Phương Pháp Tổ Chức Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Cho Học Sinh

Bảng 2.9. Phương pháp tổ chức giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh



TT


Phuơng pháp giáo dục

Các mức độ thực hiện (% )


Trung bình


Thứ bậc

Thuờng xuyên

Không thường

xuyên

Chưa thực hiện

1

PP thuyết trình

68 (100%)

0,0

0,0

3,0

1

2

Phương pháp dạy học

nhóm

37 (54,4%)

22 (32,3%)

9(13,3%)

2,4

5

3

PP đóng vai

18 (26,4%)

35 (51,5%)

15 (22,1%)

2,0

7

4

PP tổ chức trò chơi

58 (85,3%)

7 (10,3%)

3 (4,4%)

2,8

3

5

Phương pháp trực

quan, mô phỏng

59 (86,8%)

9 (13,2%)

0,0

2,86

2

6

PP dạy học tình

huống

29 (42,6%)

21(30,9%)

18 (26,5%)

2,2

6

7

PP dạy học giải quyết

vấn đề

39 (57,4%)

28 (41,2%)

1 (1,4%)

2,6

4

8

Giáo dục thông qua

trải nghiệm thực tế

0,0

12 (17,6%)

56 (82,4%)

1,4

9

9

PP dự án

16 (23,5%)

20 (29,4%)

32 (47,1%)

1,8

8

10

Các phương pháp

khác

0,0

0,0

0,0

0

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ - 9

Từ kết quả thống kê của bảng 2.7 cho thấy một số phương pháp giáo dục, dạy học được GV quan tâm sử dụng trong giáo dục giá trị DSVH cho HS đó là các phương pháp sau đây:

Phương pháp thuyết trình được 68/68 ý kiến đạt 100% CBQL, GV đánh giá đã sử dụng thường xuyên. Qua trao đổi với GV, chúng tôi được biết GV sử dụng phương pháp thuyết trình để giảng giải, giới thiệu về các giá trị DSVH nhằm giúp HS hiểu về ý nghĩa của DSVH,cách duy trì, bảo tồn các giá trị đó. Đây là phương pháp dạy học truyền thống có ý nghĩa quan trọng, bởi vì lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của GV và học tập của HS. Việc GV sử dụng phương pháp thuyết trình giúp HS khôi phục hình ảnh về nội dung bài học, giúp nhận thức sâu sắc kiến thức, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi. Có nhiều cách thuyết trình như tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích...

Phương pháp tổ chức trò chơi có 85,2% ý đánh giá đã tiến hành thường xuyên qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy những năm gần đây Bộ GD & ĐT đã phát động phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” và tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian trong trường học nên đa số GV và các trường đã triển khai và thực hiện, thông qua các trò chơi dân gian, GV giáo dục giá trị DSVH cho HS.

Với phương pháp dạy học trực quan, mô phỏng có 82,2% ý kiến đánh giá đã tiến hành thường xuyên. Qua trao đổi trực tiếp với CBQL và GV tôi được biết hiện nay trong các nhà trường có rất nhiều phương tiện có thể hỗ trợ cho GV thực hiện phương pháp này như máy chiếu, Vô tuyến có kết nối Internet… nên việc vận dụng các phương tiện đó để giáo dục giá trị DSVH cho HS nhằm tạo cho HS những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự vật.

GV tổ chức dạy học cho HS trong bảo tàng Hùng Vương, hoặc bảo tàng Phú Thọ, dạy học ở ngay các địa điểm có di tích, tức là tiến hành bài học tại nơi có di sản. Khai thác các đồ dùng trực quan là hiện vật, bao gồm những di tích văn hoá, di tích lịch sử và cách mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử, sử dụng các hiện vật trong dạy học phát huy trí tưởng tượng tái tạo, tư duy lịch sử để HS hình dung đúng đời sống hiện thực của quá khứ.

Các đồ dùng trực quan tạo hình như mô hình, sa bàn và các loại đồ phục chế khác, hình vẽ, phim ảnh, ảnh. Loại đồ dùng trực quan này, GV đã chủ động khai thác, sưu tầm, chụp ảnh từ các di sản đem về trường để dạy học. Đó là hình thức sử dụng tài liệu, tranh ảnh.

Các đồ dùng trực quan quy ước, bao gồm các loại bản đồ, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu,... Loại đồ dùng trực quan này, GV cũng khai thác, sưu tầm từ bảo tàng, di tích hoặc dựa vào tài liệu viết về di sản để xây dựng phục vụ các bài học tiến hành ở trên lớp, bài học tại di sản.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đã được GV chú ý thực hiện có 57,4% GV triển khai vận dụng tuy nhiên vẫn còn 42,6% GV chưa vận dụng thường xuyên hoặc chưa thực hiện trong các hoạt động dạy học. Nó được vận dụng trong tất cả các khâu của giờ học và là một kiểu dạy học. Bản chất của phương pháp là tạo nên các tình huống có vấn đề và điều khiển người học giải quyết những vấn đề học tập đó. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho người học lĩnh hội vững chắc kiến thức mới về DSVH, giá trị DSVH, thái độ tích cực đối với việc bảo tồn các giá trị DSVH. Dạy học nêu vấn đề bao gồm các thành tố: Trình bày nêu vấn đề, tổ chức cho HS giải quyết vấn đề, hướng dẫn HS vận dụng vấn đề, kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của HS. Khi trình bày nêu vấn đề, GV đặt HS trước việc giải quyết một điều mới, điều chưa biết, đồng thời hướng dẫn HS độc lập tìm ra vấn đề đó thực tế của HS.

Các phương pháp khác như: Phương pháp dự án, Phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học, giáo dục bằng tình huống, Giáo dục thông qua trải nghiệm thực tế. Chưa được GV quan tâm vận dụng thường xuyên thậm chí có những phương

pháp còn có tỷ lệ GV chưa vận dụng tương đối cao đó là phương pháp giáo dục thông qua trải nghiệm thực tế có tới 82,4% GV chưa thực hiện.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các phương pháp khác chưa được GV quan tâm và thực hiện thường xuyên tôi thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau đó là: Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay còn mang nặng tính hàm lâm học thuật, GV giảng dạy nặng về dạy kiến thức, chưa quan tâm nhiều đến mặt giáo dục thái độ và hành vi. Mặt khác một số GV còn hạn chế về năng lực chuyên môn, vận dụng, sử dụng phương pháp còn hạn chế, kinh phí tổ chức thực hiện không có, việc phối hợp với các lực lượng ngoài lớp học, ngoài trường còn hạn chế, do tâm lý GV ngại thay đổi. Một số GV khi giảng dạy chưa căn cứ vào đặc trưng nội dung bài học nên sử dụng phương pháp đôi lúc chưa phù hợp, chưa đảm bảo yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động của HS, thông qua các tiết dự giờ vẫn còn tình trạng HS chuẩn bị bài cũ ở nhà theo kiểu "học vẹt”, HS vẫn thụ động ghi chép kiến thức. Một số tiết dạy có ứng dụng CNTT, GV vẫn còn "lạm dụng" CNTT khi giảng dạy đã biến giờ học trở thành giờ "trình diễn hình ảnh" chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. GV chưa chú trọng phương pháp luyện tập, thực hành rèn kỹ năng cho HS.

Khai thác và sử dụng tài liệu về DSVH để tiến hành giảng dạy ở trên lớp là hình thức dạy học chủ yếu ở trường THCS, tài liệu về DSVH là một nguồn kiến thức bổ sung, cụ thể hoá, phong phú hơn nội dung bài học, cho kiến thức trong bài học không khô khan mà sinh động, có hồn hơn, giúp HS tái hiện được kiến thức và hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Sử dụng tài liệu về DSVH trong tiến hành bài học ở trên lớp được nhiều GV sử dụng phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan của địa phương, của nhà trường. Hiệu trưởng các nhà trường đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ về CSVC cho GV bộ môn đến một số nơi có di sản sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, hiện vật phục vụ cho giảng dạy. Ngay từ đầu các năm học, nhà trường chỉ đạo tới tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch tích hợp DSVH, các tài liệu sử dụng giáo dục DSVH phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về di sản, khai thác những tài liệu phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của HS, khi tiến hành soạn giáo án, GV phải chọn những tài liệu điển hình nhất, cần thiết nhất để đưa vào bài giảng, tránh tình trạng đưa quá nhiều tài liệu dẫn đến quá tải...

2.3.2.4. Thực trang cách thức kiểm tra đánh giá người học

Đánh giá kết quả giáo dục giá trị DSVH cho HS là một khâu rất quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường THCS.Việc đánh giá thực hiện giáo dục giá trị DSVH cho HS có đặc trưng riêng do yêu cầu về mục tiêu, về cách tổ chức bài học

và phương pháp dạy học có khác biệt so với việc tiến hành các bài học bình thường, khi dạy học về di sản còn thêm việc đánh giá kết quả giáo dục về sự hiểu biết đối với di sản theo mục tiêu đã xác định và đánh giá kỹ năng học tập của HS với di sản. Thực tế trong bải giảng trên lớp GV đã thực hiện công tác đánh giá HS theo các hình thức như trình bày miệng, trình bày viết trên giấy sau một nội dung thảo luận nhóm hoặc thảo luận chung, viết báo cáo, trả lời câu hỏi... trong các bài kiểm tra định kì, thường xuyên được đánh kết quả giáo dục giá trị di sản qua hệ thống câu hỏi như mô tả hiện tượng, sự vật, nhận xét, bình luận, với hình thức đánh giá khác nhau như tự luận, trắc nghiệm khách quan, quan sát, sản phẩm.

Tuy nhiên, trong đánh giá kết quả học tập môn học khi đánh giá GV dùng thang điểm 10/10 đánh giá theo quy định. Còn phần đánh giá kết quả giáo dục giá trị DSVH cho HS chỉ được sử dụng đánh giá lồng ghép vào các kiến thức khác, khi chấm điểm GV chưa có phần nhận xét cụ thể về mức độ nhận thức của HS về giá trị DSVH, nhiều HS khả năng quan sát, ghi chép còn hạn chế, việc đánh giá đôi lúc vẫn còn chưa sát với thực tế. Khi ra câu hỏi trong bài kiểm tra định kì, thường xuyên (kiểm tra viết và miệng) có nội dung chưa liên quan đến di sản mà HS được tiếp cận. Từ thực tế trên cho thấy, về hình thức giá chủ yếu do GV thực hiện đánh giá HS, HS ít có cơ hội tham gia đánh giá, tự đánh giá mình và đánh giá bạn, về nội dung đánh giá quá chú trọng về đánh giá kiến thức coi nhẹ việc đánh giá kỹ năng, thái độ, về phương pháp đánh giá chỉ chú trọng kết quả qua công tác thi cử, kiểm tra, xem nhẹ kiến thức thực hành..bài kiểm tra chủ yếu tập trung kiến thức của một môn học không có kiến thức liên môn, chưa có nội dung đánh giá tư duy, năng lực thực tế và ứng dụng, sáng tạo. về tính hiệu quả chủ yếu xếp loại chưa quan tâm đầy đủ đến tính tích cực của đánh giá kết quả giáo dục là giúp HS thấy được sự tiến bộ, phát triển của bản thân qua học tập và rèn luyện. Hoạt động đánh giá chưa tạo được động lực cho HS tích cực rèn luyện thái độ, hành vi về giá trị DSVH.

2.4. Thực trạng quản lý giáo dục giá trị di sản văn hoá thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Thực trạng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa vào chương trình dạy học các môn khoa học xã hội cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì - Phú Thọ

Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó có giáo dục DSVH cho HS trường ở các trường THCS trên địa bàn thành phố

Việt Trì được Hiệu trưởng nhà trường xây dựng vào đầu năm học, trình các cấp phê duyệt để thực hiện, kế hoạch đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong tổ chức, triển khai, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong từng năm học của nhà trường ở các khối lớp học.

Để có thông tin chính xác về công tác xây dựng chương trình, kế hoạch của hiệu trưởng các nhà trường tôi tiến hành trao đổi phỏng vấn 6 đồng chi Hiệu trưởng với câu hỏi: Đồng chí lập kế hoạch giáo dục của nhà trường như thế nào? Đồng chí lập kế hoạch riêng cho giáo dục giá trị DSVH hay chỉ đạo tích hợp trong các môn học khác?

Qua phỏng vấn tôi thu được kết quả sau: 6/6 đồng chí đều khẳng định nhà trường có xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị DSVH cho HS, cho thấy các nhà trường đã quan tâm đến việc lập kế hoạch giáo dục giá trị DSVH cho HS. Tuy nhiên, khi trực tiếp nghiên cứu các kế hoạch giáo dục DSVH của nhà rường, tôi thấy trong công tác lập kế hoạch xây dựng kế hoạch đôi khi còn thiếu hợp lý, theo hướng chủ quan, áp đặt; chưa đồng nhất giữa kế hoạch và nội dung thực hiện, kinh phí chưa đảm bảo triển khai kế hoạch nội dung, nội dung kế hoạch đôi lúc còn chồng chéo, hoặc thiếu tính tổng hợp; tính khả thi của kế hoạch còn hạn chế; kế hoạch vẫn còn mang tính chung chung, hình thức thiếu tính định hướng khiến GV còn gặp lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.

Trong chương trình của nhà trường chưa phản ánh được cụ thể các nội dung giáo dục giá trị DSVH thông qua các kế hoạch của từng con đường, môn học trong quá trình dạy học:

Qua phỏng vấn có 2/6 trường kế hoạch giáo dục giá trị DSVH được xây dựng tích hợp vào kế hoạch chuyên môn của nhà trường không xây dựng thành kế hoạch riêng cụ thể. Nguyên nhân chính của những tồn tại, hạn chế trong công tác lập kế hoạch của Hiệu trưởng về giáo dục giá trị DSVH cho HS, đó là: Nhận thức của lãnh đạo về vai trò của công tác lập kế hoạch còn hạn chế; hoạt động xây dựng kế hoạch còn thiếu chuyên nghiệp; thiếu các thông tin, số liệu, thiếu những nghiên cứu cần thiết phục vụ công tác lập kế hoạch, điều kiện đảm bảo xây dựng kế hoạch còn hạn chế...

Trong những năm học gần đây các nhà trường đã phổ biến, hướng dẫn GV thực hiện lồng ghép nội dung dạy học việc sử dụng giá trị DSVH trong quá trình giảng dạy các môn học theo chủ đề như môn Lịch sử, Ngữ Văn, Âm Nhạc, Địa lý, GDCD, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp... Các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông như hoạt động nội khóa, ngoại khóa. Đã tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến giáo dục DSVH như thành lập Câu lạc bộ hát Xoan, tìm hiểu về các

làng Xoan cổ, tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương... Tổ chức cho HS chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích ngay trên địa bàn của nhà trường như chăm sóc di tích Đình Thanh Đình di tích Lịch Sử văn hóa cấp tỉnh.

Tổ chức dạy học giáo dục DSVH phù hợp với điều kiện của nhà trường như: Dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường, dạy học tại nơi có DSVH, dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện, dạy học thông qua các câu lạc bộ…

Để đánh giá về công tác tổ chức tại các trường học, tôi tiến hành khảo sát trên 12 CBQL và 30 GV giảng dạy các môn KHXH và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá công tác xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh‌


TT


Công tác tổ chức thực hiện

Các mức độ thực hiện (% )


TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Không

thường xuyên

Chưa

thực hiện

1

Thành lập ban chỉ đạo giáo dục giá trị

DSVH cho học sinh

42 (100%)

0 (%)

0 (%)

3,33

1


2

Chỉ đạo các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học

sinh


26 (61,9%)


16 (38,1%)


0 (0%)


2,6


4

3

Xây dựng nội dung, chương trình

giáo dục giá trị di sản văn hóa

36 (85,7%)

6 (14,3%)

0,0

2,9

2

4

Xác định các hình thức tổ chức

giáo dục giá trị di sản văn hóa

37 (88,1%)

5 (11,9%)

0,0

2,88

3

5

Tổ chức dự giờ, tham gia các hoạt

động giáo dục giá trị di sản văn hóa.

23 (54,7%)

19 (45,3%)

0 (0%)

2,5

6

6

Xây dựng các tiêu chí đánh giá và

kết quả giáo dục giá trị di sản văn hóa

15 (35,7%)

26 (61,9%)

1 (2,4%)

2,3

9


7

Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ

chức giáo dục giá trị di sản văn hóa


25 (59,5%)


16 (38,1%)


1 (2,4%)


2,57


5

8

Chỉ đạo tổ chức dạy học thí điểm có

nội dung giáo dục di sản văn hóa

22 (52,4%)

14 (33,3%)

6 (14,3%)

2,38

8

9

Các biện pháp khác

22 (52,4%)

15 (35,7%)

5 (11,9%)

2,4

7

Xử lí số liệu thông qua bảng thống kê cho thấy kết quả khảo sát công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ được thực hiện thường xuyên, kết quả khảo sát cho thấy về thành lập ban chỉ đạo giáo dục giá trị DSVH cho HS được 100% CBQL, GV đã đánh giá thực hiện thường xuyên.

Công tác xây dựng nội dung, chương trình giáo dục đã được nhà trường quan tâm thường xuyên có 85,7% ý kiến đánh giá.

Xác định các hình thức tổ chức giáo dục đã được nhà trường quan tâm có 88,1% ý kiến đánh giá thường xuyên thực hiện.

Quá trình tổ chức dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ trong GV về giáo dục giá trị DSVH đã được tổ chức, tuy nhiên mức độ thường xuyên chỉ chiếm có 54,7% ý kiến đánh giá của CBQL và GV. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục giá trị DSVH cho HS chưa được quan tâm thường xuyên (61,9% ý kiến đánh giá), thậm chí còn có ý kiến đánh giá chưa thực hiện. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một hoạt động vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường. Đây là quá trình GV thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục HS nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh phương pháp của GV và cho bản thân HS học tập đạt kết quả cao.

Qua trao đổi trực tiếp với CBQL và GV giảng dạy tại các nhà trường tôi thu được thông tin như sau:

Đối với CBQL: 8/12 đồng chí cho biết chưa thường xuyên dự giờ kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện giáo dục DSVH cho HS, chỉ có 4/12 đồng chí có tham gia thường xuyên qua các giờ dự, qua hoạt động trải nghiệm cùng các em HS và đánh giá qua quan sát việc các em chăm sóc và bảo vệ DSVH. Từ đó cho thấy rằng: Hiệu trưởng các nhà trường chưa thường xuyên bố trí lịch kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH cho HS trong nhà trường.

Công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá cho HS chưa được chú trọng nhà trường chưa đa dạng hoá các hình thức giáo dục giá trị DSVH cho HS, do thiếu kinh phí cho các hoạt động phục vụ cho việc giáo dục DSVH cho HS theo kế hoạch, việc chỉ đạo, phối hợp với các ban ngành có liên quan chưa được thực hiện thường xuyên.

Chỉ đạo tổ chức dạy học thí điểm có nội dung giáo dục DSVH chỉ có 52,6% ý kiến đánh giá đã thực hiện thường xuyên. Làm rõ thực trạng này, tôi trò chuyện với tổ trưởng chuyên môn và được biết hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo tổ chức thực hiện giờ dạy thí điểm đối với bộ môn Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc có nội dung giáo dục DSVH cấp trường, sau đó tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy và triển khai đại trà đối với các bộ môn thực hiện dạy học với di sản. Nhà trường đã cử GV cốt cán bộ môn giảng dạy có nội dung về DSVH tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Phòng

GD&ĐT tổ chức về dạy học thí điểm các nội dung DSVH; tổ chức các lớp bồi dưỡng ở địa phương. Bên cạnh đó để thực hiện được nội dung giáo dục về DSVH cho HS (dạy học tại nơi có di sản văn hoá), nhà trường chỉ đạo nhóm trưởng các bộ môn trước khi tiến hành bài giảng phải phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao để tìm tài liệu giới thiệu về văn hóa địa phương, dân ca, trò chơi dân gian, di tích, di sản tại địa phương để các nhà phục vụ trong quá trình tổ chức dạy học DSVH; xây dựng kế hoạch cụ thể khi tổ chức dạy học DSVH tại bảo tàng. Nhà trường trao đổi với ngành văn hóa, Thể thao hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ trong việc giới thiệu di sản, di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương khi có giờ dạy tại nơi có di sản, miễn phí các hoạt động giáo dục liên quan đến sử dụng di sản, di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng. Tuy nhiên hoạt động trên thường diễn ra ở đầu năm học, mà chưa tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình.

Chỉ đạo các tổ CM, nhóm CM xây dựng kế hoạch GD giá trị DSVH cho HS chỉ có 69,9% ý kiến đánh giá đã thực hiện thường xuyên. Trao đổi với Hiệu trưởng nhà trường tôi được biết hàng năm vào đầu năm học Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn có liên quan xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị DSVH cho HS trong năm học báo cáo Hiệu trưởng để phê duyệt về số tiết dạy trên lớp và số tiết dạy tại thực địa trên địa bàn, nội dung dạy, hình thức tổ chức dạy, phương pháp dạy, nội dung cần kiểm tra, đánh giá.. Hiệu trưởng quản lý chương trình giảng dạy và chỉ đạo, phân công một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường trực tiếp kiểm tra, giám sát GV thực hiện giảng dạy nội dung có liên quan đến giáo dục giá trị DSVH cho HS. Tuy nhiên do công tác quản lý của tổ chuyên môn chưa tốt nên GV chưa nhận thức hết được sự chỉ đạo của nhà trường đối với hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS.

2.4.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kiến thức về di sản văn hoá và nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

Để đánh giá về công tác bồi dưỡng GV, đề tài tiến hành khảo sát trên 12 CBQL và 30 GV giảng dạy các môn KHXH và thu được kết quả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022