Các Biện Pháp Xây Dựng Văn Hóa Tổ Chức Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Sông Công Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục

CBQL trong các buổi họp Hội đồng trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ, GV chỉnh sửa và loại bỏ các quy trình làm việc rườm rà, gây khó khăn cho khách đến làm việc và cả cán bộ, GV trong nhà trường. Hiệu trưởng đã nhắc nhở những cán bộ, GV nghiêm túc thực hiện nề nếp làm việc, nề nếp giảng dạy của nhà trường.

CBQL đã quan tâm đến quản lý xây dựng VHTC trong nhà trường thể hiện ở lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá.

2.6.2. Tồn tại, hạn chế

Sứ mạng của trường THCS hiện nay chưa thu hút được tâm trí, tình cảm của mọi thành viên trong trường; của nhân dân cộng đồng mà nhà trường gắn bó; của cha, mẹ HS. Sứ mạng của trường THCS chưa chỉ rõ việc của tổ chức nhà trường; đủ rộng để linh hoạt mềm dẻo khi thực hiện, có độ hẹp cần thiết để đi vào trọng tâm việc cần làm; là kim chỉ nam cho hành động; phản ánh niềm tin và VHTC; tiếp lực cho trường THCS hoạt động; không bị hạn chế thời gian và khái quát được mục tiêu cần đạt của trường THCS.

CBQL các trường THCS chưa quan tâm đến xây dựng trong nhà trường nội dung nội quy, quy chế dạy học, quy chế kiểm tra, đánh giá trong công tác chuyên môn, một số Hiệu trưởng chưa kiểm tra, đánh giá thường xuyên nề nếp sinh hoạt chuyên môn.

Một số GV nhận thức chưa đúng đắn về vai trò củ̉a văn hóa tổ chức, một bộ phận cán bộ, GV có lối sống, tác phong chưa đúng mực, ý thức kỷ luật chưa cao trong thực hiện nề nếp hành chính và nề nếp dạy học. Đây chính là vấn đề cần được quan tâm khi xây dựng các biện pháp về nề nếp hành chính của các trường THCS. Đối với đồng nghiệp, một số GV đã có thái độ cầu thị, lắng nghe tuy nhiên lại chưa thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong công việc. Trong các giờ học, một số giờ học GV chưa tạo ra một môi trường để tất cả HS có cơ hội khám phá và thể hiện các tiềm năng bản thân ở mức cao nhất. Một số giờ học và các hoạt động giáo dục chưa có không khí tích cực giữa GV và HS, HS và HS.

CBQL chưa xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể về VHTC, vì vậy các tổ, ban, đoàn thể trong nhà trường chưa quan tâm đến các chỉ tiêu, các biện pháp thực hiện xây dựng VHTC trong nhà trường.

CBQL các trường THCS chưa lập kế hoạch xây dựng phát triển văn hóa tổ chức trong nhà trường, những nội dung xây dựng văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập chỉ mang tính hình thức, chưa cụ thể hóa thành văn bản, chưa phân công người thực hiện và chưa có nội dung cụ thể cho từng nội dung. Vì vậy, công tác giám sát các hoạt động xây dựng văn hóa tổ chức, kịp thời điều chỉnh chưa diễn ra thường xuyên.

Trong kế hoạch chưa chỉ rõ các mốc thời gian thực hiện và dự kiến nguồn nhân lực, các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, con người để xây dựng VHTC.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Một số CBQL còn chưa kịp thời đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, GV; Một số CBQL chưa chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong công việc và cuộc sống của cấp dưới.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, một số Hiệu trưởng chưa chủ động thực hiện đổi mới, hình thành nề nếp chuyên môn, tác phong làm việc khoa học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Vì vậy, dẫn đến tình trạng một số cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường hiện nay.

Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố sông Công, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 11

Chưa xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng… trong việc xây dựng thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức.

Công tác tuyên truyền, hoạch định kế hoạch chiến lược xây dựng văn hoá tổ chức nhà trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức do đó chưa tạo được sự đồng thuận, kết nối cao trong tập thể.

Tiểu kết chương 2

Xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công cho thấy các thành viên trong nhà trường đã nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nội dung, các con đường xây dựng VHTC trong nhà trường. Vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng VHTC thể hiện ở hành động tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để phát huy tinh thần học tập và tự học, sáng tạo của giáo viên về chuyên môn, đặt HS ở vị trí trung tâm, chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, tổ chức biết học hỏi. Tuy nhiên, xây dựng VHTC ở các trường THCS thành phố Sông Công còn tồn tại một số hạn chế như: chưa thực hiện nghiêm túc nề nếp hành chính, nề nếp dạy học Chỉnh sửa và loại bỏ quy trình, thủ tục làm việc phức tạp, gây phiền hà và nội quy, quy chế dạy, học, quy chế kiểm tra, đánh giá trong công tác chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn.

Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công cho thấy, các Hiệu trưởng đã quan tâm đến lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá kết quả xây dựng VHTC. Tuy nhiên, một số trường chưa phát huy nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp; Hiệu trưởng chưa huy động tất cả giáo viên và cán bộ nhà trường tham gia vào xây dựng mục tiêu, nội dung, các con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức; Các trường THCS chưa quan tâm sát sao đến đánh giá xây dựng VHTC trong các trường THCS, đặc biệt là những nội dung về đánh giá kết quả thực hiện, sự phối hợp các lực lượng giáo dục, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch….

Các yếu tố ảnh hưởng như năng lực của CBQL, đội ngũ cán bộ, GV, HS trong nhà trường, sự chỉ đạo của các cấp quản lý, cơ sở vật chất…là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu là kết quả dự kiến mà mỗi cá nhân, tập thể, hệ thống cần phấn đấu để đạt được. Mục tiêu có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định được và đúng mục đích ban đầu. Vì vậy, mục tiêu là một yếu tố rất quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Mục tiêu chính là điểm đến của hoạt động giáo dục. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu là nguyên tắc vô cùng quan trọng, có vai trò chỉ đạo và định hướng cho mọi hoạt động giáo dục thông qua việc xác định các nhiệm vụ giáo dục cụ thể, lựa chọn và đổi mới nội dung, hình thức để đạt kết quả như mong muốn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Bên cạnh nguyên tắc đảm bảo tính mục đích thì nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống được chú trọng quan tâm. Trong quá trình triển khai xây dựng tiêu chí VHTC phải chú trọng đến việc đảm bảo tính hệ thống. Các tiêu chí VHTC nằm trong hệ thống chỉnh thể, có mối quan hệ với nhau nằm trong hệ thống tiêu chí. Mỗi tiêu chí gồm nhiều chỉ số khác nhau tạo thành hệ thống các chỉ số có mối quan hệ chặt chẽ. Việc đảm bảo tính hệ thống phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất trong khoa học, giữa lý luận và thực tiễn, tính cụ thể. Đảm bảo sự duy trì của các mối liên hệ và tác động với nhau theo một cách nhất định. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động xây dựng tiêu chí được bố trí, sắp xếp một theo một trình tự nhất định với các bước đi cụ thể trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất trong tư duy khi xây dựng các tiêu chí. Nguyên tắc hệ thống còn đảm bảo cho sự phát triển nối tiếp trên cơ sở nền tảng của những tiêu chí tham khảo. Nó đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí được phát triển trên các

tầng bậc với hệ thống các tiêu chí đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa nội bộ tiêu chí trong tiêu chuẩn, giữa tiêu chí của tiêu chuẩn này với tiêu chí của tiêu chuẩn khác, giữa tiêu chuẩn với tiêu chuẩn, giữa tiêu chuẩn với toàn bộ các tiêu chí.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nếu như nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giúp cho việc xây dựng tiêu chí đi đúng mục đích, không đi chệch hướng, đảm bảo sự thống nhất giữa các tiêu chí, tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng tiêu chí thì việc đảm bảo tính hiệu quả là nguyên tắc cần đặc biệt quan tâm chú ý. Việc làm này phải trả lời được câu hỏi xây dựng hệ thống tiêu chí để làm gi? Kết quả của việc này ra sao và việc làm này đem lại hiệu quả gì cho cộng đồng xã hội, cho quá trình tổ chức giáo dục trong nhà trường. Tính hiệu quả giúp chứng minh việc xây dựng tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo dục tại các trường THCS. Nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề thực tiễn, tiêu chí giúp cho các trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp tiến hành rà soát, kiểm tra lại toàn bộ những điều kiện cần thiết, soi chiếu vào thực tiễn của đơn vị để tiến hành tổ chức tự đánh giá, giúp tiết kiệm thời gian và tiền của đơn vị.

3.2. Các biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.1. Quản lý xây dựng tiêu chí đánh giá văn hóa tổ chức trong trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

a/ Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng tiêu chí nhằm đánh giá văn hóa tổ chức ở các trường THCS, mặt khác, xây dựng tiêu chí là cơ sở để phát huy VHTC và định hướng cho mọi thành viên trong nhà trường thực hiện.

b/ Nội dung và cách thức thực hiện

Căn cứ theo các tiêu chuẩn của Điều lệ trường THCS và Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo

dục phổ thông để xây dựng các tiêu chí về nề nếp hành chính, nề nếp chuyên môn; Cơ sở vật chất; Văn hóa ứng xử; Văn hóa quản lý.

Tiêu chuẩn 1: Nề nếp hành chính

Cán bộ, GV phải hình thành ý thức tổ chức kỷ luật trong thực hiện giờ làm việc tại nhà trường, không có hiện tượng đi muộn, về sớm. Tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, hoàn thành đúng tiến độ công việc cấp trên giao, các phòng chức năng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tiêu chuẩn 2: Nề nếp giảng dạy

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng nề nếp giảng dạy, yêu cầu GV thực hiện nề nếp chuyên môn trong sinh hoạt chuyên môn, thể hiện ở ý thức tự học, từ bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu GV chuẩn bị hồ sơ giảng dạy theo quy định, thường xuyên kiểm tra hồ sơ và đánh giá hồ sơ của GV, sử dụng kết quả đánh giá để xếp loại GV. Trong sinh hoạt chuyên môn, GV chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học.

Tiêu chuẩn 3: Nề nếp học tập

Hiệu trưởng chỉ đạo GV chủ nhiệm và GV bộ môn hướng dẫn HS xây dựng nề nếp học tập đó là thái độ nghiêm túc trong học tập, sự chia sẻ, giúp đỡ trong học tập và chủ động lĩnh hội, tiếp thu tri thức, trung thực trong thi cư

Tiêu chuẩn 4: Văn hóa ứng xử

- Ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp: Môi trường làm việc phải được xây dựng lành mạnh, thân thiện, công bằng, an toàn. Từ đó, cán bộ, GV, nhân viên, HS được làm việc, học tập trên tinh thần dân chủ, đoàn kết, phát huy năng lực của của mình. Lãnh đạo nhà trường tôn trọng ý kiến của tập thể, quan tâm đến các thành viên không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần, các thành viên có không gian làm việc và học tập thoải mái với cơ sở vật chất hiện đại, từ đó có văn hóa ứng xử hòa nhã, lịch sự. Trong cư xử với cấp trên thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo và hoàn thành đúng trọng trách công việc được giao, loại bỏ thái độ

làm việc chểnh mảng, làm cho xong, làm qua loa, hình thức. Đối với các báo cáo, thể hiện trung thực, hoàn thành đúng thời hạn. Thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ và chức trách theo quy định. Khi gặp cấp trên chào hỏi nghiêm túc, lịch sự.

Các chỉ đạo, mệnh lệnh, hướng dẫn, nhiệm vụ được phân công chấp hành nghiêm túc.

- Ứng xử với cấp dưới:

Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;

Gương mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Chân thành động viên, thông cảm, chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong công việc và cuộc sống của cấp dưới;

Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, xa rời cấp dưới.

- Ứng xử với đồng nghiệp:

Xem đồng nghiệp như người thân trong gia đình. Thấu hiểu chia sẻ khó khăn trong công tác và cuộc sống;

Khiêm tốn, tôn trọng, chân thành, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp.

Không ghen ghét, đố kỵ, lôi kéo bè cánh, phe nhóm gây mất đoàn kết nội bộ;

Luôn có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong công việc, cuộc sống; Không suồng sã, nói tục trong sinh hoạt, giao tiếp;

Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ứng xử giữa giáo viên và HS

Giáo viên phải biết chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của HS. Giáo viên luôn tạo ra một môi trường tất cả HS đều có cơ hội khám phá và thể hiện các tiềm năng bản thân ở mức cao nhất, khuyến khích HS phát biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân; tôn trọng lẫn nhau giữa thầy và trò; tạo không khí xúc cảm tích cực, bầu không khí tâm lí tích cực trong lớp học hoặc trong các hoạt động giáo dục.

Nề nếp và quy tắc ứng xử của HS

Nề nếp trong học tập, sinh hoạt của HS được quy định rõ ràng, luôn được duy trì, kiểm tra và đánh giá. Ứng xử giữa sinh viên với GV: lễ phép, kính trọng, không được vô lễ xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cán bộ giảng viên nhân viên nhà trường. Trong giao tiếp ứng xử giữa HS với HS: khiêm tốn, tế nhị, tính trung thực, khoan dung, độ lượng nhằm tăng tinh thần đoàn kết, nhân ái trong môi trường học tập và giáo dục. Ngôn ngữ phải thể hiện đúng tư cách của người học sinh, tuyệt đối không nói dối, nói tục, chửi thề, giữa sinh viên với sinh viên. Quan hệ bạn bè trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không có những hành vi không lành mạnh trong cuộc sống sinh viên.

Tiêu chuẩn 5: Tổ chức, quản lý Tiêu chí 1: Sứ mạng

- Văn bản về sứ mạng của trường;

- Website của trường viết rõ sứ mạng của trường;

- Văn bản về chức năng và nhiệm vụ của trường;

- Quy hoạch/kế hoạch định hướng phát triển của trường;

- Chiến lược phát triển của trường (định hướng gắn kết với chiến lược phát triển giá trị văn hóa của địa phương, đậm đà bản sắc dân tộc);

Tiêu chí 2: Mục tiêu

- Chiến lược phát triển của nhà trường;

- Văn bản các hội nghị rà soát, bổ sung và điều chỉnh mục tiêu giáo dục, giáo dục VHTC của trường;

- Văn bản về hoạt động tuyên truyền phổ biến mục tiêu giáo dục, giáo dục VHTC nhiệm vụ năm học của trường;

- Báo cáo tổng kết thi đua, tổng kết năm học của nhà trường;

Tiêu chí 3: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

- Hồ sơ trích ngang của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo những tiêu chuẩn;

- Văn bản nhận xét, đánh giá của cán bộ, giáo viên nhà trường khi bổ nhiệm lại Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2023