Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 16


thân của một người mà đứng ra khởi kiện, có thể sẽ phải thay đổi vị trí. Từ vị trí NTD là chủ thể khởi kiện chính, trở thành người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự Điều 68 K4 BLTTDS 2015 [103, tr.79]. Một là, quyền khởi kiện của NTD không còn nguyên vẹn. Hai là, từ vị trí chủ thể khởi kiện lại trở thành đối tượng phụ trong vụ án. Ba là, vị thế NTD là vị thế yếu, và NTD là đối tượng được pháp luật đặc quyền ưu tiên bảo vệ, lại trở thành người "cầu luỵ van xin" phải chờ được sự chấp thuận theo Điều 68 k4 BLTTDS 2015. NTD có thể tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và phải được Toà án chấp thuận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Từ các phân tích trên, có thể thấy chính quy định của pháp luật và việc áp dụng của pháp luật thiếu năng động đã góp phần làm cho quyền lợi của người tiêu dùng bị suy yếu, làm giảm đi nhiệt huyết mong muốn đòi hỏi công bằng vì lợi ích chung của cộng đồng.

- Khởi kiện tập thể hiện nay còn có một số khó khăn phải đối mặt cụ thể: ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada, Pháp… việc khởi kiện tập thể là một khởi kiện bình thường như bao khởi kiện khác. Tuy nhiên tại Việt Nam khởi kiện tập thể còn có rất nhiều khó khăn vướng mắc nên việc khởi kiện tập thể chưa thể thực hiện được vì các nguyên nhân sau:

Một là, pháp luật chưa quy định việc khởi kiện tập thể, và hiện nay vấn đề khởi kiện tập thể còn đang bị bỏ trống.

Hai là, việc khởi kiện tập thể chưa có cơ chế khởi kiện tập thể, và cơ chế khởi kiện tập thể đó như thế nào. Cơ chế khởi kiện tập thể cần phải được phát huy, xây dựng để hoàn thiện pháp luật.

Ba là, khi lợi ích của tập thể bị xâm phạm, cả tập thể không thể đứng ra để khởi kiện vì chưa có căn cứ bảo vệ được quy định trong pháp luật.

Bốn là, những người tiến hành tố tụng hiện nay còn thiếu kinh nghiệm đối mặt với khởi kiện tập thể, nên họ ngại va chạm những vấn đề có liên quan đến khởi kiện tập thể.


Năm là, việc thụ lý giải quyết như thế nào trong khởi kiện tập thể liên quan đến thu án phí hay không thu án phí khi khởi kiện. Vì cả một tập thể người to lớn khi khởi kiện tập thể thì án phí sẽ tính như thế nào, việc tạm ứng án phí sẽ tính ra sao, và ai sẽ là người đứng ra chịu tiền tạm ứng án phí đó, hay phải thu từng người một của cả tập thể sau đó đóng cho Toà án.

Sáu là, đối với án phí khởi kiện tập thể khi bên thua kiện là bên tập thể nói chung và bên người tiêu dùng nói riêng. Khi tập thể người tiêu dùng thua kiện thì việc đóng án phí cũng rất khó khăn. Vì có thể phải gom hết cả tập thể người tiêu dùng cùng nhau hùng tiền lại để đóng án phí. Điều này không đơn giản, và rất khó khăn trong thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

- Thực tiễn về địa vị pháp lí của nguyên đơn trong tố tụng dân sự liên quan đến giải quyết tranh chấp tiêu dùng tại Toà án.

Nguyên đơn trong tố tụng dân sự là người có đứng đơn khởi kiện, người có quyền định đoạt với yêu cầu khởi kiện khi bị xâm phạm, hoặc cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Vấn đề này đã được BLTTDS 2015 điều chỉnh. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn, thậm chí gây mâu thuẫn cho quá trình áp dụng vào thực tiễn. Những tồn tại này đã làm cho vị thế, và vai trò của nguyên đơn trở nên yếu thế.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 16

Nguyên đơn là bên có quyền khởi kiện, người được giả thiết có quyền đứng đơn, có thể là người có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, hoặc tranh chấp nên đứng ra khởi kiện, hoặc là người có lợi ích hợp pháp không hề bị xâm phạm nhưng họ cho rằng mình bị xâm phạm hoặc được người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật với mục đích bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp đó. Nguyên đơn trong vụ án dân sự chính là người đệ đơn khởi kiện hoặc cơ quan, tổ chức do BLTTDS 2015 quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn theo K2 Đ68 BLTTDS 2015 [114, tr.83].

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện khởi kiện vụ án thì cũng được xem là người khởi kiện Điều 186 BLTTDS 2015.


Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tổ chức nào cũng có thể khởi kiện, và không phải tổ chức nào cũng có thể trở thành nguyên đơn ví dụ: trong môt số trường hợp liên quan đến tranh chấp, tổ chức hành nghề công chứng chưa chắc là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp, thậm chí không thể trở thành nguyên đơn trong một số trường hợp nhất định. Vì tổ chức hành nghề công chứng không phải là 1 trong 2 bên là đối tượng cần được công chứng phát sinh tranh chấp, mà tổ chức hành nghề công chứng là trung gian, bên thứ 3 thực hiện chức năng chứng thực, cho nên không có quyền khởi kiện, hay nói cách khác tổ chức này không phải là nguyên đơn khi có "tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu" [53, tr.206]. Nguyên đơn theo tư duy tố tụng truyền thống thì người nào bị xâm phạm, bị thiệt hại thì họ đứng ra khởi kiện. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có đối tượng không bị xâm phạm, không bị thiệt hại về quyền và lợi ích của chính mình nhưng họ vẫn có quyền kiện thay cho người khác vì lợi ích chung của cộng đồng, hoặc vì lợi ích chung của tập thể. Theo tinh thần Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện khởi kiện vụ án. Theo tinh thần Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, hoặc lợi ích chung của cả cộng đồng thì một tổ chức đại diện có thể đứng ra đại diện khởi kiện hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ vì lợi ích cộng đồng cũng có thể tự mình khởi kiện.

Trong lĩnh vực tiêu dùng, vấn đề thứ nhất liên quan về nguyên đơn, trong trường hợp tổ chức xã hội đứng ra khởi kiện thay vì lợi ích tập thể, lợi ích của người tiêu dùng thì lúc bấy giờ các tổ chức này là người kiện, thay thế cho người khác, nguyên đơn thật sự trên thực tế chính là những người bị thiệt hại, người ở vị thế yếu cụ thể: người tiêu dùng trong cộng đồng Tuy nhiên vị trí có thể sẽ bị thay đổi. Ví dụ: khi một tổ chức xã hội đứng ra khởi kiện thay cho người tiêu dùng thì vị trí người tiêu dùng - chủ thể khởi kiện chính bị thay đổi họ sẽ trở thành người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự theo Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 [103 tr.79]. Từ phân tích trên có thể thấy những điều bất hợp lý sau: Một là, quyền khởi kiện của người khởi kiện không còn nguyên vẹn. Hai là, từ vị trí chủ thể


khởi kiện, ở vị thế thượng phong đi đầu, lại trở thành đối tượng phụ trong vụ án dân sự. Ba là, vị thế NTD là vị thế yếu, và NTD là đối tượng được pháp luật đặc quyền ưu tiên bảo vệ, lại trở thành người "cầu lụy van xin" phải chờ được sự chấp thuận của Toà theo Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015. NTD có thể tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và phải được Toà án chấp thuận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trên thực tế, liên quan đến vấn đề nghiệp vụ "không mặc nhiên, có đương sự đề nghị tòa án đưa một chủ thể vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án thì tòa án sẽ chấp nhận đề nghị của họ” [52, tr.573]. Suy cho cùng đây là cơ chế xin cho. Vấn đề thứ hai, về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự chưa thật sự phát huy hết vai trò. Khi tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người, của cộng đồng thì lúc này tổ chức xã hội là bên thứ ba đứng ra thay thế cho cộng đồng để khởi kiện. Ví dụ: tổ chức xã hội vì lợi ích chung của người tiêu dùng đứng ra khởi kiện cho người tiêu dùng thì người tiêu dùng là nguyên đơn chính thức, còn tổ chức xã hội là bên kiện thay, là bên đại diện thay mặt cho người tiêu dùng khởi kiện. Trên thực tế nếu người tiêu dùng không muốn tiếp tục việc khởi kiện thì cũng không thể rút đơn khởi kiện mặc dù họ là nguyên đơn trên thực tế. Điều này vô tình đã làm cho quyền quyết định và tự định đoạt của nguyên đơn mất đi ý nghĩa vốn có. Theo tinh thần Điều 5 BLTTDS 2015 quy định đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, và trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình. Theo tinh thần của pháp luật, ngay cả ở giai đoạn phúc thẩm, quyền định đoạt đối với yêu cầu khởi kiện, nguyên đơn vẫn có quyền định đoạt đối với yêu cầu khởi kiện cụ thể là rút đơn. Tuy nhiên Tòa án phải hỏi ý kiến của bị đơn vì nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong giai đoạn phúc thẩm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn Khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015. Thậm chí ở giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung không vượt quá phạm vi yêu cầu của nguyên đơn cũng có thể được Toà án chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà


giải [1]. Vấn đề thay đổi, bổ sung ở giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong BLTTDS 2015 không quy định [41, tr.36]. Có thể thấy trên thực tiễn áp dụng rất khác biệt và phức tạp cụ thể khi tổ chức xã hội thay mặt nguyên đơn "NTD" đứng ra kiện thay. Tổ chức xã hội chỉ là người khởi kiện thay, họ tự mình khởi kiện vì lợi ích của người khác. Tuy nhiên, nguyên đơn thực sự ở đây chính là "tập thể NTD". Tập thể NTD nếu muốn rút đơn khởi kiện hoặc chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình thì trên thực tế không thể thi hành vì: tập thể người có thể lên đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn người với tư cách là nguyên đơn thực sự.

- Thực tiễn áp dụng quy định về án phí, lệ phí khi khởi kiện yêu cầu Toà giải quyết tranh chấp.

Theo quy định LBVQLNTD 2010 Điều 43 K2, NTD một khi khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cho NTD và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình thì không phải tạm ứng án phí, đồng thời cũng không tạm ứng lệ phí Tòa án.

- Theo quy định Điều 146 K2 BLTTDS 2015 về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí: khi chủ thể bị xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp muốn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự thì họ phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định pháp luật, trừ trường hợp họ được phép miễn hoặc không cần phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

- NTD là chủ thể đặc biệt, khi khởi kiện không cần phải tạm ứng án phí và lệ phí so với các chủ thể thông thường khác. Tuy nhiên, Tòa án khi áp dụng pháp luật để xét xử, giải quyết tranh chấp, Tòa án loại trừ quyền ưu tiên, và quyền hợp pháp của NTD là không phải tạm ứng lệ phí, án phí. Đồng thời, Tòa án không chấp nhận người sử dụng dịch vụ, hàng hoá với tư cách là NTD khi họ thuê dịch vụ hoặc hàng hoá nào đó của các cá nhân, tổ chức, bao gồm thương nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

- Tòa án bắt buộc họ phải đóng tạm ứng án phí, lệ phí thì Tòa án mới thụ lý giải quyết [47, tr.23]. Tòa án cho là việc GQTC giữa người sử dụng dịch vụ là người thuê đối với một dịch vụ của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó chỉ đơn thuần


là vấn đề dân sự thông thường chứ không liên quan đến tiêu dùng. Vì thế Tòa án cho là việc sử dụng dịch vụ như đề cập ở trên thì không phải là NTD.

- Đối tượng phải chịu án phí đối với tranh chấp tiêu dùng được giải quyết tại Toà án

Theo tinh thần Điều 147, 148 BLTTDS 2015 quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm, phúc thẩm. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, hoặc nếu có kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp bản án, quyết định bị giữ nguyên. Hay nói cách khác bên thua kiện thông thường phải chịu án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí. Tuy nhiên, liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng, khi tổ chức xã hội khởi kiện thay cho tập thể người tiêu dùng, kiện thay cho lợi ích xã hội thì tổ chức xã hội chỉ là người đứng ra kiện thay, còn nguyên đơn thực sự bị thiệt hại về lợi ích, bị xâm phạm chính là tập thể NTD. Trong trường hợp, tập thể NTD thua kiện thì việc đóng án phí khó có thể thực hiện được. Vì trên thực tế, tập thể người có thể lên đến hàng ngàn, hàng triệu người, nên rất khó thu thập án phí.

- Đối với việc chứng minh chứng cứ trong giải quyết tranh chấp

Thực tiễn khi đối mặt với việc chứng minh chứng cứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ và rõ ràng. Hiện nay việc chứng minh chứng cứ là một việc đầy khó khăn ví dụ: khi NTD muốn khởi kiện ra Tòa về máy lọc nước kém chất lượng tại thị trường Việt Nam. NTD rất khó có thể chứng minh một chiếc máy lọc nước kém chất lượng hay không vì Việt Nam vẫn không có quy định về quy chuẩn máy lọc nước cũng như chưa đưa ra được thông số kĩ thuật về quy chuẩn hiện nay của Việt Nam. Vì vậy không có cơ sở để chứng minh việc kém chất lượng hay không kém chất lượng.

Việc chứng cứ không phải lúc nào cũng đơn giản trong thực tiễn. Lấy một ví dụ minh hoạ: trường hợp ăn bánh mì bị ngộ độc khi mua tại một số tiệm bán bánh mì. Ví dụ cụ thể như: vụ kiện được đưa ra xét xử cụ thể cơ sở bánh mì Minh Tuyến tại phường Phú Khương, thành phố Bến Tre, (làm 173 người nhập viện), việc chứng minh chứng cớ, theo kết luận của bệnh án nguyên đơn có ăn nhiều loại thức ăn, nên


không chỉ do bánh mì gây ra...chứng cứ không thuyết phục nên Toà án cho là chứng cứ chưa đủ căn cứ để xem xét...có thể thấy việc chứng minh chứng cứ trên thực tế vô cùng cực kỳ khó khăn đối với một số vụ việc, đòi hỏi nhiều yếu tố để đút kết.

Một là, NTD trước khi ăn bánh mì đã ăn những món gì khác hay chưa, món ăn nào đó có khả năng bị đau bụng hay ăn bánh mì bị đau bụng. Hai là, sau khi ăn bánh mì, NTD có uống nước gì không. Nước uống bị đau bụng hay ăn bánh mì bị. Ba là, trong bánh mì có thịt, nguồn thịt lấy từ đâu. Thịt có thể bị nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể không bị. Người bán lấy từ một nơi khác đem về để bán. Bốn là, NTD có thể bị dị ứng một trong các thành phần nào trong bánh mì chứ không phải lỗi do người bán. Năm là, trong bánh mì lại có đồ chua, đồ chua bị nhầm quá chua nên đau bụng, trong khi người khác ăn đồ chua thì không bị đau bụng. Sáu là, trong quá trình mua bánh mì đem về nhà, người mua có làm rớt bánh mì hay không nếu bị rớt lắm dơ, lắm bùn thì không thể đổ lỗi cho người bán. Bảy là, hành ngò, ớt trong bánh mì do chồng bằng thuốc hóa chất, thuốc kích thích quá nhiều gây ngộ độc đau bụng hay do người bán rửa không kỹ gây đau bụng, cũng có thể hành ngò ớt được trồng organic cho nên không thể có chuyện đau bụng xảy ra. Tám là, trong bánh mì lại có nước tương, trong nước tương lại có 3 MCPD vượt mức cho phép của quốc tế quy định nên ăn vào bị đau bụng, hay hàm lượng 3 MCPD trong nước Việt Nam cho phép trong giới hạn nên không bị đau bụng. Chín là, khi gói bánh mì cho người mua, người bán sử dụng giấy báo gói, trong giấy báo lại có thành phần mực in vô cùng độc hại có thể gây đau bụng khi người mua tiếp xúc. Mừơi là, khi làm bánh mì cho khách, người bán có dùng bao tay hay không nếu không có bao tay không vệ sinh cũng có thể đau bụng. Mừơi một là, người mua trước khi ăn bánh mì có rửa tay sạch sẽ hay không, nếu không rửa tay có thể gây đau bụng do vi khuẩn gây ra, nên không thể đổ lỗi cho người bán bánh mì. Mười hai, sau khi ngừơi mua ăn bánh mì, có chạy nhảy, tập thể dục khiến cho người mua bị đau bụng chứ không phải do nguyên nhân ăn bánh mì mà bị. Mười ba, thời gian mà người mua sử dụng bánh mì là khi nào. Nếu người mua để lâu khoảng bảy đến tám tiếng sau mới dùng thì có thể chất lượng bánh mì không còn tươi tốt như ban đầu gây ra đau bụng. Thì đây là lỗi


của người mua chứ không phải do lỗi của người bán. Mười bốn, trong khi ăn bánh mì, có con vật nào vô tình bay vào trong bánh mì hay không ví dụ: ruồi, muỗi, kiến, gián. Điều này sẽ làm cho người mua bánh mì bị đau bụng sau khi ăn. Tóm lại chỉ là việc chứng minh khi ăn bánh mì bị đau bụng đã là điều vô cùng phức tạp và rất nhiều vấn đề đã diễn ra. Nên việc chứng minh chứng cứ là điều vô cùng khó khăn. Mười lăm, thậm chí còn một số yêu cầu khó thực hiện như là mua 1 ổ bánh mì cũng phải cần có hoá đơn khi mua để làm căn cứ có mua tại nơi đó. Thực tế nêu lên có thể thấy việc chứng minh chứng cớ vô cùng khó, phức tạp đối với một số sự việc. Chứng cứ chứng minh và việc chứng minh rất quan trọng trong tranh chấp tiêu dùng, nhưng NTD hiện nay khó thu thập

- Đối với thực tiễn áp dụng hoà giải trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án Đối với các loại hàng hoá xách tay đem từ nước ngoài về, hoặc mua trên internet từ các nước khác, hoặc hàng hoá được mua từ các nhà kinh doanh sản xuất nhỏ, lẻ tại nước ngoài. Khi có tranh chấp xảy ra, NTD yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp, đa phần Toà không thể giải quyết được. Tại buổi hoà giải, Toà không mời được cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá đến tham dự buổi hoà giải vì thế, phần lớn NTD bị thiệt hại, hoặc trường hợp Toà án mời nhà kinh doanh tới để giải quyết, nhưng nhà kinh doanh lấy lý do bận công việc không thể tới, hoặc nhà kinh doanh không có văn phòng đại diện tại Việtnam, và đồng thời đường xá xa sôi để đến Việtnam tham gia buồi hoà giải. Trường hợp khác cá nhân, tổ chức đổi lỗi cho NTD sử dụng sai quy cách dẫn đến thiệt hại, nên họ không đến Toà. Điều quan trọng là món hàng không giá trị cao, tuy nhiên muốn tham gia vào buổi hoà giải, thì cá nhân, tổ chức bán hàng phải bỏ ra chi phí khồng lồ để đến được phiên Toà tham gia việc hoà giải giữa các bên, nên họ từ chối việc tham gia giải quyết tranh chấp, vì

thế NTD chắn chắn sẽ bị thiệt thòi.

- Đối với giải quyết tranh chấp bồi thừơng thiệt hại cho NTD.

Khi NTD bị thiệt hại về vật chất, hoặc tinh thần điều quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp là phải giải quyết sao cho ổn thỏa đối với các bên, đồng thời việc bồi thường thiệt hại hoặc xin lỗi công khai là một trong những việc quan trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022