiểu biết về sự ra đời của di sản, về cấu trúc loại hình di sản, về ý nghĩa và giá trị của di sản đối với đời sống tinh thần, vật chất của người dân địa phương,…Từ đó, bồi dưỡng HS có thái độ tôn trọng đối với di sản, có hành vi giữ gìn và chăm sóc di sản.

- Thứ hai, xác định nội dung lịch sử thể hiện qua di sản phải chính xác và chuẩn bị các bước thực hiện một cách chu đáo :

+ GV xây dựng các nhiệm vụ học tập cần cụ thể, chi tiết giúp HS nhận biết rõ yêu cầu phải thực hiện. Ví dụ : có thể yêu cầu HS tìm hiểu nguồn gốc hình thành của di sản, khái quát sự phát triển của di sản qua thời gian, rút ra những hoạt động của các em nhằm bảo vệ và phát triển di sản…

+ Hoạt động làm việc với di sản cần tiến hành theo những bước đi cụ thể… GV nên chú ý một số công việc như : Công việc chuẩn bị ; Tiến hành hoạt động với di sản ; Kết thúc hoạt động ; Đánh giá kết quả hoạt động.

- Thứ ba, phải tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS tự học, tự trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các hoạt động trong quá trình chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể,… đến khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ và báo cáo, đánh giá kết quả.

1.1.3. Cơ sở xuất phát

1.1.3.1. Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói chung

Mục tiêu môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho HS có được những kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở HS :

Về kiến thức : HS có được hiểu biết về

+ Sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến nay. Chú trọng đến những nội dung quan trọng nhất để hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử loài người, những nền văn minh, những mô hình xã hội tiêu biểu, lịch sử các nước trong khu vực và các sự kiện lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn, liên quan đến lịch sử nước ta.

+ Trình bày được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay, trên cơ sở hiểu những sự kiện tiêu biểu của từng thời kì, những chuyển biến lịch sử và sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc trong sự phát triển chung của thế giới.

+ Giải thích, đánh giá được một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội như : kết cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ thống xã hội, vai trò to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo ra các chuyển biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử… Từ đó biết vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tế cuộc sống.

Về kĩ năng : Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như: Làm việc với SGK và các nguồn sử liệu ; Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

Về thái độ : Bồi dưỡng cho HS tinh thần hăng hái, tính tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập ; Có thái độ trân trọng đối với các di sản lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ; Trân trọng nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hòa bình, tiến bộ xã hội ; Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc.

Về năng lực, phẩm chất: Bồi dưỡng HS năng lực chung như phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử; Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức

lịch sử cho HS thông qua các nguồn sử liệu khác nhau; Năng lực suy nghĩ sáng tạo, năng lực ngôn ngữ/giao tiếp, năng lực hợp tác. Phát triển các năng lực chuyên biệt như: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau; Năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Qua đó, bồi dưỡng các em những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân yêu nước (thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước - cộng đồng ; yêu lao động ; sống nhân ái, có kỉ luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn kết dân tộc và quốc tế…)

Trong chương trình giáo dục THPT môn lịch sử, mục tiêu kiến thức của chương trình lớp 10 là thông qua các mạch nội dung về lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến thời cận đại, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX và LSĐP để góp phần thực hiện mục tiêu chung của chương trình.

Như vậy, việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở lớp 10 góp phần thực hiện các mục tiêu của chương trình Lịch sử THPT nói chung, chương trình Lịch sử lớp 10 nói riêng về một giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ X gắn với các triều đại kế tiếp nhau là Đinh, Tiền Lê và Lý.

1.1.3.2. Đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh lớp 10 trung học phổ thông

- Đặc điểm chung :

Ở lớp học này, HS đã ở vào độ tuổi thanh niên nên yêu cầu về nội dung, tính chất học tập có khác nhiều so với độ tuổi thiếu niên. Ở cấp THPT, nội dung học phong phú hơn và hoạt động học tập cũng đòi hỏi nhiều hơn tính năng động, sáng tạo và ý thức của các em đối với việc học tập ngày càng phát triển. Việc học của HS bắt đầu gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp : “Thái độ học tập có ý thức đã làm thúc đẩy sự phát triển có tính chủ định của quá trình nhận thức và tăng năng lực điều khiển bản thân của thanh niên học sinh trong hoạt động học tập” [29; tr.59].

Quá trình nhận thức ở lứa tuổi này đã phát triển tính tự giác có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn trong hoạt động trí tuệ “Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã học hoặc chưa được học trong nhà trường” [29; tr.60]. Nhờ đó, HS có thể thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, dễ hiểu các khái niệm trừu tượng, các mối liên hệ nhân quả

giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ở lứa tuổi này, các em thường có xu hướng độc lập khám phá về cuộc sống xung quanh với mong muốn khẳng định mình.

Mặt khác, HS ở độ tuổi này thường chưa tiếp cận nhiều với thế giới bên ngoài, nên tình cảm của các em khi sống trong gia đình gắn với xóm làng, quê hương cụ thể của mình có ý nghĩa rất thiêng liêng. Cho nên, khi được học những bài lịch sử về quê hương, gắn bó với cuộc sống hàng ngày sẽ tạo ra những xúc cảm, khơi dậy trong các em lòng tự hào, thôi thúc các em cố gắng học tập phấn đấu để cống hiến cho quê hương đất nước…

Nắm vững được đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS ở lứa tuổi này, trong quá trình dạy học GV cần khơi dậy trong các em lòng mong muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa quê hương mình, niềm tự hào về nơi mình sinh sống, ước mơ sẽ góp sức mình xây dựng quê hương giàu đẹp. Đồng thời qua đó tạo động cơ học tập cho HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với thực tế của địa phương và trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản trước khi bước vào đời.

- Đặc điểm riêng của địa phương :

Tâm lý nhận thức của học sinh lớp 10 THPT ở tỉnh Ninh Bình cũng mang những đặc điểm chung như trên tuy nhiên cũng có những nét riêng do tính chất địa phương, vùng miền quy định. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía nam vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa bàn chiến lược quan trọng từ trong lịch sử. Đây cũng là một vùng đất văn hiến giàu truyền thống yêu nước và cách mạng gắn với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Hán, nhà Đinh dựng nước, nhà Trần chống quân Mông - Nguyên … đến nghĩa quân Tây Sơn với phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, căn cứ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bởi vậy, con người Ninh Bình khi lớn lên đều nhận thức được vị trí xứng đáng của tỉnh mình trong sự biến đổi và phát triển của dân tộc. Lòng tự hào về truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương là nhân tố quan trọng để giáo dục LSĐP cho HS ở tỉnh Ninh Bình.

Ninh Bình còn là vùng đất có địa hình tự nhiên rất đa dạng được chia thành 3 vùng rõ rệt : vùng núi bán sơn địa (Nho Quan, Tam Điệp), vùng chiêm trũng (Gia Viễn, Hoa Lư) và vùng đồng bằng ven biển (Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn). Điều này quy định cơ cấu kinh tế đa dạng ở địa phương, bao gồm cả nông nghiệp, lâm

nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đặc biệt, tiềm năng du lịch to lớn với nhiều danh lam thắng cảnh phong phú như Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, vườn quốc gia Cúc Phương, cả tiềm năng độc đáo về lịch sử và nhân văn như Khu di tích Cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, phòng tuyến Tam Điệp… Nhận thức được tiềm năng quan trọng của du lịch địa phương, HS ở đây có động lực tìm hiểu, học tập và phấn đấu vươn lên góp phần phát triển kinh tế, xã hội cũng như biến du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

1.1.3.3. Đặc điểm kiến thức lịch sử địa phương lớp 10 tỉnh Ninh Bình và quá trình nhận thức lịch sử của học sinh lớp 10 trung học phổ thông

- Đặc điểm chung của kiến thức lịch sử:

Kiến thức môn lịch sử ở trường phổ thông là những cơ sở của khoa học lịch sử. Đó là những hiểu biết cơ bản của con người về lịch sử hiện thực đã xảy ra trong xã hội loài người và của dân tộc kể từ khi con người và xã hội loài người xuất hiện cho đến nay được con người nhận thức lại, khôi phục, được khoa học xác nhận lại tính chân thực và ghi chép trong những cuốn sách giáo khoa mới nhất. Khác với kiến thức của các bộ môn khác, kiến thức lịch sử nói chung, kiến thức LSĐP nói riêng có các đặc điểm: tính quá khứ, tính cụ thể, tính hệ thống, tính không lặp lại và tính thống nhất giữa sử và luận.

+ Tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử được đề cập đến trong các bài học đều đã xảy ra nên nó mang tính quá khứ. Bởi vậy, người ta không thể trực tiếp quan sát lịch sử quá khứ mà chỉ nhận thức một cách gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu được lưu lại (hiện vật, thành văn, hình ảnh).

+ Sự kiện lịch sử là sự kiện có thật cho nên nó mang tính cụ thể. Tính cụ thể ấy chỉ cho người học làm thế nào phải dựng lại, khôi phục lại được bức tranh quá khứ. DSVH trong đó có di tích lịch sử có những cổ vật, hiện vật, bảo vật ấy là những cái minh chứng cụ thể giúp HS lĩnh hội được kiến thức cơ bản.

+ Tính hệ thống nghĩa là kiến thức lịch sử luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không rời rạc, không tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi mà có liên quan với các sự kiện, hiện tượng khác theo lịch đại và đồng đại. Đặc điểm này định hướng quá trình dạy học cần lưu ý chọn các phương pháp giúp cho HS tìm ra mối liên hệ bên trong của các sự vật, hiện tượng.

+ Khi học tập lịch sử HS chỉ được học một lần duy nhất trong một cấp học nên nó còn mang tính không lặp lại. Điều này gây khó khăn nhất định cho HS ghi nhớ kiến thức lịch sử. Đặc điểm này lưu ý phải chú ý dành thời gian thỏa đáng để củng cố, luyện tập kiến thức cho HS, đề ra những biện pháp giúp HS nhớ lâu, nhớ bền vững những kiến thức đã học. Nguồn sử liệu của DSVH có tác dụng rất tốt để góp phần giúp HS ghi nhớ kiến thức.

+ Tính thống nhất giữa sử và luận có nghĩa là kiến thức lịch sử bao giờ cũng chia làm 2 phần: Phần sử (thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả…), phần luận (giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận…), thiếu một trong hai yếu tố này thì kiến thức lịch sử trở nên vô nghĩa. Dạy học lịch sử do đặc trưng của nó cần phải dựng lại sự kiện, mà dựng lại sự kiện chính là yếu tố “sử” trong dạy học. Nhưng việc dựng lại này không phải là để đấy mà phải biết xem xét, phân tích, đánh giá để tìm ra những bài học tiêu biểu cho hiện nay, tức là có yếu tố “luận”. Những di tích, di vật, hiện vật của DSVH không chỉ giúp HS trực quan sinh động các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã diễn ra, mà còn giúp cho HS có cơ sở để tư duy, tức là để giải quyết phần luận.

- Đặc điểm riêng của kiến thức LSĐP:

Bên cạnh đảm bảo những đặc điểm của kiến thức lịch sử nói chung, kiến thức LSĐP lớp 10 tỉnh Ninh Bình còn tuân thủ theo mục tiêu của chương trình LSĐP cấp THPT tỉnh Ninh Bình, HS lớp 10 THPT được học tập những kiến thức lịch sử một cách chuyên sâu về vùng đất, con người Ninh Bình và hiểu biết những di tích lịch sử - văn hóa ở địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, HS hình thành được kĩ năng nhận xét, đánh giá một cách tổng hợp và liên hệ được những kiến thức LSĐP với lịch sử dân tộc. Qua đó, chuyên đề LSĐP lớp 10 góp phần bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào về địa phương mình, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương, nâng cao ý thức trách nhiệm của HS trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Ngoài ra, HS có ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo tồn các DSVH, di tích lịch sử ở địa phương.

- Quá trình nhận thức lịch sử của HS lớp 10 THPT :

Từ đặc trưng kiến thức lịch sử nói chung và đặc điểm kiến thức LSĐP lớp 10 tỉnh Ninh Bình nói riêng như trên thì con đường nhận thức lịch sử bao giờ cũng đi

từ tri giác sự kiện, hình dung tưởng tượng để có biểu tượng và trên cơ sở nhớ sự kiện, HS phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP lớp 10 tỉnh Ninh Bình cũng phải tuân thủ đặc trưng và con đường nhận thức lịch sử. Tổ chức dạy học cho HS thông qua sự kiện, phải tạo được biểu tượng, hình thành khái niệm để từ đó nêu lên được quy luật và rút ra bài học.

Ở năm học đầu tiên của cấp THPT, HS lớp 10 đã trưởng thành hơn về khả năng nhận thức kiến thức nói chung, nhận thức lịch sử nói riêng. Khác với HS ở cấp học dưới, quá trình nhận thức lịch sử của các em HS lớp 10 có thể diễn ra một cách chủ động, nhanh chóng hơn khi được hỗ trợ bởi các phương tiện trực quan, công nghệ. Ở lớp học này, GV có thể tổ chức HS tự học để lĩnh hội tốt kiến thức lịch sử nếu như người thấy giáo có tâm huyết, say mê với nghề và sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học mới góp phần nâng cao nhận thức lịch sử cho HS. Như vậy, đặc điểm này chính là điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện nội dung đề tài sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở trường THPT.

1.1.3.4. Yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, phương pháp dạy học nói riêng

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, của Đảng, Nhà nước, của toàn dân và là một trong những kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.

Một trong những điểm sáng của giai đoạn đầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đã xây dựng chương trình GDPT tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, kết hợp dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Chương trình GDPT tổng thể chú trọng khắc phục những bất cập, hạn chế của chương trình giáo dục hiện hành, như: Nội dung nặng về truyền thụ kiến thức, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế; sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông... Theo đó, ở giai đoạn giáo dục định

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí