Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 25

rất nhiều. Đặc biệt, từ cuối triều Thiệu Trị, khi những hoạt động quân sự liên tiếp xảy ra giữa Đại Nam với người Tây dương và Xiêm La thì áp lực về quốc phòng lại càng tăng lên. Mặc dù vẫn biết đây là thời kỳ hoạt động mạnh và bành trướng xâm lược của các quốc gia phương Tây song không thể lấy đó để hoàn toàn biện minh và phủ nhận những yếu kém nhất định về an ninh, phòng thủ biển cũng như trách nhiệm của triều Thiệu Trị, Tự Đức, trách nhiệm của những người ban hành, quản lý và ở góc độ nào đó là thực thi chính sách.

Mục tiêu đặt ra cho chính sách an ninh - phòng thủ biển của các triều vua Nguyễn chủ yếu là đảm bảo sự yên ổn nơi biển đảo và vùng duyên hải; phòng ngừa, ngăn chặn những nguy cơ chủ quyền và nguy cơ vương vị có thể xảy ra từ phía biển. Do đó, xét một cách khách quan, chính sách an ninh - phòng thủ biển đã đạt được những kết quả nhất định dưới triều Nguyễn, đáp ứng trong những chừng mực mục tiêu mà triều đình đặt ra. Chính sách là tiếng nói khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo của đất nước; bước đầu kiểm soát và giữ ổn định vùng biển đảo rộng lớn; phòng ngừa nguy cơ vũ trang của các thế lực chính trị và cướp biển từ phía biển vào đất liền.

Tuy nhiên, chính sách an ninh - phòng thủ biển để được đánh giá thực sự hiệu quả thì nhiệm vụ của an ninh - phòng thủ không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo yên ổn đơn thuần trên biển (yên ổn trong tĩnh tại) mà phải là sự yên ổn trong phát triển, như thế sự yên ổn mới đảm bảo được tính chiến lược lâu dài. Thế nhưng, chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn mới chỉ thực hiện được ở cấp độ thứ nhất, tức là đảm bảo yên ổn trong bị động, tĩnh tại. Nhãn quan hạn hẹp, thiển cận đó đã hạn chế rất lớn hiệu quả khai thác nguồn lợi biển như ngăn cấm thuyền buôn của dân gian vượt biển thông thương, hạn chế khả năng và hiệu quả khai thác hải sản của ngư dân Việt. Triều đình đã không nhận thức được rằng phát triển kinh tế biển cũng chính là một biện pháp chiến lược lâu dài giúp ổn định an ninh, đảm bảo quốc phòng. Đó là vì, trên thực tế, nếu hoạt động khai thác nguồn lợi biển phát triển sẽ giúp cho sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế mạnh thì nhiều vấn đề của an ninh - quốc phòng, an ninh - xã hội được tự giải quyết. Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của chính sách an ninh, phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX và cũng là của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.

Nguyên nhân cốt lòi của hạn chế không phải do Nhà nước không nhận thức được những nguồn lợi mà biển đem lại, không nhận thức được tầm quan trọng của biển. Ngược lại, cũng vì nhận thức một cách sâu sắc nguồn lợi và vai trò của biển nên các vua triều Nguyễn muốn bảo vệ và kiểm soát chặt chẽ vùng biển, đảo, kiểm soát chặt hoạt động khai thác nguồn lợi để phòng ngừa tệ nạn. Triều đình luôn nhấn mạnh một mục đích bất biến trong các chính sách đối với biển (kể cả khai thác nguồn lợi) là an ninh, quốc phòng, bảo vệ biển đảo và đất liền. Triều đình đã lấy mục đích an ninh, phòng thủ để biện minh cho những hạn chế, yếu kém về khả năng quản lý, khả năng kiểm soát đất nước của mình. Dù vậy, xét đến cùng, những hạn chế đó cũng là kết quả của sự bảo vệ biển đảo, bảo vệ quốc gia đến mức cực đoan của các vua Nguyễn, bảo vệ nền thống trị của vương triều. Ở khía cạnh nào đó của mục đích thì xuất phát của chính sách là tốt nhưng những biện pháp cụ thể để đạt hiệu quả lại được Nhà nước nhiều khi thực hiện một cách lúng túng và chưa thật hợp lý.

Bên cạnh đó, một lý giải cho những hạn chế của các vị vua đầu triều Nguyễn trong đảm bảo an ninh, phòng thủ biển chính là những hạn chế về trình độ khoa học, về phương tiện kỹ thuật, nhất là tàu thuyền vượt biển. Dù khẳng định rằng phương tiện đi biển và kỹ thuật hàng hải của nhà Nguyễn có nhiều bước tiến so với các triều đại trước và nhà Nguyễn cũng có nhiều cố gắng trong việc thu thập tin tức, học tập, tiếp nhận, cải tiến và sáng tạo những tiến bộ của thành tựu khoa học kỹ thuật hàng hải phương Tây song đó mới chỉ là những tiếp cận nhỏ bé, không liền mạch. Vì vậy, so với các pháo hạm phương Tây, thậm chí so với phương tiện và kỹ thuật hàng hải của một số quốc gia biển trong khu vực thì phương tiện và kỹ thuật đường biển của triều Nguyễn vẫn còn những hạn chế. Đã nhìn ra nguy cơ và bước đầu nhận ra thực tế nhưng vì không đủ phương tiện kỹ thuật đường biển hiện đại, triều Nguyễn buộc phải đảm bảo quốc phòng bằng những “giải pháp an toàn”, “thu mình” cố thủ trước biển. Điều này phản ánh một thực tế là Nhà nước không đủ khả năng cũng như không tự tin về khả năng có thể kiểm soát hết những mối nguy hại do vị trí giáp biển đặt ra và những mặt trái của hoạt động khai thác nguồn lợi biển. Khi đã không đủ sức mạnh, không đủ tự tin thì Nhà nước không thể mạo hiểm “thả nổi” cho các hoạt động khai thác nguồn lợi biển phát triển tự phát mà phải ngăn cấm để chặn tệ nạn, phòng ngừa an ninh.

Dù có những hạn chế nhưng xét một cách khách quan, một lần nữa chúng ta không thể hoàn toàn phủ nhận những hiệu quả và ý nghĩa nhất định mà nhà Nguyễn đã đạt được trong chính sách an ninh, phòng thủ biển của mình. Chính sách tuy có hạn chế sự phát triển của nền kinh tế biển, hạn chế hiệu quả của hoạt động khai thác nguồn lợi biển nhưng lại góp phần trong việc đảm bảo sự yên ổn cho đất liền phát triển. Còn thực tế đất liền có thực sự yên ổn và phát triển hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà sự yên ổn miền biển chỉ là một đóng góp và không phải quyết định duy nhất.

So với các triều đại trước Nguyễn, chính sách an ninh - phòng thủ biển của các vị vua đầu triều, nhất là triều Gia Long và Minh Mạng, có tính hệ thống và hoàn thiện hơn. Từ những hiệu quả và hạn chế của chính sách trong quá khứ đó, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra có thể giúp ích cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước trong hiện tại (nhất là bài học đắt giá về giải quyết mối quan hệ giữa an ninh - phòng thủ biển và khai thác kinh tế biển) để có một chiến lược lâu dài cho sự phát triển đất nước trong thế kỷ XXI, “thế kỷ của đại dương”.


Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.


1. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam (quyển thượng), Tập san Đại học sư phạm, Hà Nội.

Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 25

2. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các đời vua Nguyễn, Nxb. Lửa thiêng, Sài Gòn.

3. Nguyễn Văn Âu (2008), Địa lý tự nhiên biển Đông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (1996), Sổ tay biển đảo Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.

5. Đỗ Bang (1996), Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn - Thực trạng và hậu quả, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (289), tr. 47-52.

6. Đỗ Bang (chủ biên), Nguyễn Danh Phiệt, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

7. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nxb. Thuận Hoá, Huế.

8. Đỗ Bang (2011), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

9. Đỗ Bang (1-2012), Hệ thống công trình phòng thủ Đà Nẵng (1802-1885), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 217, tr. 39-44.

10.Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Nhã, Nguyên Ngọc, Phan Đăng Thanh, Nguyễn Q. Thắng, Hoàng Việt (2010), Biển Đông và hải đảo Việt Nam, Nxb. Tri thức.

11.Monique Chemillier - Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (sách tham khảo), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12.Nguyễn Thị Phương Chi, Trần Thị Hữu Hạnh (2011), Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia Long và Minh Mạng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 9 (425).

13.Phan Huy Chú (1994), Hải trình chí lược, Phan Huy Lê, Claudine Salmon, Tạ Trọng Hiệp dịch và giới thiệu, Cahier d’Archipel 25.

14.Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, (2009), Viện Sử học dịch, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng.

15.Cơ mật viện, Nội các triều Nguyễn (2009), Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên, tập 1, Khâm định tiễu bình Bắc kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên (quyển 1, quyển 2), Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức phiên dịch, Nxb.Giáo dục Việt Nam.

16.Nguyễn Bá Diễn (2012), Nhà nước Việt Nam đã từ lâu và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, số 2 (143), tr.16-32.

17.Lê Thị Kim Dung (1998), Ngoại thương Việt Nam dưới triều Minh Mạng (1820

- 1840), Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Hà Nội.

18.Lê Thị Kim Dung (2000), Thực chất của chính sách bế quan toả cảngdưới triều Minh Mạng (1820 - 1840), in trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 - 2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.Nguyễn Mạnh Dũng (2007), Quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội.

20.Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Việt Nam trong hệ thống thương mại châu á thế kỷ XVI-XVII, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

21.Huỳnh Ngọc Đáng (2005), Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa, Luận án Tiến sĩ, TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

22.Nguyễn Văn Đăng, Ngành đóng thuyền ở Huế thời Nguyễn (1802-1884), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6-2004, tr.22-35.

23.Lê Quý Đôn, Toàn tập, tập 1, Phủ biên tạp lục, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1964. 24.Vu Hướng Đông (11 - 2009), ý thức về biển của vua Minh Mệnh, Tạp chí Xưa &

Nay, số 343, tr.3-5 và tr.36-38.

25.Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai. 26.Đinh Thị Hải Đường (2007), Chính sách khai thác nguồn lợi biển của triều

Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858), Khóa luận cử nhân, khoa Lịch sử,

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

27.Châu Hải (1994), Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 (275), tr. 32-37.

28.Choi Byung Wook (2008), Ngoại thương Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX từ tay người Hoa chuyển qua người Việt, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3 (383), tr. 47-52.

29.Choi Byung Wook (2011), Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, được dịch bởi nhóm dịch Lê Thùy Linh, Trần Thiện Thanh, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Văn Thủy, Nguyễn Mạnh Dũng, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

30.Hoàng Xuân Hãn (1975), Quần đảo Hoàng Sa, Tập san Sử Địa, số 29, Sài Gòn. 31.Đào Thị Hạnh (1999), Ngoại thương Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848 - 1883),

Khoá luận tốt nghiệp Khoa lịch sử, Hà Nội.

32.Trần Thị Hạnh Hiên (2009), Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

33.Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), Tình hình lãnh thổ, lãnh hải vùng biên Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1802-1896, Luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

34.Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa (2007), Địa mạo bờ biển Việt Nam, Nxb.Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

35.Bùi Gia Khánh (2010), Thủy quân triều Nguyễn thời kỳ 1802-1885, Luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, trường Đại học Huế.

36.Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (7 - 2008), Thương cảng Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa, Hội thảo, Quảng Ninh.

37.Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, Nxb. GD, Hà Nội.

38.Lưu Văn Lợi (2007), Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam, Nxb.

Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.

39.Nguyễn Quang Ngọc (1999), Bảo vệ chủ quyền trên biển Đông - Một hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tr.15-18.

40.Nguyễn Quang Ngọc (2001), Giá trị của các trang sử liệu viết về Hoàng Sa, Trường Sa trong sách Phủ biên tạp lục, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 (318), tr. 30-38.

41.Nguyễn Quang Ngọc (2002), Bản đồ Bãi Cát Vàng của Đỗ Bá và những tư liệu đầu tiên chép về đội Hoàng Sa, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tr.4-8.

42.Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2004), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

43.Nguyễn Quang Ngọc (chủ nhiệm đề tài) (2008), Hệ thống cảng bến duyên hải Bắc Bộ thế kỷ XI - đầu thế kỷ XX, Đề tài khoa học trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số: QGTĐ.04.06.

44. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Địa danh Trung Quốc các quần đảo giữa Biển Đông: Lịch sử một thế kỷ chuyển đổi, in trong Kỷ yếu Hội thảo lần thứ nhất: Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: Lịch sử, Địa chính trị và Luật pháp quốc tế, hội thảo thuộc Chương trình Nghiên cứu biển Đông do Học viện Ngoại giao tổ chức, tháng 3 - 2009, tr.68-76.

45. Nguyễn Quang Ngọc (2011), Vua Lý Anh Tông chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng, in trong Đô Thị Quảng Yên, Truyền thống và định hướng phát triển, Nxb.Thế giới, Hà Nội, tr.52-59.

46.Nguyễn Quang Ngọc (2012), Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, số 2, tr. 3-15.

47. Nguyễn Quang Ngọc (2012), Biển Đông Việt Nam: Quá trình nhận thức và khai chiếm trong bối cảnh chưa có tranh chấp chủ quyền, trong Chương trình Đối thoại giữa tri thức Việt Nam và Trung Quốc tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản ngày 1-2 tháng 6 năm 2012, tr.105-107.

48. Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ lịch sử, TP. Hồ Chí Minh.

49.Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt (2008), Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (Sưu tập những báo

cáo khoa học, bài báo và tư liệu mới về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), Nxb. Trẻ.

50.Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2010), Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

51.Đỗ Văn Ninh (1993), Quân đội nhà Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (271), tr. 45-53.

52. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 3, Nxb. Thuận Hoá.

53. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 4, Nxb. Thuận Hoá.

54. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 5, Nxb. Thuận Hoá.

55. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 7, Nxb. Thuận Hoá.

56. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, Nxb. Thuận Hoá. 57.Nguyễn Văn Phòng (biên soạn) (2007), Bách khoa về biển Việt Nam, Nxb.Từ

điển Bách khoa.

58.Nguyễn Trinh Phúc (2010), Ý thức biển đảo của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVI-XVIII, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

59.Phạm ái Phương (1998), Khoa học quân sự triều Minh Mạng trước ảnh hưởng của phương Tây, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 (300), tr.40-48.

60.Nguyễn Phan Quang (2002), Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

61.Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội.

62. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, tập III, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 63.Quốc sử quán triều Nguyễn (1974), Minh Mệnh chính yếu, tập IV, Nxb. Bộ giáo

dục và Thanh niên, Sài Gòn.

64.Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Quốc triều chính biên toát yếu, Nxb.Thuận hóa.

65. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

66. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

67. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí