Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Và Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ

Thang điểm đánh giá; Mức độ cần thiết và khả thi được cho điểm như sau:

+ Mức độ 1 (Rất cần thiết, Rất khả thi): 3 điểm.

+ Mức độ 2 (cần thiết, khả thi): 2 điểm.

+ Mức độ 3 (không cần thiết, không khả thi): 1 điểm.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Sau khi trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu và lập bảng theo 2 tiêu chí đánh giá kết quả như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng


ST


Các biện pháp

Mức độ cần thiết

(tỉ lệ %)

Mức độ khả thi

(tỉ lệ % )

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Rất khả

thi

Khả thi

Không khả thi

1

Biện pháp 1: Phát triển nội

dung các trò chơi cho trẻ

100

0

0

81

19

0


2

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan

điểm lấy trẻ làm trung tâm


82


18


0


78


22


0


3

Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy

trẻ làm trung tâm


76,5


23,5


0


75,4


24,6


0


4

Biện pháp 4: Làm đồ dùng, đồ chơi để sử dụng trong

hoạt động vui chơi cho trẻ


79,2


20,8


0


75,8


24,2


0


5

Biện pháp 5: Thiết kế và sử dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan

điểm lấy trẻ làm trung tâm




0




0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 13

Qua các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy: các biện pháp tổ chức HĐVC cho cho trẻ MG 5-6 tuổi cho trẻ ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng khoảng mà chúng tôi xây dựng đều được CBQL, GV đánh giá mức Rất cần thiết Rất khả thi chiếm tỷ lệ cao. Trong đó

Biện pháp 1: Phát triển nội dung các trò chơi cho trẻ. Có 100% ý kiến được hỏi cho rằng Rất cần thiết; có 81% ý kiến được hỏi cho rằng Rất khả thi;

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Có 82% ý kiến được hỏi cho rằng Rất cần thiết; có 78% ý kiến được hỏi cho rằng Rất khả thi;

Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Có 76,5% ý kiến được hỏi cho rằng Rất cần thiết; có 75,4% ý kiến được hỏi cho rằng Rất khả thi;

Biện pháp 4: Làm đồ dùng, đồ chơi để sử dụng trong hoạt động vui chơi cho trẻ. Có 79,2% ý kiến được hỏi cho rằng Rất cần thiết; có 75,8% ý kiến được hỏi cho rằng Rất khả thi;

Biện pháp 5: Thiết kế và sử dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Có 78% ý kiến được hỏi cho rằng Rất cần thiết; có 77% ý kiến được hỏi cho rằng Rất khả thi;

Những ý kiến còn lại từ 18% đến 24,6% số CBQL và GV được hỏi cho rằng cần thiết và khả thi trong tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi. Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp đề xuất Không cần thiết và Không khả thi.

Không có CBQL, GV nào đánh giá những biện pháp này không cần thiết và không khả thi. Điều đó chứng tỏ 5 biện pháp chúng tôi đưa ra là cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng.

Kết luận chương 3


Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng.. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN có vai trò riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà tổ chức thực hiện tốt chức năng tại trường mình. Trong quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi , GV phải vận dụng phối hợp đồng bộ, sáng tạo các biện pháp đã nêu tùy theo điều kiện thực tế của lớp học và nhà trường sẽ đạt hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường cho trẻ mầm non nói chung, trẻ MG 5-6 tuổi nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Thuật ngữ “chơi” có nhiều nghĩa khác nhau nhưng trong phạm trù hoạt động của trẻ mẫu giáo thì chơi là một hoạt động mô phỏng lại cuộc sống của con người, mô phỏng lại các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người trong xã hội. Hoạt động vui chơi tạo nên cuộc sống của trẻ và có ý nghĩa quyết định sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo.

1.2. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo là quá trình giáo viên lựa chọn, sắp xếp, vận dụng tri thức, hệ thống biện pháp, phương pháp và điều kiện hoạt động để giúp trẻ thực hiện hành động chơi, thỏa mãn nhu cầu chơi và đảm bảo thực hiện các mục đích giáo dục cho trẻ.

1.3. Tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: Công tác quản lý của hiệu trưởng nhà trường, năng lực của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, đặc điểm của trẻ... Muốn tổ chức hiệu quả HĐVC cho trẻ GV cần khai thác những yếu tố ảnh hưởng tích cực và chủ động hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.

1.4. Quá trình nghiên cứu thực trạng tổ chức HĐVC cho thấy phần lớn CBQL và GV nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức HĐVC cho trẻ; các trường MN đã xây dựng và tổ chức được một số HĐVC cho trẻ với nội dung và hình thức phù hợp với trẻ MG 5-6 tuổi. Bên cạnh đó, công tác tổ chức HĐVC cho trẻ còn một số tồn tại về đồ dùng, đồ chơi còn thiếu thốn; kĩ năng tổ chức của một số giáo viên hạn chế; Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa GV và cha mẹ trẻ; Các trò chơi tổ chức cho trẻ còn mang tính lặp lại, chưa phong phú, đặc biệt chưa tổ chức cho trẻ tham gia vào trò chơi đóng kịch – một loại trò chơi có nhiều ưu thế trong phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

1.5. Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn là cơ sở để chúng tôi xây dựng được 5 biện pháp tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi, đó là: Phát triển nội dung các trò chơi cho trẻ; Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; Làm đồ dùng, đồ chơi để sử dụng trong hoạt động vui chơi cho trẻ; Thiết kế và sử

dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

1.6. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao trong điều kiện quán triệt những yêu cầu và điều kiện của từng biện pháp trong quá trình thực hiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào

Có quan điểm chỉ đạo cụ thể về tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi gắn với đặc thù địa phương và sự phát triển của trẻ;

Đầu tư cho các trường mầm non về cơ sở vật chất, tăng cường các chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng tốt những yêu cầu phát triển giáo dục mầm non hiện nay.

Tổ chức phát triển chương trình giáo dục mầm non nói chung, chương trình HĐVC cho trẻ mẫu giáo nói riêng đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

2.2. Với các trường cao đẳng sư phạm

Các trường sư phạm cần coi trong công tác giáo dục năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục mầm non; xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức hiện đại; xây dựng và tổ chức các chương trình Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên để giáo viên mầm non được liên tục cập nhật những kiến thức và kĩ năng mới trong tổ chức HĐVC cho trẻ.

2.3. Với Phòng Giáo dục và thể thao huyện Peck, tỉnh Xieng Khoảng

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện có các chính sách hỗ trợ, tăng cường về cơ sở vật chất, các tư liệu, đồ dùng đồ chơi về lịch sử địa phương cho các trường MN.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động HĐVC phong phú, đa dạng.

- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng phù hợp với năng lực, nhu cầu của giáo viên.

- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra đối với các trường MN nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc hoạt động HĐVC tại các trường.

- Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kĩ năng và phương pháp tổ chức thực hành cho giáo viên; tổ chức các chuyên đề, hội thảo, hội giảng về việc tổ chức HĐVC.

- Phát động phong trào thi đua, khen thưởng đối với cá nhân và tập thể có thành tích trong tổ chức hoạt động HĐVC thông quá trình học tập của trẻ.

2.4. Với cán bộ quản lý, giáo viên các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng

2.4.1. Với cán bộ quản lý các trường MN

- Cán bộ quản lý cần thực hiện tốt vai trò là chủ thể quản lý nhà trường.

Được thể hiện ở các nội dung công việc sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho GV được tham gia bồi dưỡng tìm hiểu về cách thức tổ chức chơi trò chơi thông qua quá trình vận động của trẻ.

- Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức, triển khai kiểm tra đánh giá hoạt động HĐVC thông qua hoạt động thực hiện trong vui chơi phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

- Tăng cương ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc quản lý hoạt động vui chơi thông qua hoạt động học tập của trẻ để trẻ phát triển tốt hơn.

2.4.2. Với GV các trường MN

Là người trực tiếp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Giáo viên cần thực hiện các công việc sau:

- Tự học, tự bồi dưỡng để nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển nhân cách trẻ.

- Tiến hành các biện pháp nâng cao năng lực thiết kế, năng lực tổ chức HĐVC; năng lực xây dựng và tổ chức môi trường HĐVC theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, năng lực làm đồ dùng, đồ chơi và tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cho HĐVC; Thực hiện các biện pháp tạo hứng thú cho trẻ trong việc tham gia các hoạt động vui chơi mang tính trải nghiệm sáng tạo.

- Phải thực sự tâm huyết với nghề, luôn linh hoạt, sáng tạo, lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt Nam

1. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2008), Giáo dục mầm non, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

2. Lê Thị Diệu (2008), Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong thành phố Cà Mau, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trần Bá Hoành (1985), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

4. Trần Thị Hương (chủ biên) (2009), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học sư phạm TPHCM.

5. Trần Thị Minh Huế (chủ biên) (2017), Nguyễn Thị Mẫn, Hà Thị Kim Linh,

Giáo dục học mầm non 2, Nxb Đại học Thái Nguyên.

6. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong dạy học đại học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

7. Vũ Thị Ngân (2009), Tổ chức dạy học ở trường mầm non, Nxb Giáo Dục Việt Nam, TPHCM.

8. Vũ Thị Nhàn (2016), Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề ở các trường mầm non thành phố Hải Dương.

9. Vũ Thị Nho (2000), Tâm lý học phát triển, NXb Đại học quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb Đại học sư phạm.

11. Nguyễn Hồng Yến Phương (2014), “Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo của giáo viên ở một số trường mầm nôn ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 57, tr.192-199.

12. Quốc hội, Luật giáo dục, số: 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 06 năm 2005. 13.Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thư (2005), Phương pháp đánh giá trẻ trong

đổi mới giáo dục mầm non, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

14. Chu Thị Bích Thủy (2016), Đánh giá tổ chức hoạt động đánh vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

15. Nguyễn Thị Bích Thủy (2013), Một số biện pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sí giáo dục, Trường Đại học Vinh.

16. Trung tâm Từ điển học (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

17. Nguyễn Ánh Tuyết (2008), Tâm lý học trẻ em, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Quang Uẩn (2010), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. V.X.Mukhina (1980), Tâm lý học mẫu giáo, Tập 1, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

20. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa.

21. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh:

22. Penny Warner (2000), Preschool Play and Learn: 150 Fun Games and Learning Activitis for Preschoolers from Three to Six Year, Printed in the United States of America.

23. Kernan, M. (2007). Playasacont ext for Early Learning and Development, Aresearch paper. National Council for Curriculum and Assessment. Retrieve dfrom

Các trang Web:

24. file:///D:/MOI%20TRUONG%20HOC%20QUA%20VUI%20CHOI.pdf

25. http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/1526890

26. http://quantri.vn/dict/details/19/to-chuc-la-gi

27. http://voer.edu.vn/m/cong-tac-to-chuc-cua-nha-quan-tri/flc8a6c0 28.htt://nuoiduongbe.com/vui-choi/giai-phap-ly-hoat-dong-vui-choi-cho-tre-

mau-giao-lon.html

29. http://nuoiduongbe.com/vui-choi/khai-niem-quan- ly-hoat -dong vui-choi- tre-mg.html

30.http://www.kimsconselingcorner.com/2012/09/16/50-activities-and-game- dealing-with-anger

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí