dục thể chất |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Từ Môi Trường, Điều Kiện Cụ Thể Của Các Trường Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Của Các Trường Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất.
- Thực Trạng Rèn Luyện Kỹ Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Giáo Dục Nâng Cao Nhận Thức, Trách Nhiệm Cho Các Lực Lượng Sư Phạm Về Rèn Luyện Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể
- Xây Dựng Và Thực Hiện Quy Trình Rèn Luyện Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Quy Trình Rèn Luyện Kỹ Năng Thiết Kế Bài Giảng, Kỹ Năng Thực Hiện Bài Giảng Và Kỹ Năng Kiểm Tra, Đánh Giá Bài Giảng Cho Sinh Viên.
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
Từ kết quả bảng 3.7 (Phụ lục 15), ý kiến đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cho thấy, mức độ “rất nhiều” có các
yếu tố như: Tác động từ đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành
giáo dục thể chất 70.66%, xếp thứ 1; Tác động từ môi trường, điều kiện cụ thể của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất 67.84%, xếp thứ 2; Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất chiếm 62.91%,
xếp thứ
3. Các yếu tố
tác động thấp:
Tác động từ
trình độ, năng lực và
phẩm chất của đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay (13.15%); Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo (8.92%).
Kết quả ở bảng 3.7 được biểu diễn ở biểu đồ 3.5 cho thấy, các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho đối tượng nghiên cứu rất nhiều và nhiều là yếu tố thứ 4 và yếu tố thứ 5. Các yếu tố còn lại có tác động nhưng chỉ ở mức độ Trung bình và thấp
80
70
60
50
40
30
Rất nhiều Nhiều Trung bình
Thấp
20
10
0
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Yếu tố 5
Biểu đồ 3.5. Kết quả đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học
Cùng hướng điều tra như vậy, kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên được thể hiện ở bảng 3.8 (Phụ lục 16) và được biểu diễn trên biểu đồ 3.6 cho thấy.
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học
CÁC YẾU TỐ | MỨC ĐỘ | Tổn g | Trung bình | Thứ bậc | ||||||||
Rất nhiều | Nhiều | Trung Bình | Thấp | |||||||||
n | % | n | % | n | % | n | % | |||||
1 | Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo | 18 | 7.40 | 29 | 11.93 | 85 | 34.98 | 11 1 | 45.68 | 440 | 1.81 | 5 |
2 | Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất | 62 | 25.5 1 | 3 1 | 12.7 6 | 106 | 43.62 | 44 | 18.1 1 | 597 | 2.46 | 3 |
3 | Tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay | 60 | 24.69 | 30 | 12.35 | 35 | 14.40 | 11 8 | 48.56 | 518 | 2.13 | 4 |
4 | Tác động từ môi trường, điều kiện cụ thể của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất | 14 8 | 60.91 | 42 | 17.28 | 28 | 11.52 | 25 | 10.29 | 808 | 3.33 | 2 |
5 | Tác động từ đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất | 19 8 | 81.48 | 36 | 14.81 | 9 | 3.70 | 0 | 0 | 918 | 3.78 | 1 |
Biểu đồ 3.6. Kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về yếu tố tác động đến rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên
Từ các kết quả ở bảng 3.8 (Phụ lục 11) và biểu đồ 3.6 cho thấy:
Ở mức độ “rất nhiều” có các yếu tố Tác động từ đặc điểm của sinh
viên đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất
81.48%, xếp thứ 1;
Tác
động từ
môi trường, điều kiện cụ
thể
của các trường đại học sư
phạm
ngành giáo dục thể
chất
chiếm 60.91%, xếp thứ
2. Các yếu tố
tác động
“thấp” tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay chiếm 48.56%; Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo
chiếm 45.68%. Kết quả đánh giá của sinh viên.
đánh giá này tương đối thống nhất với kết quả
Như vậy, qua phân tích cho thấy, cả 5 yếu tố đều tác động và ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau từ “rất nhiều” đến “thấp”. Trong đó yếu tố 5 và yếu tố thứ 4 được đánh giá là tác
động “rất nhiều” điều này hoàn toàn phù hợp với thực trạng chung hiện
nay. Lý giải về
vấn đề
này giảng viên HAD Trường Đại học Sư
phạm
Thể dục Thể thao Hà Nội cho biết: “Với đặc trưng của chuyên ngành đào tạo, đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất nên quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên cũng chịu sự chi phối và
ảnh hưởng rất
lớn”. Giảng viên CBH trường Đại học Sư
phạm Hà Nội
cho rằng: “Hiện nay, các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
chưa được quan tâm đầu tư
đúng mức về cơ
sở, vật chất phục vụ
cho
giảng dạy, học tập và rèn luyện của sinh viên, điều này ảnh hưởng tới
hiệu quả của quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên”.
Thực tiễn cho thấy, việc hạn chế những tác động tiêu cực từ các yếu tố trên đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, chỉ mang lại hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ
của Bộ, Ngành, các lực lượng sư phạm
ở nhà trường, để từ
đó tạo điều
kiện thuận lợi nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất.
3.3.4. Nguyên nhân của thực trạng rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
* Nguyên nhân của những ưu điểm
Một là, các trường đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất luôn
nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và các Bộ,
Ngành về
công tác giáo dục thể
chất. Ngày 28 tháng 04 năm 2011, Thủ
tướng Chính phủ ban hành quyết định số 641/QĐTTg về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 2030, trong đó nêu rõ: “ Đến năm 2020 số trường phổ thông các cấp có câu lạc bộ thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao,
131
thực hiện dạy thể dục nội khóa kết hợp với hoạt động thể thao ngoại khóa chiếm 55% tổng số trường; Đến năm 2030 đạt định mức tiêu chí đánh giá nêu trên ở khoảng 90% tổng số trường” [73]. Để thực hiện đề án huy động
nguồn nhân lực từ Viện Khoa học Thể dục thể thao, các trường đại học
thể
dục thể
thao, đại học sư
phạm thể
dục thể
thao, khoa giáo dục thể
chất thuộc các trường đại học và cao đẳng sư phạm; đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục thể thao các trường học, cán bộ làm công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Bộ Y tế. Trong những năm qua, không chỉ quan tâm kiện toàn biên chế, tổ chức; đầu tư cở vật chất, trang thiết bị cho các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn tích cực triển khai đề án 641. Thường xuyên đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ theo hướng thu hút nhân tài, chăm lo bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho giảng viên, đặc biệt là sinh viên
để có chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Nhờ sự
quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo chất lượng đội ngũ giảng viên đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuẩn hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo sinh viên, đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất ở các nhà trường phổ thông.
Hai là, cán bộ lãnh đạo các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trên cơ sở quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam, các thông tư, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Thể dục Thể thao, đặc biệt tinh thần của đề án 641 về công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp, đã vận dụng linh hoạt, sáng
tạo phù hợp với thực tiễn của nhà trường, phát huy tốt vai trò chủ động
của cơ sở. Các trường đã quan tâm đầu tư xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên tích cực, chủ động trong quá trình hướng dẫn và rèn luyện
132
nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là kỹ năng dạy học. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình gắn với đổi mới phương pháp dạy và học của giảng viên, sinh viên, thường xuyên xây dựng, đổi mới các quy định, chính sách để kịp thời kích thích, động viên sinh viên trong hoạt động học tập, cũng như rèn luyện tay nghề, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên.
Ba là, cơ
sở vật chất, trang thiết bị
dạy học của các trường được
đầu tư hiện đại hóa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên rèn luyện tay
nghề, đặc biệt là kỹ năng dạy học đặc thù của giáo viên giáo dục thể chất tương lai. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học, công nghệ và sự phát triển của đất nước, cơ sở vật chất của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất không ngừng được đầu tư, nâng cao chất lượng như: sân bãi, phòng tập, dụng cụ tập luyện đủ về số lượng và chất lượng. Chính sự phát triển của cơ sở hạ tầng và phương tiện kỹ thuật dạy học, tập luyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất rèn luyện nâng cao chất lượng tay nghề, đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tình hình mới.
Bốn là, phần lớn sinh viên ở các trường đại học sư phạm ngành giáo
dục thể
chất có xu hướng lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với nhu cầu,
nguyện vọng và khả năng của bản thân nên trong quá trình học tập, rèn
luyện luôn có ý thức vươn lên tự hoàn thiện. Tay nghề sư phạm của sinh viên được hoàn thiện ở mức độ nào phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực, cố gắng của của bản thân dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất đa phần là những em có năng khiếu và yêu thích thể thao khi học ở trường phổ thông, ngoài ra có
một bộ
phận nhỏ
là những vận động viên đã trải qua giai đoạn thi đấu.
Trong quá trình thi tuyển ngoài phần kiểm tra năng khiếu thể thao, các em thi hai môn văn hóa là Toán học và Sinh học, đây cũng là điều kiện thuận
133
lợi trong quá trình học tập, rèn luyện tay nghề của sinh viên vì các em có nền tảng về kiến thức cơ bản.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, cơ hội việc làm sau khi ra trường, các chế độ, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng đã ảnh hưởng không tốt tới tư tưởng, tình cảm, thái độ, động cơ học tập, rèn luyện của một bộ phận sinh viên. Sinh viên thường không yên tâm với sự
lựa chọn của bản thân, xu hướng đối với nghề sư
phạm không
ổn định,
điều đó ảnh hưởng tới ý chí của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường sư phạm, đặc biệt trong quá trình rèn luyện tay nghề, sinh viên thường coi nhẹ. Nhiều sinh viên đã học tập được một thời gian nhưng vẫn thay đổi sự lựa chọn của mình. Chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập, chưa thực sự khuyến khích, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên yên tâm với sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.
Hai là, do tình hình khó khăn chung của các trường sư phạm trong
tuyển sinh, nên công tác tuyển chọn nguồn đào tạo của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong thời gian quan chưa thực sự đảm bảo về số lượng, chất lượng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới công tác
đào tạo của các trường, cũng như trong quá trình học tập, rèn luyện của
sinh viên. Chưa thu hút được người tài vào ngành sư phạm đã ảnh hưởng không nhỏ tới động cơ, ý chí và sự tu dưỡng nghề nghiệp của sinh viên.
Ba là, các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất thời gian qua chưa thực sự chú trọng tới rèn luyện tay nghề sư phạm cho sinh viên, trong đó có rèn luyện kỹ năng dạy học. Một bộ phận không nhỏ giảng viên chưa nhận thức rõ mục tiêu đòa tạo của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, nên mới quan quan tâm tới tập luyện để nâng cao thành
134
tích thi đấu thể thao cho sinh viên hơn là rèn luyện tay nghề sư phạm. Điều đó thể hiện: Chưa có kế hoạch cụ thể để rèn luyện nâng cao tay nghề sư phạm cho sinh viên, nếu có mới chỉ dừng lại ở các giờ giảng viên yêu cầu
sinh viên trợ
giảng, chưa tiến hành thường xuyên, chưa thực sự
bài bản,
chưa thành nề nếp. Công tác chỉ đạo, giám sát, tổ chức, kiểm tra, đánh giá các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên chưa thực sự hiệu quả, không phát huy khả năng sáng tạo và tính tích cực của sinh viên. Trình độ tay nghề của sinh viên được nâng cao, chủ yếu phụ thuộc vào sự nỗ lực của cá nhân và sự quan tâm của một số bộ môn chuyên sâu và giảng viên.
Các trường đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất chưa tổ
chức cho
sinh viên rèn luyện kỹ năng dạy học một cách chặt chẽ, có kế hoạch. Kỹ năng dạy học của sinh viên yếu và thiếu còn do các trường chưa chú ý xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi, kích thích tính tích cực, vươn lên của các sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường sư phạm.
Bốn là, đại đa số giảng viên còn trẻ, một bộ phận chưa tích cực học tập nâng cao trình độ. Một số giảng viên về kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế, tính nhiệt tình chưa cao hay bị chi phối bởi tác động của ngoại cảnh, do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường nên thời gian dành cho việc làm thêm để tăng thêm thu nhập... vì vậy, thời gian và sự tâm huyết, trách nhiệm tới hoạt động giảng dạy và công tác đào tạo sinh viên còn hạn chế.
Từ thực trạng và những nguyên nhân cơ bản trên, đặt ra cho các
trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần phải tiếp tục quan tâm nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất tương lai cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu và thực hiện tốt nhất đề án 641 của Thủ tướng Chính phủ.