Nhận Xét Chung Về Lợi Thế So Sánh Phát Triển Quan Hệ Thương Mại Việt Nam


hệ hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á hơn nữa. Thứ hai, Nhật Bản muốn trở thành cầu nối giữa ASEAN và Đông Dương, tạo môi trường ổn định ở đây. Chính sách đối ngoại trên thể hiện sự quan tâm và thiện chí giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của Nhật Bản đối với các nước ASEAN nên được coi là một học thuyết trọn vẹn và mới mẻ của Nhật Bản thời gian đó. Mối quan hệ hợp tác Nhật Bản – ASEAN ngày càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt thông qua FDI, ODA và trao đổi thương mại. Thực tế trên cũng chứng tỏ chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản trước đây là đúng đắn và hợp lý.

Trong lĩnh vực thương mại, các nước ASEAN ngày càng trở thành thị trường quan trọng của Nhật Bản.

Năm 1990, tỷ trọng xuất khẩu của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á đạt 11,49% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, tương đương 33,66% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản vào châu Á. Năm 1993, tương ứng lần lượt là 13,71% và 33,51%.

ASEAN và Nhật Bản tiếp tục mở rộng và tăng cường các quan hệ thương mại. Tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Nhật Bản tăng 22,1% từ 173,1 tỷ USD năm 2007 lên 211,4 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Nhật Bản tăng 22,8% từ 85,1 tỷ USD năm 2007 lên 104,5 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu vào ASEAN từ Nhật Bản trong cùng giai đoạn cũng tăng từ 87,9 tỷ USD lên 106,8 tỷ USD, tương đương mức tăng 21,5%. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với 12,4% tổng kim ngạch thương mại của khối.Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN, dòng vốn FDI từ Nhật Bản giảm 8,4% từ 8,3 tỷ USD năm 2007 xuống 7,7 tỷ USD năm 2008. Trong các đối tác đối thoại của ASEAN, Nhật Bản là nguồn FDI lớn thứ hai của khối này.ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) vào tháng 4 năm 2008. Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Hiệp định AJCEP cũng sẽ tăng cường các quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản và tạo ra một thị trường


lớn hơn, hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơn trong khu vực. Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Đến tháng 7 năm 2009, các nước Brunei, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản đã thông qua Hiệp định AJCEP

Bảng 1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản - ASEAN


(Đơn vị: tỷ USD)



2007

2008

Xuất khẩu các nước Asean vào Nhật Bản

85,1

104,5

Nhập khẩu các nước Asean từ Nhật Bản

87,9

106,8

Tổng kim ngạch thương mại

Asean- Nhật Bản

173,1

211,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp - 5

Nguồn: “Đối thoại Asean- Nhật Bản” – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI

Năm 1995, xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN đạt 79,9 tỷ USD và nhập khẩu về 42,5 tỷ USD, chiếm tương ứng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Trong danh sách các nước nhập khẩu lớn nhất từ ASEAN, Nhật Bản đứng thứ 3, chỉ sau Mỹ và EU. Tính đến năm 1996, xuất khẩu của Nhật Bản vào khu vực này đã tăng liên tục 14 năm liền và nhập khẩu tăng 9 năm liền. Kể từ năm 1997, do tác động của khủng hoảng tài chính nên quan hệ thương mại song phương có chiều hướng chững lại. Năm 1998, kim ngạch thương mại song phương ASEAN – Nhật đạt gần 84 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Và nếu tính chung trong giai đoạn 1998 – 2006, kim ngạch thương mại song phương trung bình hàng năm tăng 15%. Nhật Bản thường nhập khoảng 16% dầu mỏ, 30% đồng, 35% bô xít, 12% kẽm, 37% gỗ, 100% thiếc và cao su tự nhiên từ khu vực này. Những con số trên phản ánh sự gần gũi và hỗ trợ mật thiết lẫn nhau giữa các nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản, cũng như mối quan hệ


đối tác quan trọng giữa hai bên. Nhật Bản đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của các nước Đông Nam Á. Và nếu khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa hai bên trở thành hiện thực trong năm 2020, thì xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN mỗi năm có thể lên tới 67 tỷ USD, tức là gấp 1,5 lần so với hiện nay.

Việt Nam là một nước thành viên của ASEAN, hơn nữa lại là nước nằm trong nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam) được nhận những ưu đãi hơn so với các nước ASEAN khác trong chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Chính vì vậy, chính sách đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản, đặc biệt là việc đẩy mạnh quan hệ về mọi mặt với các nước ASEAN, là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.

1.2.3. Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam

– Nhật Bản


Việt Nam và Nhật Bản có vị trí địa lý gần gũi, cùng ở trong khu vực Đông Á. Hai nước đều nằm trong vùng “khí hậu gió mùa” và có nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Việt Nam và Nhật Bản vốn có nhiều nét tương đồng về văn hóa, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo. Mối quan hệ thương mại song phương cũng được hình thành từ rất sớm. Trải qua nhiều diễn biến lịch sử, mối quan hệ song phương trên một số mặt giữa hai nước vẫn được duy trì. Và kể từ khi hai quốc gia ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973, lịch sử bang giao giữa hai nước đã bước sang một trang mới. Sau những bước khởi đầu chậm chạp đầy khó khăn, kể từ năm 1992 đến nay, quan hệ Việt – Nhật nói chung và quan hệ thương mại song phương nói riêng đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, để quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển tốt đẹp hơn nữa cần sự tăng cường hợp tác của mỗi quốc gia cũng như tăng hiệu quả tận dụng những lợi thế so sánh riêng sẵn có.

Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài việc phát huy nội lực Việt Nam phải dựa vào sự hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là những quốc gia có trình độ phát triển cao như Nhật Bản. Việt Nam cần nguồn vốn đầu tư dồi dào ở


Nhật để phát triển khoa học kỹ thuật, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Năm 2001, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản chỉ đạt 160 triệu USD, và 9 tháng đầu năm 2002 là 90 triệu USD. Song nếu so với tổng mức FDI của Nhật Bản vào châu Á là 655,5 tỷ yên (tương đương 5.704 triệu USD), chiếm 12,2% tổng FDI của Nhật ra nước ngoài thì mức FDI của Nhật vào Việt Nam còn nhỏ bé trong tổng mức chung cũng như với các nước khác trong khu vực. Bởi vậy, mở rộng quan hệ, thu hút FDI không chỉ là nhu cầu của Việt Nam mà phía Nhật cũng có khả năng đáp ứng. Năm 2007, Nhật Bản đã có 928 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng FDI đạt 9.037,8 triệu USD. Tuy Nhật chỉ đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI làm ăn tại nước ta, nhưng lại là nước có vị trí hàng đầu trong thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư. Trong cuộc thăm dò năm 2007 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ trong danh sách điểm đến ưa chuộng tại châu Á của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Ngoài lợi thế về nguồn vốn đầu tư, Nhật Bản còn có các công nghệ tiên tiến hiện đại có thể đáp ứng cho nhu cầu của Việt Nam. Hiện tại, công nghệ của Việt Nam ở mức thấp so với khu vực như Thái Lan, Xingapo,... Nếu so với mức trung bình của thế giới thì hệ thống thiết bị kỹ thuật ở đa số các doanh nghiệp lạc hậu hơn từ 2 – 3 thế hệ. Tỷ lệ công nghệ thấp của Việt Nam còn quá cao trong khi tỷ lệ công nghệ cao, hiện đại lại thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khối ASEAN. Do vậy, muốn đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì Việt Nam cần tăng cường hợp tác hơn nữa với các quốc gia, nhất là những quốc gia phát triển có vốn và công nghệ hiện đại như Nhật Bản. Nếu Việt Nam nhập khẩu được các dây chuyền công nghệ cao và tiếp thu kinh nghiệp quản lý của Nhật Bản thì có thể nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đó so với các sản phẩm cùng loại khác của nước ngoài. Kết hợp cùng với việc sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh của Việt Nam như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp hơn số với một nước trong khu vực, nguồn thủy


hải sản phong phú, tài nguyên khoáng sản đa dạng… thì sẽ có thêm nhiều sản phẩm của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu nông phẩm thuần lớn nhất thế giới. Phần của sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm nội địa giảm mạnh, từ 9,0% năm 1960 xuống còn 1,8% năm 1990. Đồng thời, nhập khẩu nông phẩm của Nhật Bản tiếp tục tăng tới 30 lần xét về giá trị trong khoảng thời gian trên, đạt 26 tỷ USD, chiếm 11,1% trong tổng giá trị nhập khẩu vào năm 1990. Cũng tương tự như nông nghiệp, sản lượng của ngành ngư nghiệp Nhật Bản ngày càng giảm sút. Hàng năm, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu khoảng 14 tỷ USD các sản phẩm thủy hải sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu lương thực của nước này. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2000 đến nay không ổn định. Nguyên nhân một phần là do giá thủy sản trên thế giới đắt đỏ, một phần là do chất lượng thủy sản của các nước xuất khẩu không đáp ứng được những yêu cầu của phía Nhật Bản dẫn đến việc Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ và hạn chế khối lượng nhập khẩu. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam, một nước có nguồn lợi thủy sản dồi dào, nông sản phong phú tiếp cận với thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản không chỉ cần nguồn lương thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày mà còn cần nguồn nhiên liệu như than, dầu mỏ… phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Trong vòng 10 năm, kể từ năm 1960 đến 1970, số mỏ than tại Nhật Bản đã giảm từ 600 xuống còn 102. Sản lượng than sản xuất mỗi năm cũng giảm tương ứng từ 55 triệu tấn xuống còn 40 triệu tấn. Đến năm 1985, tại Nhật Bản chỉ còn 11 mỏ than lớn với sản lượng hàng năm 16 triệu tấn. Số công nhân mỏ cũng chỉ còn 1/10, mức cao nhất là 230.000 người. Trong lúc đó, sau một thời kỳ tăng trưởng nhanh, ngành hóa dầu của Nhật Bản cũng rơi vào suy thoái và công suất của nó đã giảm hơn 30% từ năm 1983. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu trong nước, Nhật Bản đã phải nhập khẩu than, dầu từ các quốc gia khác cũng như từ Việt Nam. Năm 1990, Việt Nam xuất sang Nhật 1.037 tấn dầu thô, trị giá 192,4 triệu USD, và than trị giá 12,3 triệu USD. Trong vòng 10 năm, từ 1990 đến 2000, hai


mặt hàng này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Trao đổi thương mại như trên không những góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch song phương mà còn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mình. Bởi vậy, quan hệ thương mại Việt – Nhật là quan hệ thể hiện sự hợp tác, bổ sung lẫn nhau giữa hai quốc gia và bản thân điều kiện, tiềm năng của mỗi nền kinh tế đều có thể đáp ứng được các nhu cầu tương hỗ. Quan hệ thương mại song phương tốt đẹp sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế tại mỗi nước và đem lại lợi ích cho cả hai nước.

1.3. Tính cấp thiết phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản


Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và hiện nay là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Liên tục trong vòng 11 năm từ 1991 đến 2001, Nhật Bản luôn là quốc gia nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 330 – 400 tỷ USD, năm 2003 trị giá nhập khẩu đạt 381,2 tỷ USD. Trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 2,3 – 2,9 tỷ USD, chiếm khoảng 13 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2003 và nhập khẩu từ Nhật Bản đạt khoảng 3,12 tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004.Trong đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,2 tỷ đô la tăng trên 18,6% so với năm 2005. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,7% tăng 9,6 % so vơi năm 2006. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,5 tỷ USD tăng 31,6% so với năm 2007. Thị trường này hiện chiếm khoảng 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Quan hệ thương mại Việt - Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian gần đây luôn tăng trung bình từ 15 - 20% so với năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam là dầu thô, hàng hải sản, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, gạo, than… Ngược lại, Nhật Bản xuất khẩu sang nước ta các mặt


hàng như: máy tính và linh kiện điện tử, ô tô các loại, xe máy, xăng dầu… Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước thay đổi theo từng năm, góp phần tác động tới kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2000, kim ngạch thương mại song phương đạt 4,5 tỷ USD, năm 2006 đã tăng lên 9,9 tỉ USD năm 2007 tăng lên 12,2 tỷ USD. Kim ngạch thương mại năm 2008 của 2 nước đạt 17.3 tỷ USD, cao hơn 2,3 tỷ USD so với mục tiêu hai bên đặt ra cho năm 2010. Điều đáng chú ý là cán cân thương mại hơi nghiêng về Việt Nam.


Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2011 đã đạt 21,181 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,78 tỷ USD và nhập khẩu đạt 10,40 tỷ USD, trở lại xuất siêu sau 2 năm liên tiếp nhập siêu trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Trong Tuyên bố chung năm 2011, hai bên đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại song phương đến năm 2020.


Kim ngạch thương mại hai chiều trong 11 tháng đầu năm 2012 đạt 22,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 11,9 tỷ USD (tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2011), nhập khẩu đạt 10,6 tỷ USD (tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2011).


Hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được chấp nhận tại thị trường Nhật Bản nhưng thị phần còn rất khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan là 2,94%, Malaysia 2,8%, Phillippines 1,4 %, Singapore 1,13% ( số liệu năm 2007).



25


20


15


10


5


0

Trung Quc


Thái Lan Malaysia PhillipineSingapore VietNam


Đồ thị 1.3: Thị phần kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á năm 2007

( Nguồn : Bộ Công Thương )


Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản còn khiêm tốn là do các DN chưa nắm bắt hết được lợi thế và khắc phục những khó khăn khi thâm nhập thị trường này.

Quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau.

Nhật Bản dành ưu đãi GSP( Hệ thống ưu đãi phổ cập) cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này. Việt Nam đã chính thức ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 1/4/2008. Trong khuôn khổ AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế đối với 82% giá trị thương mại hai chiều Việt – Nhật trong 16 năm. Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN. Theo cam kết AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòg 10 năm. Và đến ngày 25/12/2008 hai nước đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật VJEPA. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật-ASEAN, VJEPA sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 20/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí