- Kết quả xếp loại cán bộ công chức hằng năm;
- Khen thưởng của các cấp về thành tích và hiệu quả công tác của các cá nhân Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;
Tiêu chí 4: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
- “Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực trong các hoạt động của nhà trường” [3].
Tiêu chí 5: Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
- Nghị quyết của Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Quy định/lịch sinh hoạt của các đoàn thể trong trường;
- Báo cáo tổng kết về hoạt động của từng đoàn thể trong trường hàng năm;
- Quy chế dân chủ của nhà trường;
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Các Xây Dựng Môi Trường Sư Phạm, Cơ Sở Vật Chất Ở Các Trường Thcs Thành Phố Sông Công Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức Ở Các Trường Thcs Thành Phố Sông Công Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Các Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Sông Công Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Chỉ Đạo Phát Huy Tính Tích Cực Của Các Thành Viên Trong Trường Trung Học Cơ Sở Để Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố sông Công, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 15
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
- Khen thưởng của cấp trên và xếp loại về hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong trường;
Tiêu chuẩn 5: Cơ sở vật chất
Tiêu chí 1: Phòng làm việc của cán bộ, giáo viên
Phòng làm việc là những khoảng không gian nhất định được trang bị và bố trí những phương tiện cần thiết, trong đó cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên thực hiện công vụ, nhiệm vụ của mình.
- Phòng làm việc có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
- Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
- Thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp phù hợp với chuyên môn chính của đơn vị.
- Điều kiện ánh sáng đủ, đi lại thuận tiện
- Các vị trí làm việc được bố trí thuận tiện cho việc trao đổi thông tin khi làm việc
Tiêu chí 2: Phòng học, phòng học bộ môn, phòng hoạt động Đoàn - Đội
- “Phòng học của HS có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày; Có đủ phòng học bộ môn theo quy định; Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện” [3].
- Có nội quy phòng học, nội quy sử dụng và vận hành thiết bị thực hành
- Nền và sàn phòng học đảm bảo dễ vệ sinh, không trơn trượt, không ẩm ướt
- Các cửa phòng học vừa phải đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, thông gió thoáng khí, đảm bảo thuận tiện, an toàn trong sử dụng, dễ làm sạch
- Bàn ghế trong phòng học phải được bố trí đầy đủ, kết cấu chắc chắn phù hợp với đa số sinh viên
- Trang thiết bị dạy học đầy đủ, được sắp xếp hợp lý trong hệ thống tủ, giá, kệ chuyên dùng, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản.
- Đảm bảo yêu cầu về an toàn và kỹ thuật trong phòng chống cháy nổ
Tiêu chí 3: Thư viện
Thư viện “được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường; Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh; Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo’ [3].
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn thông tin trong thư viện phù hợp quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ;
- GV và HS trong trường khai thác, sử dụng thuận lợi, hiệu quả kho tin, vốn tài liệu của thư viện.
Tiêu chí 4: Phòng truyền thống nhà trường
Phòng truyền thống là nơi lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu, hiện vật về quá trình hình thành và phát triển, các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học của nhà trường.
- Phòng truyền thống được xây dựng đảm bảo đầy đủ các mảng nội dung theo quy định (mảng trưng bày những phần thưởng cao quí nhất mà nhà trường được tặng, mảng trưng bày về sự phát triển của nhà trường, mảng về hoạt động đoàn thể.v.v…) và được thường xuyên mở cửa
- Trang trí đẹp, khoa học và đảm bảo tính lôgic
- Đảm bảo chức năng giáo dục truyền thống nhà trường cho các thế hệ giáo viên và học sinh cũng như thuận tiện cho khách tham quan, học tập của học sinh.
Tiêu chí 5: Khu vui chơi, bãi tập
Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Có sân chơi đủ diện tích, vườn hoa, cây cảnh, hồ nước, ghế đá,... trong khuôn viên của trường.
- Trang thiết bị tối thiểu cho các hoạt động thể dục, thể thao và văn hóa văn nghệ: hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, các dụng cụ TDTT và các nhạc cụ phù hợp.
c/ Điều kiện thực hiện
- Lãnh đạo nhà trường phải là người đi đầu trong quá trình xây dựng tiêu chí môi trường giáo dục trong nhà trường THCS.
- Các thành viên khác trong nhà trường có sự thống nhất cao về quan điểm, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết của các tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường.
- Có phương pháp vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tiêu chí vào thực tiễn đào tạo của nhà trường.
3.2.2. Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về xây dựng văn hóa tổ chức và quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
a/ Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng. Muốn các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường được tiến hành thống nhất và hiệu quả thì
trước hết cần phải có quá trình nhận thức đúng đắn từ tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
Nhận thức đúng không chỉ dừng lại ở những người đứng đầu nhà trường mà phải ở tất cả giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những lực lượng giáo dục có liên quan khác. Chỉ khi tiến hành hoạt động giáo dục nhận thức thì mới có sự đồng nhất trong nhận thức và thay đổi được nhận thức để dẫn đến hành động đúng, đáp ứng được mục tiêu đề ra của nhà trường.
Tuyên truyền, bồi dưỡng và giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng VHTC có ý nghĩa to lớn. Từ đó hình thành thái độ đúng đắn đối với những giá trị, bồi đắp các mối quan hệ, hiểu được ý nghĩa của các hoạt động xây dựng VHTC và phát huy được vai trò tích cực của mỗi cá nhân, góp phần vào hoàn thành thực hiện các mục tiêu giáo dục chung của nhà trường.
b/ Nội dung và cách thực hiện
Thực hiện các hoạt động giáo dục về sự toàn diện trong vai trò và ý nghĩa của công tác xây dựng VHTC trong nhà trường. Bằng các hoạt động phong trào, học tập, bồi dưỡng, giáo dục truyền thống để thay đổi nhận thức và tăng cường trách nhiệm của các lực lượng giáo dục. Thực hiện đánh giá quá trình thay đổi nhận thức của các lực lượng giáo dục qua từng hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường về xây dựng VHTC như: phụ huynh, cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương,…Tiến hành nghiên cứu và đánh giá nhận thức hiện tại của các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
Hiệu trưởng phân công trách nhiệm thực hiện cho mỗi thành viên trong nhà trường. Trong đó nhấn mạnh đến tính trách nhiệm của các thành viên thông qua bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng. Đặc biệt, thông qua các phong trào hoạt động, thi đua, các hoạt động, chương tình ngoại khóa để bồi dưỡng nhận thức về công tác xây dựng môi trường VHTC nhà trường, xây dựng nề nếp hành chính nề nếp dạy học, văn hóa ứng xử và văn hóa quản lý trong nhà trường. Nhà trường phải tận dụng được các hoạt động của các câu lạc bộ, các tổ chức trong
nhà trường để thực hiện các phong trào tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh và giáo viên.
Chính thông qua những hoạt động này ý thức, nhận thức của thành viên trong nhà trường được nâng cao. Tính tự giác của các thành viên được hình thành qua mỗi hoạt động và cũng từ những hoạt động đó các thành viên kết nối gần nhau hơn để tạo nên một tập thể gắn kết, có tính trách nhiệm cao.
Mỗi cá nhân thông qua các hoạt động tập thể được bồi đắp thêm ý thức cá nhân, tinh thần đoàn kết để rồi tự xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu của bản thân. Khi các thành viên tự giác nỗ lực làm việc, chia sẻ trách nhiệm thì sẽ tạo nên hiệu ứng lây lan mạnh mẽ và sâu rộng.
Đối với các trường THCS thành phố Sông Công, thông qua việc thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống, các hoạt động tập thể đặc trưng trong đó huy động sự phạm gia tối đa của tập thể giáo viên và học sinh trong nhà trường. Nhà trường là môi trường tốt nhất để thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử. Cùng với quá trình hình thành và phát triển nhà trường lâu dài, cán bộ quản lý nhà trường có thể tận dụng sự ủng hộ của các giáo viên lão thành trong việc giáo dục truyền thống nghề giáo, truyền thống hoạt động của nhà trường.
Với các hoạt động này thì cán bộ phụ trách chính nên giao cho Công đoàn, Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong của nhà trường dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy nhà trường. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi, hội trại để tăng cường tính tập thể đoàn kết và ý thức cá nhân của các thành viên.
Tập trung tuyên truyền, lồng ghép các nội dung giáo dục nhận thức vào trong các hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên trong nhà trường. Đây là con đường ngắn nhất nhưng hiệu quả nhất để mỗi giáo viên trong nhà trường có sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường.
Mỗi giáo viên đều nhận thức được vai trò của môi trường giáo dục lành mạnh và tích cực trong công tác giảng dạy và giáo dục của mình để làm cho hoạt động giáo dục nhận thức càng có ý nghĩa và thuyết phục hơn.
Tổ chức các cuộc thi, các cuộc giao lưu kiến thức giữa giáo viên - giáo viên, học sinh- học sinh nhằm đánh giá mức độ nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các thành viên.
Các cuộc thi, giao lưu kiến thức là dịp để các cá nhân được thể hiện tinh thần cá nhân, tập thể cũng như kiến thức chuyên môn của bản thân cho nên nó luôn tạo được sức cuốn hút lớn đối với mọi thành viên, tổ chức trong nhà trường. Cũng thông qua các cuộc thi cán bộ nhà trường có thể đánh giá được mức độ nhận thức của thành viên trong vấn đề xây dựng môi trường giáo dục theo tiếp cận văn hóa tổ chức.
Đối với các trường THCS thành phố Sông Công, tăng cường bồi dưỡng cho cha mẹ học sinh về ảnh hưởng tích cực của môi trường đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Bằng cách: thông qua các cuộc họp phụ huynh tại nhà trường, các hoạt động giáo dục, các cuộc trao đổi tiếp xúc với Ban đại diện cha mẹ học sinh giúp cho cha mẹ học sinh thấy được vai trò trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong việc giáo dục con cái, nhắc nhở con cái thực hiện tốt các nội quy, quy chế, quy định của nhà trường. Đồng thời cha mẹ học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục tích cực cho người học, từ đó có thái độ tích cực góp phần tham gia xây dựng môi trường giáo dục sư phạm.
c/ Điều kiện thực hiện
Cán bộ quản lý phải có kế hoạch cụ thể với từng nội dung hoạt động, cách thức thực hiện theo từng thời điểm, thời gian cụ thể rõ ràng.
Thông báo kế hoạch với từng tổ chức, cá nhân trong nhà trường để các thành viên thấy được tính trách nhiệm của mình.
Sự tham gia tích cực của tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường đặc biệt là những lực lượng chính là giáo viên và học sinh.
CBQL chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính cho các hoạt động. Các hoạt động thường xuyên được đánh giá và kiểm tra để đánh giá được mức độ nhận thức của các thành viên.
3.2.3. Đổi mới lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
a/ Mục tiêu của biện pháp
Để thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng phải lập kế hoạch xây dựng VHTC, phân công nhân lực và đảm bảo các điều kiện để thực hiện kế hoạch, trong quá trình tổ chức phải thường xuyên chỉ đạo, đánh giá để kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn để giải quyết. Thực hiện tốt quy trình quản lý trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng VHTC trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
b/ Nội dung của biện pháp
Yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp để góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Đối với giáo dục tiểu học, đổi mới giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Đổi mới giáo dục thể hiện ở nội dung, phương pháp giáo dục từ chương trình giáo dục phổ thông mới đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nhà trường tiểu học, vừa mở ra cơ hội hướng tới xây dựng một nền giáo dục tiểu học tiên tiến, hiện đại và hội nhập, đồng thời cũng đặt cấp học nền tảng này đứng trước những thách thức không nhỏ về xây dựng môi trường vật chất, môi trường tinh thần… trong nhà trường.
Do vậy, đổi mới lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thực hiện theo quy trình sau:
- Hiệu trưởng đánh giá kết quả thực hiện VHTC ở những năm học trước, xác định thuận lợi, khó khăn từ đó xây dựng kế hoạch.
Kế hoạch phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, con đường xây dựng VHTC trong nhà trường. Để hoàn thiện kế hoạch, Hiệu trưởng huy động các thành viên trong nhà trường đóng góp ý kiến để hoàn thiện kế hoạch. Kế hoạch phải chi tiết các nội dung của VHTC, đó là các nội dung: Xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp học tập, xây dựng cơ sở vật chất…
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, trong đó chú trọng chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để xây dựng môi trường sư phạm sạch, đẹp, lành mạnh. Nếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện xuống cấp, Hiệu trưởng chỉ đạo trong kế hoạch phải dự trù nguồn tài chính từ ngân sách nhà trường, huy động sự giúp đỡ của cha mẹ HS, từ cộng đồng xã hội để có kế hoạch sửa chữa, xây mới kết cấu hạ tầng, mua mới thiết bị dạy học.
- Các kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục gồm:
+ Lập kế hoạch xây dựng môi trường cơ sở vật chất:
Đối với các trường THCS thành phố Sông Công, Hiệu trưởng chỉ đạo rà soát lại tình hình cơ sở vật chất của nhà trường như phòng học, phòng học bộ môn, thư viện…để nắm rõ hiện trạng cơ sở vật chất, bên cạnh đó Hiệu trưởng thu thập nguồn thông tin về thực trạng cơ sở vật chất từ cha mẹ HS, HS, đội ngũ GV trong nhà trường. Sau khi nắm bắt được thực trạng, Hiệu trưởng chỉ đạo người có trách nhiệm tiến hành sửa chữa, xây mới nhà làm việc, phòng học cho HS…và bổ sung thiết bị dạy học, đầu sách giáo khoa, sách tham khảo cho thư viện để phục vụ cho nhiệm vụ năm học mới.
Mặt khác, Hiệu trưởng quan tâm mua mới bàn học, dụng cụ thể dục thể thao phục vụ cho quá trình học tập thể chất, rèn luyện sức khỏe của học sinh.
Hiệu trưởng huy động nguồn tài chính từ các lực lượng giáo dục khác và từ nguồn ngân sách của địa phương xin cấp bổ sung, xin hỗ trợ tài chính, hoặc sự quan tâm ủng hộ của cha mẹ HS, các doanh nghiệp trên địa bàn.