Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương

hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm) tạo điều kiện cho HS tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng của các em. Cốt lõi của chương trình GDPT tổng thể được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực mà nhà trường, xã hội kỳ vọng.

Trong chương trình GDPT tổng thể, nội dung giáo dục của địa phương được đặc biệt coi trọng nhất là ở cấp THPT có vị trí tương đương các môn học khác. “là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, … của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương” [5; tr.31].

Sử dụng DSVH (cả vật thể và phi vật thể) không chỉ có vị trí quan trọng trong chương trình GDPT hiện hành mà còn chiếm một thời lượng không ít trong các chuyên đề học tập của chương trình GDPT 2018. Đó là chuyên đề Hoạt động trải nghiệm thực tế (ở cả 3 khối 10, 11, 12 với tổng thời lượng là 45 tiết), trong đó: Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam (lớp 10 với 15 tiết); Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (lớp 11 với 15 tiết); Chuyên đề 12.1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (lớp 12 với 15 tiết) [5; 81].

Về phương pháp giáo dục, chương trình GDPT tổng thể định hướng áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Bên cạnh đó, về đánh giá kết quả giáo dục, CTPT nhằm mục tiêu là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về mức độ đáp ứng yêu cầu của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của HS và nâng cao chất lượng giáo dục.

Như vậy, sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở tỉnh Ninh Bình

là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với việc dạy học LSĐP và môn lịch sử ở chương trình hiện nay nói riêng, đối với yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, chương trình GDPT trong những năm tiếp theo.

1.1.4. Giá trị của di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư

1.1.4.1. Giá trị lịch sử

Khu di tích Cố đô Hoa Lư là quần thể các di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt trên nhiều bình diện lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo... nhưng giá trị lịch sử của khu di tích này được đặt lên hàng đầu.

Trước hết, vùng đất Hoa Lư trước hết gắn với sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc - Đinh Bộ Lĩnh “dẹp loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt – nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên của dân tộc. Đến thăm Cố đô Hoa Lư ngày nay du khách sẽ thấy ở chính giữa đền Vua Đinh có bức đại tự ghi ba chữ sơn son thiếp vàng lộng lẫy: “Chính thống thủy” (Mở nền chính thống). Dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu lịch sử, Đinh Bộ Lĩnh được coi là người mở đường của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Cố đô Hoa Lư còn lưu giữ lại những dấu ấn lịch sử của nhà Tiền Lê với công cuộc “đánh Tống – dẹp Chiêm” dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn - ông vua sáng lập triều Tiền Lê. Sử cũ kể lại rằng năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai cả bị Đỗ Thích đầu độc chết, vua mới Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi trong khi đất nước đứng trước họa ngoại xâm Trung Quốc từ cả phía bắc và Chiêm Thành từ phía nam. Trong lúc triều đình Hoa Lư rối loạn, Lê Hoàn đã được chọn làm vua và chỉ huy cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Địa thế phòng ngự của Hoa Lư được Lê Hoàn tận dụng triệt để trong công cuộc bảo vệ chính quyền trung ương, đánh giặc Tống ở mặt bắc và dẹp loạn Chiêm ở phía nam.

Trong điều kiện lịch sử của thế kỷ X, đất nước mới giành được độc lập tự chủ sau đêm dài một ngàn năm Bắc thuộc, lại vừa trải qua mấy chục năm cát cứ liên miên, nước nhà vừa được thống nhất, chính quyền phong kiến Trung ương tập quyền còn non trẻ, nạn ngoại xâm vẫn luôn là hiểm họa thường trực của đất nước. Vì vậy, Vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất Hoa Lư hiểm

Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 6

trở để định đô, cũng là để xây dựng một quân thành vô cùng kiên cố, bất khả xâm phạm đối phó với thù trong giặc ngoài.

Năm 1010, để đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự hưng thịnh của quốc gia phong kiến độc lập, Vua Lý Thái Tổ đã dời đô ra thành Đại La, sau đổi là Thăng Long (thủ đô Hà Nội ngày nay). Tương truyền, sau khi Vua Lý Thái Tổ dời đô, để tưởng nhớ công lao của các bậc Tiên đế đã có công dựng nước, giữ nước, triều Lý đã cho xây dựng một ngôi đền quay hướng Bắc. Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngôi đền triều Lý xây dựng không còn nữa. Văn bia hiện lưu giữ tại di tích cho biết, Hoằng Định năm thứ 9 (1606) ghi lại: “Đô nguyên soái tổng quốc chính Thượng phụ Bình An Vương (tức chúa Trịnh Tùng) đã có công tu bổ, quan Đô đốc Bùi Thời Trung cùng với dân bản địa đã tu sửa đền và quay về hướng Đông”. Bia Minh Mệnh năm thứ 18 (1837) ghi lại: “Quan tỉnh là Trần Văn Trung phụng mệnh triều đình trùng tu đền” [59; tr. 5]. Như vậy, đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Vua Lê Đại Hành là công trình kiến trúc được xây dựng và trùng tu kế tiếp nhau qua nhiều thời đại, nhưng hiện nay hai ngôi đền này vẫn mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê ở thế kỷ XVII.

Sau khi nhà Lý dời đô, Hoa Lư bên cạnh vai trò là cố đô còn tiếp tục giữ vai trò là một căn cứ quân sự và trung tâm văn hoá của các triều đại nhà Trần, Hậu Lê, nhà Mạc, Tây Sơn, góp phần to lớn vào các chiến thắng lớn của dân tộc trong thời kì phong kiến. Tiêu biểu là thành Nam Tràng An của Cố đô được nhà Trần sử dụng để làm cứ địa kháng chiến chống quân Mông Nguyên; đất Hoa Lư trở thành cứ địa phòng ngự để đại phá quân Thanh ở triều đại Tây Sơn với các địa danh như phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu và chùa Bái Đính. Bên cạnh đó, khu vực Cố đô Hoa Lư còn là nơi xây dựng các hành cung hay các điền trang, thái ấp của vua chúa và quý tộc thời Trần ... Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc thời cận đại và hiện đại, vùng đất Cố đô Hoa Lư còn tiếp tục là nơi cất giấu vũ khí, lương thực, in và phát truyền đơn cách mạng của nhân dân Ninh Bình trong cuộc chiến tranh chống giặc. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dãy núi Trường Yên, núi Địa là cơ sở của tỉnh uỷ Ninh Bình cũ, hang Muối trở thành cơ sở của uỷ ban hành chính tỉnh...

Như vậy, với giá trị lịch sử to lớn, không thể thay thế, quần thể di tích Cố đô Hoa Lư đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà nước và địa phương trong công tác tu bổ, bảo tồn, xây dựng lại các di tích trong quần thể di tích này. Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra Quyết định 82/ 2003/ QĐ - TTg về việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích Cố đô Hoa Lư.

1.1.4.2. Giá trị văn hóa

Kinh đô Hoa Lư tồn tại trong khoảng thời gian không dài từ 968 – 1010, tuy nhiên với ba triều đại phong kiến tập quyền kế tiếp nhau, Kinh đô Hoa Lư đã để lại những DSVH vô cùng độc đáo. Đó là những bộ sưu tập những hiện vật, vật liệu tham gia xây dựng các cung điện, trang trí tại các kiến trúc tôn giáo mang đậm nét phong cách thời Đinh – Tiền Lê. Tất cả những hiện vật này là vật liệu tham gia xây dựng kiến trúc, từ chất liệu, độ nung, trang trí mỹ thuật đã cho thấy trình độ văn hóa, mỹ thuật thời Đinh – Tiền Lê đạt đến mức độ khá tinh xảo. Bên cạnh đó với những văn tự Hán tạo trên mặt chính viên gạch minh chứng cho tinh thần thượng võ, ý chí độc lập tự cường của dân tộc ta trong thế kỷ X. Đồng thời những giá trị về lịch sử - văn hóa còn lại đến ngày nay cũng là minh chứng cho quy mô bề thế hoành tráng và lộng lẫy của Kinh đô Hoa Lư xưa, là cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu về tình tình kinh tế, văn hóa – xã hội của nước ta thời kỳ Đinh – Tiền Lê. Giá trị văn hóa tiêu biểu nhất của khu di tích Cố đô Hoa Lư phải kể đến hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành với nghệ thuật độc đáo mang đậm dấu ấn của kiến trúc nước ta từ thế kỉ XVII (Xem thêm Phụ lục 1.2).

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ Vua Lê Đại Hành tương đồng nhau về kiến trúc nhưng kiến trúc đền thờ Vua Đinh được nâng cao lên thay thế bằng ngưỡng cửa đá và các chân cột cổ bồng. Xuất phát từ quan niệm Vua Đinh là người lập quốc mở nền chính sử hoàng đế đầu tiên, để tôn vinh ông thì ngôi đền thờ ông được nâng cao, còn đền thờ Vua Lê phải thấp hơn vì ông là hậu thế. Chính vì vậy, triều Nguyễn không phát động công đức xây dựng đền Vua Lê nên đền thờ Vua Lê Đại Hành là ngôi đền có nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật vì nó còn giữ nguyên, bảo lưu nguyên trạng giá trị kiến trúc của thời hậu Lê.

Trải qua sự thăng trầm của lịch sử nhưng giá trị về kiến trúc nghệ thuật của hai ngôi đền này vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu

khắc trên đá và gỗ ở thế kỉ XVII. Các lối đi, tường gạch đều in dấu vết của thời gian với những lớp rêu phong cổ kính, trước cửa đền chính đặt long sàng bằng đá nguyên khối với nhiều nét chạm khắc sinh động đạt đến mức tinh xảo. Trong khuôn viên của khu di tích còn có nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ được xây dựng năm 2000 nhân dịp kỷ niệm 990 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội tại bến thuyền rời đô của Vua Lý Thái Tổ năm xưa.

Những giá trị lịch sử và văn hóa nói trên của DSVH Cố đô Hoa Lư có ý nghĩa quan trọng giúp chúng tôi xác định chính xác, cụ thể những nội dung cần giảng dạy khi sử dụng DSVH này vào dạy học LSĐP ở trường phổ thông.

1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương

1.1.5.1. Vai trò

Di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư là một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình, là địa chỉ đỏ trong chương trình giáo dục truyền thống đối với hệ thống các cấp đào tạo trên địa bản tỉnh Ninh Bình. Việc sử dụng di sản vào dạy học LSĐP có vai trò rất quan trọng:

Thứ nhất, cung cấp nguồn sử liệu vô cùng quan trọng được khai thác một cách hệ thống, chuẩn xác về di sản Cố đô Hoa Lư. Nó giúp HS có được nguồn nhận thức vô giá về di tích cũng như một nội dung học tập của LSĐP nói riêng, một giai đoạn của lịch sử dân tộc ở thế kỉ X nói chung.

Thứ hai, việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP là phương tiện trực quan phong phú, đầy đủ về một di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình. Thông qua những hiện vật, di vật, công trình kiến trúc tiêu biểu đó giúp HS có biểu tượng đúng, sinh động, đúng đắn, cụ thể về DSVH Cố đô Hoa Lư. Trên cơ sở đó các em có thể hiểu đúng, nắm vững khái niệm lịch sử, hình thành quy luật lịch sử, từ đó HS có thể nhớ lâu và hiểu sâu được các vấn đề lịch sử.

Thứ ba, sử dụng DSVH là một biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng ta “học đi đôi với hành”, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Mỗi HS phải hiểu được lý thuyết, lý luận để ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Có như vậy thì ngành giáo dục và đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

đất nước, đặc biệt là trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Thông qua các biện pháp tổ chức cho HS khai thác nguồn tư liệu sinh động tại di sản, học tại môi trường thực địa khiến cho bài học lịch sử trở nên cuốn hút, HS hăng hái tham gia hoạt động học và được phát triển các kĩ năng, năng lực bộ môn theo hướng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

1.1.5.2. Ý nghĩa

Với vai trò quan trọng như vậy, sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP có ý nghĩa rất lớn về việc giáo dục toàn diện HS, phát triển nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, nâng cao năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu phát huy bền vững các giá trị của di tích góp phần xây dựng quê hương đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa đối với HS về nhiều mặt:

- Về kiến thức:

Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn, bồi dưỡng hoạt động nhận thức cho học sinh: Các di sản văn hóa, dù là vật thật hay ảo (thể hiện qua tranh, ảnh, phim…) sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản.

Quá trình trực quan với di sản giúp có biểu tượng đúng, chân thực về kiến thức lịch sử mà HS sẽ được học, từ đó các em hình thành được khái niệm, rút ra quy luật lịch sử và hơn hết nữa là HS sẽ nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức.

Ví dụ: Khi tiến hành bài học tại di sản Cố đô Hoa Lư, tiếp cận với di sản cụ thể là Long sàng trước Bái đường vua Đinh, HS sử dụng các giác quan như mắt – nhìn, tai – nghe để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ di sản như kích thước, chất liệu, hình ảnh chạm khắc trên bề mặt và xung quanh… Trên cơ sở đó, HS nhận thức được đây là một tác phẩm mỹ thuật độc đáo với cách thức trang trí không giống bất cứ một long sàng nào khác trong lịch sử kiến trúc nghệ thuật của nước ta. Với phương tiện trực quan quý giá này, các em thấy được sự tài hoa và óc sáng tạo của những nghệ nhân điêu khắc đá nước ta ở thế kỉ XVII đã tạo nên một bức tranh bằng đá với ý nghĩa sâu xa, ẩn chứa nhiều thông điệp.

- Về kĩ năng:

+ Giúp HS phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: DSVH là phương tiện quan trọng giúp HS rèn một số kĩ năng học tập như kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các DSVH.

+ HS được tiếp cận di sản đúng mục đích với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy của GV, sẽ phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lí thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em.

+ Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh: Dạy học với di sản tạo điều kiện phát triển một số kĩ năng sống như: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng; Kĩ năng hợp tác; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; Kĩ năng đặt mục tiêu; Kĩ năng quản lí thời gian; Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

Ví dụ, khi GV tổ chức hoạt động tham quan trải nghiệm tại di sản Cố đô Hoa Lư, HS có cơ hội phỏng vấn, lắng nghe người phụ trách quản lí ở di tích hay hướng dẫn viên di tích. Qua đó, các em có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Về thái độ:

+ Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Trong quá trình tiếp cận với DSVH, các em được tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đó các em sẽ có động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn.

+ Sử dụng DSVH có tác dụng bồi dưỡng thái độ học tập, giúp HS hăng hái, tích cực, tự giác hơn trong học tập lịch sử.

- Về năng lực, phẩm chất:

+ Trên cơ sở đó từng bước phát triển các năng lực HS: Các năng lực chung như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp… và năng lực

chuyên môn như tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Ví dụ, khi tổ chức bài học tại di sản (địa điểm Nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ thuộc khu di tích Cố đô Hoa Lư), GV có thể cung cấp 3 nguồn tư liệu về: (1) DSVH Cố đô Hoa Lư (lược đồ, tư liệu về vùng đất Hoa Lư), (2) Lược đồ, hình ảnh về thành Thăng Long, (3) Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ. Sau đó, GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động theo nhóm (hình thành 3 nhóm HS): Tìm hiểu các nguồn tư liệu nói trên để: Giải thích lí do vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) và đánh giá vai trò của vua Lý Thái Tổ thông qua sự kiện này; Liên hệ với một câu ca dao (DSVH phi vật thể) gắn với địa điểm vua Lý dời đô từ Hoa Lư; Liên hệ, đánh giá vị trí của vùng đất Hoa Lư – Ninh Bình và mối quan hệ với Thăng Long – Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Để thực hiện được nhiệm vụ học tập này, HS phải nhận diện được các loại tư liệu lịch sử, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình hoạt động cá nhân và nhóm để tái hiện và hiểu được nội dung sự kiện lịch sử vua Lý Thái Tổ dời đô vào năm 1010. Qua đó, HS được phát huy năng lực tìm hiểu lịch sử và các năng lực chung như năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm.

Sau khi hết thời gian hoạt động nhóm, sản phẩm của HS chính là câu trả lời nhiệm vụ học tập GV đã đưa ra. Khi HS giải thích và đánh giá được sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô cũng chứng tỏ các em đã được bồi dưỡng năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. Để mở rộng kiến thức và phát triển thêm cho các em năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những vấn đề thực tiễn cuộc sống, GV có thể đặt thêm câu hỏi trong quá trình báo cáo, phản biện, bổ sung các sản phẩm hoạt động nhóm, như: Liên hệ với một câu ca dao (DSVH phi vật thể) gắn với địa điểm vua Lý dời đô từ Hoa Lư (chính là Nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ - địa điểm nơi HS đang học để giải thích được lịch sử xuất hiện của di tích này) và liên hệ, đánh giá vị trí của vùng đất Hoa Lư – Ninh Bình và mối quan hệ với Thăng Long – Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

+ Bồi dưỡng cho HS những tư tưởng, phẩm chất đạo đức đúng đắn như yêu nước, chăm chỉ, có trách nhiệm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023