Giáo Dục Nâng Cao Nhận Thức, Trách Nhiệm Cho Các Lực Lượng Sư Phạm Về Rèn Luyện Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể


Để nâng cao chất lượng, đặc biệt là tay nghề sư phạm cho sinh viên

đại học

phạm ngành giáo dục thể

chất cần thực hiện đồng bộ

nhiều

biện pháp, trong đó có biện pháp về rèn luyện kỹ năng dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tay nghề sư phạm cho sinh viên. Nghiên cứu kỹ năng dạy học, tìm ra các biện pháp để rèn luyện kỹ năng dạy là việc làm thường xuyên, mang tính cốt lõi trong suốt quá trình giáo dục, đào tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.


Kết luận chương 3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Kết quả

nghiên cứu

Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 18

ở các trường được khảo sát cho thấy, các hoạt

động tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên chưa được tiến hành thường xuyên và chưa có kế hoạch cụ thể, khoa học.


Việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, phần nhiều mang tính tự phát, chưa được sự quan tâm,

đánh giá chặt chẽ của giảng viên. Hơn nữa, trong quá trình rèn luyện kỹ

năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất còn gặp khó khăn như việc phân bổ thời gian dành cho rèn luyện, các điều kiện cho rèn luyện, sự đồng thuận của các lực lượng trong nhà trường…


Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến kỹ

năng dạy học của một bộ phận sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất chưa thành thạo, thiếuvững chắc, thiếu ổn định và dễ bị tác động bởi điều kiện ngoại cảnh.


Kết quả nghiên cứu thực trạng là một trong những cơ sở để đề xuất

các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư ngành giáo dục thể chất

phạm


Chương 4

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

4.1. Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Yếu tố nhận thức có vai trò định hướng cho quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Do đó cán bộ, giảng viên trong nhà trường cần chú ý

thường xuyên việc giúp cho các lực lượng sư phạm có được nhận thức

đúng đắn về rèn luyện kỹ năng dạy học. Đó là điều kiện để quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên thuận lợi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII [20] và Đề án 641 về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011­ 2030 ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ [73]. Trong đó, mục tiêu tổng quát đã nêu: “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nhiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam”. Ở chương trình 3 của Đề án có nói rõ nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự tập luyện thể dục thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể. Để thực hiện nhiệm vụ huy động nguồn nhân lực từ đại học sư phạm thể dục


thể thao, đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục thể thao các trường học… [73]. Vì vậy, các lực lượng sư phạm tham gia vào quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần nhận thức sâu sắc, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, để đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo giáo viên giáo dục thể chất trong giai đoạn mới.

Nhận thức đúng là cơ sở để hình thành thái độ, động cơ đúng và trách nhiệm cao, tạo ra động lực thôi thúc sinh viên vượt qua mọi khó khăn để

rèn luyện kỹ

năng dạy học của mình. Nhận thức đúng còn là cơ

sở giúp

sinh viên đánh giá đúng mức độ thuần thục kỹ năng dạy học của mình, từ đó có kế hoạch rèn luyện kỹ năng dạy học phù hợp với bản thân.

Thực trạng nhận thức về kỹ năng dạy học cho thấy, cán bộ, giảng viên và sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng dạy học đối với hoạt động dạy học. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều cán bộ, giảng viên và nhất là sinh viên về vai trò của kỹ năng dạy học đối với hoạt động dạy học vẫn còn hạn chế như: Chưa nhận thức rõ về kỹ năng dạy học; Quan niệm về kỹ năng dạy học còn mơ hồ; Chưa ý thức rõ về tầm quan trọng của kỹ năng dạy học đối với

lao động nghề nghiệp, tập trung vào chuyên môn, chính vì vậy việc giáo

dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại

học sư phạm ngành giáo dục thể chất là cần thiết. Thông qua biện pháp

này giúp cho cán bộ, giảng viên và nhất là sinh viên nắm được lý thuyết về

kỹ năng dạy học, thấy được vai trò quan trọng và sự cần thiết phải rèn

luyện để hình thành và phát triển kỹ năng dạy học cho sinh viên ngay từ khi

còn học tập

ở nhà trường, đáp

ứng với lao động sư

phạm của giáo viên

139


giáo dục thể chất ở trường phổ thông. Từ đó tạo mọi điều kiện cần thiết để sinh viên được rèn luyện kỹ năng dạy học. Nhận thức đúng còn là cơ sở để cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá chính xác trình độ kỹ năng dạy

học và tạo ra sự đồng thuận giữa các lực lượng trong việc rèn luyện kỹ

năng dạy học cho sinh viên.

Giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm trong nhà trường về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên chính là quá trình giúp cho các lực lượng sư phạm có nhận thức đúng về vai trò của kỹ năng dạy học và sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên; Nắm được hệ thống kỹ năng dạy học và quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên; Xây dựng thái độ, động cơ, trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm, đặc biệt là sinh viên đối với việc rèn luyện kỹ năng dạy học và cán bộ, giảng viên trong việc tổ chức, giám sát, kiểm tra đánh giá việc rèn luyện đó. Nâng cao nhận thức không chỉ làm cho các lực lượng sư phạm có hiểu biết về kỹ năng dạy học mà còn phải làm cho họ nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của giáo viên giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông, trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo mang tính đặc thù của ngành nghề.

Việc giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng sư phạm về kỹ năng dạy học cho sinh viên trong các trường đại học sư

phạm ngành giáo dục thể chất cần phải được tiến hành bằng nhiều con

đường, biện pháp khác nhau. Có thể thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, đây là hoạt động cơ bản, thường xuyên được tổ chức như: Tổ chức các giải đấu ở phạm vi các môn chuyên sâu trong trường. Qua đó, sinh viên có điều kiện để củng cố kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện kỹ xảo của kỹ thuật động tác, nâng cao thành tích thể thao của bản thân.

140


Hàng năm nhà trường, phòng chức năng kết hợp với các bộ môn

chuyên sâu tổ chức thi đẳng cấp vận động viên cho sinh viên trong toàn

trường (tập trung

ở sinh viên năm thứ 3 và thứ

4), đây cũng là một điều

kiện để xét tốt nghiệp cho sinh viên. Theo quy định của sinh viên ngành

giáo dục thể

chất, để

tốt nghiệp ngoài các quy định chung thì sinh viên

phải đạt đẳng cấp 2 của môn chuyên sâu và 2 đẳng cấp 3 của môn tự chọn, trong đó có đẳng cấp bắt buộc là điền kinh. Qua việc tổ chức thi đẳng cấp, giúp sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp ra trường và điều quan trọng hơn đó là sinh viên có điều kiện được đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo vận động tương ứng với môn chuyên sâu. Để đạt được

kết quả

đó, đòi hỏi sinh viên phải có sự

tập luyện thường xuyên về

chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục thể chất.

Giáo dục nâng cao nhận thức về kỹ năng dạy học cho sinh viên là một việc làm thường xuyên không được coi thường hoặc xem nhẹ, mà cần được tiến hành theo từng năm học. Đối tượng để giáo dục nâng cao

nhận thức là các lực lượng sư phạm trong nhà trường, tuy nhiên cách

thức cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong các trường đại học sư

phạm ngành giáo dục thể chất, lực lượng đóng vai trò hỗ

trợ

quan trọng

cho sinh viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học việc nâng cao nhận thức cần được tiến hành như sau:

Đầu năm học cán bộ quản lý giáo dục cần được quán triệt các thông

tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành thể dục thể

thao, của nhà trường về công tác giáo dục và đào tạo. Nắm chắc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trong năm

học. Đây chính là cơ

sở giúp cho cán bộ

quản lý giáo dục xác định đúng

đắn vị trí, vai trò của sinh viên đối với chất lượng giáo dục và đào tạo,

141


thấy được trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong các trường phổ thông.

Từng cán bộ quản lý luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, trách nhiệm của mình đối với công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường. Xác định tốt vai trò trách nhiệm của bản thân sẽ giúp cho cán bộ quản lý phát huy được

tinh thần, thái độ

công tác, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ

theo chức

trách, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên rèn luyện kỹ học.

năng dạy

Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác quản lý cũng

như

chuyên môn được tổ

chức hàng năm để

bổ sung và nâng cao hiểu

biết, cập nhật thường xuyên xu thế chung về ngành, nghề. Từ đó, đề ra những yêu cầu và nắm được các tiêu chí đánh giá kỹ năng dạy học, quy trình và cách tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Đây chính là cơ sở giúp cho cán bộ quản lý đánh giá chính xác trình độ của sinh viên, tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học.

Đối với giảng viên giảng dạy ở các môn chuyên sâu, là lực lượng

quyết định tới hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, là nhân tố có mối quan hệ biện chứng với sinh viên trong quá trình rèn luyện.

Trước hết, mỗi giảng viên cần nâng cao nhận thức của mình về vai trò, trách nhiệm, trong việc tổ chức quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Muốn vậy, trước tiên các giảng viên phải luôn tự hoàn thiện và nâng cao kỹ năng dạy học cho bản thân, để từng giờ lên lớp giảng dạy là hình mẫu lý tưởng không chỉ về phẩm chất đạo đức mà cả năng lực sư phạm, đặc biệt là kỹ năng dạy học.

Hàng năm, các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đẩy mạnh các hoạt động khoa học nhằm nâng caao nhận thức cho giảng viên lý thuyết về kỹ năng dạy học,

142


giới thiệu các kỹ năng dạy học cơ bản phù hợp với nhiệm vụ, đối tượng sinh viên và hướng dẫn quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên.

Thông qua hoạt động dạy học bằng tấm gương của mình, giảng viên giúp cho sinh viên hiểu được vai trò của người thầy, đặc biệt đối với giáo viên giáo dục thể chất, người đặt nền tảng trong công cuộc giáo dục con người phát triển toàn diện, thấy được sứ mệnh cao cả, vinh quang. Từ đó có thái độ, trách nhiệm đúng đắn trong việc học tập, tập luyện về chuyên môn cũng như nghiệp vụ và đặc biệt là kỹ năng dạy học.

Giảng viên cần luôn tự học, tự rèn luyện để trau dồi phẩm chất cũng như nâng cao nghiệp vụ tay nghề, từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo sinh viên đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Đối với sinh viên, nhân tố quyết định trực tiếp đến kết quả rèn luyện kỹ năng dạy học, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng dạy học đối với hoạt động dạy học của giáo viên trong tương lai là công việc cần tiến hành thường xuyên.

Trước hết, mỗi sinh viên cần nhận thức rõ nhiệm vụ học tập, rèn luyện ở nhà trường sư phạm, có ý thức, động cơ rõ ràng, tích cực, trách nhiệm, từ đó chủ động khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thiện

bản thân. Đáp

ứng với yêu cầu của giáo viên giáo dục thể

chất

ở nhà

trường phổ thông. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ngoại khóa về thể dục thể thao qua đó hoàn thiện chuyên môn, rèn tay nghề, đặc biệt là kỹ năng dạy học.

Hàng năm thông qua tuần sinh hoạt công dân, các phòng ban chức năng trong nhà trường, phổ biến tới sinh viên trong toàn trường về nhiệm

vụ trọng tâm của năm học, những nghị

quyết, văn bản, thông tư

mới về

ngành, nghề. Để từ đó, mỗi sinh viên tự xây dựng kế hoạch rèn luyện của mình, dưới sự lãnh đạo tổ chức của giảng viên.

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí