Truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Bến Tre thời gian qua có nhiều hình thức. Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch tham gia xúc tiến, quảng bá thương hiệu cũng như giới thiệu về đất và người Bến Tre đến với công chúng trong và ngoài nước qua những ấn phẩm, video clip, hình ảnh, sản phẩm, sản vật đặc trưng để tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo... Cùng với đó là thực hiện các bài viết truyền thông quảng bá du lịch trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre và các tỉnh liên kết, Hiệp hội du lịch ĐBSCL, Hiệp hội du lịch Việt Nam, Tổng Cục Du lịch, các diễn đàn miễn phí trên cả nước.
Các chương trình giới thiệu du lịch Bến Tre cũng được trình chiếu trên nhiều kênh như: HTV, VTV Cần Thơ, Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long, Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang... Ví dụ như: chương trình Rong ruổi đất phương Nam (đài VTV9), Khám phá Việt Nam (VTV1), Hành trình xứ Dừa (Truyền hình Bến Tre), HTV9, Truyền hình Vĩnh Long... Năm 2018 Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch đã xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử Du lịch Bến Tre http://dulich.bentre.gov.vn. Ngoài ra, hoạt động truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Bến Tre cũng được thực hiện trên các kênh mạng xã hội, các điểm tham quan, các cơ sở kinh doanh du lịch cũng đẩy mạnh truyền thông quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các chương trình famtrip quảng bá du lịch với sự tham dự của các đơn vị báo chí, truyền thông cũng góp phần tạo môi trường để báo chí quảng bá du lịch tỉnh.
1.4. Lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” đối với đánh giá chất lượng truyền thông quảng bá du lịch trên báo chí
Để phân tích vấn đề đặt ra là đánh giá về quá trình truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử ở khu vực ĐBSCL, có thể vận dụng học thuyết “Sử dụng và hài lòng”.
Theo các ghi nhận về lịch sử các học thuyết truyền thông, những nghiên cứu về lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” bắt đầu từ thập kỷ 40 của thế kỷ XX ở Mỹ, trong bối cảnh trên 80% gia đình Mỹ sử dụng radio. Những nghiên cứu ban đầu về thính giả nghe radio khi đó cho thấy, số lượng thính giả nghe những chương trình về giáo dục kiến thức bổ ích lại ít hơn nghe các chương trình giải trí. Các chuyên gia nghiên cứu khi ấy đã chú ý đến yếu tố “hành vi của công chúng” đối với các phương tiện truyền thông.
Họ rút ra được rằng công chúng tiếp xúc với phương tiện truyền thông để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân như: thông tin, giải trí, quan hệ xã hội, nhu cầu tinh thần, tâm lý. Quá trình xảy ra hành vi tiếp xúc của công chúng đối với phương tiện truyền thông cần có điều kiện: công chúng có khả năng tiếp xúc với phương tiện truyền thông và ấn tượng về phương tiện truyền thông. Nếu công chúng có khả năng tiếp xúc hoặc ấn tượng với phương tiện truyền thông nào thì họ sẽ lựa chọn phương tiện đó để tiếp xúc. Có hai kết quả của hành vi tiếp xúc: thỏa mãn nhu cầu hoặc không được thỏa mãn (hài lòng hoặc không hài lòng). Kết quả này sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiếp xúc với các phương tiện truyền thông sau này, công chúng sẽ dựa vào kết quả được thỏa mãn để điều chỉnh lại ấn tượng vốn có về phương tiện truyền thông, thay đổi độ kỳ vọng về phương tiện truyền thông ở nhiều mức độ khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cửu Long - 2
- Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch Trên Báo Chí
- Chủ Trương Của Đảng Và Chính Sách Của Nhà Nước Về Phát Triển Du Lịch Và Triển Khai Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch Tại Các Địa Phương
- Thống Kê Số Lượng Tin Bài Du Lịch Cập Nhật Trên Các Báo Điện Tử Trong Thời Gian Khảo Sát.
- Cơ Hội Của Báo Điện Tử Địa Phương Trong Bối Cảnh Mới
- Thách Thức Của Báo Điện Tử Địa Phương Trong Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Học thuyết “Sử dụng và hài lòng” xuất phát từ góc độ công chúng, thông qua phân tích động cơ tiếp xúc với phương tiện truyền thông của công chúng mà cụ thể trong đề tài luận văn này là báo điện tử và sự tiếp xúc này đã thỏa mãn được những nhu cầu gì của họ để khảo sát những lợi ích mà truyền thông đại chúng đem lại cho tâm lý và hành vi của con người. Học thuyết “Sử dụng và hài lòng” coi việc có đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả truyền thông [18]. Học thuyết nhấn mạnh tính đa dạng trong cách thức sử dụng phương tiện truyền thông của công chúng, đồng thời chỉ rõ vai trò chi phối của nhu cầu công chúng đối với hiệu quả truyền thông [18]. Nếu theo học thuyết “Viên đạn thần kỳ”, thông tin mang tính một chiều thì vận dụng học thuyết “Sử dụng và hài lòng”, chúng ta nhận thấy vai trò bị động của công chúng đã được biến đổi, công chúng trở nên chủ động hơn trong tiếp nhận thông tin trong môi trường truyền thông hiện đại.
Đối với phạm vi nghiên cứu của luận văn, vận dụng học thuyết “Sử dụng và hài lòng” để phân tích, đánh giá mức độ tiếp nhận thông tin về quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử của công chúng. Hiện nay, công chúng ngày càng có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình truyền thông hơn, họ chủ động trong tiếp nhận thông tin, đồng thời trở thành chủ thể, trực tiếp tham gia vào quá trình truyền tải thông tin, tiến tới định hướng, kiểm soát quá trình truyền thông. Học thuyết “Sử dụng và hài lòng” sẽ giúp cho việc đánh giá quá trình truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử như thế nào.
Tiểu kết chương 1
Truyền thông là phương tiện kết nối giữa người với người, nhằm thay đổi nhận thức, tư duy và hành động. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách, định hướng phát triển du lịch, trong đó, đề cao vai trò của báo chí truyền thông. Đối với phát triển du lịch, truyền thông có vai trò như là một trong các trợ lực quan trọng để du lịch phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh mới, các cơ quan báo chí địa phương ở ĐBSCL hiện nay hầu hết đều phát triển loại hình báo điện tử để hoạt động theo xu hướng mới, phục vụ nhu cầu của công chúng. Truyền thông quảng bá du lịch trên báo điện tử là hướng đi phù hợp và đáp ứng nhu cầu của công chúng thời đại số.
Nghiên cứu về quá trình truyền thông quảng bá du lịch trên báo chí địa phương, cụ thể là trên báo điện tử là đánh giá tính hiệu quả của cả quá trình truyền thông 2 chiều từ nguồn phát đến công chúng và sự phản hồi trở lại của công chúng. Kết quả của sự phản hồi thông tin từ công chúng cho thấy mức độ tiếp nhận của họ. Việc vận dụng các lý thuyết, học thuyết truyền thông giúp định hình nền tảng cơ bản để phân tích quá trình truyền thông quảng bá du lịch địa phương trên các báo điện tử khu vực ĐBSCL.
Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ KHU VỰC ĐBSCL
2.1. Triển khai truyền thông quảng bá du lịch trên các báo được khảo sát
Báo Cần Thơ tuyên truyền thông tin du lịch trên cả 3 sản phẩm báo chí của Báo Cần Thơ là báo in Cần Thơ tiếng Việt xuất bản hàng ngày, báo in Cần Thơ tiếng Khmer xuất bản hàng tuần và Báo Cần Thơ điện tử. Về nội dung, báo tuyên truyền bám sát Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 01/08/2016, của Thành ủy Cần Thơ “Về đẩy mạnh phát triển du lịch”. Theo đó, tuyên truyền việc tập trung đầu tư phát triển ngành du lịch thành phố theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, xứng tầm đô thị trung tâm ĐBSCL.
Báo Cần Thơ phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ xây dựng kế hoạch tuyên truyền từng quý, năm, tập trung tuyên truyền các hoạt động của ngành du lịch Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, các công ty lữ hành với các chương trình xây dựng tour, tuyến du lịch, mở các đường bay mới kết nối các khu vực trong và ngoài nước… Ngoài đưa thông tin hoạt động du lịch địa phương, Báo thường xuyên cập nhật thông tin du lịch khu vực ĐBSCL, trong nước và trên thế giới.
Báo có các mục, chuyên mục về du lịch như: “Khám phá” - giới thiệu những hoạt động du lịch, sự kiện du lịch trong nước, khu vực, địa phương; “Ẩm thực” - giới thiệu món ăn ngon, văn hóa ẩm thực các vùng miền, đặc biệt là ĐBSCL; “Góc lữ hành” - giới thiệu những điểm đến hay, hấp dẫn; “Điểm đến” - giới thiệu các tour, tuyến du lịch trong ngoài nước
Đối với báo điện tử Đồng Tháp Online, tuyên truyền, quảng bá về du lịch cũng được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Ông Đinh Hữu Dũng
– nguyên Tổng biên tập Báo Đồng Tháp cho biết, theo sự phân công của Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tổng biên tập báo Đồng Tháp là thành viên Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh nên tuyên truyền về du lịch là nhiệm vụ thường xuyên của báo, đặc biệt chú trọng thực hiện từ năm 2016 đến nay. Ngoài việc thực hiện các tin, bài về du lịch theo dòng thời sự, đơn vị ký hợp đồng tuyên truyền với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp, mở chuyên mục định kỳ về du lịch trên báo. Nội dung tập trung nói về: quảng bá hình ảnh địa phương, giới thiệu các điểm du lịch, thông tin về chủ trương, chính sách phát triển du lịch, quá trình phát triển du lịch địa phương. Trước đây du lịch Đồng Tháp khá yếu nhưng hiện nay do đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá thì du lịch phát triển mạnh hơn, trong đó với ưu điểm của báo điện tử có độ phủ quát rộng, nên truyền thông quảng bá du lịch trên báo điện tử tạo được hiệu ứng tích cực. Ngoài ra, báo thực hiện hợp đồng tuyên truyền có thu với doanh nghiệp theo quy định, đăng bài quảng bá du lịch hàng tuần. Chuyên mục Du lịch trên báo in Đồng Tháp thực hiện 2 kỳ/tháng, bên cạnh đó, các tin, bài về du lịch được cập nhật thường xuyên. Hàng năm các địa phương trong tỉnh luân phiên tổ chức Tuần lễ văn hóa – du lịch của tỉnh thì báo Đồng Tháp có trách nhiệm truyền thông trước, trong và sau sự kiện một cách đậm nét.
Tại Báo Đồng Khởi, công tác truyền thông quảng bá về du lịch địa phương được thực hiện theo Kế hoạch số 4573/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre triển khai thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU của Tỉnh ủy Bến Tre về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ông Lê Ngọc Hân - Tổng biên tập Báo Đồng Khởi cho biết: “Với chức năng nhiệm vụ được giao,
du lịch được xác định là một trong những mảng đề tài quan trọng, thường xuyên và định kỳ đưa vào đề cương trên báo in và báo điện tử. Đối với báo điện tử có ưu thế chuyển tải được nhiều loại hình, thông tin cập nhật nhanh chóng và liên tục, đề tài du lịch được khai thác, tuyên truyền đậm nét, với nhiều bài viết, hình ảnh, video, xây dựng chuyên mục “Khám phá” giới thiệu về quê hương”.
Tùy theo cách thiết kế và bố trí của mỗi đơn vị mà vị trí chuyên mục Du lịch trên giao diện mỗi báo điện tử khác nhau. Cụ thể như, trên báo Đồng Khởi Online, chuyên mục Du lịch là nội dung thuộc mục Văn hóa. Ngoài ra, tin bài về du lịch còn được thể hiện ở mục Khám phá, các phóng sự ảnh, video về du lịch thì thể hiện trong mục Góc ảnh đẹp và Truyền hình online. Khi vào giao diện Đồng Khởi Online tại địa chỉ website www.baodongkhoi.vn, chọn vào mục Văn hóa thì mới xuất hiện danh sách các tiểu mục gồm: Đời sống, Giải trí, Văn học nghệ thuật và Du lịch. Báo không có ký kết hợp đồng tuyên truyền về lĩnh vực du lịch với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nên không có hình thức bài viết xuất bản định kỳ.
Trên báo Đồng Tháp Online, chuyên mục Du lịch là nội dung thuộc mục Văn hóa. Đơn vị phối hợp với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp thực hiện chuyên mục tuyên truyền về du lịch trên báo, các bài viết được định hướng theo chuyên mục định kỳ, nhất là các dạng bài về giới thiệu, quảng bá điểm đến của du lịch tỉnh nhà. Đơn vị ký kết hợp đồng tuyên truyền với doanh nghiệp du lịch, thực hiện các bài viết quảng bá và có thu phí theo quy định của Nhà nước.
Trên Cần Thơ Online, chuyên mục “Du lịch và cuộc sống” là chuyên mục riêng biệt, được bố trí ngay trên giao diện trang chủ. Đối với công tác phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong truyền thông quảng bá du lịch, Báo Cần Thơ ký hợp đồng tuyên truyền với Trung tâm xúc tiến du lịch TP.
Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ thực hiện chuyên mục định kỳ trên báo, các tin, bài về du lịch được cập nhật thường xuyên trên báo điện tử.
2.2. Đặc điểm sản phẩm báo chí về du lịch trên các báo điện tử khảo sát
2.2.1. Số lượng tin bài về du lịch
Thống kê số lượng tin bài về du lịch trên các báo điện tử từ ngày 01/06/2018 đến ngày 30/6/2019 (397 ngày) cho thấy việc cập nhật tin, bài về du lịch trên các báo có sự khác biệt. Số lượng tin bài về du lịch trên báo điện tử vẫn chỉ chiếm tỷ lệ ít so với các tin, bài ở các chuyên mục khác trên báo. Nguyên nhân là do các báo địa phương, dù xem du lịch là nhiệm vụ chính trị nhưng vẫn còn nhiều nội dung khác phải thực hiện, nhất là tuyên truyền theo dòng thời sự, chủ đề, chủ điểm, các chuyên mục khác. Ngoài ra, nguyên nhân số lượng cập nhật nhiều, ít còn do mức độ xác định vai trò của cơ quan báo chí đối với truyền thông quảng bá du lịch địa phương, vấn đề phối hợp, ký kết với các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện chuyên mục truyền thông quảng bá về du lịch.
Đối với Cần Thơ Online, do chuyên mục Du lịch và cuộc sống là một chuyên mục riêng biệt nên số lượng tin bài thống kê và tỷ lệ cập nhật trong 397 ngày có sự khác biệt với hai đơn vị còn lại là Đồng Khởi Online và Đồng Tháp Online. Trong chuyên mục Du lịch và cuộc sống bao gồm 3 nội dung là: Khám phá, Ẩm thực, Góc lữ hành.